Mục lục
Sau bao tháng cặm cụi học từ vựng, và luyện phản xạ giao tiếp tiếng Anh thì ngày thi IELTS Speaking cũng đã tới. Ai ai cũng mong sẽ đạt điểm cao và hoàn thành tốt phần thi của mình.
Nhưng, “đời không như mơ”. Chắc hẳn bạn nào cũng gặp trúng các tình huống trong phòng thi: Không hiểu đề! Bí ý! Nói sai từ! Bạn cảm thấy mất bình tĩnh. Vậy phải làm sao đây?
Trong bài viết chủ đề IELTS Speaking hôm nay, hãy cùng cô tìm hiểu các kỹ năng xử lý các tình huống trên để tối ưu hóa mức điểm IELTS nhé!
Giám khảo nói nhanh quá. Bạn chưa hiểu “mô tê” gì mà giám khảo đã nói xong câu hỏi, bắt đầu im lặng nhìn bạn và chờ đợi câu trả lời. Vậy các bạn biết phải làm gì khi rơi vào tình huống này chưa?
Lý do bạn không nghe được đề là do tốc độ nói hay từ vựng của giám khảo? Hãy xác định yếu tố gì khiến bạn không nghe và hiểu được để tiến tới bước thứ 2 nhé.
Đừng “lặng im” mà “lạc trôi” giữa phòng thi. Hãy nói giám khảo lặp lại đề giúp mình với thái độ lịch sự và tự tin.
Các câu sau có thể sẽ giúp ích cho bạn:
Việc hỏi lại đề từ giám khảo sẽ tốt hơn là việc ngại hỏi và để nội dung bài nói “đi xa”. Thật ra, việc hỏi lại câu hỏi hoặc một từ vựng để làm rõ đề rất được khuyến khích, vì phần thi IELTS Speaking cũng giống như cuộc trò chuyện đời thường vậy.
Nếu bạn có thể hỏi lại người bạn của mình “Từ này nghĩa là gì?” để hiểu ý của bạn mình và tăng hiệu quả giao tiếp, tại sao bạn không được làm vậy trong phần thi IELTS Speaking của mình, đúng không nào?
Nếu bạn hiểu không hết ý chứ không phải không hiểu gì cả, bạn có thể hỏi giám khảo:
Trước khi quyết định công khai “không hiểu đề hoàn toàn”, thì dùng:
Cầm đề Speaking Part 2 trên tay “Describe a time when you helped someone else”, não bạn bỗng dưng như đóng băng, không có ý tưởng gì để nói hết. Vậy thì làm gì bây giờ?
Đừng bao giờ nói “Sorry, I don’t know this topic pretty well.” rồi nín bặt. Hãy cố gắng triển khai các ý đơn giản nhất.
Để ngầm xin thêm vài giây để suy nghĩ, bạn hãy sử dụng cụm từ lấp khoảng trống (filler expression). Cô gợi ý cho bạn một vài cụm từ như sau:
Lấy đề về một lần bạn giúp đỡ người khác làm ví dụ.
Bạn chưa từng tham gia chiến dịch thiện nguyện “Mùa hè xanh” hay quyên góp giúp đồng bào lũ lụt như những người đồng trang lứa. Đó có nghĩa là bạn chưa từng giúp đỡ một ai đó?
Thật ra, việc giúp đỡ không cần phải quá to tát như xây mái ấm tình thương hay trao tặng 100,000,000 cho trẻ mồ côi. Đơn giản thôi – như cái lần mà bạn nhặt rau phụ bà nội hay chỉ đứa em gái bài toán khó.
Chủ đề tuy không “đao to búa lớn”, nhưng nó có nhiều kỷ niệm với bạn (như sự yên bình khi ngồi cùng bà, những ngón tay đen đi theo năm tháng của bà hay nét mặt hớn hở, nụ cười toe của em gái khi giải được bài).
Chúng ta thường nói rất nhiều về cái mình yêu thích, vì vậy, việc chọn nội dung gần gũi biết đâu là “vũ khí” để phần thi IELTS Speaking của bạn có thêm nhiều yếu tố cảm xúc.
5W – 1H không ai khác đó chính là anh em nhà What-Who-Where-When-Why và How.
Áp dụng thử cho ví dụ trên luôn nhé.
“Describe a time when you helped someone else.”
Nếu bạn bổ sung thêm các chi tiết miêu tả kĩ hơn cho câu chuyện của mình, chắc rằng nội dung bài nói của bạn sẽ lấp đầy 2 phút trọn vẹn.
Không chừng khi đã làm quen với 5W1H để nói lưu loát rồi, lúc đó có khi giám khảo còn phải nhắc nhở bạn rằng chỉ có 2 phút thôi – đừng nói dài hơn đấy!
Đang say sưa sử dụng các thành ngữ hay, bỗng dưng bạn chợt nhận ra mình vừa xài nhầm từ vựng. Giám khảo đối diện cũng bắt đầu cau mày như nhận ra sự phi lý đó. Vậy phải làm gì đây?
Ví dụ:
Dùng cụm “a social butterfly” (người thích giao du và kết bạn mới) để miêu tả tính cách trầm lắng.
Hãy dùng câu “Sorry, what I mean is” để lịch sự xin lỗi và sửa lại ý đúng. Để cô mách nhỏ các cụm từ giúp bạn xử lý “ngon lành” tình huống này và nhân tiện, thể hiện kỹ năng xử lý tình huống trong giao tiếp của mình.
Ở ví dụ đầu bài viết, bạn có thể cần tiếp lời như thế này:
Nếu bạn không nghĩ ra được ra câu danh từ a wallflower hoặc hay hơn để sửa, cứ miêu tả ý tưởng trong đầu của bạn.
Chẳng hạn như muốn miêu tả tính cách trầm lắng như ví dụ ở trên, bạn có thể dùng:
“My bestie has strong preference for low-key affairs over a crowded party and enjoys herself with a book or some gardening.”
Tuy không trực tiếp dùng danh từ “an introvert” hay “a wallflower” (người hướng nội), bạn cũng đã giúp giám khảo hiểu đúng ý mình, an tâm tiếp tục bài nói và chinh phục mức điểm Speaking mong ước của mình.
Dù bạn nói đông nói tây, từ vựng trình độ B1 hay C1 thì thần thái vẫn rất quan trọng. Mục đích của phần thi IELTS Speaking là đánh giá khả năng đàm thoại của bạn, sự tự nhiên và lưu loát là thành phần tất yếu để bạn đạt band 6.0+.
Vậy nên, trong bất kì tình huống nào ở phòng thi, đừng tạo một khoảng dừng quá lâu trong bài nói, cứ đi tiếp dàn ý bạn đã chuẩn bị trong đầu mình và “hạ cánh” bài nói thật chỉn chu nhé.
Cuối cùng, trước bước ra khỏi phòng thi, đừng quên lịch sự chào và cảm ơn giám khảo đã dành thời gian cho mình.
Thank you for your time talking with me, sir/madam!
Vậy là bạn được cho phép mình thở phào nhẹ nhõm và chờ ngày công bố điểm rồi đó. Chúc bạn thành công!
Nguyễn Huỳnh Ngọc Ái
Có thể bạn sẽ cần một số bài viết thú vị này nè:
CÁC LỖI THƯỜNG GẶP TRONG IELTS SPEAKING – PHẦN 1
TỔNG HỢP ĐỀ THI IELTS SPEAKING THẬT NĂM 2022 (THÁNG 1 – THÁNG 4)
BÀI THI IELTS SPEAKING: THÔNG TIN TỔNG QUAN VÀ NHỮNG ĐIỀU CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT