Mục lục
Thông thường, trong một bài viết nếu có quá nhiều từ hoặc những thành phần không cần thiết sẽ “che khuất” ý cốt lõi và làm gián đoạn dòng chảy của toàn bộ bài. Thông điệp bài viết vì vậy, không thể nổi bật được.
Đặc biệt, đối với phần thi IELTS Writing, việc bạn viết quá nhiều ý lam man là một điểm trừ lớn. Vậy làm sao để viết ngắn gọn và đúng trọng tâm?
XÁC ĐỊNH YÊU CẦU ĐỀ VÀ CÁC DẠNG BÀI WRITING TASK 2 NHƯ THẾ NÀO?
Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn các bạn phương pháp “Decluttering” hay còn được biết là phương pháp tinh gọn bài viết. Đây được xem là cách thức hữu hiệu giúp thí sinh khai triển ý tưởng của mình mà không sợ viết lan man, dài dòng.
Bài viết khi có quá nhiều thông tin chi tiết sẽ khiến người đọc hoài nghi rằng tại sao mình lại đưa vấn đề này ra và liệu có quan trọng hay không.
Chính vì lý do đó, có một số bài viết dù viết rất dài nhưng điểm không nằm ở mức cao bởi vì không xác định được đoạn nào là ý chính.
Cùng nhìn vào ví dụ dưới đây để hiểu rõ hơn:
He had arrived at the vending machine and was punching the buttons on its front with an outstretched index finger when a voice from behind him broke him away from his thoughts.
(Anh ấy vừa đến máy bán hàng tự động và dùng ngón trỏ đang duỗi thẳng của mình bấm vào các nút trước mặt thì một giọng nói vang lên khiến anh ngừng suy nghĩ.)
He was punching the buttons on the vending machine when a voice behind him broke into his thoughts.
(Anh ấy đang bấm các nút trên máy bán hàng từ động thì bỗng một giọng nói phía sau vang lên.)
Hai câu trên thật chất đều cùng một ý. Nếu như ở câu trên tác giả tập trung miêu tả quá chi tiết về hành động của nhân vật chính (dùng ngón trỏ đang duỗi thẳng của mình bấm vào các nút trước mặt) và phân chia nhiều câu trong khi ở câu dưới, tác giả chỉ viết ngắn gọn một câu đã miêu tả được trọn vẹn nhân vật chính đang làm gì.
CÁCH TRẢ LỜI CÂU “TO WHAT EXTENT DO YOU AGREE OR DISAGREE?” TRONG IELTS WRITING TASK 2
Những từ chỉ mang nghĩa bổ ngữ, hoặc những từ chỉ mang chức năng ngữ pháp như “it was”, “there was” thì không nên xuất hiện quá nhiều trong bài, đây sẽ là một trong những nguyên do khiến bài viết của bạn không liền mạch.
Cùng xem ví dụ dưới đây nhé:
I headed down a rickety set of wooden steps to the basement. There was a dim light ahead in the hallway. To the right, there were cardboard boxes stacked high. To the left, there was a closed door with a padlock. Suddenly, I heard muffled sounds. There was someone upstairs.
(Tôi xuống dãy bậc thang bằng gỗ ọp ẹp dẫn đến tầng hầm. Có một ngọn đèn mờ phía trước hành lang. Bên phải có những hộp các tông xếp chồng lên nhau. Bên trái, có một cánh cửa bị khoá chặt. Đột nhiên, tôi nghe thấy những âm thanh bị bóp nghẹt. Có ai đó trên lầu.)
I headed down a rickety set of wooden steps to the dimly lit basement. To the right, cardboard boxes were stacked high. To the left, I saw a closed door with a padlock. Suddenly, I heard muffled sounds. Someone was upstairs.
(Tôi đi xuống một dãy bậc thang bằng gỗ ọp ẹp để đến tầng hầm tối tăm. Ở bên phải, các hộp các tông được xếp chồng lên nhau cao chót vót. Ở bên trái, tôi thấy một cánh cửa bị khoá. Đột nhiên, tôi nghe thấy những âm thanh bị bóp nghẹt. Ai đó đã ở trên lầu.)
