Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển về trung tâm dữ liệu trong tương lai
Báo cáo quý IV/2022 của Cushman & Wakefield cho biết, giá thuê đất khu công nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh trung bình đạt 159 USD/m2/chu kỳ thuê, tăng 3% theo quý và 10% theo năm. Việt Nam có rất nhiều yếu tố cho thấy tiềm năng phát triển lớn về trung tâm dữ liệu trong tương lai, với hơn 70% tỷ lệ dân số đã sử dụng internet.
TP.HCM là nơi có giá đất “mềm” để phát triển trung tâm dữ liệu
Mới đây, Cushman & Wakefield (Công ty dịch vụ tư vấn Bất động sản toàn cầu) vừa phát hành báo cáo thường niên lần thứ tư, xếp hạng các thị trường trung tâm dữ liệu trọng điểm trên toàn thế giới. Bảng xếp hạng được đánh giá theo 13 tiêu chí bao gồm quy mô thị trường, kết nối cáp quang, chi phí điện năng và rủi ro môi trường, nhằm xác định năng lực cạnh tranh của các thị trường trung tâm dữ liệu trên thế giới.
Theo báo cáo của Cushman & Wakefield, trong khi phần lớn các thị trường lớn nhất tại châu Á – Thái Bình Dương đang chịu áp lực giá đất tăng đặc biệt cao, chỉ có Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong nhóm 10 toàn cầu các thị trường có “giá đất phải chăng” cho trung tâm dữ liệu. Các thị trường khác cùng nhóm bao gồm: Columbus, Santiago, Johannesburg, Atlanta, Nashville, Phoenix, Austin, Denver và Chicago.
Báo cáo quý IV/2022 của Cushman & Wakefield cho biết, giá thuê đất khu công nghiệp trung bình đạt 159 USD/m2/chu kỳ thuê, tăng 3% theo quý và 10% theo năm. Việt Nam có rất nhiều yếu tố cho thấy tiềm năng phát triển lớn về trung tâm dữ liệu trong tương lai, với hơn 70% tỷ lệ dân số đã sử dụng internet.
Bắc Virginia, thị trường trung tâm dữ liệu lớn nhất thế giới và là thị trường được xếp hạng hàng đầu trong ba năm qua, năm nay đã nhường ngôi vị cho Portland sau sự kiện giá đất tăng mạnh và những hạn chế về điện. Portland tăng từ vị trí thứ 10 vào năm 2022 để lên đầu bảng chung; Atlanta lọt vào top 5 thị trường hàng đầu.
Tính riêng khu vực châu Á – Thái Bình Dương có 20 trong số 63 thị trường được xem xét. Trong đó, Singapore và Hồng Kông xếp hạng nhất và nhì, trong khi Sydney và Seoul đồng hạng ba. Tokyo lọt vào top 5 thị trường hàng đầu.
Singapore và Hồng Kông là hai đô thị duy nhất bên ngoài Hoa Kỳ lọt vào top 10 bảng xếp hạng tổng thể. Singapore đứng đầu trên toàn cầu ở cả ba nhóm: quy mô thị trường, kết nối cáp quang và tính khả dụng của đám mây; và vị thế là một thành phố thông minh đã giúp củng cố thứ hạng của Singapore mặc dù lệnh cấm hai năm mới được dỡ bỏ gần đây đã hạn chế nguồn cung mới.
Hồng Kông cũng ghi nhiều điểm trong các hạng mục như khả năng kết nối mạnh mẽ, nhu cầu nhất quán, dịch vụ đám mây sẵn có và cơ cấu thuế thân thiện với doanh nghiệp bù đắp cho giá đất cao.
Vivek Dahiya, Giám đốc Trung tâm dữ liệu của Cushman & Wakefield tại châu Á – Thái Bình Dương, cho biết sự quan tâm và đầu tư vào khu vực sẽ tiếp tục tăng với tốc độ phát triển của lĩnh vực này.
“Chúng tôi đang ghi nhận sự quan tâm và đầu tư đáng kể ở Bangkok, Thành phố Hồ Chí Minh, Hyderabad, Johor và Manila; và chúng tôi hy vọng điều này sẽ tiếp tục, cùng với sự quan tâm đến các thị trường sơ cấp và thứ cấp khác trong khu vực.
“Trung tâm dữ liệu là một loại tài sản đang phát triển nhanh chóng, bằng chứng là trong báo cáo này: năm ngoái, Portland xếp thứ 10. Năm nay, thị trường này đứng đầu. Chúng tôi hy vọng những chuyển động mạnh mẽ như vậy sẽ tiếp tục trong những năm tới khi lĩnh vực này phát triển và trưởng thành”.
