CÁC LỖI THƯỜNG GẶP TRONG IELTS SPEAKING – PHẦN 1

lỗi thường gặp trong ielts speaking - phần 1

Trong bài thi IELTS Speaking, để đạt được band điểm cao, ngoài việc trả lời đầy đủ, đúng ý và không lạc đề, thí sinh còn phải dùng đúng ngữ pháp, đa dạng về từ vựng và tránh được các lỗi thường gặp. 

Vậy lỗi thường gặp trong IELTS Speaking là những lỗi như thế nào? Bạn có đang mắc phải những lỗi này? Hãy tìm hiểu thật kỹ từ bài viết này để có cho mình một biện pháp khắc phục kịp thời các bạn nhé!

1. Học thuộc lòng câu trả lời – lỗi thường gặp trong IELTS Speaking

lỗi thường gặp trong ielts speaking - dấu hiệu biết thí sinh học thuộc lòng

Nhiều thí sinh thường có thói quen chuẩn bị và học thuộc lòng câu trả lời bài thi IELTS Speaking trước khi tham gia kỳ thi chính thức. Tuy nhiên, giám khảo chấm thi có đủ kinh nghiệm để nhận ra thí sinh có học thuộc câu trả lời hay không và dĩ nhiên bạn sẽ bị trừ điểm nếu như mắc lỗi này. 

Các dấu hiệu trả lời thuộc lòng dễ dàng nhận ra có thể kể đến như sử dụng ngôn ngữ “văn viết “ trong bài thi, nói nhanh và đều như “máy”, giọng điệu nói thiếu tự nhiên hoặc có thể là cố gắng nói “lái” sang một nội dung khác đã chuẩn bị trước để trả lời.

2. Quá lạm dụng “từ nối”

lỗi thường gặp trong ielts speaking - lạm dụng từ nối

Sử dụng các từ nối hoặc liên từ (however, for example, on the other hand, first,…) vào câu trả lời sẽ giúp cho phần trả lời tăng tính “logic” và sự liên kết chặt chẽ. Tuy vậy nếu lạm dụng “quá mức” các từ này đến mức không cần thiết sẽ khiến bạn mất điểm trong phần thi IELTS Speaking.

Trái ngược với công dụng vốn có của từ nối – liên từ, khi bạn sử dụng loại từ này quá nhiều có thể sẽ làm bài thi Speaking của bạn trở nên “cứng nhắc” và không còn tự nhiên.

Bên cạnh đó, các bạn cũng cần lưu ý các từ mang tính chất trang trọng, thường được dùng trong văn viết thay vì văn nói để tránh bị mất điểm “oan” có thể kể đến như: “furthermore”, “moreover” hay “in addition”.

3. Sử dụng quá nhiều từ vựng nâng cao và cấu trúc ngữ pháp phức tạp

lỗi thường gặp trong ielts speaking - cấu trúc

Đối với các IELTS-er, một quan điểm thường thấy từ các bạn là phải sử dụng những từ vựng nâng cao (Advanced vocabulary) và các cấu trúc ngữ pháp phức tạp để bài thi IELTS Speaking đạt band điểm cao. 

Chính quan điểm này đã vô tình tạo ra một thực trạng không tốt khi thí sinh cố gắng học thuộc những từ vựng và cấu trúc câu phức tạp làm cho phần thi Speaking không còn được tự nhiên.

Trong một số trường hợp, thí sinh sử dụng từ vựng không đúng ngữ cảnh hoặc không hiểu rõ ý nghĩa của từ cũng rất dễ bị mất điểm trong phần thi Speaking. Đây chính là một lỗi thường gặp trong IELTS Speaking khá nhiều bạn mắc phải.

Nếu trong IELTS Writing, việc sử dụng nhiều cấu trúc câu phức tạp dễ dàng “ghi điểm” với giảm khảo, thì ngược lại ở IELTS Speaking, các bạn hãy nên sử dụng các cấu trúc câu giao tiếp đơn giản để tạo được sự tự nhiên cho phần nói. Ngoại trừ trường hợp, nếu bạn thật sự nắm vững các cấu trúc câu phức tạp này một cách “nhuần nhuyễn” thì hãy sử dụng.