Theo bạn giữa hai đoạn văn trên, đoạn văn nào có tính mạch lạc hơn? Rõ ràng đoạn văn sử dụng quá nhiều từ.
Đọc lại câu mình vừa viết và nếu như câu đó vẫn mang nghĩa khi loại bỏ từ “that” thì bạn không nhất thiết phải thêm vào trong câu, như vậy bài văn sẽ trở nên trôi chảy và đỡ rườm rà hơn.
Cùng đọc ví dụ sau nhé:
She said that you thought that it was too expensive and that you wanted to shop around.
(Cố ấy nói rằng bạn nghĩ rằng nó quá đắt và điều đó khiến bạn muốn mua sắm thêm các cửa hàng quanh đó.)
She said you thought it was too expensive and you wanted to shop around.
(Cô ấy nói rằng bạn nghĩ nó quá đắt và bạn muốn mua sắm thêm các cửa hàng quanh đó.)
Ở câu dưới, khi loại bỏ từ “that”, toàn bộ câu đều không bị thay đổi nghĩa và câu văn không còn lủng củng như ở câu trên. Chính vì vậy đừng nên quá lạm dụng từ “that”.
REFERENCING (PHÉP THAY THẾ) – CÔNG CỤ ĐẮC LỰC ĐỂ TĂNG COHERENCE AND COHESION TRONG WRITING
Dùng các từ (cụm từ) không cần thiết có thể cản trở việc diễn đạt và gây nhầm lẫn, khó chịu cho người đọc.
Hãy đọc câu văn dưới đây, những cụm từ (từ) không cần thiết sẽ được in nghiêng:
We passed an abandoned house that nobody lived in on a deserted street with no one around. The house was large in size and gray in color.
(Chúng tôi đi ngang qua một căn nhà bị bỏ hoang mà không một ai sống trên một con phố vắng vẻ không có ai ở gần đây. Ngôi nhà lớn có diện tích lớn và mang màu xám trong màu sắc.)
Như bạn thấy “abandone house” đã mang nghĩa nhà bỏ hoang, người đọc hoàn toàn có thể hiểu căn nhà này đã không có ai ở nên việc thêm “that nobody lived” quá dư thừa và nhắc lại những vấn đề đã được nhắc trước đó.
Hãy đọc ví dụ sau:
She moped around the house, unable to concentrate on anything. She felt sad.
(Cô ấy quanh quẩn trong nhà, không thể tập trung vào việc gì. Cô ấy buồn)
He paced nervously around the room, muttering to himself. He was agitated.
(Anh ấy bồn chồn đi lại trong phòng, lẩm bẩm một mình. Anh ấy đã bị kích động)
Như bạn đã thấy, câu đầu tiên ở hai trường hợp trên đã miêu tả rõ ràng việc nhân vật chính buồn hoặc bị kích động ra sao. Nên việc viết thêm câu sau “she felt sad”, “he was agitated” sẽ khiến bài văn của bạn bị lủng củng.
Đây là 5 cách cơ bản để giúp bài viết của bạn trở nên ngắn gọn hơn (decluttering) nhưng vẫn rõ ý. Việc tiếp theo là hãy luyện viết thật nhiều, sau đó đọc lại toàn bộ bài văn ấy để kiểm tra xem mình có mắc những lỗi trên hay không.
Hy vọng bài viết cung cấp những thông tin cần thiết giúp bạn có thể cải thiện kỹ năng viết của mình. Chúc các bạn đạt điểm cao trong kỳ thi sắp tới.
Trương Nguyễn Minh Tú
Cải thiện 04 kỹ năng IELTS cùng Đội ngũ Học thuật ILP:
09 COLLOCATIONS CHỦ ĐỀ THỜI TIẾT – LÀM THẾ NÀO ĐỂ ỨNG DỤNG TRONG IELTS SPEAKING?
ỨNG DỤNG CỦA PHƯƠNG PHÁP “DICTATION” – NGHE CHÉP CHÍNH TẢ TRONG IELTS LISTENING
CÁC KỸ NĂNG PHỤ CẦN THIẾT ĐỂ CẢI THIỆN READING – PHẦN 1: SKIMMING VÀ SCANNING