Mr. Di xin chào các bạn! Nội dung của bài chia sẻ này sẽ là về một loại bài tập mà thầy tin rằng các bạn ít nhất một lần đều cảm thấy “bất ngờ, ngỡ ngàng, ngơ ngác và bật ngửa” khi gặp dạng bài True False Not Given.
Trong bài viết này, thầy cùng các bạn sẽ điểm qua một số khó khăn mà ta thường hay gặp phải đối với dạng bài này nhé!
Có một sự thật là không ít các sĩ tử IELTS gặp vấn đề trong việc xác định vị trí của thông tin liên quan đến câu hỏi trong bài đọc, khiến cho thời gian cứ trôi dần trôi mà đáp án thì “mò hoài không ra”.
Các bạn nên nhớ rằng đối với dạng bài True False Not Given, thông tin sẽ được trình bày theo thứ tự. Nghĩa là thông tin cho câu 1 sẽ xuất hiện trước câu 2, và đến câu 3. Vì vậy, giả dụ nếu các bạn đã tìm được đáp án cho câu 3 rồi, thì chỉ cần đọc lùi lại, đáp án câu 1 và câu 2 sẽ nhanh chóng “hiện nguyên hình”.
Sau đó, khi đọc các câu hỏi, xác định từ khóa (keywords) là một việc rất quan trọng. Cụ thể, từ khóa sẽ chủ yếu là các danh từ, động từ, tính từ chứa đựng lượng thông tin nhiều nhất trong câu.
Khi đã xác định được từ khóa, việc soi chiếu giữa mệnh đề được cho và những cụm từ tương tự về nghĩa được xuất hiện trong bài sẽ giúp các bạn tìm ra được đáp án.
Ví dụ 1:
Từ khóa trong câu hỏi sẽ là “read in reverse” (nghĩa là “đọc ngược”), nhưng trong bài đọc lại không có từ “reverse”, mình phải hiểu và tìm một từ có nghĩa tương tự, đó là backwards. Do đó, TRUE sẽ là đáp án mà các bạn tìm kiếm.
Một điều cần lưu ý với dạng bài True False Not Given này chính là trọng tâm của việc xác định đúng sai cũng sẽ nằm ở các từ chỉ mức độ, sắc thái trong câu hỏi. Những từ này mang ý nghĩa cốt lõi giúp xác định câu đúng hay sai và việc bỏ qua các từ ngữ này cũng sẽ làm bạn sai cái “oạch” đó.
Bên cạnh việc tìm và soi chiếu từ khóa giữa các mệnh đề và bài đọc, các IELTS-er cũng nên lưu ý một số các từ khác cũng đóng góp vào việc thể hiện ý nghĩa của câu như:
Ví dụ 2:
Các từ khóa trong câu hỏi này sẽ là “grandfather”, “teacher” và đặc biệt là từ “only”. Trong bài, cả “grandfather” và “teacher” đều được nói đến nhưng không có ý nào cho thấy đây là “only teacher” cả. Do đó, đây sẽ là câu NOT GIVEN.
Thầy tin rằng đây chính là vấn đề mà đa phần các sĩ tử IELTS đều mắc phải trong quá trình luyện thi, bởi sự tương đồng giữa hai lựa chọn này.
Rất dễ để có thể cho rằng, trong dạng bài True False Not Given, NOT GIVEN tức là bài sẽ hoàn toàn không nhắc đến bất cứ chi tiết nào trong các mệnh đề. Và thầy có thể khẳng định với các bạn rằng đây là quan niệm chưa chính xác.
Các bạn cần lưu ý, một câu sẽ FALSE khi “contradicts” – đối ngược với những gì được viết trong bài. Và cách làm đơn giản nhất đó là mình sẽ cắt nhỏ câu thành những chi tiết chính.
Giả sử trong câu đó có 3 điểm chính, tạm gọi là a, b, c, và trong đoạn tương xứng trong bài đọc cũng có 3 điểm chính, tạm gọi là ba chi tiết a, d, c. Trong đó, như các bạn thấy, chi tiết b và chi tiết d hoàn toàn trái ngược nhau, cho nên câu này đáp án sẽ phải là FALSE.
Mặt khác, một câu sẽ được xem là NOT GIVEN khi nó “impossible to tell” – không thể đoán chính xác dựa vào thông tin trong bài. Một câu khác cũng có 3 điểm chính là a, b, c; nhưng trong bài lại chỉ nhắc đến 2 điểm là a và c.
Một vài điểm nhỏ nhặt được nhắc đến trong mệnh đề nhưng lại không xuất hiện trong bài đọc sẽ khiến ta không thể biết được độ chính xác của câu.
Ví dụ 3:
Trong câu trên, chủ thể “cacao drinks” và “Puerto Escondido” vẫn được nhắc đến. Tuy nhiên, chi tiết “reserved for important feasts or ceremonial events” là để thể hiện các thời điểm mà thức uống này được phục vụ, trong khi mệnh đề thể hiện “served hot” – tức là phương thức mà đồ uống này được phục vụ. Hai điều này không liên quan gì đến nhau.
Do đó, các bạn sẽ không thể nắm được liệu phương thức phục vụ có phải là “served hot” hay không, nên đáp án sẽ là NOT GIVEN.
Hôm nay, thầy đã cùng các bạn điểm qua một dạng có thể gọi là hơi “khó nhằn” và “rối não” khi làm bài Reading – dạng bài True False Not Given.
Mong rằng qua bài chia sẻ này, các bạn sẽ không còn quá “ngơ ngác và bật ngửa” khi đối diện với sự “hack não” nữa nhé!
Nguyễn Vương Cao Duy