Mục tiêu cho một sự kiện, mấu chốt xây dựng một event thành công trên nhiều phương diện.

rong thời đại toàn cầu hoá ngày nay, các công cụ marketing có xu hướng trực tiếp hơn, chọn những phân khúc chắc thắng hơn, nhằm tối ưu hoá hiệu quả, tiết kiệm thời gian và đơn giản hoá con đường từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng. Tổ chức sự kiện là một công cụ cực kỳ hiệu quả trong Marketing trực tiếp. Với nó, doanh nghiệp thường sẽ phải bỏ ra nhiều tiền bạc và công sức, tuy nhiên hiệu quả mang lại thì vô cùng lớn bởi tại một sự kiện, chủ đầu tư được tiếp xúc, tương tác trực tiếp với khách hàng của mình.

Tại một số các loại hình sự kiện như: lễ tri ânlễ kỷ niệmlễ khai trương … doanh nghiệp có thể thực hiện quảng bá cho sản phẩm của mình một cách trực tiếp đến với các khách hàng đồng thời tiếp thu ý kiến đóng góp nhằm cải thiện khắc phục những điểm thiếu sót của sản phẩm hay dịch vụ của mình. Hơn tất cả, một sự kiện được tổ chức thành công chắc chắn sẽ đem lại những ấn tượng không thể phai mờ về thương hiệu, góp phần lớn xây dựng hình ảnh tích cực về doanh nghiệp trong lòng khách hàng qua phương pháp “word to mouth” nổi tiếng.

Viral marketing

Xét tổng thể, mục tiêu của một sự kiện vẫn tuân thủ những quy tắc bất thành văn của mục tiêu marketing và SMART. Tuy nhiên, người hoạch định sự kiện có thể cho phép nó “trừu tượng” hơn một chút bởi vì điều để thực sự để đánh giá mức thành công của một sự kiện là ấn tượng (mass awareness/ mass impression) mà nó mang lại song song với việc vẫn phải tuân thủ nhóm các mục tiêu mà nhà tổ chức cùng chủ đầu tư xác định ngay từ đầu. Và ấn tượng bao trùm sẽ được bắt đầu từ ngoài vào trong, từ trang trí đến chương trình, từ công tác đón tiếp đến ẩm thực, giải trí và trên tất cả, là KEY MOMENT.

Để dễ dàng hình dung, đánh giá và lựa chọn mục tiêu cho một sự kiện, chúng ta có thể dùng thuật ngữ “mục tiêu trực tiếp – gián tiếp” hoặc “mục tiêu ngắn hạn – dài hạn” thậm chí là “mục tiêu sự kiện” và “mục tiêu marketing” … tuỳ ở cách phân loại và xác định của hoạch định viên.

Mục tiêu trực tiếp thường nhìn thấy ngay, mang tính ngắn hạn, liên quan đến những thứ cân đo đo đong đếm được ví dụ như chốt sale được bao nhiêu khách hàng? Bao nhiêu người tham gia tương tác? Doanh số tăng bao nhiêu? Hoặc những mục tiêu mà bản thân tên gọi của sự kiện đã nói lên phần lớn ví dụ như mục tiêu nghi thức, mục tiêu tri ân, vinh danh, cảm ơn, kết nối, cam kết, ra mắt, giới thiệu …

Trong lúc đó, mục tiêu gián tiếp thường không được nói rõ ra nhưng các hoạch định viên lại rất chú trọng. Đó là các mục tiêu có tính dài hạn, khó đo lường, thuộc nhóm BRANDING. Nhóm này liên quan đến việc định vị, xây dựng, gợi nhắc, quảng bá thương hiệu và chắc chắn, đây là mục tiêu khó lượng hoá hơn nhóm mục tiêu trực tiếp rất nhiều lần.

Mục tiêu một sự kiện
Mục tiêu một sự kiện

Tóm lại, xác định mục tiêu cho một sự kiện là một công việc quan trọng bậc nhất khi hoạch định một sự kiện. Công đoạn này phản ánh rất rõ ràng năng lực của một đơn vị tổ chức sự kiện, ngoài việc nắm vững lý thuyết marketing, thị trường để phân tích, phân loại thì hoạch định viên cần hiểu sâu về khách hàng của mình với những điều mong muốn của họ (thậm chí những mong muốn mơ hồ trong tiềm thức, sâu thẳm, tế nhị …). Từ đây, công việc của một hoạch định viên sẽ tiếp diễn với việc chọn phân khúc, phương tiện, mood & sound … rồi phát triển key message, key visual, và đi vào kế hoạch chi tiết cho một key moment bùng nổ.

Focal Educenter là một nền tảng trực tuyến dành riêng cho sự kiện giáo dục online và offline tại Việt Nam.

Kênh Thông Tin

© 2020 Focal Edu Center. All Rights Reserved.