THÔNG TIN GÂY “PHÂN TÂM” KHI NGHE IELTS – TẠI SAO BẠN DỄ “MẮC BẪY” VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

Thông tin gây “phân tâm” khi nghe IELTS - tại sao bạn dễ “mắc bẫy” và cách khắc phục

Nghe IELTS là một kỹ năng tương đối khó và đòi hỏi bạn phải rèn luyện sự tập trung cao độ, chỉ cần lơ là một chút, rất có thể bạn sẽ nghe “nhầm” câu trả lời.

Ngoài ra, thi IELTS Listening không những yêu cầu bạn phải đuổi kịp với tốc độ bài nghe, mà còn phải tính toán, phân tích nội dung đoạn hội thoại để có thể tìm ra đáp án chính xác giữa những thông tin gây phân tâm trong đoạn Audio.

Bài viết dưới đây, thầy sẽ đưa ra một số “thông tin gây phân tâm” khiến bạn dễ mắc “bẫy” khi làm bài nghe IELTS, đồng thời hướng dẫn một số mẹo để tránh các “bẫy phân tâm” này một cách hiệu quả nhất nhé!

05 BẪY (TRAPS) THƯỜNG GẶP TRONG BÀI NGHE IELTS: NÉ “TRAPS” HIỆU QUẢ

Thông tin “phân tâm” là gì?

Rất nhiều lần bạn chọn/ điền đáp án không đúng do không thật sự lắng nghe, hiểu được “accent” của người nói trong đoạn hội thoại, mắc lỗi ngữ pháp, lỗi chính tả, mất tập trung hoặc trả lời vượt quá số từ quy định cho câu trả lời. 

Thêm vào đó, nhiều thí sinh phản hồi rằng những lỗi sai trong bài thi IELTS Listening hầu hết là do “distractors – thông tin gây phân tâm”.

Thông tin phân tâm hay thông tin nhiễu (Distractors) xảy ra khi người nói cung cấp cho bạn thông tin không chính xác nhưng bạn có thể nghĩ đó là câu trả lời đúng.

Với mục tiêu kiểm tra kỹ năng nghe, đa số các bài thi IELTS Listening đều có cách thử thách, đánh đố bạn.

thông tin gây phân tâm khi nghe ielts

Ví dụ:

Listening Part 1 dialogue trích từ The Official Cambridge Guide to IELTS

A: Right, so, you need to book some flights, is that right?

B: Yes, for me and my family. We’re going to French for my sister’s wedding.

A: Oh, lovely! When’s the wedding?

B: It’s on 21st July.

A: That should be wonderful, but I assume you’ll want to fly in earlier? What about the 20th or even the 19th?

B: It will have to be the 18th. I’ve actually got to attend a special dinner on the 19th.

Đối với ví dụ trên, đáp án chính xác của câu hỏi này là “the 18th of July”. Nhưng nếu trong trường hợp bạn làm bài nghe, rất có thể bạn sẽ điền ngay con số nghe được đầu tiên là “21st July” và mặc định đó là câu trả lời đúng và chuyển sang câu hỏi tiếp theo. 

Ví dụ trên thử thách người thi bằng cách tạo nhiều con số để gây “phân tâm” để xem bạn có thật sự hiểu chi tiết những gì mình nghe được hay không.

ỨNG DỤNG MINDMAP ĐỂ LẬP DÀN Ý BÀI IELTS WRITING HIỆU QUẢ

Dấu hiệu nhận biết thông tin dễ gây “phân tâm” khi nghe IELTS

Các từ hoặc cụm từ mang ý nghĩa phủ định

Dấu hiệu nhận biết thông tin dễ gây “phân tâm” khi nghe IELTS

Đối với các thông tin gây phân tâm dạng từ hoặc cụm từ này, người nói sẽ không chỉnh lại sự nhầm lẫn của mình, thay vào đó, bổ sung thêm một số thông tin có tính phủ định để bác bỏ đi thông tin đó.

Ví dụ:

(*) “Thông tin phân tâm” sẽ in nghiêng và thông tin đúng được tô đậm. 

Last year, there was a new room established. However, that room was burnt down completely only 2 weeks later. The repair cost was too high, so we decided to turn that area into a playground. 

Trường hợp này, người nói đã đánh lừa bạn bằng thông tin gây phân tâm như “a new room”, tuy nhiên đã bổ sung thêm 1 thông tin phủ định “burnt down – cost high – turn into – a playground (đã bị cháy – chi phí sửa cao – đổi sang – khu vui chơi)”.

⇒ Đáp án chính xác: a playground

We wanted to put a tent here. Unfortunately, it rained so hard that wehad to put one inside the house. 

