Mục lục
Passive Listening là phương pháp thường xuyên được sử dụng để rèn luyện kĩ năng nghe, đặc biệt là với những bạn vừa mới “chân ướt chân ráo” vào quá trình luyện thi IELTS 5.5+.
Vậy làm thế nào để áp dụng một cách hiệu quả nhất?
Bài viết này sẽ đưa ra một số gợi ý để giúp các bạn có thể hình dung được thế nào là nghe thụ động (Passive Listening) và cách áp dụng để nâng cao khả năng làm bài Listening.
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA NGHE TIẾNG ANH CHỦ ĐỘNG VÀ THỤ ĐỘNG – PHƯƠNG PHÁP NÀO HIỆU QUẢ?
Phương pháp nghe thụ động (Passive Listening) là khi chỉ ngồi nghe và không cần phải xử lý hoặc phản hồi thông tin bản thân nghe được. Mặc dù người học nghĩ rằng bản thân đang thật sự ngồi nghe nhưng thật chất sẽ chẳng đọng gì sau khi bài nghe kết thúc.
Việc nghe thụ động này diễn ra thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày, ví dụ như vừa học bài vừa nghe nhạc, hay vừa lau dọn nhà cửa vừa bật phim hoặc podcast.
Mục đích chủ yếu của việc nghe thụ động là giúp não quen dần với âm thanh thuộc ngôn ngữ mới.
Đó chính là lý do tại sao những học viên mới bắt đầu luyện thi IELTS thường được khuyên sử dụng phương pháp Passive Listening.
Passive Listening là sự kết hợp giữa nghe và một hành động khác.
Do đó, người nghe có thể bật audio tiếng Anh trong lúc thực hiện những việc thường ngày như dọn dẹp, đọc sách, nấu ăn… Duy trì những thói quen này giúp thúc đẩy hiệu quả luyện thi IELTS Listening.
Bật lại một bài diễn thuyết, podcast hay một bài thi nghe IELTS bạn đã từng nghe lên một lần nữa và nghe lại khiến bạn gợi nhớ các từ ngữ, cấu trúc cũ, giúp não bộ ghi nhớ sâu hơn về những kiến thức đã từng tiếp xúc qua.
Đây cũng là cách hay để bạn có thể ôn lại từ vựng hoặc các lỗi sai mình từng phạm phải (đối với bài thi Listening).
Với những bạn mới tiếp xúc với tiếng Anh, việc áp dụng phương pháp Passive Learning là điều hoàn toàn khuyến khích làm.
Bởi trong quá trình nghe thụ động, thay vì quan tâm tới nội dung, người nghe sẽ dần làm quen với ngữ điệu, phát âm, tốc độ nói,… của người bản xứ. Từ đó có thể cải thiện kĩ năng nói và nghe của bản thân bằng cách “bắt chước”.
Đây là một cách để những bạn học vỡ lòng có thể “tắm ngôn ngữ” nhanh nhất, tiến bộ rõ rệt trong những kỳ thi tiếng Anh sau này.
Khi nghe podcast hoặc video diễn thuyết như TED Talk, khó có thể tránh được tình trạng mất tập trung.
Việc thả lỏng bộ não này nếu như kéo dài thường xuyên sẽ khiến người nghe giảm khả năng cũng như phản xạ nghe của chính mình.
Chính vì thế, học viên nên dành khoảng từ 1 tới 2 phút để tập trung toàn bộ vào bài Listening đó. Điều này giúp bạn lắng nghe toàn bộ nội dung và kiểm tra mạch nói trước đó của bài.
Đối với những bạn mới học tiếng Anh hoặc bận rộn muốn rèn luyện kĩ năng nghe thì nên áp dụng phương pháp này.
Bởi thói quen nghe thụ động không gây ảnh hưởng đến những hoạt động còn lại của người nghe. Hãy thường xuyên luyện tập phương pháp Passive Listening để đạt được kết quả mong muốn trong bài IELTS Test.
Đề thi IELTS Listening thông thường yêu cầu thí sinh trích xuất chính xác những thông tin có trong bài để trả lời những câu hỏi trong đề, dưới hình thức điền vào chỗ trống, trắc nghiệm (multiple choice) hoặc matching, ….
Chỉ trong 30 phút, thí sinh cần phải dành sự tập trung cao độ và chủ động nghe đồng thời xử lý thông tin để đưa ra đáp án chính xác nhất.
Điều này hoàn toàn ngược lại với mục đích của phương pháp Passive Listening – nghe mà không cần để ý hay hiểu đối phương nói gì.
Nếu thí sinh lạm dụng phương pháp này để rèn luyện kĩ năng nghe trong quá trình ôn thi IELTS Listening vô tình khiến não bộ dần quen với việc cho phép thông tin trôi đi mà không đọng lại được gì.
Ngoài ra, việc vừa nghe vừa làm những hoạt dộng khác làm giảm độ tập trung của thí sinh, dẫn đến kết quả không mong muốn rằng người nghe có thể cảm thấy bài nghe rất thuận tai, rất dễ nghe nhưng lại chẳng xác định được thông tin mà đề bài yêu cầu.
Vì vậy nếu như muốn nâng band điểm cho kĩ năng nghe trong kì thì IELTS, tốt nhất nên giảm thiểu việc nghe thụ động (Passive Listening). Thay vào đó, khuyến khích thí sinh thực hành thường xuyên hơn với phương pháp nghe chủ động (Active Listening).
ỨNG DỤNG CỦA PHƯƠNG PHÁP “DICTATION” – NGHE CHÉP CHÍNH TẢ TRONG IELTS LISTENING
Bài viết đã cung cấp định nghĩa về phương pháp nghe thụ động đồng thời mang đến các gợi ý, hoạt động phù hợp để các bạn có thể vận dụng vào quá trình luyện thi IELTS.
Bên cạnh đó, bài viết không khuyến khích việc bạn lạm dụng quá nhiều phương pháp này khi luyện tập thi IELTS Listening bởi những bất lợi mà nó có thể mang lại.
Hy vọng các bạn có thể phân bổ lộ trình rèn luyện kỹ năng Listening của mình thật hợp lý từ đó tiến tới kết quả tốt trong kỳ thi.
Trương Nguyễn Minh Tú
Cải thiện kỹ năng IELTS Listening cùng Đội ngũ Học thuật ILP:
LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRÁNH THỪA HOẶC THIẾU “S” KHI LÀM CÁC DẠNG LISTENING IELTS?