Hỏi & Đáp
Tôm nuôi đến 40 ngày thường xuất hiện tình trạng bệnh phân trắng, phải xử lí như thế nào cho hiệu quả?
Bệnh phân trắng là căn bệnh phổ biến nhất mà tôm thường gặp phải, đặc biệt vào mùa mưa.
Hôm nay Tên công ty chia sẻ Một trong những cách hiệu quả để khắc phục và chữa trị bệnh phân trắng mà một số hộ nuôi đã dùng và mang lại kết quả tốt
Đó là nên dùng thảo dược đường ruột hay chất Berberin cho tôm ăn kết hợp với oxy già xử lý nước.
- Xử lý nước liều 1-2ppm (tôm nhỏ hơn 30 ngày tuổi)
- Xử lý nước liều 4-6ppm (tôm lớn hơn 30 ngày tuổi)
Khi áp dụng đúng phương pháp trên thì sau 2-3 ngày tôm sẽ hết bệnh phân trắng
Nếu bà con nuôi tôm thích những bài giải đáp thắc mắc như thế này thì hãy nhớ Like&share để Tên công ty tiếp tục chia sẻ nhiều hơn về kiến thức kỹ thuật nhé
Quý Khách nuôi tôm thế hệ mới tôm giống công nghệ cao VUS LEADER 21 là sự lựa chọn chính xác để yên tâm ngủ ngon hơn, tỉ lệ thành công và lợi nhuận cũng cao hơn.
Hãy liên hệ ngay đến Đại lý, nhà phân phối hoặc trực tiếp đến Đội ngũ kinh doanh Tên công ty để được hỗ trợ, tư vấn thêm.
2. Một số Mẹo nhỏ để nuôi tôm hiệu quả, phòng tránh các rủi ro có thể xảy ra trong mùa mưa mà bà con mình cần lưu ý như sau:
- Duy trì độ kiềm ở mức trên 150mg CaCO3/l
- Giảm 30% thức ăn trong cử vì khi trời mưa nhiệt độ trong ao thấp, tôm giảm ăn.
Đồng thời, Giảm lượng thức ăn để tránh trường hợp dư thức ăn
- Khi trời mưa lớn cần chạy quạt đảo nước tránh phân tầng nước
- Xiphong sau khi hết mưa để hút tất cả cặn dư thừa, tảo hoặc thức ăn tồn động dưới đáy ao
Với vài thông tin được chắt lọc, thực tế và hiệu quả này, tin chắc rằng sẽ đồng hành để bà con nuôi tôm cùng cho mỗi mùa vụ nuôi thành công hơn trong thời tiết hiện nay.
Tôm 40 ngày tuổi búng lên mặt nước vài cái rồi chết là tại sao? Trong khi các chỉ số môi trường ổn định, tảo lục phát triển tốt màu xanh đọt chuối, khí độc NH3, NO2 và H2S ko có. Biện pháp xử lý bệnh cho tôm.
Trong trường hợp này, Nếu tôm búng lên hoặc quay vòng vòng trên mặt nước rồi chết, khả năng tôm bị hội chứng gan tụy. Có thể xử lý theo cách sau:
-Tạt vôi CaCO3 nâng pH lên 8.5, hạn chế việc tôm lột xác giúp giảm tỉ lệ chết khi tôm lột vỏ.
-Không cho ăn từ 2 đến 3 ngày. Tăng cường chạy quạt sục khí cho tôm.
-Có thể sử dụng Iodin hay Povidin để diệt khuẩn.
-Tạt vitamin tổng hợp và C tăng cường sức khỏe cho tôm chống chịu với bệnh.
- Sau 3 ngày bỏ đói, cho ăn lại từ từ. Từ cho ăn ít đến cho ăn tăng dần lên.
Khi cho ăn, nên trộn các sản phẩm trộn thức ăn có chứa chất beta-glucan để tăng cường hệ miễn dịch cho tôm.
Tôm thẻ chân trắng thả mật độ 80 con/m2, đến nay được 20 ngày thường pH 75-85 sáng chiều không chênh lệch quá 0.5, màu nước tốt, nhưng độ kiềm thường xuyên dao động hàng ngày thường đo 120 nhưng qua ngày sau chỉ còn 80-90. Quá trình nuôi không ảnh hưởng mưa nhiều, tôm lột xác ít, định kỳ sử vôi CaCO3, Dolomite, khoáng và vi sinh định kỳ và thường xuyên nhưng độ kiềm vẫn bị dao động. Xin tư vấn dùm.
