Mục lục
Giao tiếp là một phần quan trọng trong đời sống con người. Tuy nhiên, quá trình giao tiếp rất phức tạp: thông tin bạn muốn truyền tải không chỉ gói gọn trong từ ngữ bạn nói ra, mà còn thể hiện thông qua ngữ điệu hay ngôn ngữ cơ thể. Giao tiếp tiếng Anh cũng tương tự vậy.
Để bản thân bạn trở nên cuốn hút, bạn chắc chắn phải tự tin và mạch lạc khi giao tiếp tiếng Anh nói chung, ngoại ngữ nói chung.
Làm sao để biến giao tiếp thành điểm mạnh của bạn? Bạn nên đọc đến cuối bài viết này, vì thầy, Mr. Cường, sẽ chia sẻ đến bạn một vài tips hay ho giúp giao tiếp tiếng Anh tự tin hơn nhờ ứng dụng hiệu quả “Body Language”.
Ngoài ra, để luyện nói tiếng Anh hiệu quả, các bạn có thể thao khảo bài viết này:
CÁCH LUYỆN NÓI TIẾNG ANH MỘT MÌNH THEO PHƯƠNG PHÁP EFFORTLESS ENGLISH
Để hiểu rõ Body Language là gì, các bạn thử xét nghĩa của từng từ riêng biệt. “Body” là cơ thể, còn “Language” mang nghĩa ngôn ngữ, tiếng nói. Vậy, có thể hiểu rằng Body Language là ngôn ngữ cơ thể.
Đây là một dạng của truyền thông phi ngôn ngữ, trong tiếng Anh là “Non-verbal communication” (Đối nghịch sẽ là “Verbal communication” ).
Dạng giao tiếp này dùng biểu hiện của cơ thể để diễn đạt thông tin như một loại ngôn ngữ vô hình, bao gồm cử chỉ khuôn mặt, ánh mắt, tư thế, tay, v.v…
Đây là công cụ hỗ trợ đắc lực cho quá trình giao tiếp, trình bày ý kiến, quan điểm của bạn, thu hút ánh nhìn của người nghe về phía bạn nhiều hơn.
Hiểu rõ cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể giúp bạn làm chủ cuộc giao tiếp, từ đó lời nói của bạn sẽ có trọng lượng hơn.
Theo như nghiên cứu của Dr. Julie P. Gentile vào năm 2010, Body Language chiếm hơn 60 đến 65% trong tất cả mọi cuộc giao tiếp.
Trong các cuộc đối thoại, đôi khi từ ngữ chỉ là thứ yếu. Những gì bạn không nói ra, mà được diễn tả bằng cử động của cơ thể, đem lại lượng thông tin lớn hơn và có độ chính xác cao hơn.
Như những lý do trên đã đề ra, việc thiếu đi Body Language trong một cuộc đối thoại sẽ khiến cho lời nói của bạn không có sức thuyết phục. Thiếu đi sự trợ giúp của cơ thể, người nghe không cảm thấy bạn tự tin hoặc đáng tin cậy, thay vào đó là sự sợ hãi và nhút nhát.
Không ai muốn mình là một người yếu kém kỹ năng giao tiếp cả, đúng không? Chắc chắn là không rồi. Vậy thì hãy cùng thầy đọc tiếp bài viết này, vì phần sau sẽ là phần mà các bạn cần đấy!
Biểu cảm trên khuôn mặt bạn là phương tiện tuyệt vời để truyền tải thông điệp đến người khác. Chỉ một cử động nhỏ thôi đã là câu chuyện riêng – thật tuyệt vời phải không?
Không như các loại Body Language khác, biểu cảm gương mặt mang ý nghĩa như nhau trên toàn thế giới. Buồn, vui, giận, chán nản…. không có nhiều sự khác biệt trong cách biểu lộ chúng khắp các nền văn hóa.
Đây là loại ngôn ngữ cơ thể dễ hiểu và dễ học, phù hợp để trở thành viên gạch đầu tiên trên con đường chinh phục Body Language của bạn.
Trong một số trường hợp cụ thể, biểu cảm trên khuôn mặt còn biểu lộ ra tâm trạng thật sự của người nói.
