Mục lục
Ngôn ngữ là một đặc trưng của văn hóa và chính bản sắc văn hóa cũng có thể được đánh dấu bằng ngôn ngữ. Việc sử dụng linh hoạt ngôn ngữ thể hiện đa dạng trong văn hóa.
Khi “học cách làm chủ” một ngôn ngữ, các bạn thường tiếp cận với qua 2 phương thức chính là giao tiếp và ghi chép. Và cũng vì thế ngôn ngữ chủ yếu có thể được chia thành hai khía cạnh chính: ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Ngôn ngữ nói bao gồm kỹ năng nói và nghe trong khi ngôn ngữ viết liên quan đến kỹ năng đọc và viết.
Trong quá trình học tiếng anh, các bạn đôi khi bị nhầm lẫn giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Đây là lý do tại sao cần phải hiểu rõ 2 dạng này và nắm được rằng học viết tiếng Anh hay học nói tiếng Anh đều quan trọng như nhau.
Hãy cùng mình khám phá sự khác biệt giữa hai hình thức tiếng Anh này nhé!
Có thể dễ dàng hiểu rằng ngôn ngữ nói là ngôn ngữ âm thanh, là lời nói. Dạng ngôn ngữ thường sử dụng trong giao tiếp và những cuộc trò chuyện hằng ngày, thường tự phát và nhất thời.
Trong một cuộc đối thoại, người nói và người nghe trực tiếp trao đổi với nhau, và có thể đổi vai qua lại (nói – nghe, nghe – nói). Chính vì điều này mà trong giao tiếp có thể thay đổi, người nói ít có điều kiện gọt giũa câu từ, nội dung câu nói, người nghe sẽ ít có điều kiện suy ngẫm, phân tích.
Trước hết, ngôn ngữ nói rất đa dạng về ngữ điệu ( bao gồm: cao, thấp, nhanh, chậm, mạnh, yếu, liên tục hay ngắt quãng). Ngữ điệu được xem là yếu tố quan trọng trong việc truyền tải thông tin, thể hiện cảm xúc và hàm ý của người nói.
NGỮ ĐIỆU TRONG TIẾNG ANH (INTONATION) QUAN TRỌNG NHƯ THẾ NÀO VÀ CÁCH CẢI THIỆN NGỮ ĐIỆU KHI NÓI
Ngôn ngữ nói có sự phối hợp nhịp nhàng giữa âm thanh và cử chỉ, dáng điệu… Những yếu tố này càng được sử dụng và kết hợp hài hòa bao nhiêu thì việc truyền tải thông tin sẽ hiệu quả bấy nhiêu.
So với ngôn ngữ viết, từ ngữ các bạn dùng trong ngôn ngữ nói phong phú và thoải mái hơn rất nhiều, chẳng hạn như từ địa phương, trợ từ, thán từ, khẩu ngữ, tiếng lóng, biệt ngữ, …
Có một đặc điểm rất điển hình của ngôn ngữ nói, chính là các hình thức tỉnh lược. Đôi khi, bạn có thể bắt gặp những câu văn rất dài và rườm rà khi viết, nhưng với cùng một nội dung, khi nói sẽ lược bỏ và chỉ nói một số cụm từ diễn tả đại ý.
ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP DÀNH CHO SINH VIÊN NGÀNH NGÔN NGỮ ANH – HỌC GÌ, LÀM GÌ?
Điều quan trọng chính là trong tình huống, ngữ cảnh đó, người nghe có thể hiểu được thông tin mà người nói muốn truyền tải. Bởi vì tỉnh lược như vậy, cho nên nếu muốn hiểu trọn vẹn ý nghĩa của câu nói, từ vựng nào dùng trong văn nói, các bạn nhất định phải gắn với ngữ cảnh.
Một số hình thức và cấu trúc ngữ pháp không chính thức cũng đặc trưng cho ngôn ngữ nói. Ví dụ như ‘my bad’, ‘y’know’, ‘busted,’ ’ain’t’, v.v. Những từ và cụm từ như vậy đôi khi được sử dụng trong ngôn ngữ nói, nhưng hiếm khi được sử dụng trong ngôn ngữ viết.
Ngôn ngữ viết là ngôn ngữ thể hiện bằng chữ viết trong văn bản và được tiếp nhận bằng thị giác. Hai kỹ năng ngôn ngữ chính được sử dụng trong ngôn ngữ viết là kỹ năng đọc và viết.
Ngôn ngữ viết thường trang trọng và phức tạp hơn ngôn ngữ nói, có thể chứa các câu dài hơn và được sử dụng ở những thì cao cấp hơn.
Tuy nhiên, một số dạng ngôn ngữ viết như tin nhắn tức thời và thư không chính thức thường gần với ngôn ngữ nói hơn. Vì ngôn ngữ viết không nhận được phản hồi ngay lập tức, nên đòi hỏi phải rất rõ ràng và minh bạch.
Đối với ngôn ngữ viết, người viết và người đọc phải biết và nắm những kí hiệu chữ viết, quy tắc chính tả và cả quy tắc tổ chức văn bản. Hơn nữa, khi viết đòi hỏi phải suy ngẫm nhiều về nội dung nói, cách sử dụng cấu trúc câu, cụm từ, cách diễn đạt ý. Đặc biệt, các bạn không được dùng khẩu ngữ, từ địa phương, … trong văn viết.
