Mục lục
Rất nhiều học viên chia sẻ rằng các bạn không thể nhớ nổi nội dung bài đọc hiểu, hoặc quên ngay sau khi vừa đọc bài. Chính do quá trình quên nhanh chóng các nội dung quan trọng này, các bạn thường không thể kết nối kiến thức, không thể hoàn thành tốt công việc của chính bản thân nói chung và đạt được mục tiêu trong bài thi IELTS nói riêng.
Bên cạnh đó, khi nhắc đến kỹ năng Reading IELTS, đa phần các thí sinh dành nhiều thời gian cho việc giải bài tập Reading hơn là nghiên cứu nội dung bài đọc.
Nói cách khác, các bạn đang “làm” bài đọc và chưa thật sự “học” kiến thức từ bài Reading hay rèn luyện kỹ năng đọc hiểu của mình.
Để cải thiện vấn đề nêu trên, bài viết dưới đây sẽ giới thiệu và hướng dẫn các bạn cách áp dụng phương pháp SQ3R vào việc luyện đọc nói chung, và kỹ năng Reading IELTS nói riêng, từ đó bạn hoàn toàn có thể tiếp cận bất kỳ bài đọc nào một cách chủ động và hiệu quả hơn.
Các chữ cái SQ3R là từ viết tắt của các kỹ thuật sẽ sử dụng liên tiếp theo tuần tự, để đạt đến mục đích cuối cùng là nắm toàn bộ nội dung của tài liệu. Cụ thể:
Đây là một kỹ thuật hữu hiệu nhằm giúp các bạn nắm hết toàn bộ nội dung thông tin của một tài liệu, một quyển sách,… thông qua việc làm cho bạn phải chú tâm đọc tài liệu một cách tích cực.
Phương pháp này được nhiều trường đại học trên thế giới khuyến khích các sinh viên sử dụng để nâng cao hiệu quả học tập, nghiên cứu.
Trong nội dung tiếp sau đây, bài viết sẽ đưa ra hướng dẫn chi tiết cách thực hiên phương pháp SQ3R theo từng bước.
Ở bước đầu tiên, các bạn bắt đầu xem qua tiêu đề chính và tiêu đề phụ.
Sau đó, sử dụng kỹ thuật “skimming” để nắm tổng thể nội dung bài.
CÁC KỸ NĂNG PHỤ CẦN THIẾT ĐỂ CẢI THIỆN READING – PHẦN 1: SKIMMING VÀ SCANNING
Chú ý vào các điểm nổi bật như các câu chủ đề, các chữ in đậm, in nghiêng, mục lục, các tiêu đề của chương, các tựa đề, phần tóm tắt, phần mở đầu, phần kết luận, hoặc những bảng biểu, đồ thị, hình vẽ trong sách (nếu có) trong từng đoạn.
Các bạn cần dành tối thiểu 3 phút cho bước này để nắm sơ lược về kiến thức và thông tin được trình bày trong bài đọc.
Từ bức tranh tổng quan ở bước 1, các bạn bắt đầu tự đặt ra các câu hỏi liên quan đến nội dung bài. Những câu hỏi này có thể xuất phát từ tiêu đề và từ câu chủ đề của mỗi đoạn.
Các bạn lưu ý TRÁNH đặt ra các câu hỏi đóng (câu hỏi Yes – No), mà cần tập trung vào những câu hỏi mở, dự đoán về thông tin của bài, hoặc thông tin trong từng đoạn văn nhỏ (câu hỏi W(h)-questions).
Sau khi đã hoàn thành sự chuẩn bị kỹ lưỡng như trên, các bạn bắt đầu đọc kỹ nội dung bài để tìm ra câu trả lời cho những thắc mắc đã đặt ra ở bước 2.
Lưu ý tập trung cao độ, tránh để mình sao nhãng ở bước này vì đây là giai đoạn quan trọng để độc giả thu thập thông tin một cách chủ động và hiệu quả nhất.
Đúng như tên gọi – “thuật lại”, ở bước này các bạn giúp não bộ tập trung ghi nhớ về nội dung vừa xem bằng cách thuật lại, diễn giải nội dung đã đọc bằng chính ngôn ngữ của bản thân.
Nhìn chung, đây là giai đoạn tốn nhiều thời gian nhất trong cả quy trình của phương pháp SQ3R.
Cụ thể, sau khi đọc xong mỗi đoạn thông tin, các bạn tự trả lời các câu hỏi ở bước 2 bằng chính suy nghĩ, ngôn từ của mình. Điều quan trọng ở bước này là phải dùng chính ngôn ngữ của mình để thuật lại hay diễn tả lại.
Lưu ý:
Cuối cùng, các bạn tổng hợp lại những gì mình đã học được từ các bước trên.
Bạn có thể dùng mindmap, sơ đồ, hoặc các từ khóa để gợi lại thông tin và kiến thức trong bài.
Lưu ý, phần ôn tập này cần lặp lại nhiều lần, có thể mỗi tuần một lần để não bộ có thể ghi nhớ lâu hơn lượng kiến thức đã thu thập, từ đó bạn đọc có thể vận dụng tốt hơn vào thực tế.
Thông tin thu thập được từ các bài đọc cũng đóng vai trò không nhỏ trong việc nâng cao hiểu biết của người học về một chủ đề/khái niệm cụ thể.
Thế nên người học sẽ lãng phí thời gian của chính mình nếu vẫn duy trì việc đọc thụ động hay đọc để đối phó các bài tập đi kèm mà không thật sự tiếp nhận được kiến thức nào mới từ những bài đọc đó, và phương pháp SQ3R sẽ là chìa khóa để người học giải quyết vấn đề này.
Qua nội dung của bài viết hôm nay, hy vọng bạn đọc đã tìm được một phương pháp phù hợp với bản thân trong việc luyện tập kỹ năng Reading IELTS, và từ đó thay đổi phong cách đọc hiểu của mình sao cho hiệu quả, tối ưu, và chủ động nhất đối với tất cả các bài viết từ học thuật cho đến kiến thức đời sống thường nhật.
Liên Hương
Cải thiện 04 kỹ năng IELTS cùng Đội ngũ Học thuật ILP:
CÁCH LÀM BÀI MULTIPLE CHOICE IELTS READING LOẠI 1 VÀ XỬ LÝ LỖI SAI THƯỜNG GẶP
10 IDIOMS MIÊU TẢ CẢM XÚC CỰC XỊN TRONG IELTS SPEAKING
CÁCH TRẢ LỜI CÂU “TO WHAT EXTENT DO YOU AGREE OR DISAGREE?” TRONG IELTS WRITING TASK 2