MỘT SỐ PRONUNCIATION FEATURES TRONG IELTS SPEAKING – PHẦN 1: STRONG FORM VÀ WEAK FORM

pronuciation features - strong form và weak form

Ngôn ngữ là sự luyện tập và tích lũy theo thời gian. Tiếng Anh cũng không là một ngoại lệ. Ngoài những yếu tố, thành phần được biết đến rộng rãi như đặc trưng của tiếng Anh thì còn có những chi tiết nhỏ mà học viên cần chú ý tìm hiểu mới có thể dễ dàng làm chủ quá trình sử dụng ngôn ngữ. 

Đó là lý do chuỗi bài giới thiệu về một số Pronunciation features trong tiếng Anh nói chung, trong IELTS Speaking nói riêng ra đời. Phần mở đầu là những chia sẻ về Strong FormWeak Form. Các bạn theo dõi nhé!

ĐỂ GHI ĐIỂM TIÊU CHÍ “PRONUNCIATION” TRONG BÀI THI SPEAKING IELTS

Weak form

Trong tiếng Anh, thời gian bạn hoàn thành một câu nói phụ thuộc vào số lượng âm nhấn chứ không phải số lượng từ vựng hoặc âm tiết của câu. 

nhấn âm trong tiếng anh

Nguyên nhân là vì trong một câu văn, có những từ vựng không mang giá trị ngữ nghĩa mà chỉ đóng góp vào việc hoàn thành cấu trúc ngữ pháp (grammatical words). Những từ có thể kể đến bao gồm mạo từ (articles), giới từ (prepositions) hay trợ động từ (auxiliary words)

DÙNG MẠO TỪ TRONG TIẾNG ANH NHƯ THẾ NÀO CHO ĐÚNG?

Ví dụ:

  • Can you see the man sitting in the car?

(Bạn có nhìn thấy người đàn ông đang ngồi trong xe không?)

  • Tell her to fill in the form!

(Bảo cô ấy điền vào tờ đăng ký!)

Những từ không được tô đậm như trong ví dụ sẽ không được nhấn âm, và vì thế sẽ được xếp vào nhóm “weak form”. Weak form thường được đọc theo phát âm schwa (Schwa sound) hay còn được gọi là âm lười (lazy sound). Phát âm này rất nhẹ và khó để nghe rõ. 

weak form trong tiếng anh

Một cách để nhận biết “weak form” là dựa vào cách đọc rút gọn theo phiên âm của từ vựng được viết tắt. 

Ví dụ:

  • I will come tonight (strong form)I’ll come tonight (weak form)

(Tôi sẽ đến vào tối nay.)

  • You are my best friend (strong form)You’re my best friend (weak form)

(Cậu là người bạn thân nhất nhất của tôi.)

Strong form

Ngược lại, những từ khóa trong câu như chủ từ, động từ hay tính từ… được xếp vào nhóm “strong form”, thường được đọc rõ từng âm tiết, nhằm mục đích nhấn mạnh ý kiến của người nói. 

strong form và weak form trong tiếng anh

Ví dụ:

I will visit him. (Tôi sẽ đến thăm anh ấy.)

Weak form: /aɪ əl ˈvɪz.ɪt s ɪm/

Strong form: /aɪ wɪl ˈvɪz.ɪt  him/

I would like some fish and chips. (Tôi muốn một ít cá và khoai tây chiên.)

Strong form: /aɪ wʊd laɪk sʌm fɪʃ ænd tʃɪps/

⇒ Cách nói này nghe không tự nhiên, và dù bạn có tin hay không, thì sự thật là dễ gây ra sự khó hiểu cho người bản xứ.

Weak form: /ɑ wəd laɪk səm fɪʃ ən tʃɪps/ hoặc /ɑd laɪk səm fɪʃ ən tʃɪps/

⇒ Có thể thấy được là trợ động từ would có 2 cách đọc theo dạng “weak form”/wəd//d/.

Trên thực tế, không phải lúc nào cũng có sự thay đổi trong cách viết mà cách đọc của từ vựng cũng được thay đổi theo dạng “strong form”“weak form”

CÁCH LUYỆN NÓI TIẾNG ANH MỘT MÌNH THEO PHƯƠNG PHÁP EFFORTLESS ENGLISH

Một số những ví dụ về sự biến đổi trong phiên âm có thể kể đến như:

Strong form

Weak form

but →  /bʌt/

VD: The vacation was tiring but very happy.

but → /bət/

VD: But for your help, she could have lost.

the → /ðiː/

VD: She told me about the apples.

the → /ðə/

VD: Please give me the book.

that → /ðæt/

VD: I don’t like that plate.

that → /ðət/

VD: I believe that the story is true.

does → /dʌz/

VD: He does want to study abroad.

does/dəz/

VD: Does she go to work on foot?

at/æt/

VD: What are you pointing at?

at/ət/

VD: We usually watch TV at 7 in the evening.

her → /hə:/

VD: It is her who came late this morning.

her/hə/

VD: Her dog broke the vase.

him/him/

VD: I’m talking to him not to you.

him/im/

VD: I saw him reading a book in the library.

Những học viên chưa đi vào quá trình tìm hiểu chuyên sâu tiếng Anh thường lựa chọn áp dụng phát âm theo dạng “strong form”, vì thế dẫn đến thiếu tự nhiên và khó biểu đạt trọn vẹn cảm xúc. 

Trên thực tế, người bản xứ ưu tiên việc sử dụng “weak form” và mỗi câu nói đều được lồng ghép khá nhiều phát âm nhẹ.

người bản xứ ưu tiên sử dụng weak form

Đó cũng là lý do tại sao người học tiếng Anh không chuyên dễ vướng phải rào cản trong giao tiếp. Các bạn không quen với cách áp dụng “weak form” thường xuyên vào ngôn ngữ giao tiếp hoặc thậm chí không biết sự tồn tại của “strong form” và “weak form” trong phát âm.

NGỮ ĐIỆU TRONG TIẾNG ANH (INTONATION) QUAN TRỌNG NHƯ THẾ NÀO VÀ CÁCH CẢI THIỆN NGỮ ĐIỆU KHI NÓI

Trên đây chỉ là một số trường hợp thường gặp của sự biến đổi trong cách phát âm khi chuyển đổi qua lại giữa “strong form”“weak form” mà bạn nên lưu ý. 

Tùy vào tình huống và mục đích sử dụng, các bạn có thể lựa chọn cách phát âm hợp lý để truyền tải thông điệp được hiệu quả và chính xác nhất. 

Hy vọng bài viết trên phần nào giúp bạn có thêm kiến thức bổ ích, mới mẻ để nâng cấp phần thi IELTS Speaking của mình và đạt band điểm tốt nhất.

Dương Hồ Bảo Ngọc

Bài mẫu IELTS Speaking:

BÀI MẪU IELTS SPEAKING BAND 7.0 – CHỦ ĐỀ FOOD

BÀI MẪU IELTS SPEAKING BAND 7.0 – CHỦ ĐỀ TOWN AND CITY

BÀI MẪU IELTS SPEAKING – CHỦ ĐỀ TRAVEL & HOLIDAYS