Blog

Cách sơn lại cửa sắt cũ đẹp như mới

Sơn cửa sắt cũ là cách để khôi phục chất lượng và thẩm mỹ cho mặt tiền căn nhà của mình. Trong bài viết này, KINGSON PAINT sẽ hướng dẫn cho bạn cách sơn lại cửa sắt cũ đẹp như mới.

Vì sao cần sơn lại cửa sắt cũ?

Những tác nhân bên ngoài như khói bụi, độ ẩm, các hóa chất, quá trình oxi hóa… là thủ phạm chính khiến cửa sắt nhà bạn bị hoen rỉ theo năm tháng. Khi các vết gỉ bắt đầu xuất hiện nghĩa là sự bảo vệ của lớp sơn đã bắt đầu mất hiệu lực.

Do đó mà cứ cách một thời gian, bạn cần phải “tút” lại sơn mới cho cửa sắt trước khi tình trạng rỉ sét trở nên nghiêm trọng. Sơn lại cửa sắt cũ là cách duy nhất để bạn kéo dài tuổi thọ cho cánh cửa. Tuổi thọ dài hay ngắn tùy thuộc vào chất lượng sơn và kỹ thuật sơn có chuẩn hay không.

vì sao cần sơn lại cửa sắt

Sơn cửa sắt cũ có cần cạo sơn không?

Các vết gỉ là dấu hiệu cảnh báo bạn nên sơn một lớp sơn mới trước khi rỉ sắt bắt đầu lan rộng và gây ra hư hại nghiêm trọng. Có một câu hỏi nhiều bạn thắc mắc là có cần cạo sạch sơn cũ không, hay cứ sơn đè lên cũng được? Câu trả lời là bạn nên cạo đi lớp sơn cũ trước khi sơn lại cửa sắt và làm sạch bề mặt kim loại.

Điều này giúp ngăn chặn sự ăn mòn tiếp tục xảy ra. Đồng thời, lớp sơn cũ được tẩy sạch cũng giúp công đoạn sơn mới dễ dàng và lên màu mịn, đẹp hơn.

Cách cạo sơn cửa sắt cũ nhanh nhất

Tùy theo tình trạng gỉ sắt của cửa mà chúng ta sẽ có những biện pháp cạo sơn tương ứng. Mặc dù dùng hóa chất tẩy mạnh sẽ khá dễ dàng, nhưng lại độc hại với sức khỏe. Bạn có thể dùng các phương pháp thủ công để loại bỏ lớp sơn cũ cho an toàn:

– Mức độ nhẹ: lớp sơn mỏng bong ra, các mảnh rỉ sét nhỏ li ti bám xung quanh.

– Mức độ trung bình: Sơn bong ra nhiều hơn, rỉ sắt dày đặc và to hơn, dùng tay có thể bóp vụn. Đồng thời, bề mặt sắt có hiện tượng oxy hóa.

=> Với 2 tình trạng trên, chúng ta dùng giấy nhám/bàn chà nhám loại bỏ lớp sơn cũ. Đồng thời, dùng bàn chải sắt chà đi những vết gỉ. Lưu ý không chà quá mạnh.

sơn cửa sắt có cần cạo sơn cũ

– Mức độ nặng: rỉ sắt bao phủ toàn bộ bề mặt. Oxy hoá dữ dội hơn, hình thành các vết lõm sâu, ảnh hưởng đến kết cấu và mỹ quan cửa sắt.​

=> Dạng này khó xử lý hơn. Bạn phải tiến hành làm sạch bề mặt cửa sắt, song song với dùng mỏ hàn lấp những vết lõm bị ăn mòn.

