Mục lục
Nỗi lo IELTS Listening (hay còn có thể hiểu là nỗi lo khi nghe tiếng Anh) là một phần của Foreign Language Anxiety (Lo lắng khi học ngoại ngữ). Vấn đề này thường sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình học, cũng như kết quả đạt được trong phần thi nghe Tiếng Anh.
Vậy liệu bạn đã hiểu rõ về nỗi lo của bản thân mình? Những phương pháp nào có thể áp dụng để khắc phục vấn đề này? Thật bình tĩnh và đừng lo lắng vì bài viết này chính là giải pháp cho tất cả vấn đề được kể trên. Hãy cùng nhau tìm hiểu thế nào là Foreign Language Anxiety, nỗi lo IELTS Listening, các thông tin liên quan và đặc biệt là cách khắc phục vấn đề trên.
Lo lắng khi học ngoại ngữ là tổ hợp đặc biệt về tri giác, niềm tin, tình cảm và hành vi phức tạp được sinh ra trong quá trình học ngoại ngữ.
Nỗi lo này được chia làm 3 loại: lo lắng về giao tiếp (communication apprehension), nỗi sợ bị đánh giá tiêu cực (fear of negative evaluation) và lo lắng về thi cử (test anxiety).
Foreign Language Anxiety tác động rất nhiều đến quá trình học ngoại ngữ. Có thể kể đến như khả năng bày tỏ ý kiến của bản thân, khả năng Nói, khả năng Nghe, khả năng tập trung và ghi nhớ, hành vi của người học.
Có thể hiểu đơn giản đây là nỗi lo sợ hoặc e ngại của người học trong quá trình học và ôn luyện kỹ năng Nghe.
Biểu hiện của điều này có thể được thể hiện rõ:
Quá trình phản hồi thông tin của mỗi người thường diễn ra theo 3 giai đoạn: tiếp nhận thông tin, xử lý và phản hồi thông tin. Cần xác định rõ bản thân đang gặp vấn đề ở giai đoạn nào để thấy rõ được tác động của vấn đề cũng như cách khắc phục hiệu quả.
Một số tác động đáng kể:
Để có một phương pháp thật sự hiệu quả chúng ta cần phải hiểu rõ về nguyên nhân dẫn đến nỗi lo IELTS Listening khi các bạn nghe (tiếp nhận thông tin bằng tiếng Anh).
Có thể các bạn nghe về một chủ đề mới lạ (chưa từng tiếp xúc với lĩnh vực này, hoặc các chủ đề hiếm gặp nghiêng về nghiên cứu khoa học), hoặc cũng có thể do số lượng từ mới nghe được quá nhiều hoặc thời gian nghe quá lâu, bài nghe được nói bởi một người có giọng lạ, cách phát âm lạ, người nói ở nhiều vùng miền, nhiều quốc gia, hoặc các câu nói mang tính đặc trưng địa phương,… nên đã vô tình tạo nên nỗi lo với IELTS Listening sau khi bạn nghe xong.
Để khắc phục điều này, phương pháp đầu tiên cần thực hiện là chọn lọc chủ đề và nội dung trước khi nghe. Khi lựa chọn một lĩnh vực yêu thích, dù có nhiều từ vựng mới hay thời lượng bài nghe có thật sự dài thì bạn vẫn sẽ có hứng thú để nghe và học thêm nhiều nguồn từ vựng mới, hạn chế được một phần nỗi lo với IELTS Listening vì bạn đã trong tâm thế chủ động về lựa chọn nội dung.
Phương pháp thứ 2 để khắc phục điều này là cần chọn cho mình một bài nghe thật sự phù hợp với trình độ bản thân và lựa chọn một cách nghe thật phù hợp. Hãy lựa chọn những đoạn hội thoại với độ dài vừa phải mà bản thân có thể kiểm soát, cân nhắc trong việc lựa chọn giọng đọc và nội dung của bài nghe phải về các lĩnh vực, chuyên môn thân thuộc để kiểm soát được phần nội dung nghe.
Phương pháp cuối cùng là bạn có thể định dạng nội dung trước khi nghe, điều này cụ thể bạn sẽ xem xét về chủ đề bài nghe, mục đích bài nghe, bối cảnh và các tình huống diễn ra trong bài nghe và các thông tin quan trọng khác trong bài. Phương pháp này sẽ rất hữu hiệu đối với các bạn bị mất phương hướng khi nghe, giúp các bạn có thể xác định được những nội dung, thông tin mà mình sẽ nghe.
Cùng đi đến ví dụ sau để hiểu rõ hơn về phương pháp này.
Ví dụ:
You will hear a woman introducing the Lunar Realm Amusement Park. First you have some time to look at questions 11 to 15.
Nội dung có thể định hướng trước khi nghe:
Chủ đề |
Amusement park |
Mục đích của bài nghe & Nội dung có thể gặp |
Introducing an amusement park → Might include information on:
|
Bối cảnh |
A woman introduces the Lunar Realm Amusement Park |
Thông tin cần tìm |
|
Từ vựng có thể gặp trong bài |
|
Tương tự như quá trình trên, để có một phương pháp đúng thì việc xác định nguyên nhân xảy ra đã tác động đến quá trình xử lý thông tin đã nghe là một điều rất cần thiết.