Trong ví dụ này, thông tin phân tâm là “a tent” đã được nêu lên trước, tuy nhiên đã bổ sung thêm 1 thông tin phủ định “Unfortunately – rained hard – inside house (không may – mưa to – vô nhà)”.

⇒ Đáp án chính xác: the house

Rather than getting to bed late, you should start winding down at around 10 p.m. and go to sleep at about 11.

Thay vì – ngủ trễ (thông tin giả), nên đi ngủ sớm (thông tin thật). 

Actually it’s not for shopping today, which would be my normal reason, but to see the dentist.

Sau “Actually” sẽ là thông tin chính xác của đáp án: “not shopping today – but see the dentist (không đi mua sắm hôm nay, mà là đi gặp nha sĩ).

Các từ hoặc cụm từ có tính chỉnh sửa

Dấu hiệu nhận biết thông tin dễ gây “phân tâm” khi nghe IELTS 1

Những từ mang tính chỉnh sửa như trên thường được lồng ghép vào các đoạn giao tiếp ở cả 03 sections.

Bạn có thể thấy rằng, sau khi người nói đưa ra một thông tin liên quan đến câu trả lời (thông tin phân tâm), nhưng do nói nhầm, hoặc muốn thay đổi quyết định, từ đó có sự chỉnh sửa nhất định trong câu trả lời (đây mới chính là thông tin chính xác nhất).

Ví dụ: Cambridge IELTS 12 Test 01 Section 1.

REVIEW CHI TIẾT BỘ SÁCH CAMBRIDGE IELTS 1-16

(*) “Thông tin gây phân tâm ” được in nghiêng và thông tin đúng sẽ tô đậm.

Đối với ví dụ này, người đàn ông muốn tra hỏi thông tin về chuyến đi du lịch sắp tới cho gia đình, và người nhân viên đang trình bày về giá vé của chuyến đi.

Total cost for whole family of cruise and farm visit: 10 $……………….

VISITOR:  Yeah. So what sort of prices are we looking at here?

EMPLOYEE: Let’s see, that’d be one adult and one child for the cruise with farm tour, that’s $117, and an adult and a child for the cruise only so that’s $214 dollars altogether. Oh, wait a minute, how old did you say your daughter was?

VISITOR:  Fifteen.

EMPLOYEE:  Then I’m afraid it’s $267 (Q10) because she has to pay the adult fare, which is $75 instead of the child fare which is $22 – sorry about that.

Như ví dụ trên, thoạt đầu tiên, thí sinh có thể nhầm rằng $117 hoặc $214, nhưng thí sinh cần lưu ý rằng, cô ấy đã sửa lại sự nhầm lẫn với các cụm từ 

Oh, wait a minute” – “I’m afraid + thông tin chính xác”

⇒ Đáp án chính xác: $267

Những từ chỉ thời điểm khác biệt

Dấu hiệu nhận biết thông tin dễ gây “phân tâm” khi nghe IELTS 2

Ví dụ: Listening Recent Actual Test 14

3. What is the new time for the drama class?

A   3.15 pm

B   4.15 pm

C   4.45 pm

Father: I see. So when would it be?

Teacher: As you know, the current class begins at three fifteen. But the new time of the drama class would be a quarter to five.

Trong câu hỏi phía trên, thí sinh có thể nghe thấy mốc thời gian đầu tiên là 3:15, và nghĩ rằng đây là đáp án đúng.

Tuy nhiên, thí sinh cần lưu ý các cụm từ chỉ thời gian đi kèm như “current – new”. 

⇒ Đáp án: 4:45

8. Cost of the course: $…………….

Father: That’s exactly what Emma is eager to learn. How much would it cost?

Teacher: It was 63 dollars last term. But this term it is 85 dollars (Q8), 22 dollars more than the original price.

Trong ví dụ này, bạn đã thông báo giá tiền học là 63 dollars của học kỳ trước (thông tin nhiễu), và đã thay đổi sang giá của học kỳ mới là 85 dollars. 

⇒ Đáp án: 85 dollars. 

Những từ có tiền tố (prefix) mang nghĩa phủ định

Thỉnh thoảng trong bài thi nghe IELTS, người nói có thể sử dụng các tiền tố (prefix) để thay đổi một từ mang nghĩa khẳng định thành nghĩa phủ định. 

Dấu hiệu nhận biết thông tin dễ gây “phân tâm” khi nghe IELTS 3

Do đó, bạn rất dễ bị lẫn lộn, bỏ quên thông tin vì những tiền tố này nghe lướt qua rất nhanh.

