Phạm Trần Kiên – tốt nghiệp ngành Giáo dục tại Đại học Wisconsin-Superior ở Mỹ và nhận bằng thạc sĩ ngành Giảng dạy Ngôn ngữ tại Đại học Canberra, Australia.
Được biết, ngày 13/5 vừa rồi, Kiên vừa thi IELTS, anh chia sẻ rằng không thể tập trung quá 40 phút trong phòng thi bởi đầu nhức, chân tay run vì ảnh hưởng của hội chứng tăng động giảm chú ý (ADHD). Tuy vậy, anh đã đạt điểm Overall 8.5 với 2 kỹ năng Listening và Reading đạt band điểm 9.0 đầy ấn tượng.
Anh chia sẻ thêm về Hội chứng ADHD (Hội chứng về não, gây khó khăn trong việc kiểm soát hành vi cá nhân, hiếu động thái quá và khả năng tập trung kém), khi còn học tại Mỹ, điều này đã khiến anh không thể ngồi yên một chỗ quá 40 phút. Theo đó, vài năm trước, anh thường phải sử dụng thuốc để giảm thiểu tác động của Hội chứng này.
Dù vậy, anh vẫn quyết tâm kiên trì rèn luyện để đạt band điểm IELTS cao như mong muốn. Anh chia sẻ thêm, trước ngày thi 2 tuần, Kiên xác định những kỹ năng “làm khó” bản thân anh.
Với Listening, anh thường sẽ nghe trên Youtube với tốc độ 1.75 đến 2.0 cho đỡ sốt ruột; tuy vậy, với lần thi này, mục tiêu của anh là cải thiện sự tập trung nên Kiên đã làm ngược lại với trước đây, chỉ sử dụng tốc độ phát 0.75.
“Nghe có vẻ ngược đời, nhưng đó là điều tôi đã phải làm. Cách này đã giúp tôi khá nhiều vào ngày thi. Nhưng đến Section 4 của phần thi Nghe, não bắt đầu ‘đình công’, khiến tôi phải tự cấu vào đùi liên tục để tập trung trở lại”, Kiên nhớ lại.
Sau khi bài thi Nghe kết thúc, Kiên bắt đầu sao nhãng, đầu nhức và tay run, vì thiếu nước nên chứng ADHD càng trầm trọng gây cho anh nhiều ảnh hưởng. Anh đã rất cố gắng để làm xong Reading trong 50 phút và dành 10 phút cuối để rà soát lại đáp án.
Đến khi bắt đầu phần thi Writing sự tập trung và thể lực của anh chỉ khoảng 40%. Tùy vậy, anh vẫn tuân thủ các nguyên tắc “phần nào nhiều điểm hơn sẽ làm trước”. Kiên làm Task 2 trong 40 phút, dành 15 phút cho bài Process của Task 1 và dành 5 phút cuối để kiểm tra lại bài làm.
Kiên kể thêm: “Do triệu chứng của ADHD, vừa viết, tay và chân tôi rung lên bần bật, đầu rất đau. Lúc đó, tôi chỉ muốn mau chóng ra khỏi phòng thi”.
Trong 4 kỹ năng, điểm Speaking và Writing của anh thấp hơn những lần thi trước vì anh đã có sự chủ quan khi trong quá khứ anh đã đạt kết quả tốt hơn, vì thế trước khi thi anh đã không luyện tập lại. Ở kỹ năng Speaking, Trần Kiên khuyên nên kéo dài phần trả lời, cố gắng đưa ra nhiều thông tin để giám khảo có thêm căn cứ đánh giá.
Theo thạc sĩ, mấu chốt của kỹ năng Reading là sự chăm chỉ luyện tập. Reading quan trọng nhất vẫn là từ vựng nên tăng vốn từ là điều cần thiết; các bạn nên đọc nhiều qua sách báo hoặc các nguồn tài liệu bằng Tiếng Anh. Thay vì ghi ra danh sách từ vựng rồi học thuộc, các bạn nên tạo ngữ cảnh cho từ để nhớ lâu và hiểu kỹ hơn.
“Bạn cũng cần tăng dần độ dài bài đọc để rèn khả năng tập trung và tránh cảm giác mệt mỏi ở bài Reading”, Kiên nói.
Về kỹ năng nghe, nếu muốn nghe tốt cần phải phát âm đúng. Điều này có thể cải thiện bằng cách chủ động tiếp cận nguồn nghe tiếng Anh của người bản địa.
“Hãy bắt đầu bằng những chủ đề bạn quan tâm để không mất đi cảm hứng học tập. Sau đó, bạn luyện khả năng nghe trong quãng dài liên tục để quen với tốc độ và cường độ”, Kiên khuyên.
Khám phá tin tức về bài thi IELTS:
THƯ NGỎ – ĐỊNH HƯỚNG HỌC TIẾNG ANH VÀ THI CHỨNG CHỈ IELTS HỌC SINH THCS & THPT
LÀM SAO ĐỂ TRA CỨU ĐIỂM THI IELTS TRỰC TUYẾN TẠI BRITISH COUNCIL (BC) VÀ IDP?
CHỨNG CHỈ IELTS, SAT/ACT GIÚP “TĂNG CƠ HỘI ĐẬU” VÀO CÁC TRƯỜNG Y, DƯỢC