Mục lục
Chào mừng các bạn đến với Mr. Di! Tại Phần 1, thầy đã cùng các bạn điểm qua một trong ba dạng Fill in the Blanks là Sentence Completion. Ở Phần 2 này, cùng nhau đến với dạng Form Completion hay còn gọi là dạng “Hoàn thành đơn”!
Xem nội dung Phần 1 nè: HƯỚNG DẪN CHI TIẾT DẠNG BÀI SENTENCE COMPLETION TRONG IELTS LISTENING (PHẦN 1)
Trong cuộc sống, đơn từ, giấy tờ là một phần khá quen thuộc đối với mỗi chúng ta.
Mỗi khi đến ngân hàng lập tài khoản rút tiền, đặt xe về quê, đặt phòng khách sạn,… người sử dụng dịch vụ đều được yêu cầu phải hoàn thành một đơn từ hay bảng điền thông tin nào đó để nhà cung cấp dịch vụ có thể kiểm soát được những thông tin thiết yếu, nhằm đảm bảo dịch vụ mang lại được vận hành tốt nhất cho cả người sử dụng và bên cung cấp.
Vậy, đối với lại phần thi IELTS Listening, các dạng đơn từ sẽ thể hiện như thế nào? Cùng đi vào tìm hiểu một cách chi tiết nhé!
Một bài dạng Form Completion điển hình sẽ có cấu trúc như sau:
Complete the notes below. Write ONE WORD AND/ OR A NUMBER for each answer. Customer Satisfaction Survey Name: Sophie Bird Occupation: (1) ……… Reason for travel today: (2) ……… Name of station returning to: (3) ……… Type of ticket purchased: standard (4) ……… ticket Cost of ticket: (5) ………£ |
(Nguồn: Cambridge IELTS 15 – Test 4)
Tải trọn bộ Cambridge IELTS từ 11 – 16: REVIEW CHI TIẾT BỘ SÁCH CAMBRIDGE IELTS 1-16
Nhìn chung, dạng Form Completion có những đặc điểm giống như các dạng Fill in the blanks khác chẳng hạn như giới hạn số từ được phép điền (thường giao động từ một đến hai từ và/hoặc số) hay thứ tự xuất hiện trong bài nghe tương ứng với thứ tự sắp xếp trong đề bài.
Tuy nhiên, dạng bài này có một số đặc điểm riêng.
Form Completion chủ yếu xuất hiện trong Part 1 của phần thi Listening, gắn liền với tình huống giao tiếp xuyên suốt cả phần này. Cách trình bày thường phân làm hai cột, thuộc các mục nhỏ. Cột bên trái thể hiện thông tin cần nghe, cột bên phải là các chỗ trống cần điền thông tin.
Ở phần bài này, một số thông tin thường hay xuất hiện có thể kể đến như:
Những tên, họ riêng được nhắc đến trong bài nghe sẽ đều được đánh vần chi tiết. Ví dụ như Abbingdon, Leicester, Winchester,…
Những tên riêng phổ biến (như John, Mary, Edward,…) hay những tên đường dễ nhận diện (như Park Avenue, Blue Street,…) sẽ không được đánh vần.
Bên cạnh đó, các số trong bài dù có chứa nhiều chữ số (VD: 2837389) đều được xem là một số, các bạn có thể trình bày theo dạng chữ (twenty-five) hoặc dạng số (25).
Form Completion không phải là dạng bài khó, mục đích của dạng này chỉ yêu cầu các bạn nghe sao ghi vậy.
Tuy vậy, đây lại là dạng bài dễ sai nên các bạn cần lưu ý các bước làm bài sau:
Giữa các bài sẽ luôn có khoảng nghỉ để bạn kiểm tra thông tin, việc đọc lướt những dữ kiện trong form cho sẵn sẽ giúp bạn nắm được tình huống diễn ra trong phần nghe.
Không những thế, điều này còn giúp các bạn chuẩn bị tâm lý mạnh mẽ và không bỡ ngỡ khi thực hiện bài nghe.
Sau khi đã nắm được thông tin khát quát về đại ý bài nghe, các bạn tiếp tục nhìn đến các đề mục nhỏ và các thông tin cần nghe.
Việc gạch chân/khoanh tròn/high-light những mục này sẽ giúp các bạn dễ ghi nhớ trình tự thông tin xuất hiện hơn.
Những thông tin trong bài là đáp án cần lựa chọn sẽ có những dấu hiệu nhận biết.
Ví dụ:
Nếu tình huống trong bài là đặt phòng khách sạn, đề bài thể hiện: “Number of guests: ……….” thì trong bài, người đặt sẽ có thể nói: “I would like a room for two” hoặc “I need a double room” – dấu hiệu nhận biết sẽ là “room”. Vậy nếu nhận diện được những dấu hiệu này, bạn chắc chắn sẽ dễ dàng xác định được đáp án.
