CÔNG NGHỆ TÁI CHẾ NHỰA “XANH” BẰNG ENZYME
Công ty Carbios, Pháp đã nghiên cứu thành công một loại enzyme được cho là “rất phàm ăn nhựa” và có thể ứng dụng chúng trong tái chế nhựa PET.
Công nghệ enzyme
Enzyme “ăn nhựa” này là một loại enzyme tự nhiên, chứa protein cũng tương tự như các loại enzyme trong cơ thể con người. Loại enzyme này có thể dùng để tái chế bất kỳ loại nhựa PET nào, bất kể hình dạng hay màu sắc nên có thể không cần phải trải qua công đoạn phân loại phức tạp,
Ngoài ra, một trong những ưu thế nổi bật của việc dùng enzyme trong quy trình tái chế nhựa chính là không cần sử dụng dung môi hay hóa chất, đồng thời chỉ cần dùng nhiệt độ ở 7o độ C, thấp hơn nhiều so với các quy trình tái chế thông thường khác. Vì vậy, đây có thể được xem là một phương pháp tái chế “xanh”, hoàn toàn an toàn cho môi trường.
Quy trình tái chế bằng enzyme
Nguyên liệu đầu vào là nhựa PET đã được nghiền vụn mà không cần phải phân loại từ trước, chúng được trộn từ tất cả các loại rác thải nhựa PET bất kể chất lượng hay màu sắc. Sau đó sẽ được đưa qua máy ép đùn, có trục vít, trục xoay và máy nghiền nhựa và máy sẽ tỏa nhiệt nóng để làm các mảnh vụn tan chảy ra. Những viên nhựa sau khi trải qua công đoạn này sẽ có màu sắc đồng đều và nhẹ hơn.
Sau đó, những hạt nhựa này sẽ được đưa vào máy thủy phân 20 m3 ở 70 độ C rồi enzyme sẽ được cho vào máy. Khi enzyme (hay còn gọi là men) tiếp xúc với nhựa, chúng sẽ bắt đầu phá vỡ phân tử nhựa và phân tách nhựa thành các thành phần gốc ban đầu gọi là monomerè (hay là monomer trong tiếng anh), sau đó chúng sẽ được tách riêng ra, chắt lọc và làm sạch.
Công nghệ enzyme này cho phép tái tạo nhựa đã qua sử dụng thành thành phần cơ bản của nhựa nguyên sinh, nhờ vậy, nhựa có thể được tái chế vô số lần mà không bị giảm đi chất lượng như những phương pháp tái chế thông thường.
Công nghệ năng suất cao
Vào năm 2020, Công ty Carbios đã Hợp tác với Viện công nghệ sinh học Toulouse (TBI) để phát triển loại enzyme biến đối gen này dựa trên loại enzyme LCC mà các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã phát hiện năm 2012. Như Công ty công bố, công nghệ này có thể tái chế lên đến 90% nhựa chỉ sau 10 giờ. Theo dự kiến, sau khi hoàn thành các cơ sở tái chế ở quy mô công nghiệp, công nghệ này cho phép tái chế và sản xuất được đến 50,000 tấn/năm nhựa nguyên sinh.
(https://www.rfi.fr/)
Bình luận