Cơ hội cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp
Bà Trang Bùi, Tổng Giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam cho biết: “Cơ sở hạ tầng dữ liệu và kỹ thuật số của Việt Nam hiện tại còn phân tán và kém phát triển so với quy mô dân số của thị trường và nhu cầu sử dụng dịch vụ internet. Tuy nhiên, hạn chế trên đồng thời cũng lại là cơ hội cho các nhà đầu tư tham gia và xây dựng trung tâm dữ liệu từ sớm. Theo ghi nhận của chúng tôi, phần lớn các nhà phát triển nước ngoài đến với Việt Nam sẽ mong muốn thông qua việc ký kết hợp tác với các nhà phát triển nội địa”.
Khu vực phía Nam Thành phố Hồ Chí Minh được ưu tiên đặt cơ sở cho các trung tâm dữ liệu, đặc biệt là các nhà cung cấp nền tảng dịch vụ đám mây, nhờ vào việc đảm bảo nguồn điện và độ trễ dữ liệu. Tuy nhiên, giá đất tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng tăng lên trong bối cảnh quỹ đất ngày càng khan hiếm và nguồn cung cấp điện hiện tại hoặc tương lai vẫn còn hạn chế; điều này đang thúc đẩy các dự án phát triển trung tâm dữ liệu đến các tỉnh lân cận như Bình Dương hoặc Đồng Nai.
Một số Hệ sinh thái Trung tâm dữ liệu điển hình: CMC Telecom đã khai trương Data Center Tân Thuận, Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 8 năm ngoái. Cơ sở được thiết kế bởi B-Barcelona của Singapore, có tổng diện tích là 13.133m2 và đã được lấp đầy 30% trước khi ra mắt, theo CMC; Công ty trung tâm dữ liệu của Úc, Edge Centres, đã mở rộng sang châu Á, với việc triển khai trung tâm dữ liệu đầu tiên có tên EC51 tại Thành phố Hồ Chí Minh với sự cộng tác của Đại học Quốc gia Việt Nam. Tập đoan cũng có kế hoạch cho một cơ sở bổ sung tại Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh; GAW Capital đã mua lại khu đất xanh tại Khu công nghệ cao Sài Gòn tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trung tâm dữ liệu dự kiến sẽ rộng hơn 18.000m2 và hỗ trợ công suất 20MW; NTT GDC và Công ty Việt Nam Quang Dũng Technology (QD.Tek) đã cùng phát triển một trung tâm dữ liệu mới đặt tại Khu công nghệ cao Sài Gòn, sẽ hỗ trợ 6MW công suất, với ngày ra mắt dự kiến là năm 2024; Viettel, một công ty viễn thông của Việt Nam, đã công bố kế hoạch xây dựng một trung tâm dữ liệu mới với tổng vốn đầu tư 260 triệu đô la Mỹ. Mặc dù các chi tiết cụ thể về cơ sở vẫn chưa rõ ràng, nhưng đây sẽ là dự án thứ ba của Viettel tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Tốc độ cạnh tranh giữa trung tâm dữ liệu và các loại tài sản khác đã trở nên gay cấn trong năm vừa qua. Những trung tâm hậu cần hay những hộ gia đình có khu đất phát triển tương đối lớn đang được chú ý để chuyển sang trung tâm dữ liệu.
So với các loại bất động sản khác, trung tâm dữ liệu có lợi thế do các yêu cầu về địa điểm ít khắt khe hơn và khi vận hành cũng không làm thay đổi tình hình giao thông tại đó, một vấn đề mà địa phương rất quan tâm. Tuy nhiên, các trung tâm dữ liệu yêu cầu mức tiêu thụ điện năng khá lớn và liên tục nhằm hạn chế tối đa độ trễ trong quá trình truyền dữ liệu.
Liên quan đến nội dung này, mới đây một “ông lớn” trong ngành viễn thông – Viettel đã công bố kế hoạch xây dựng một trung tâm dữ liệu mới với tổng vốn đầu tư 260 triệu đô la Mỹ. Mặc dù các chi tiết cụ thể về cơ sở vẫn chưa rõ ràng, nhưng đây sẽ là dự án thứ ba của Viettel tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tốc độ cạnh tranh giữa trung tâm dữ liệu và các loại tài sản khác đã trở nên gay cấn trong năm vừa qua. Những trung tâm hậu cần hay những hộ gia đình có khu đất phát triển tương đối lớn đang được chú ý để chuyển sang trung tâm dữ liệu.