Bạn nói rằng bạn đang cảm thấy ổn, nhưng biểu cảm hiện ra trên mặt bạn lại cho người nghe một ánh nhìn khác. Liếc qua khuôn mặt của một người đôi khi cũng là đủ để biết họ đang nghĩ gì. Biểu cảm khuôn mặt vừa là người bạn tốt nhất, đồng thời cũng là kẻ thù nguy hiểm nhất.
Hãy tưởng tượng cách bạn có thể thay đổi nhận thức của người khác về bạn qua cách bạn đứng, ngồi, đi lại…
Các cử động và tư thế này mang lượng thông tin đáng kể, không hề kém cạnh lời nói của bạn.
Một người khi đối thoại đứng thẳng lưng, tay chân lưu loát sẽ cho người đối diện ấn tượng rằng họ là người rất tự tin và cởi mở.
Ngược lại, một người khi đối thoại lại gù lưng kèm cơ thể cứng đờ, tay chân run rẩy sẽ mang lại cảm nhận rằng đây là một người nhút nhát, kém giao tiếp xã hội và khiến không khí của cuộc đối thoại trở nên căng thẳng hơn. Các cử động và tư thế cơ thể mang tầm quan trọng lớn, hãy tập trung chú ý và phát huy chúng.
Cử chỉ là “một loại gia vị” cần thiết cho cuộc đối thoại của bạn thêm phần sinh động, hấp dẫn. Ngôn ngữ cơ thể này có thể không đáng kể, nhưng lại là những “manh mối” trực quan, góp phần vào việc hình thành ấn tượng, suy nghĩ, cảm nhận của người khác về bạn.
Một dấu “OK” bằng tay hay một cái đánh vai cũng biểu lộ rất nhiều về thói quen tiếp nhận thông tin và thậm chí là tính cách của người đó.
Tuy vậy, cử chỉ rất đa dạng, và không phải ở bất kì đâu cũng mang ý nghĩa tương tự nhau. Hành động nắm bàn tay và đưa ngón tay cái ra từ lâu đã là biểu hiện của việc đồng tình, phải không? Hãy cẩn thận, ở một số vùng Trung Đông, đây là biểu hiện của sự xúc phạm, và điều này chắc chắn sẽ khiến người khác tức giận với bạn.
Đôi mắt chính là cửa sổ tâm hồn, giúp ích rất nhiều trong việc giao tiếp. Đôi mắt tiết lộ không hề nhỏ suy nghĩ và cảm xúc của người nói, đôi lúc còn chiếm vai trò chủ đạo trong công cuộc truyền tải thông điệp của bạn.
Cách bạn nhìn ai đó mang rất nhiều ý nghĩa, từ việc cảm thấy thú vị tới buồn chán, đôi mắt có khả năng vô cùng to lớn.
Ngoài ra, giao tiếp bằng mắt còn là chất xúc tác ảnh hưởng đến việc duy trì cuộc trò chuyện. Việc chạm mắt thường xuyên chứng tỏ người nghe cảm thấy hứng thú với những gì bạn đang kể; ngược lại, nếu đôi mắt họ thường xuyên lảng tránh, thì đó có thể là dấu hiệu cho việc người đối diện đang không chú tâm và ra hiệu bạn dừng cuộc trò chuyện.
Khi bạn giao tiếp với người khác, dõi theo đôi mắt của những người trong cuộc hội thoại, đây là yếu tố khá quan trọng để bạn bắt được tâm trạng, mong muốn của người nghe.
Có bao giờ bạn cảm thấy ngột ngạt và khó chịu, chỉ vì người nói đang đứng quá gần với bạn không? Đây là bằng chứng cho việc họ đang vượt quá khoảng “proxemics”, hay không gian giao tiếp, mà bạn cho phép.
Đây là một lý thuyết xuất hiện vào những năm 1960 bởi nhà nhân chủng học người Mỹ, Edward T.Hall, nghiên cứu cách con người đặt ra khoảng cách với người khác trong một cuộc giao tiếp tùy vào mức độ thân thiết.
Tác giả mô tả các mức độ khoảng cách xã hội – social distance – diễn ra trong các tình huống thực tiễn:
Khoảng cách giữa người nói và người nghe quyết định mức độ gần gũi giữa hai người, nhưng chúng cũng có thể phản tác dụng, gây ra sự phiền nhiễu không cần thiết.
