Hệ thống tự động hóa là gì? Thành phần và ứng dụng

Tự động hóa là cụm từ khá thân thuộc với chúng ta ngày nay. Thế nhưng, bạn đã hiểu hết về hệ thống tự động hóa chưa? Nó bao gồm những gì và được ứng dụng ra sao? Cùng tìm hiểu với chúng tôi trong bài viết này nhé.

Hệ thống tự động hóa là gì?

Hệ thống tự động hóa hay hệ thống điều khiển tự động là hệ thống sử dụng công nghệ để điều khiển các loại thiết bị, máy móc khác nhau mà không cần nhờ đến sự tác động trực tiếp của con người.

Thay vì sử dụng hệ thống xích – bánh răng như ngày trước, tự động hóa hiện nay đã được nâng cấp với các máy tính điều khiển, hệ thống truyền động bằng động cơ điện.

Hệ thống tự động hóa là gì?

Thành phần của hệ thống tự động hóa

Cấu tạo của hệ thống tự động hóa được đánh giá là sự kết hợp hài hoà giữa các thiết bị cơ khí chất lượng cao cùng các thiết bị điện tự động hoá.

  • Hệ thống băng tải, con lăn và các robot công nghiệp được kết hợp nhịp nhàng với nhau.
  • Các thiết bị điện bao gồm: cảm biến, sensor, PLC, timer,… cùng phối hợp giúp mang đến hiệu suất hoạt động vượt trội và hiệu quả kinh tế cao.
  • Ngoài ra, hệ thống còn có các loại camera tự chụp, van, thiết bị đóng cắt, xylanh thủy lực, bảng LED thông báo,… được tích hợp.

Vai trò của tự động hóa trong công nghiệp

Tăng năng suất, hiệu quả hoạt động

Hệ thống tự động hóa có thể hoạt động liên tục 24h mà không cần đến sự hỗ trợ của con người. Các loại máy móc, thiết bị, robot,… được tự động hóa sẽ tận dụng tối đa thời gian để sản xuất. Tính chất bền bỉ và ổn định của hệ thống cũng vượt trội hơn hẳn so với cường độ lao động của con người. Vì thế, khả năng làm việc của hệ thống luôn ở trong trạng thái năng suất nhất, hiệu quả nhất.

Ứng dụng hệ thống tự động hóa

Tăng chất lượng sản phẩm

Các ứng dụng, phần mềm trong hệ thống tự động hóa được lập trình vô cùng chính xác để giảm thiểu tối đa các sai số, nhất là trong ngành sản xuất linh kiện điện tử. Đây cũng chính là lý do khiến hệ thống tự động hóa ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong các ngành sản xuất công nghiệp.

Giảm chi phí thuê mướn nhân công

Các số liệu thống kê cho thấy, việc ứng dụng hệ thống tự động hóa trong sản xuất công nghiệp giúp năng suất hoạt động tăng gần 300% so với sử dụng công nhân lao động. Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều chi phí nhưng vẫn đảm bảo được hiệu suất hoạt động và chất lượng đầu ra của sản phẩm.

Tăng lợi nhuận

Vai trò quan trọng và cốt lõi nhất mà hệ thống tự động hóa mang lại là giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận. Khi chi phí thuê mướn lao động được tiết kiệm, thời gian sản xuất được tối ưu sẽ khiến giá bán hạ xuống cộng với chất lượng sản phẩm được đảm bảo thì hiển nhiên hiệu quả kinh tế mang về sẽ tăng lên.

Đảm nhiệm những công việc khó khăn, nguy hiểm

Bên cạnh những lợi ích mang đến cho doanh nghiệp thì nó cũng giúp người lao động đảm nhiệm những công việc khó khăn, nặng nhọc hoặc có tính chất nguy hiểm, vượt qua khả năng và sức chịu đựng của con người. Đặc tính này càng nói lên sự cần thiết của hệ thống tự động hóa trong hoạt động sản xuất công nghiệp.

Ứng dụng của tự động hóa trong các dây chuyền tự động

Hệ thống tự động hóa được đưa vào ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm: công nghiệp sản xuất, khí nén, cơ khí, thủy lực, y tế, nông nghiệp,…

Hệ thống sản xuất linh hoạt

Hệ thống tự động hóa hỗ trợ từ khâu lập kế hoạch ban đầu và phân bổ công việc đến từng thiết bị, máy móc bên dưới. Có thể kể đến các thiết bị được điều khiển như: cảm biến nhiệt độ, cảm biến áp suất, đồng đồ đo thông minh, bộ chuyển đổi tín hiệu, bộ hiển thị đa năng, robot công nghiệp,… trong các giải pháp IoT công nghiệp như: OEE, EEC, ECM, MMS,…

Điển hình là hãng xe Ford đã đưa hệ thống tự động hóa vào nhà máy sản xuất và thành lập một bộ phận với tên gọi “Tự Động Hóa” vào năm 1947. Bắt đầu từ đó, nhiều nhà máy công nghiệp khác cũng bắt đầu áp dụng công nghệ điều khiển tự động vào quy trình hoạt động.

Ứng dụng hệ thống tự động hóa - Ford

Tự động hóa tòa nhà

Đời sống con người hiện nay bị ảnh hưởng khá nhiều bởi công nghệ. Hệ thống tự động hóa cũng không ngoại lệ, dễ thấy nhất là trong các tòa nhà chung cư hoặc trung tâm thương mại. Giải pháp BMS là ví dụ điển hình. Nó giữ nhiệm vụ điều tiết ánh sáng, quản lý hệ thống báo cháy, điều chỉnh các thiết bị trong hệ thống HVAC (Hệ thống sưởi, thông gió và điều hòa không khí), quản lý năng lượng, an ninh và giám sát cùng nhiều nhiệm vụ khác.

Hệ thống tự động hóa tòa nhà

Có thể thấy, hệ thống tự động hóa ngày nay ngày càng phát triển mạnh mẽ nhờ cuộc bùng nổ cách mạng công nghệ. Trong bối cảnh này, nếu doanh nghiệp không chịu ứng dụng tự động hóa vào hoạt động sản xuất thì chắc chắn bạn sẽ bị thụt lùi với phần còn lại của thế giới. Khi đó tất nhiên, sức hút và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng theo.