ỨNG DỤNG PRODUCTIVE THINKING (TƯ DUY HIỆU QUẢ) ĐỂ LÀM TỐT PHẦN THI IELTS SPEAKING PART 3

hướng dẫn ứng dụng productive thinking vào ielts speaking part 3

IELTS Speaking Part 3 được xem là một phần thi đòi hỏi kỹ năng tư duy cao, phức tạp, sâu rộng bên cạnh kiến thức về ngôn ngữ.

Để có thể xây dựng lối suy nghĩ, tư duy hiệu quả đế áp dụng cho phần thi IELTS Speaking Part 3, cùng thầy tìm hiểu bài viết về Productive Thinking dưới đây nhé!

Productive thinking là gì?

Productive thinking là gì?

Productive thinking (Tư duy hiệu quả)cách suy luận, diễn giải bậc cao nhằm giải quyết các vấn đề được đưa ra. 

Ngoài ra, việc sử dụng Productive thinking một cách hiệu quả cho thấy rằng bạn có sự am hiểu, thành công trong học tập, công việc và các mối quan hệ trong xã hội.

Một cách cụ thể và chi tiết hơn, Productive thinking là cách bạn tìm ra các dẫn chứng, manh mối, sự thật, bằng chứng, hay các mối liên hệ,… sau đó liên kết lại, kết hợp với sự phân tích, diễn giải, sáng tạo để tìm ra một giải pháp tối ưu nhất cho vấn đề.

Mô hình tư duy hiệu quả (Productive thinking) của Hurson

Mô hình tư duy hiệu quả của Hurson - productive thinking

Theo Tim Hurson, nhà diễn giả đã nghiên cứu và phát triển ra mô hình tư duy hiệu quả (Productive thinking).

Mô hình này là một phương pháp được vận dụng trong các bài nói mang tính chất thuyết trình, học thuật, và có mức độ nghiên cứu cao trong bài nói, buộc người học, người nói phải thật sự tìm hiểu kỹ cặn kẽ của đề bài từ đó mới có thể trình bày một cách chính xác.

Thời gian để chuẩn bị từ các bước đầu tiên đến bước cuối cùng của mô hình tư duy hiệu quả này cần tương đối nhiều thời gian để thuận tiện cho người học, người nghiên cứu sâu và  tìm hiểu vấn đề của bài nói.

BÀI MẪU IELTS SPEAKING – CHỦ ĐỀ TRAVEL & HOLIDAYS

Mô hình tư duy hiệu quả của Hurson gồm các bước như sau:

1. Ask “What’s going on?”

Đối với câu hỏi này, bạn cần phải đưa ra một số câu hỏi phụ như “Vấn đề hiện tại là gì?”, “Ảnh hưởng của vấn đề này là trực tiếp hay gián tiếp, đối tượng chịu ảnh hưởng là ai?”“Mục tiêu cụ thể là gì?”

xét ví dụ phân tích productive thinking

  • Vấn đề hiện tại: Về việc đi xe hoặc đi bộ trong thành phố của bạn?
  • Ảnh hưởng của vấn đề: Đi xe có nhanh hơn không so với đi bộ và ngược lại?
  • Mục tiêu cụ thể: Người dân đi xe và đi bộ trong thành phố.

2. Ask “What is success?”

Đối với câu hỏi này, diễn giả Hurson đã gợi ý cho bạn trả lời các câu hỏi theo “DRIVE”. Cụ thể:

  • Do: Bạn muốn giải pháp giải quyết điều gì?
  • Restrictions: Giải pháp của bạn có hạn chế gì không?
  • Investment: Các thông tin bạn có thể giải quyết vấn đề không?
  • Values: Giá trị của giải pháp là gì?
  • Essential outcomes: Các tiêu chí để đánh giá giải pháp có thành công hay không.

Từ ví dụ trên ta có:

Do: Giải pháp của bạn có giải quyết được tình trạng tắt nghẽn giao thông không?

Restrictions: Hạn chế của giải pháp bao gồm kinh phí làm đường cho người đi bô hay đường cho người chạy xe trong thành phố?

Investment: Với mật độ dân số trong thành phố thì phù hợp cho giải pháp nào hơn?

Values: Giảm được tình trạng tắt nghẽn giao thông và bảo vệ môi trường.

Essential outcomes: Dùng tiêu chí SMART để đánh giá giải pháp của bạn bao gồm (tính cụ thể, tính đo lường được, tính thực tế, tính liên quan và thời gian.)

3. Ask “What is the question?”

Các câu hỏi được đề ra trong bước này có liên quan đến cách thức“How” mà bạn có thể áp dụng để giải quyết vấn đề đã được đưa ra. 

Ngoài ra, các câu hỏi này còn phải hỗ trợ được bạn thực hiện những mục tiêu đã đề ra ở bước 1.

Từ ví dụ trên thầy có:

  • Làm thế nào để người dân đi bộ nhiều hơn?
  • Làm thế nào để số lượng người dùng xe giảm?

