Mục lục
Vậy là ta đã đi được nửa chặng đường trong series Từ word đến essay – xây dựng bài viết hoàn chỉnh từ nền tảng. Đến với phần Paragraph, có thể nhận xét đây là một phần vừa dễ vừa khó.
Tham khảo 2 bài viết trước để hiểu rõ hơn nhé:
TỪ WORD ĐẾN ESSAY – XÂY DỰNG BÀI VIẾT HOÀN CHỈNH TỪ NỀN TẢNG – PHẦN 1: TỪ VỰNG TIẾNG ANH (WORD)
TỪ WORD ĐẾN ESSAY – XÂY DỰNG BÀI VIẾT HOÀN CHỈNH TỪ NỀN TẢNG – PHẦN 2: VIẾT CÂU TIẾNG ANH (SENTENCE)
Nếu bạn đã nắm vững 02 phần Word và Sentence trước đó, thì việc viết Paragraph sẽ dễ dàng hơn. Ngược lại, nếu như chưa thuần thục được 2 kỹ năng đó, việc viết Paragraph sẽ khiến bạn chật vật và khó để sắp xếp các ý trong câu một cách hợp lý.
Vậy, vấn đề đặt ra là viết Paragraph như thế nào và trình bày ra sao, hãy cùng cô đi vào phân tích nhé.
Có thể khẳng định rằng, kỹ năng viết Paragraph vô cùng quan trọng trước khi bước đến với bước Essay. Bởi vì, chỉ cần viết một đoạn văn với cấu trúc hoàn chỉnh, thì việc viết những đoạn văn tiếp theo sẽ không thể làm khó được bạn.
Cấu trúc của đoạn văn bao gồm 03 phần:
Câu chủ đề là câu đầu đoạn, và cũng là câu quan trọng nhất trong đoạn văn. Bởi đây là câu sẽ trình bày nội dung chính được đề cập đến xuyên suốt cả đoạn văn.
Đặc biệt, câu chủ đề phải ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đảm bảo bao quát toàn bộ đối tượng mà đề bài đặt ra. Bởi trước khi dẫn vào đề bài, các bạn sẽ có xu hướng ‘đi đường vòng’ thay vì đề cập trực tiếp như văn phong của tiếng Anh.
|
Khi đã hoàn tất câu chủ đề, điều bạn cần làm chính là lên ý tưởng cho các câu tiếp theo – câu hỗ trợ. Đối với câu này, các bạn nên hiểu đơn giản như đúng cái tên của nó, ‘hỗ trợ’ cho câu chủ đề.
Các câu hỗ trợ có chức năng là trả lời cho các mục như What, Why, When, Where, How, tập trung vào vấn đề đã nêu trong câu chủ đề trước đó.
|
Câu kết luận là phần cuối cùng của đoạn văn. Đây là câu ‘đóng lại’ đoạn văn, báo hiệu cho người đọc đoạn văn đã kết thúc quá trình phân tích.
Độ dài của câu kết đoạn nên tương ứng với độ dài của phần topic sentence. Câu kết đoạn thường làm nhiệm vụ nhấn mạnh ý chính đã nhắc đến ở câu chủ đề.
|
Sau đây là một đoạn văn ví dụ kèm theo phân tích, để các bạn có thể hình dung bức tranh tổng thể một cách rõ ràng hơn về phần trình bày theo cấu trúc của đoạn văn:
|
Có thể thấy từ bài viết trên, độ dài của Topic sentence và Concluding sentence cân xứng về độ dài với nhau (đều được trình bày trong 1 câu mỗi phần). Người viết đã trình bày được thông tin và đặc điểm của người nổi tiếng theo yêu cầu đề bài trong Topic sentence.
Về Concluding sentence, người viết đã đưa ra dự đoán của bản thân và nhấn mạnh lý do đã đề cập ở topic sentence.
Riêng với phần Supporting sentence, bao gồm 03 luận điểm cần phân tích lần lượt là (a), (b) và (c), cũng có độ dài tương đối đồng đều (1-2 câu/ luận điểm).
Cách vận dụng trong đoạn văn được chuyển đổi linh hoạt tùy theo ngữ cảnh của mỗi câu (hiện tại hoàn thành, hiện tại đơn, quá khứ đơn, quá khứ hoàn thành, tương lai tiếp diễn).
Như đã đề cập ở mục trên, paragraph là tổng hợp của nhiều câu. Một paragraph cần có một bố cục chặt chẽ, mạch lạc giữa các câu, từ thông tin đến thời gian trong đoạn văn.
Đó là chức năng của Coherence & Cohesion, như một “chất kết dính” giữa các câu với nhau. Do đó, việc sử dụng các từ như bảng sau đây là vô cùng quan trọng để tạo ra một đoạn văn mượt mà.
List/ Sequence words: orders the information in a sequence | Effect/ Results: something brought about by a cause | Emphasis: special importance or significance |
|
|
|
Addition: adds to what was previously stated | Cause/ Reason: responsible for an action or result | Elaboration/ Qualification |
|
|
|
Conclusion/ Summary: generalising or summing up | Restatement/ Explanation: referring back | Alternative: |
|
|
|
Concede a point: indicates a surprising statement in view of previous comments | Build towards climax: | Narrow the focus: |
|
|
|
Lại là câu chuyện ‘rượu cũ bình mới’, viết Paragraph như thế nào để có được kết quả tốt nhất? Thật ra câu trả lời nằm ở khả năng của mỗi người học.
Như đã phân tích ở Phần 2: Viết câu Tiếng Anh (sentences), bạn cần nắm vững cấu trúc và cách sử dụng câu và thì của động từ sao cho hợp lý nhất, trước khi nghĩ đến việc có một nội dung thật ấn tượng hay ‘so deep’.
Sẽ thật vô nghĩa nếu như nội dung đầy yếu tố lan man ‘thề non hẹn biển’ nhưng lại không trả lời thỏa mãn cho yêu cầu đề bài hoặc rời rạc về mặt hình thức. Cho nên, để tránh trường hợp như vậy xảy ra, trước khi bắt tay vào viết, các bạn cần:
Như vậy, các chia sẻ ở trên đã khép lại Phần 3: viết Paragraph. Hy vọng các bạn sẽ học được những kiến thức cô đọng nhất và vận dụng hiệu quả các kỹ năng để vững tâm đến với phần cuối Essay trong chuỗi series này.
Nguyễn Đỗ Hồng Đào
Đọc thêm một số bài viết hữu ích nè:
CÁCH XỬ LÝ 3 TÌNH HUỐNG “KHÓ ĐỠ” TRONG IELTS SPEAKING
TĂNG SỰ TẬP TRUNG KHI NGHE BÀI IELTS LISTENING TRONG 30 PHÚT
CHIẾN LƯỢC CẢI THIỆN TỐC ĐỘ ĐỌC – HIỂU ĐẠT MỤC TIÊU BAND 6.5 KỸ NĂNG READING