So với các loại bất động sản khác, trung tâm dữ liệu có lợi thế do các yêu cầu về địa điểm ít khắt khe hơn, và khi vận hành cũng không làm thay đổi tình hình giao thông tại đó, một vấn đề mà địa phương rất quan tâm. Tuy nhiên, các trung tâm dữ liệu yêu cầu mức tiêu thụ điện năng khá lớn và liên tục nhằm hạn chế tối đa độ trễ trong quá trình truyền dữ liệu.
Vivek Dahiya, Giám đốc Trung tâm Dữ liệu của Cushman & Wakefield tại Châu Á Thái Bình Dương, cho biết sự quan tâm và đầu tư vào khu vực sẽ tiếp tục tăng với tốc độ phát triển của lĩnh vực này.
“Chúng tôi đang ghi nhận sự quan tâm và đầu tư đáng kể ở Bangkok, TP. HCM, Hyderabad, Johor và Manila; và chúng tôi hy vọng điều này sẽ tiếp tục, cùng với sự quan tâm đến các thị trường sơ cấp và thứ cấp khác trong khu vực. Trung tâm dữ liệu là một loại tài sản đang phát triển nhanh chóng, bằng chứng là trong báo cáo này, năm ngoái, Portland xếp thứ 10. Năm nay thị trường này đứng đầu. Chúng tôi hy vọng những chuyển động mạnh mẽ như vậy sẽ tiếp tục trong những năm tới khi lĩnh vực này phát triển và trưởng thành”, Cushman & Wakefield cho biết.
Dù chưa so được với các “ông lớn” thế giới nhưng hãng nghiên cứu và báo cáo ResearchAndMarkets (Ireland) đánh giá Việt Nam là 1 trong 10 thị trường mới nổi trên toàn cầu năm 2021, đạt doanh thu thị trường khoảng 858 triệu USD (khoảng 20.000 tỉ đồng) vào năm 2020, dự đoán mức tăng trưởng kép hằng năm gần 15% cho đến năm 2026: “Tốc độ tăng trưởng của Việt Nam là ấn tượng, cùng năng lực cung cấp dịch vụ tiêu chuẩn quốc tế, năng lực tổ chức, doanh nghiệp lớn”.
Các doanh nghiệp trong nước cũng kỳ vọng hệ thống DC “make-in-Việt Nam” sẽ đóng góp nhiều vào sự phát triển nền kinh tế số Việt Nam.
Ông Neil Macgregor, Giám đốc điều hành Savills Việt Nam cho rằng một trong những sản phẩm bất động sản công nghiệp mà thị trường cần trong giai đoạn tới chính là bất động sản cho trung tâm dữ liệu lớn (Data Center). Đây sẽ là lĩnh vực phát triển chủ lực của thị trường do nguồn dữ liệu lớn được tạo ra bởi internet economy bùng nổ hiện đang cần nơi lưu trữ.
Ông Neil Macgregor cho rằng, thời gian tới sẽ có một mối quan tâm lớn dành cho việc phát triển Data Center và dù đây không phải là lĩnh vực dễ dàng cho các nhà đầu tư nhưng được kỳ vọng sẽ có sự phát triển rất lớn.
Trong khi đó, một báo cáo nghiên cứu thị trường công bố mới đây của tập đoàn quản lý và đầu tư bất động sản JLL cho thấy các yêu cầu thuê đất hoặc thuê tòa nhà để xây dựng và phát triển các trung tâm dữ liệu bậc 3 hoặc bậc 4 đang có xu hướng tăng trong cả năm 2021.
Theo đó, phần lớn các yêu cầu cần diện tích mặt bằng khoảng 10.000 – 30.000 m2 và chủ yếu phát sinh từ các nhà đầu tư có nền tảng hoạt động trong lĩnh vực công nghệ và viễn thông đến từ châu Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản.
Thực tế, lĩnh vực trung tâm dữ liệu không chỉ có sức hút lớn đối với các doanh nghiệp nước ngoài, mà thời gian qua các tập đoàn công nghệ viễn thông lớn trong nước cũng đã liên tục xây dựng và đưa vào vận hành nhiều trung tâm dữ liệu lớn. Đây tiếp tục được xem là cơ hội cho những doanh nghiệp, nhà đầu tư nắm bắt thị trường, phát triển trong thời gian tới.
Nguồn: thuongtruong.com.vn