Ngôn ngữ viết không có yếu tố ngữ điệu, cử chỉ nhưng có sự hỗ trợ của hệ thống dấu câu, các kí hiệu văn tự, hình ảnh minh họa, bảng biểu, sơ đồ…
Ngoài ra, ngôn ngữ viết được tiếp nhận đông đảo bởi người đọc trong không gian và thời gian lâu dài.
Ngôn ngữ nói thường liên quan đến kỹ năng nghe và nói (speaking and listening). |
Ngôn ngữ viết thường liên quan đến kỹ năng đọc và viết (reading and writing). |
Người nói có thể sử dụng ngôn ngữ, ngữ điệu, âm thanh, âm lượng để bộc lộ cảm xúc thông qua câu nói. |
Người viết chỉ có thể truyền tải thông điệp qua chữ viết, tựa đề, bố cục và dấu câu. |
Có thể sử dụng phương ngữ, chơi chữ, cách diễn đạt thân mật và gần gũi hơn. Tuy nhiên tính chính xác sẽ ít đi. Bạn sẽ thường nghe thấy những người bản ngữ Anh cũng mắc những lỗi trong ngữ pháp mà họ không bao giờ mắc phải trong ngôn ngữ viết. Ví dụ: How many apples are left? (Còn mấy quả táo nữa?) |
Từ ngữ được sử dụng là những từ vựng phổ thông để mọi người đều dễ dàng nắm bắt. Ngôn ngữ viết thường có xu hướng trang trọng, phức tạp và có tính chính xác hơn. Ví dụ: How many are apples left? (Còn mấy quả táo nữa?) |
Người nói thường dùng những dạng rút gọn như I’ll hay don’t hoặc những tiếng lóng cho câu nói thêm sinh động. Ví dụ: You’re so beautiful. |
Ngôn ngữ viết thường được viết rõ ràng và thậm chí việc viết tắt trong bài thi IELTS là một cấm kỵ. Ví dụ: You are so beautiful. |
Các câu nói có thể chứa các đoạn chưa hoàn chỉnh và đôi khi bị lặp lại, ngắt quãng, sửa chữa. |
Thường là những câu đúng ngữ pháp, và có thể chứa những câu dài ở các thì phức tạp. Ví dụ: Peter had been thinking of taking a house in Tuscany for some years before he met Mary. (Peter đã nghĩ đến việc mua một ngôi nhà ở Tuscany trong vài năm trước khi anh ta gặp gỡ Mary.) → Với kiểu cấu trúc ngữ pháp như trong câu này có thể được dùng trong ngôn ngữ giao tiếp hằng ngày nhưng thường là hiếm khi sử dụng như vậy. |
Trong văn nói các bạn sử dụng những từ thay thế cụ thể hơn (personal). Ví dụ: people, we, scientists |
Chúng ta sử dụng những từ thay thế bao quát hơn (impersonal – indirect way of talking about people) Ví dụ: modern society |
Với ngôn ngữ được sử dụng trong tin nhắn thông thường, mặc dù được thể hiện dưới dạng chữ viết nhưng lại mang đậm phong cách giao tiếp. Đây có thể được xem như một cách trò chuyện từ xa và phản ánh rõ nét mối quan hệ cũng như cách ứng xử thường nhật giữa 2 bên.
Một điều đặc biệt là việc sử dụng “teencode” hay những từ thượng thanh đã mang ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết đang xen vào nhau, tạo nên một sự giao thoa độc đáo, hài hòa.
GIAO TIẾP TIẾNG ANH TỰ TIN HƠN NHỜ ỨNG DỤNG BODY LANGUAGE HIỆU QUẢ
Ngoài ra, trong thực tế, có 2 trường hợp đặc biệt:
Thứ nhất, ngôn ngữ nói được lưu bằng chữ viết (cuộc đối thoại của các nhân vật trong truyện, ghi lại các cuộc phỏng vấn tọa đàm, ghi lại cuộc nói chuyện, …). Lúc này, văn bản viết sẽ sử dụng ngôn ngữ nói để biểu hiện sinh động, cụ thể.
Thứ hai, ngôn ngữ viết trong văn bản, nhưng lại được trình bày bằng lời nói miệng (thuyết trình, đọc văn bản, …). Trong những tình huống như vậy, lời nói đã tận dụng triệt để ưu thế của văn bản viết (suy ngẫm, lựa chọn, sắp xếp…), đồng thời phối hợp các yếu tố đặc trưng của ngôn ngữ nói (chẳng hạn như cử chỉ, nét mặt, ngữ điệu, …) để truyền tải thông tin.
Mặc dù ngôn ngữ là một tổng thể thống nhất nhưng luôn có những khác biệt nhất định khi nói và viết. Vì vậy, các bạn cần chú ý để chọn lọc, sử dụng phù hợp trong từng tình huống thực tế. Như vậy có thể dễ dàng truyền tải thông tin cũng như có được sự thấu hiểu trong giao tiếp.
Dương Hồ Bảo Ngọc