Thay vì cố gắng dùng một ngữ pháp quá phức tạp hãy sử dung một câu đơn giản đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ và tân ngữ. Để tạo nên các cấu trúc câu phức tạp có thể sử dụng đến các từ nối (and, but, however,…) để liên kết các câu đơn giản. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng đến các mệnh đề quan hệ như who, whom, which, that,…hoặc cũng có thể là mệnh đề “If”.

4. Lỗi im lặng 

lỗi thường gặp trong ielts speaking - lỗi im lặng

Sự nhẫn nại của người bản xứ thường không cao, vì thế bạn không nên để giám khảo chờ đợi câu trả lời của bạn quá lâu. Bạn có thể ngập ngừng vài giây trước khi nói hoặc khi tạm ngừng giữa các ý tưởng, nhưng hãy chú ý rằng nếu sự im lặng của bạn vượt quá “5 giây” khi trả lời thì chắc chắn rằng bạn sẽ bị trừ điểm.

Thay vì tạo những khoảng “im lặng” trong phần thi, các bạn có thể sử dụng các mẫu câu sau để tranh thủ thêm thời gian suy nghĩ cho mình.

  • That’s a tough/ difficult question. Let me think for a second/ moment
  • That’s a very interesting question. Let me see…
  • It’s very difficult to know exactly, but perhaps…
  • In my opinion,… 
  • As far as I am concerned…

5. Nói câu “I don’t understand”

không dùng i dont understand

Có rất nhiều cách để giúp bạn làm rõ ý nghĩa của câu hỏi, thay vì nói câu “I dont’t understand” (Tôi không biết), bạn hãy đưa ra đề nghị làm rõ câu hỏi một cách trực tiếp hoặc kiểm tra xem mình đã hiểu đúng ý câu hỏi chưa bằng các mẫu câu:

  • Could you say that again, please? (Bạn có thể nhắc lại câu hỏi được không?)
  • Do you mean…? (Có phải ý của bạn là…?)

Điều này giúp bạn thể hiện với giám khảo rằng bạn là một người linh hoạt, chủ động và phần nào đó hiểu được ý nghĩa của câu hỏi.

6. Nói “quá nhiều” hoặc “quá ít”

lỗi thường gặp trong ielts speaking - nói quá nhiều hoặc quá ít

Trong IELTS Speaking, thể hiện khả năng tiếng Anh của mình là điều giúp bạn “ghi điểm” với giám khảo vì thế nội dung nói của bạn không nên quá ít vì sẽ rất khó cho người chấm thi thấy được khả năng thực sự của bạn thân.

Mặt khác, nói quá nhiều cũng thật sự không tốt đối với bạn vì câu trả lời của bạn có thể bị dài “lê thê”, thiếu mạch lạc và có thể “lạc đề”, chưa kể đến việc bạn nói nhiều có thể mắc nhiều lỗi hơn.

Đối với Part 1 của IELTS Speaking, bạn hãy nói 2-4 câu cho mỗi câu hỏi.

Ở Part 2, thời gian đã có sẵn giới hạn nên bạn có thể lường trước về nội dung nói cho vừa đủ. Riêng với Part 3, bạn nên cố gắng nói từ 3 đến 6 câu đối với mỗi câu hỏi để đạt được số điểm ổn nhất.

Qua những chia sẻ của bài viết về một số lỗi thường gặp trong IELTS Speaking như trên, hi vọng sẽ giúp các bạn phần nào phát hiện những lỗi mình đang gặp phải và có hướng giải quyết tốt nhất.

Hãy cùng theo dõi tiếp Phần 2 của bài viết này để giải quyết một cách “triệt để” các lỗi thường gặp và đạt được band điểm tốt nhất các bạn nhé!

Trần Nguyễn Anh Khoa

Có thể bài đang tìm kiếm những chia sẻ bên dưới:

TỔNG HỢP ĐỀ THI IELTS SPEAKING THẬT NĂM 2022 (THÁNG 1 – THÁNG 4)

KINH NGHIỆM TỰ LUYỆN SPEAKING IELTS – MẸO HAY VƯỢT ẢI