Trong khoảng thời gian nghỉ, các bạn đừng lơ là mà hãy tranh thủ kiểm tra lại kỹ những đáp án mình đã điền, để chắc rằng các bạn không phạm lỗi chính tả cũng như không vượt quá số từ quy định.
Ngoài ra, khi viết đáp án sang phiếu trả lời, để tránh những sự cố không mong muốn, bạn nên viết in hoa toàn bộ đáp án.
Bây giờ, chúng ta hãy thử ứng dụng từng bước vào một bài dạng Form Completion mẫu nhé!
(Nguồn: Collins’ Listening for IELTS)
Đầu tiên, khi nhìn vào đề bài, các bạn có thể xác định được tình huống có thể liên quan đến tour du lịch bằng xe buýt quanh thành phố. Những dữ kiện cần được ghi lại là những thông tin cá nhân của hành khách đang muốn đặt chỗ.
Trước khi tiến hành nghe, ta sẽ chú ý những từ khóa quan trọng là “name(s)”, “telephone number”, “hotel” và “time” – cũng là những thông tin các bạn cần nghe được trong bài.
Mở đầu phần nghe là lời chào hỏi giữa tiếp viên với khách du lịch và yêu cầu mà người này đang đặt ra. Mặc dù đây là những thông tin không liên quan, nhưng các bạn cũng không thể bỏ qua, vì chi tiết cần điền có thể xuất hiện bất cứ lúc nào.
Sau phần chào hỏi, người tiếp viên đặt câu hỏi cho vị khách: “…can you give me the names of the two people, please?” – dấu hiệu nhận biết câu 1.
Người khách sau đó trả lời là “Susan Field and James CARTER.” Vì “Carter” là tên riêng, nên người khách đã được yêu cầu đánh vần: “C-A-R-T-E-R.” Đây cũng là lúc các bạn cần vừa nghe và vừa điền xuống ngay.
Tiếp theo, người tiếp viên hỏi về “telephone number” – dấu hiệu giúp ta nhận biết câu 2.
Theo đó, vị khách tiến hành đọc số điện thoại của mình cho tiếp viên, “07988 636197” – các bạn cần chú ý, thay vì đọc “88”, người khách đã đọc “double 8”. Đây là cách đọc cho hai số giống nhau ở kế nhau.
Sau đó, thông tin tiếp theo bạn cần tìm là “hotel”. Các bạn hãy cẩn thận ở chi tiết này, vì vị khách ban đầu đọc ra tên của một khách sạn, “Crest Hotel”, nhưng sau đó đã nhanh chóng đính chính lại là “Riverside Hotel” – đáp án chính xác của câu 3.
Đây là một “bẫy” thường xuất hiện trong dạng Form Completion, nhằm mục đích gây nhiễu và cản trở mạch tiếp nhận thông tin, nên các bạn cần hết sức thận trọng để không sai sót nhé!
Trong bài IELTS Listening, có rất nhiều Traps (bẫy) khiến bạn mất điểm đáng tiếc. Để hạn chế điều này, các bạn đọc bài chia sẻ ở đây nhé:
05 BẪY (TRAPS) THƯỜNG GẶP TRONG BÀI NGHE IELTS: NÉ “TRAPS” HIỆU QUẢ
Câu cuối cùng cũng mang tính thử thách khi người tiếp viên đưa ra mốc thời gian lúc đầu là “4p.m”. Nếu nghe không kỹ, các bạn sẽ dễ chọn mốc giờ này và bỏ qua những câu thoại còn lại.
Ở đoạn sau, người tiếp viên đề ra một mốc giờ khác là “two” và vị khách đã xác nhận là “Two would be better for us, please.” Do đó, đáp án chính xác cho câu 4 phải là 2/two.
Trong bài viết này, thầy đã cùng các bạn đi qua dạng thứ hai trong số 4 dạng Fill in the Blanks – Form Completion. Với sự tự tin và cẩn trọng, thầy tin rằng các bạn sẽ dễ dàng vượt qua và ghi được những điểm số thật tốt trong phần bài này.
Hẹn gặp lại các bạn với những dạng tiếp theo của Fill in the Blanks nhé!
Hoặc các bạn có thể tìm hiểu bài hướng dẫn cách làm chung có dạng Fill in the Blanks nè:
03 BƯỚC GIÚP BẠN CHINH PHỤC DẠNG BLANK-FILLING TRONG IELTS LISTENING
Nguyễn Vương Cao Duy
Tự học kỹ năng IELTS Listening cùng những chia sẻ của Đội ngũ Sư phạm ILP Vietnam:
SÁCH LUYỆN NGHE IELTS CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU
05 VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP KHI LUYỆN NGHE IELTS VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
CHIẾN THUẬT LÀM BÀI LISTENING IELTS: DẠNG PLAN/ MAP/ DIAGRAM