Ví dụ về một số tiền tố như sau:

Tiền tố (Prefix)

Ý nghĩa

Ví dụ

Dis-

Phủ định (Không)

Dishonest (không trung thực), disagree (không đồng ý).

In-

Incomplete (chưa hoàn thành), Inexpensive (không đắt).

Un-

Unemployed (thất nghiệp), Unusual (bất thường).

Im-

Irregular (không thường xuyên), Impossible (không thể).

Ir-

Irresponsible (vô trách nhiệm), Irrational (phi lý trí).

Non-

Noncomplex (không hoàn chỉnh), Nontoxic (không độc hại).

Il-

Illicit (bất hợp pháp), Illiterate (mù chữ).

TÌM HIỂU VỀ TIỀN TỐ VÀ HẬU TỐ TRONG TIẾNG ANH

Những từ có cách phát âm tương tự đối giống nhau

Các dạng bài như Table CompletionSummary Completion của bài nghe IELTS, bạn cần phải lắng nghe thật kỹ những chữ cái có cách phát âm tương đồng để tránh việc viết sai câu trả lời nhé!

NGHE IELTS: HƯỚNG DẪN CHI TIẾT DẠNG BÀI COMPLETION (PHẦN 3)

Dưới đây là một số ví dụ minh họa:

từ phát âm giống nhau - nghe ielts

nhầm lẫn phát âm - nghe ielts

phát âm giống nhau - nghe ielts

phát âm -ty và -teen - nghe ielts

ĐỒNG ÂM TRONG TIẾNG ANH VÀ PHƯƠNG PHÁP CẢI THIỆN LỖI SAI DO HIỆN TƯỢNG NÀY

“Tips” để tránh các “bẫy phân tâm” khi nghe IELTS

Yếu tố quan trọng nhất trong quá trình luyện tập và làm bài thi nghe IELTS là phải xác định được các tác nhân gây “phân tâm”, hiểu và nắm bao quát ý chính của bài nghe thay vì vội vàng ghi chép thông tin nghe được lần đầu tiên và sao nhãng những nội dung phía sau.

Tận dụng thời gian

Trước mỗi phần thi nghe IELTS, thí sinh có khoảng 30 giây để xem trước câu hỏi trong đề bài. 

Lúc này, hãy dự đoán ở phần nào thì câu hỏi đó có yếu tố gây “phân tâm”. 

Thông thường, các thông tin gây phân tâm đa phần liên quan đến số hoặc loại số (số điện thoại, số nhà, số mã code, giờ, ngày tháng năm, số tiền, số người, số phòng, …), vì thế hãy cố gắng tập trung khi nghe các con số nhé!

tránh các “bẫy phân tâm” khi nghe IELTS

Nắm bắt ý chính của bài nghe IELTS

Ở ví dụ dưới đây, câu trả lời sai được đưa lên trước nhằm gây khó cho bạn. Việc này có nghĩa bạn có thể dự đoán được vị trí của câu trả lời chính xác.

Ví dụ: 

Last year, there was a new room established. However, that room was burnt down completely only 2 weeks later. The repair cost was too high, so we decided to turn that area into a playground. 

⇒ a new room: thông tin sai được đưa ra trước. Sau đó đến However + đáp án đúng a playground”.

Đừng điền vội đáp án

Như đã đề cập trong suốt bài viết này, đừng vội cho rằng điều đầu tiên bạn nghe được là câu trả lời đúng. 

Trong quá trình nghe, hãy lắng nghe cẩn thận ngay cả khi bạn đã nghe câu trả lời. Vẫn luôn có trường hợp, câu trả lời được sửa lại bất cứ lúc nào nếu bạn không tập trung nghe hết đoạn.

Bài viết trên đây thầy đã làm rõ và chỉ điểm một số  “thông tin gây phân tâm” bạn thường gặp phải trong bài thi nghe IELTS, đồng thời thầy còn đưa ra một số “mẹo” để bạn có thể hoàn thành tốt phần thi của mình.

Chúc các bạn thành công!

Zac Tran

Cải thiện kỹ năng IELTS Listening cùng Đội ngũ Học thuật ILP:

ỨNG DỤNG CỦA PHƯƠNG PHÁP “DICTATION” – NGHE CHÉP CHÍNH TẢ TRONG IELTS LISTENING

LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRÁNH THỪA HOẶC THIẾU “S” KHI LÀM CÁC DẠNG LISTENING IELTS?

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA NGHE TIẾNG ANH CHỦ ĐỘNG VÀ THỤ ĐỘNG – PHƯƠNG PHÁP NÀO HIỆU QUẢ?