PHÂN TÍCH PHẦN WRITING TRONG BÀI THI IELTS, TOEFL IBT và PTE ACADEMIC

Phân tích Writing Trong IELTS, TOEFL iBT và PTE Academic

Đối với các bạn thí sinh khá về kỹ năng Viết thì phần thi Writing là phần các bạn rất thích vì có thể tự do thể hiện những kỹ thuật ngữ pháp khéo léo của mình. Tuy nhiên, đối với một số thí sinh khác thì đây có thể là một nỗi lo vì các bạn không biết làm cách nào để đáp ứng đầy đủ những tiêu chí của một bài thi Writing.

Những tiêu chí chấm điểm nào sẽ được áp dụng tại phần thi Writing? Điểm khác biệt tại phần thi Writing của IELTS, TOEFL iBT và PTE Academic là gì?

Trong bài viết này, thầy sẽ trình bày góc nhìn chuyên gia về việc chấm điểm phần thi Writing trong các bài thi tiếng Anh chuẩn hoá phổ biến IELTS, TOEFL iBT và PTE Academic, giúp các bạn có tầm nhìn tổng quan, hiểu rõ hơn về bài thi, từ đó có định hướng học và luyện thi hiệu quả nhất.

Điểm khác biệt phần thi Writing trong bài thi IELTS, TOEFL iBT và PTE Academic

Trong phần thi Writing, các bài thi có hình thức tương đối khác nhau, thầy chỉ lấy phần chung nhất: phần Task 2 trong bài thi IELTS và phần viết luận (essay) trong bài thi TOEFL iBT và PTE Academic.

Bảng minh họa chi tiết tiêu chí chấm điểm cho từng phần thi.

Tiêu chí chấm điểm Writing cho IELTS, TOEFL iBT, PTE Academic

Trong khi bài thi IELTS ghi rõ 4 tiêu chí thì bài thi TOEFL iBT chỉ miêu tả chung, mặc dù những tiêu chí của hai bài này khá tương đồng. Trong khi đó, bài thi PTE Academic dùng đến 6 tiêu chí chấm điểm.

Cũng giống như bộ tiêu chí trong phần thi nói đã đề cập trước đây, dù có vẻ là rõ ràng, nhưng nặng về định tính.

Các bạn thấy một số tiêu chí mà thầy trích ra bên dưới có dễ để cùng đồng thuận, hay có tiêu chuẩn chung gì không?

“fully addresses”, “fully developed”,”fully extended”, “well-supported” hay “sophisticated” (IELTS)

“effectively addresses”, “well developed”, “well organised”, “clearly appropriate” hay “syntactic variety” (TOEFL iBT)

“adequately deal”, “formulate thoughts precisely”, “broad lexical repertoire” (PTE Academic)

Nếu là người chấm, thầy chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng bởi sự chủ quan, còn nếu máy chấm, thì ngoài việc công bố tiêu chí chấm điểm, còn phải công bố luôn cả dữ liệu ngôn ngữ cốt lõi để “khách hàng” tiện chuẩn bị.

Những những tiêu chí mà các tổ chức khảo thí nêu ra khá chung chung.

Một số điểm cần chú ý

Khác với phần thi Speaking, phần thi Writing IELTS không đề cập đến tiêu chí “idiomatic language”, trong khi bài thi TOEFL iBT  có nhắc đến “idiomaticity” và PTE Academic có đòi hỏi “idiomatic expressions” và “colloquialisms”.

Cần lưu ý là, cụm từ “idiomatic language” (trong phần thi nói IELTS) có sự khác biệt khác với “idiomaticity” (trong phần thi viết TOEFL iBT) và “idiomatic expressions” và “colloquialisms” (trong phần thi viết PTE Academic). Thực tế, trong văn bản và ngữ cảnh học thuật, nếu lạm dụng “idioms” thì có thể gặp rắc rối.

Đối với tiêu chí này, các bài thi nên có sự định nghĩa và minh họa cụ thể, thậm chí là đề xuất một dữ liệu ngôn ngữ (corpus) về chúng để người dạy và học tiện theo dõi. Như thầy từng đề cập, việc hiểu “idioms” và vận dụng như thế nào cũng tùy vào nhiều hoàn cảnh và góc độ. Cá nhân thầy không quan tâm và cũng không dạy các bạn học viên nhiều về thành ngữ và điều đó vẫn không có vấn đề gì.

Như đã đề cập ở bài viết trước, các tổ chức khảo thí như Cambridge Assessment English, ETS hay Pearson VUE nên công khai những bộ dữ liệu ngôn ngữ, bao gồm từ và cụm từ, các điểm ngữ pháp cần thiết hoặc những tiêu chí cụ thể trong phát âm mà họ muốn kiểm tra.

Dựa vào đó, cả thí sinh và giáo viên dễ có sự định hướng trong giảng dạy và học tập. Hiện tại các tài liệu hướng dẫn và dữ liệu học tập có giá trị vẫn chưa có.

Thông tin thêm

Các bài thi chuẩn hóa, dù chính thức (IELTS) hay chưa chính thức (TOEFL iBT và PTE Academic), đều được các tổ chức khảo thí “mapping” với Khung tham chiếu Trình độ Ngôn ngữ chung của Châu Âu (CEFR).

Mapping với Khung tham chiếu Trình độ Ngôn ngữ chung của Châu Âu

Các bài thi cũng tự quy đổi điểm qua lại dù không chính thức.

bài thi tự quy đổi điểm qua lại dù không chính thức

Nhìn vào 2 bảng so sánh ở trên, các bạn có thấy sự mâu thuẫn gì trong việc “mapping” với khung châu Âu CEFR và quy đổi điểm giữa các bài thi không? Việc “mapping” này, dù có dựa trên một số nghiên cứu khảo thí đã được công bố hình thức, nhưng theo thầy đánh giá, thì chỉ mang tính tương đối. Hơn nữa, Khung châu Âu CEFR mặc dù đã miêu tả khá cụ thể về những tiêu chí ngôn ngữ tổng quát ở từng cấp độ từ A1 đến C2, nhưng riêng về tiếng Anh định hướng học thuật (academic) thì chưa có thông tin gì. Việc “mapping” với khung châu Âu CEFR đã khó chấp nhận, việc quy đổi điểm giữa các bài thi TOEFL iBT và PTE AcademicIELTS thì không hợp lý.

Với những thông tin thầy vừa chia sẻ, thầy mong các bạn có thể hiểu rõ những tiêu chí và quy định chấm thi Writing ở cả IELTS, TOEFL iBT và PTE Academic. Hy vọng với bài chia sẽ này thầy sẽ phần nào đó giúp các bạn có thêm sự tự tin và sự nhạy bén để hoàn thành bài thi thật tốt, đạt được band điểm như các bạn mong đợi.