Blog

Sơn phản quang là gì? Bảng giá sơn phản quang mới nhất

Ngoài những loại sơn thường thấy khi sơn sửa kiến trúc, chúng ta có nhiều loại sơn chuyên dụng như chống nóng, chống cháy, cách điện… phục vụ cho nhiều mục đích. Trong bài viết này, hãy cùng KINGSON PAINT  tìm hiểu xem Sơn phản quang là gì, có bao nhiêu loại và tác dụng của nó nhé.

Sơn phản quang là gì?

Sơn phản quang (hay còn gọi là Reflective Paint) là loại sơn có chứa các hạt phản quang dạng bi li ti, có tác dụng phản xạ ánh sáng khi có ánh đèn chiếu vào.

Loại sơn này giúp cho chúng ta có thể quan sát được các vật thể ngay cả trong điều kiện thiếu sáng. Đây là loại sơn chuyên dụng đặc biệt được sử dụng nhiều nhất trong lĩnh vực giao thông vận tải và các ngành công nghiệp.

Sơn phản quang là gì

Công dụng của sơn phản quang

Sơn phản quang được sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp, nhưng nó vẫn được ứng dụng trong các công trình dân dụng quen thuộc. Dưới đây là 4 công dụng chủ yếu của sơn phản quang:

– Sơn giao thông phản quang: Dùng cho sơn kẻ đường phản quang, kẻ vạch tín hiệu, đường chỉ dẫn, biển báo giao thông… Dùng nhiều nhất là loại sơn nhiệt dẻo phản quang.

– Sơn phản quang công nghiệp: Dùng cho các tàu hàng hải, bến cảng, sân bay, nhà máy, kho hàng…

– Sơn phản quang tầng hầm: Thi công sơn kẻ vạch phản quang, sơn bó vỉa trong các tầng hầm, bãi đỗ xe. Loại này chúng ta có thể thấy rất nhiều trong các khu chung cư cao cấp và trung tâm thương mại, sân thể thao, đường đua…

– Sơn dạng xịt (Phun): Được sử dụng khá nhiều cho mục đích trang trí xe đạp, xe máy, thậm chí là xe ô tô. Phun phản quang xe máy được nhiều bạn trẻ sử dụng nhằm bộc lộ cá tính riêng của mỗi người.

Hướng dẫn chọn sơn phản quang theo mục đích sử dụng

Trên thị trường hiện nay có 3 dạng sơn phản quang chính là dạng chai, dạng bột và dạng lon tương ứng với các ứng dụng cụ thể.

 – Sơn xịt phản quang dạng Chai: Tương ứng với phương pháp phun. Cách sử dụng cũng rất dễ, chỉ cần lắc chai lên và xịt đều lên bề mặt. Thường áp dụng cho các bề mặt nhỏ như biển báo giao thông.

– Sơn phản quang Epoxy dạng Lon: Tương ứng với phương pháp lăn/quét. Bạn chỉ khuấy đều sơn và dùng con lăn hoặc cọ quét là được. Loại này được ứng dụng rộng rãi nhất trong dòng phản quang. Nhóm sơn này có thể dùng cho mọi công trình.

– Sơn dẻo nhiệt kẻ đường dạng bột: Là loại sơn dạng bột có chất kết dính là nhựa nhiệt dẻo, phải gia nhiệt khi thi công. Khuyết điểm là cần thi công bằng máy.

Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn sơn phản quang dựa theo màu sắc như sau:

Sơn phản quang màu trắng: Dùng nhiều trong phân làn đường quốc lộ, sân bay, sân thể thao.

Sơn phản quang màu vàng: Dùng nhiều trong nhà xưởng và các tầng hầm.

Sơn phản quang màu đỏ: Đa số là các biển báo giao thông.

Sơn phản quang màu đen: Thường kết hợp với phản quang màu vàng, sử dụng tại chân tường, cột tầng hầm, bờ tường…

Sơn phản quang công nghiệp

Những lưu ý khi thi công sơn phản quang

  • Như các loại khác, khi thi công phản quang, chúng ta cần xử lý loại bỏ những vết bẩn, rỉ sắt, dầu mỡ… trước, nhằm đảm bảo độ dính.
  • Reflective Paint có 5 màu chính là trắng, đỏ, vàng, đen và xanh tương ứng với các công trình và mục đích riêng.
  • Có 3 loại phương pháp thi công phản quang là phun, quét và lăn.
  • Khoảng cách khô của mỗi lớp sơn từ 4 – 6 giờ. Phải để mỗi lớp khô hoàn toàn mới có thể thi công lớp tiếp theo.

Trên đây là những kiến thức về son phan quang. Tuy loại sơn này ít được dùng trong đời sống hàng ngày nhưng nó cũng có tác dụng riêng của mình. Hi vọng bạn hài lòng với bài viết này. Hãy đón xem nhiều hơn tại Blog của KINGSON PAINT nhé

Tin tức liên quan

Tìm hiểu Quy trình sơn tàu biển chuẩn cho mọi loại tàu

Top 7 dụng cụ ốp lát gạch chuyên dụng

Top 9 dụng cụ nghề thợ xây nhất định phải có