Ông Trần Đình Long Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Hòa Phát
Ông Trần Đình Long là tỷ phú đô la giàu có đứng thứ 3 Việt Nam. Trong bài viết dưới đây sẽ là quá trình trở thành doanh nhân thành đạt, sự phát triển của tập đoàn Hoà Phát như hôm nay.
Tiểu sử ông Trần Đình Long
Ông Trần Đình Long sinh vào ngày 22 tháng 2 năm 1961 tại Hà Nội. Ông Long đã đạt học vị cử nhân kinh tế tại trường ĐH Kinh tế Quốc dân. Hiện nay ông đang giữ chức vị là Chủ tịch HĐQT của Tập đoàn Hòa Phát (HPG).
Ông là một doanh nhân thành công, giàu có nhất của ngành thép Việt Nam. Ghi nhận vào năm 2020, ông đã trở thành người giàu thứ 2 trên sàn chứng khoán Việt Nam chỉ đứng sau ông Phạm Nhật Vượng (tập đoàn Vingroup).
Sự nghiệp ông Trần Đình Long
Ông Trần Đình Long với trí thông minh và khát khao làm giàu nên ông đã bôn ba khắp cả trong – ngoài nước. Với xuất thân nghèo khó và bản tính nói ít làm nhiều nên ông đã tỏ ra là một người rắn rỏi, kín tiếng trên thương trường. Vì thế mà nhiều người chỉ gặp mặt ông vào mỗi dịp đại hội cổ đông.
Sau khoảng thời gian 6 năm tìm hiểu thị trường, vào năm 1992, ông Trần Đình Long đã cùng với ông Trần Tuấn Dương thành lập Công ty TNHH Thiết bị Phụ Tùng để buôn bán đồ cũ từ Nga về. Từ đây, sự nghiệp kinh doanh của ông đã bắt đầu.
Sự nghiệp của ông Trần Đình Long gắn liền cùng Tập đoàn Hoà Phát
Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát là tiền thân của Công ty TNHH Thiết bị Phụ Tùng. Để có được sự thành công, tên tuổi như hiện nay, công ty đã trải qua những khoảng thời gian khó khăn, thách thức.
- Năm 1992: Thành lập Công ty TNHH Thiết bị Phụ Tùng
- Năm 1993: Ông Long và các cộng sự đã xuất ngoại để tìm hiểu thị trường; nhập hàng. Đây là sự kiện quan trọng đối với công ty bởi chính là lần đầu tiên công ty nhập hàng một cách bài bản.
- Năm 1994: Trong một lần tìm mua bàn ghế cho văn phòng, ông Long cùng với các cộng sự đã nhìn thấy tiềm năng từ việc nhập khẩu bàn ghế gỗ từ Đài Loan về. Nhờ đó, ông Long đã đưa ra quyết định gia nhập thị trường bằng việc thành lập công ty nội thất. Nhập hàng từ các nhà cung cấp từ Đài Loan; Malaysia; Singapore;…
- Năm 1996 – 2005: Ông Trần Long giữ chức Chủ tịch HĐQT các công ty thuộc nhóm Hoà Phát hiện nay.
- Năm 1996: Ông thành lập công ty mới có tên gọi Ống thép Hòa Phát và ứng dụng công nghệ Đài Loan chuyên sản xuất ống thép. Trong khoảng thời gian từ năm 1992 – 1996, ông giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Giám đốc Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng Hòa Phát
- Năm 2000: Hạng mục sản phẩm thép xây dựng chính thức có tên trong danh mục sản phẩm của Công ty Thiết Bị và Phụ Tùng Hòa Phát.
- Năm 2007: Các công ty đã đổi tên và thống nhất một thương hiệu, chính thức ra đời Tập đoàn Hòa Phát, tên gọi có ý nghĩa là Hòa hợp & Phát triển. Đây chính là một bước ngoặt mới, quyết định đột phá, đúng đắn. Cũng trong năm này, Khu liên hợp Gang thép tại Hải Dương của tập đoàn đã được xây dựng. Mục tiêu phát triển trở thành nhà sản xuất thép hàng đầu của Việt Nam.
Tổng tài sản của ông Trần Đình Long
Qua thời gian hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, ông Trần Đình Long đã có được tổng tài sản khủng. Ông đã xếp hạng tỷ phú thế giới năm 2022 của Forbes, chủ tịch Hòa Phát đã đứng thứ 951 khi có tổng giá trị tài sản tương đương 3.2 tỷ USD và cũng là người giàu thứ hai tại Việt Nam.
Tại tập đoàn Hoà Phát tính đến 1/12/2020, ông Trần Đình Long đã nắm giữ tổng số lượng 8.4 triệu cổ phiếu HPG (tương đương với 26,08% vốn điều lệ Hoà Phát có giá trị 33,523.2 tỉ đồng)
Tài sản của ông còn phải kể tới chiếc trực thăng EC 135P2i 6 chỗ ngồi đã được ông mua vào năm 2010 với giá gần 5 triệu USD. Và tới năm 2011 ông lại mua một chiếc trực thăng 12 chỗ ngồi với mã VN-D668.
Năm 2018, ông Long có tên trong danh sách tỷ phú của Forbes với tổng giá trị tài sản là 1,3 tỷ USD, đứng thứ 1.756 thế giới. Tới năm 2019, ông có tên trong danh sách trực tuyến của tạp chí Forbes tính tới ngày 25/12/2019.
Tập đoàn Hòa Phát với sự dẫn đầu của ông Trần Đình Long hiện nay được biết tới là một doanh nghiệp lớn nhất, lợi nhuận khủng nhất ngành thép. Doanh nghiệp tham gia sản xuất thép xây dựng và ống thép. Ngoài ra, công ty còn tham gia vào các lĩnh vực khác như: bất động sản; nội thất; điện lạnh; thương mại;…
Để có được thành quả như hiện nay, Hoà Phát đã trở thành tập đoàn sản xuất công nghiệp hàng đầu Việt Nam. Chỉ từ một công ty chuyên buôn bán các loại máy xây dựng từ thời điểm thành lập là tháng 8/1992. Cho tới nay, công ty đã hoạt động đa dạng lĩnh vực. Trong số đó thì sản xuất thép vẫn là lĩnh vực cốt lõi giữ tỷ lệ 90% doanh thu và lợi nhuận của toàn tập đoàn. Công suất hoạt động lên tới 8 triệu tấn thép thô/năm đã đưa tên tuổi Hoà Phát trở thành doanh nghiệp sản xuất thép lớn nhất khu vực Đông Nam Á.
Doanh nghiệp đạt được các thành tự, giải thưởng danh giá như:
- Thị phần số 1 Việt Nam về lĩnh vực thép xây dựng; ống thép; thịt bò Úc
- Top 10 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam
- Top 10 DN lợi nhuận tốt nhất
- Top 5 DN niêm yết có vốn điều lệ lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam
- Top 15 công ty thép có mức vốn hóa lớn nhất trong ngành thép thế giới
Bài viết trên đã tổng hợp các thông tin về ông Trần Đình Long và tập đoàn Hoà Phát. Quý khách hàng có những thắc mắc gì về bài viết vui lòng liên hệ với ban biên tập chúng tôi để nhận giải đáp cụ thể nhất.