4. Generate answers

bước 4 mô hình tư duy hiệu quả - productive thinking

Ở bước này, các bạn tiến hành tìm ra lời giải cho câu hỏi về cách thức đặt ra ở bước 3. Thêm vào đó, bạn sẽ đưa ra quyết định sử dụng kỹ năng/kiến thức/phương pháp nào để giúp giải quyết vấn đề đó.

Đối với bước này, người nói cần chuẩn bị ít nhất 1 tuần, để có thể tìm ra tất cả các giải pháp khả thi cho bài nói, giúp bạn khái quát được cách bạn tìm ra hướng đi cho bài nói của mình.

Từ hai câu hỏi ở bước 3, các phương án được đặt ra ở đây:

  • Nâng cấp hệ thống đường bộ.
  • Khuyến khích người dân hạn chế sử dụng xe cá nhân.
  • Đẩy mạnh việc phạt khi vi phạm lỗi giao thông trong thành phố.
  • Mở những cung đường.
  • Đề cao sức khoẻ cá nhân từ việc vận động.

5. Forge the solution

bước 5 mô hình productive thinking

Bây giờ bạn sẽ phát triển ý tưởng của mình thành một giải pháp hoàn chỉnh.

Đến bước 5, bạn cần đề ra nhiều phương pháp khác nhau, nhưng bạn cần lưu ý tìm ra giải pháp hiệu quả nhất. Vì thế, bạn cần xem xét, cân nhắc giải pháp nào phù hợp với các tiêu chí đã được đề ra và xác định ở bước thứ hai.

Với những phương án từ bước bốn, bạn cần dành tối thiểu 15 phút cho mỗi phương án mà bạn đã liệt kê, đánh giá kỹ và xem xét các hướng đi để phân tích và so sánh xem phương án đó có thật sự phù hợp với “DRIVE” ở bước thứ 2.

Vẫn tiếp tục với ví dụ trên, các bạn có phân tích như sau:

  • Chẳng hạn như nâng cấp hệ thống đường bộ như thế nào để phần đường của người đi bộ không bị chiếm dụng, khói bụi ô nhiễm, nhiệt độ ngoài trời cao, các trung tâm mua sắm thiếu sự kết nối. 
  • Đề cao sức khoẻ cá nhân từ việc vận động người dân chấp nhận đi bộ với khoảng cách bao nhiêu, đi bộ khoảng đó có tăng sức khỏe không, mất thời gian đi bộ so với chi phí đi xe máy cái nào lớn hơn, đi bộ có ảnh hưởng đến khả năng mang theo đồ dùng, hàng hóa…

Sau khi phân tích kỹ hướng đi của tất cả phương án, bạn phải chọn ra phương án tối ưu nhất để trình bày trong bài nói của mình.

6. Align resources

bước 6 mô hình productive thinking

Khi bạn đã tìm ra được giải pháp tối ưu nhất, bước cuối cùng bạn phải tận dụng các nguồn lực mình có (đã được liệt kê ở bước hai) để bắt đầu thực hiện quá trình giải quyết vấn đề.

Ngoài ra, ở bước cuối cùng này, bạn đã xác định được giải pháp ổn định nhất để phát triển bài nói nhất, từ đó áp dụng các thông tin từ bước hai như (Do/ Restriction/ Investment/ Values/  Essential? Outcomes). 

Thời gian của bước 6 này rất quan trọng vì thế các bước trên bạn phải tìm hiểu tường tận câu hỏi để phát triển tối đa khả năng phát triển bài nói của mình.

KINH NGHIỆM TỰ LUYỆN SPEAKING IELTS – MẸO HAY VƯỢT ẢI

Ứng dụng Productive thinking để trả lời các dạng câu hỏi Speaking Part 3

Như các bạn đã biết. Part 3 là phần thi cuối cùng trong bài thi IELTS Speaking. Do đó, mô hình tư duy này sẽ là “trợ thủ đắc lực” giúp bạn trả lời tốt cho các câu hỏi về quan điểm, phân tích, đánh giá hay so sánh.

Thêm vào đó, Productive thinking giúp thí sinh có khả năng phân tíchnhìn các vấn đề đa chiều hơn. 

Bởi những lý do như vậy, đây được xem là phương pháp phù hợp áp dụng trong việc trả lời các câu hỏi trong IELTS Speaking Part 3.

CÁCH NÀO ĐỂ BẠN THỂ HIỆN TỐT NHẤT TRONG PHẦN THI IELTS SPEAKING PART 3

Tuy nhiên, vì mô hình từ duy hiệu quả của Hurson cần khá nhiều thời gian để bạn có thể cân nhắc và tính toán các hướng trả lời trong phần thi IELTS Speaking Part 3.

Vì thế, từ mô hình tư duy hiệu quả của của diễn giả Hurson, thầy đã ứng dụng và suy ra một mô hình có tính tương đồng, gần gũi hơn với bạn nhằm giải quyết các câu hỏi trong phần thi IELTS Speaking Part 3 một cách hiệu quả tối đa nhé!