Hãy chú ý khoảng cách với người bạn đang giao tiếp, xác định rõ mối quan hệ giữa bạn và người nói, tránh việc xâm phạm khoảng không cá nhân và khiến họ cảm thấy thiếu thoải mái. Với một bậc thầy Body Language, khoảng cách chính là “vũ khí” tuyệt vời.
Những gì bạn muốn nói là một chuyện, diễn tả những điều đó lại là chuyện khác. Ngoài việc nghe bạn nói, người nghe còn nhận xét tông giọng của bạn. Hãy chú ý thật kỹ vào tông giọng và cao độ, bởi chúng quyết định cảm nhận của người khác về bạn trong lúc trò chuyện.
Bạn là một người nhút nhát ư? Bởi bạn hay nói lắp và nói rất nhanh, thiếu dứt khoát. Có thể bạn không hề nhút nhát, nhưng cách bạn nói khiến người nghe cảm nhận như vậy về bạn.
Ấn tượng xấu sẽ lưu lại rất lâu, vì thế trước khi mở lời, hãy cải thiện cách giao tiếp của bạn. Tập lấy hơi từ bụng, phát âm rõ ràng, nói với âm lượng vừa đủ, cùng với đó là điều chỉnh tốc độ nói.
Khi đã thật sự thuần thục, bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên với cách người khác cảm nhận về bạn trong một cuộc đối thoại đâu.
NGỮ ĐIỆU TRONG TIẾNG ANH (INTONATION) QUAN TRỌNG NHƯ THẾ NÀO VÀ CÁCH CẢI THIỆN NGỮ ĐIỆU KHI NÓI
Sở hữu tâm lý vững vàng và sẵn sàng học hỏi là yếu tố bắt buộc nếu bạn muốn trở thành dân chuyên. Học và hiểu được ngôn ngữ cơ thể không hề là chuyện dễ, chúng cần rất nhiều thời gian và sự khổ luyện.
Hãy đặt ra những mục tiêu để phấn đấu, tiếp nhận phản hồi lúc bạn thành công và cả lúc thất bại, và quan trọng nhất: hãy rèn luyện bất cứ khi nào có thời gian.
Khả năng đọc vị người khác thông qua cử chỉ cơ thể của họ là khả năng quan trọng nhất trên con đường trở thành “Body Language Master”. Phần lớn ngôn ngữ cơ thể rất dễ phân biệt (cười khi bạn đang vui, nhăn mặt khi bạn đang tức giận…), nhưng tùy thuộc vào cảm xúc của từng cá nhân mà mang những màu sắc riêng .
Rèn luyện cho bản thân khả năng quan sát, sự tập trung và hãy chú ý lắng nghe phản hồi từ người khác về bạn. Bạn không thể giỏi hơn nếu không có ai sẵn sàng chỉ ra những điểm bạn cần cải thiện.
Vì vậy, để thúc đẩy tiến độ, một người bạn đồng hành cùng nhau học hỏi sẽ là chất xúc tác cần thiết giúp bạn phát triển nhanh hơn.
Kỹ năng truyền đạt không lời là phương thức truyền tải những thông điệp phi ngôn ngữ tới người nghe thông qua cử động khuôn mặt, dáng người, cử chỉ và ngữ điệu.
Kỹ năng này được chia làm hai phần: thể hiện ngôn ngữ cơ thể dựa trên cảm xúc thật, đồng thời diễn tả nó trái ngược với cảm xúc của bạn (VD: cười kể cả khi bạn đang không được vui).
Thành thục hai kỹ năng trên sẽ làm ngôn ngữ cơ thể của bạn trở nên tự nhiên hơn, đồng thời khả năng đọc vị cũng sẽ được cải thiện.
Khi đã trở thành một bậc thầy thực thụ, việc thu hút người nghe chỉ với vài mảnh chuyện vặt đối với bạn chỉ còn là chuyện nhỏ.
Vậy là thầy đã đưa ra chi tiết cách trở nên tự tin hơn khi nói nhờ ứng dụng hiệu quả Body Language. Bài viết này là các tips, là lý thuyết các bạn cần biết, nếu muốn trở nên cuốn hút thì hãy áp dụng những gì thầy đã chỉ vào cuộc sống hàng ngày nhé.
Thầy là Cường, và chúc các bạn thành công!
Châu Tuấn Cường