Nguyên nhân:
-Độ kiêm đáy ao thấp, nhưng quá trình cải tạo ao bón vôi không đủ lượng
-Đáy ao có hiện tượng xì phèn,dẫn đến độ kiềm trong ao biến động, kéo theo pH lên xuống thất thường không ổn định, chệnh lệch sáng chiều cao
Hướng xử lí:
-Tăng hệ đệm của nước ao bằng cách bón vôi caco3 vào lúc 4 giờ sáng từ 10-15 kg/1000m2 liên tục cho đến khi độ kiềm ổn định
- Tăng độ mặn nước ao nuôi tôm bằng cách xả bớt 1 lượng nước trong ao, và bơm vào lại 1 lượng nước biển có độ mặn cao hơn (hoặc 1 lượng nước giếng khoan chất lượng, có độ kiềm cao). Việc làm này làm tăng hàm lượng vôi, và khoáng chất trong ao nuôi tôm, nên làm tăng độ kiềm.
Tôm nuôi 20 ngày tuổi, ban đêm đeo bám thành ao (xi măng) can sục khí, cọc cây là hiện tượng bình thường. Bởi lúc này, tôm bắt đầu hoạt động mạnh, nhu cầu săn mồi cũng tăng lên. Chắc chắn một thời gian sau, hiện tượng này sẽ tự mất, vì sinh vật phù du trong ao cạn kiệt.
Ao bị đóm trắng sau khi rửa ao thì ta nên phơi ao mấy ngày thì thích họp để thả lại và để ngăn cách ao bị với ao không, ta sử dùng Caco3 đánh quanh bờ và kháng sinh như vậy có ngăn được bệnh không hay xử dụng thuốc gì để ngăn để ao không bị ảnh hưởng.
Ao nuôi đã bị bệnh đốm trắng, để nuôi tiếp, không nên nóng vội. Rất nhiều trường hợp xử lý gấp để nuôi thường dẫn đến thất bại.
2/ Trước mắt để tránh lây lan sang các ao bên cạnh, nếu đã khang ao nên rải vôi nóng khắp ao, kể cả bờ ao và đường đi; làm lưới ngăn cua còng giữa các ao; làm hình nộm hay căng dây để chống chim.
3/ Sau khi thu hoạch hết các ao, có thể xử lý ao bị đốm trắng như:
a- Nếu ao có lót bạt nilong bờ ao: phải gỡ bạt nilong ra để ngâm sát trùng nilong và phun thuốc sát trùng bờ ao.
b- Sau đó, đáy ao phải hút đáy bùn cho kỹ, nếu có thể thì cày cuốc đáy ao, sau đó rải vôi nông nghiệp: 500kg/1000m2. (nếu cày, cuốc rồi thì sau khi rải vôi xong phải bừa, ban đất, lăn lại đáy ao cho phẳng). Chú ý rải vôi cả vào bờ ao (đã gỡ nilong). Phơi nắng đáy ao trong 5-7 ngày, sau đó lấy khoảng 5cm nước vào ngâm đáy ao, ngâm trong 3 ngày, rồi xả bỏ nước ngâm này, phơi tiếp 3-5 ngày.
c- Lấy tiếp 5-10cm nước, ngâm formol (3-5 lit formol/1000m2 mực nước 5-10cm), hoặc thuốc tím 3-5kg/1000m2 vào buổi chiều tối, cũng có thể dùng 5 kg clorin/1000m2), lấy nước đã pha thuốc phun tạt lên bờ ao... Sau 1-2 ngày xả bỏ nước ngâm này.
d- Chính thức lấy nước vào ao qua túi lọc (nếu lấy vào ao lắng cũng làm tương tự). Lấy nước vào đáy ao, sử dụng clorin 25kg/1000m2 - mực nước 1m). Khi tạt clorin nên bật quạt, sục khí để hòa đều clorin khắp ao.
Tại các vùng nuôi tôm trên địa bàn tỉnh tôi, thông thường khi tôm được khoảng 1,5 - 2 tháng nuôi thì xảy ra dịch bệnh đốm trắng. Người dân gọi nôm na là "49 - 50 ngày". Tôi muốn hỏi là: tại sao đến giai đoạn đó tôm mới phát bệnh mạnh và phương pháp phòng tránh hiện tượng này.
Các giai đoạn phát triển của tôm đều có thể nhiễm bệnh này.
Giai đoạn phát triển mạnh nhất là từ tháng nuôi đầu tiên đến tháng nuôi thứ hai trong ao nuôi tôm thịt. Giai đoạn 40-50 ngày, thường môi trường ao nuôi bắt đầu xấu đi do nhiều nguyên nhân như: mùn bã đáy ao, thức ăn dư thừa tích tụ; việc thay nước, sử dụng thuốc...Khi mầm mống nhiễm virus có sẵn trong ao nuôi gặp sự biến động môi trường làm khả năng đề kháng của tôm yếu đi, sẽ dễ dẫn đến khả năng bùng phát bệnh, nhất là vào thời điểm tôm lột vỏ...
Để phòng bệnh, phải xử lý ao kỹ; ngăn chặn và loại bỏ tất cả các loài giáp xác trong ao nuôi; chọn tôm giống bảo đảm; nước thay phải qua xử lý; nên sử dụng chế phẩm sinh học để ổn định môi trường.