Ứng dụng Productive thinking để trả lời các dạng câu hỏi Speaking Part 3

Ví dụ 1: Dạng câu hỏi cần đưa ra đánh giá, so sánh

ví dụ minh họa productive thinking speaking part 3

1. Phân tích câu hỏi Từ khoá: healthier, now, past.
2. Xác định hướng giải quyết
  • Khẳng định ý kiến: Con người ngày nay có khỏe mạnh hơn so với trước kia hay không. Với dạng đề này, bạn chọn câu trả lời là “có”.
  • Đưa ra so sánh, ví dụ minh họa.
3. Đặt câu hỏi nhỏ
  • Sức khoẻ tốt hơn và được cải thiện ở khía cạnh nào?
  • Tại sao có sự khác biệt?
4. Trả lời các câu hỏi
  • Tuổi thọ dài hơn, thể chất khoẻ mạnh hơn, chiều cao phát triển hơn.
  • Thức ăn: Hiện nay: đa dạng thực phẩm, đầy đủ chất dinh dưỡng >< Xưa: ăn các đồ ăn đơn giản.
  • Lối sống: Hiện nay: do có nhiều trung tâm thể dục, thể thao, mọi người cảm thấy có động lực để tham gia  >< Xưa: ít có các trung tâm này nên mọi người ít khi tập thể dục.
5. Xác định nguồn lực

Từ vựng về chủ đề:

  • More nutritious food: Đồ ăn dinh dưỡng hơn.
  • Average height: Chiều cao trung bình.
  • Poor diet: Chế độ ăn nghèo chất dinh dưỡng.
  • Low-quality food: Đồ ăn ít chất dinh dưỡng.
  • Live longer: Sống lâu hơn.
6. Phát triển ý thành bài nói Considering their longer lifespans and average height, I agree that people today are healthier and stronger than they were in the past. To begin, I believe that modern people have access to a greater range of food which is more nutritional, whereas people in the past would only consume some low-quality food. Additionally, it appears that people are more concerned with their health today as fitness facilities are prevalent in urban areas, encouraging residents to exercise more frequently. Conversely, in the past, fitness centers or gyms could be hard to come by, which prevented people from participating in many physical activities. In conclusion, modern people are living longer and healthier than people in the past due to all of these positive changes.

Ví dụ 2: Dạng câu hỏi cần đưa ra ý kiến

minh họa mô hình productive thinking trong speaking part 3

1. Phân tích câu hỏi
  • Từ khoá: bad habits, damaging to health.
  • Yêu cầu từ đề bài: Đưa ra một số lý do vì sao con người vẫn duy trì các thói quen xấu dù biết nó tác động xấu đến sức khoẻ.
2. Hướng giải quyết Nêu ra các ví dụ về thói quen xấu đề từ đó tổng quan thành lý do.
3. Đặt các câu hỏi nhỏ
  • Đưa ra một số ví dụ về thói quen xấu là gì?
  • Các thói quen này tác động tiêu cực đến sức khoẻ như thế nào?
  • Vì sao các thói quen này vẫn được duy trì?
4. Trả lời các câu hỏi
  • Hút thuốc, ăn thức ăn nhanh.
  • Đồ ăn gây vấn đề tim mạch, béo phì, hút thuốc gây ung thư phổi.
  • Thói quen khó bỏ, thức ăn nhanh tiện lợi hơn so với việc nấu đồ ăn, hút thuốc giúp giảm bớt căng thẳng.
5. Xác định các nguồn lực

Từ vựng về chủ đề:

  • Heart-related diseases: Bệnh về tim mạch
  • Obesity: Bệnh béo phì
  • Junk food = convenience food = fast food: Đồ ăn nhanh
  • Smoking: Hút thuốc
  • Release stress: Giải toả căng thẳng
6. Phát triển ý thành bài nói In my opinion, people continue to engage in unhealthy behaviors because they occasionally reap some benefits. For instance, despite the fact that eating fast food can lead to obesity or heart disease, busy people still favor it because it is convenient. Smoking is another example of a bad lifestyle. Apparently, smoking regularly increased risk for developing lung cancer. Smoking, however, might be seen as a stress-reliever when people are under pressure. People decide to maintain these unhealthy habits as a matter of fact.

Trên đây là 02 cách thầy ứng dụng Productive thinking để trả lời các dạng câu hỏi trong bài thi IELTS Speaking Part 3.

Hy vọng qua bài viết trên, bạn sẽ biết cách phân tích câu hỏi khó, từ đó hiểu rõ và sâu hơn về cách để tư duy trong phần thi Speaking Part 3.

Chúc bạn thành công nhé!

Zac Tran

Cải thiện kỹ năng IELTS Speaking cùng Đội ngũ Học thuật ILP:

06 “MẸO” HIỆU QUẢ GIÚP CẢI THIỆN PHÁT ÂM ENDING SOUND (ÂM CUỐI) TRONG SPEAKING

CẤU TRÚC ĐỀ THI SPEAKING IELTS VÀ CÁC BƯỚC CHINH PHỤC NHỮNG DẠNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP – PHẦN 1: DẠNG LIKING/ DISLIKING

CÁCH XỬ LÝ 3 TÌNH HUỐNG “KHÓ ĐỠ” TRONG IELTS SPEAKING