Các tác nhân ảnh hướng đến chúng ta có thể đến như tốc độ của người nói, những lo lắng lúc nghe đến từ mới và “loay hoay” với từ đó quá lâu, không kịp thời gian để hiểu được đoạn nội dung đã nghe và đã bị chuyển sang nội dung tiếp theo, quên những thông tin vừa nghe được, hoặc bị chi phối bởi các yếu tố bên ngoài tác động (tiếng ồn, âm thanh lạ,..).
Phương pháp đầu tiên, để bắt được tốc độ nói cũng như cách phát âm nhanh, các bạn có thể luyện tập tại nhà bằng việc mở Audio và Scripts đọc chèn lên giọng của người nói. Nếu khả năng nói của bạn chưa thật sự tốt thì có thể giảm tốc độ phát Audio xuống 0.5 – 0.8, điều này sẽ giúp các bạn quen dần với tốc độ nói.
Phương pháp thứ hai bạn có thể áp dụng là xem ý nghĩa tổng quát thay vì nghĩa của từng từ vựng. Tuy đối với một bài IELTS Listening việc nghe chi tiết là một điều rất tốt, tuy nhiên việc tập trung quá nhiều vào chi tiết từng từ có thể sẽ dễ làm bạn bị rối nếu tần suất từ mới xuất hiện quá nhiều và có thể bỏ lỡ những đoạn sau. Thay vì cố gắng nghe hết chi tiết từng từ, bạn có thể lựa chọn xem nội dung chính của câu/đoạn đó và đoán nghĩa từ mới.
Transcript của bài IELTS Listening:
Hello everyone. Do you use the internet? If I asked you, what is the single most common topic for advertisements on the net, I suspect ads for weight loss would win hands down. After all, dieting is one of our current obsessions. We’ve all heard of the Atkins diet, the macrobiotic plan, the South Beach diet, the raw food eating plan; all of these fad diets and many more promise that you will lose kilos and live a healthy life if you just follow their plan. |
Câu hỏi nghe hiểu:
There are many popular fad diets nowadays. They all promise good health if you stick to the ………
Dù cho các bạn không hiểu hết các từ in đậm phía trên, bạn vẫn có thể nhìn vào ý nghĩa tổng quát và ngữ cảnh của đoạn để điền vào chỗ trống vì phần trả lời chỉ nằm trong phần in nghiêng. Nếu bạn chỉ tập trung vào chi tiết từng từ thì bạn có thể sẽ bị “trượt” thông tin cần nghe, tạo ra sự lo lắng trong việc không bắt kịp nội dung bài nghe.
Đối với phương pháp Note-taking, các bạn sẽ không cần phải xử lý quá nhiều thông tin ở cùng một thời điểm, dù bạn không nghe rõ từng từ vẫn có khả năng chọn được đáp án. Tuy nhiên phương pháp này cũng mất khá nhiều thời gian luyện tập để ghi chú được nhanh hơn và kịp với tốc độ nghe. Đối với các bạn thi máy tính hoặc luyện thi trên máy tính thì phương pháp này sẽ không khả dụng cao vì các thao tác thực hiện quá nhiều.
Ở một số người, ngoài việc xuất hiện nỗi lo IELTS Listening, còn có cả những nỗi lo về những lỗi sai mà bản thân mình mắc phải (thường là những người cầu toàn). Tập chấp nhận những lỗi sai và thay đổi nó là đang cho bản thân mình được thoải mái, ai cũng sẽ mắc lỗi sai nhưng cách tốt nhất là nên nhìn nhận nó một cách tích cực hơn, đừng quá khắc khe với bản thân để khi tình huống tương tự xảy ra sẽ lại xuất hiện những nỗi lo không đáng có ảnh hưởng đến quá trình ôn bài, làm bài.
Với một số người thường so sánh bản thân mình với người khác và cảm thấy bản thân mình “thua xa” họ. Chính những điều này đã gây ra những nỗi lo IELTS Listening, thay vì cứ mãi nhìn vào người khác, bạn hãy nhìn lại bản thân mình của thời gian trước và hôm nay đã có sự khác biệt thế nào, hãy “ăn mừng và tự thưởng” cho sự cố gắng của bản thân.
Điều này giúp bạn tập trung hơn vào bản thân mình mà còn có thể nâng cao sự tự tin cũng như khả năng Listening nói riêng và khả năng tiếng Anh nói chung của chính bạn.
Nhìn chung, nỗi lo IELTS Listening là một “rào cản” rất lớn đối với các IELTS-er trong quá trình ôn luyện cũng như khi làm bài thi. Qua bài chia sẻ trên, mong các bạn có thể vận dụng được phương pháp thích hợp với bản thân mình và cố gắng hơn thật nhiều để đạt band điểm như bạn mong muốn.