– Nếu cửa sắt có các vết bẩn cứng đầu như dầu mỡ: dùng xăng hoặc các dung môi hoà tan để lau sạch.

cách cạo sơn cửa sắt nhanh

Cách sơn lại cửa sắt cũ chuẩn đẹp

1/ Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ sơn cửa sắt cũ

Trước khi sơn cửa sắt cho nhà, bạn cần chuẩn bị một số vật dụng cần thiết như:

Bàn chà nhám hoặc bàn chải sắt để làm sạch sơn cũ

– Chổi phủi bụi

– Xăng hoặc dung môi

Chổi quét sơn, cọ lăn sơn mini hoặc máy phun sơn chuyên nghiệp nếu có thể

– Sơn lót chống rỉ sét/sơn mạ kẽm sắt thép, sơn màu tùy chọn.

chuẩn bị dụng cụ sơn

2/ Bước 2: Làm sạch bề mặt cửa sắt cũ

Như đã nói ở trên, chúng ta cần phải cạo sạch lớp sơn cũ và làm sạch bề mặt trước khi sơn lại. Bước này bảo đảm độ bám cho các lớp sơn của các bước tiếp theo.

Nếu bước này bạn làm qua loa, hiệu quả bảo vệ của lớp sơn tiếp theo sẽ giảm mạnh. Có khi vì vậy mà bạn phải sơn lại mỗi năm một lần đấy.

3/ Bước 3: Sơn lót cho cửa sắt cũ

Sau khi chắc chắn đã làm sạch bề mặt, bạn hãy tiến hành quét sơn lót chống rỉ cho cửa. Đây là một bước rất quan trọng của quy trình sơn lại cửa sắt.

Lớp sơn này sẽ hạn chế tình trạng oxy hoá, tăng tuổi thọ và độ bám dính cho lớp sơn phủ.

4/ Bước 4: Sơn phủ cho cửa sắt cũ

Lớp sơn này không chỉ là lớp bảo vệ ngoài cùng, mà còn quyết định mỹ quang cho mặt tiền nhà. Do đó, bạn phải thật cẩn thận khi ở bước này.

Nếu bạn có máy phun sơn chuyên dụng thì quá tốt, sơn sẽ được phủ đều và mịn hơn, nhất là với sơn sắt mạ kẽm. Nếu không thì bạn cần chọn các loại cọ càng ít rụng lông càng tốt để đảm bảo thẩm mỹ cao cho cửa.

sơn phủ cho cửa sắt

Những lưu ý trước khi sơn lại cửa sắt cũ

1/ Thời điểm thi công

Ở miền Bắc, mùa hè là thời điểm tốt nhất để sơn lại cửa sắt. Vào những ngày này, tiết trời khô ráo giúp sơn khô nhanh hơn. Tương tự, ở miền Nam thì sơn cửa vào mùa khô cũng rút ngắn thời gian thi công và tăng hiệu quả công việc.

Ngoài ra, vào dịp cuối năm, nhiều gia đình sẽ chuẩn bị tân trang nhà cửa, đồng thời thay “áo” cho cửa sắt để đón Tết nguyên đán. Do đó, việc này có thể thực hiện vào cuối đông, tầm tháng 11-12.

2/ Chọn loại sơn phù hợp

Trước khi sơn cửa sắt, bạn phải tìm hiểu xem loại sơn nào tốt. Nếu có thể, bạn nên trao đổi trực tiếp với nhà sản xuất hoặc nhờ đại lý sơn tư vấn. Họ sẽ chỉ cho bạn dòng sơn nào phù hợp với yêu cầu của bạn.

Bên cạnh đó, việc tìm hiểu kỹ thông tin cũng giúp bạn biết được dòng sơn này có ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ của người xung quanh hay không, cũng như các thông tin để có được thành quả như ý nhất.

3/ Chọn cọ sơn thích hợp

Rất nhiều người dùng hông biết nhiều về cọ sơn nên dùng cho mọi vị trí, mọi loại sơn. Cuối cùng dẫn đến kết quả không mong muốn, không được đẹp như “con nhà người ta”. Nguyên nhân là vì có những loại cọ thích hợp cho sơn nước, có loại lại thích hợp cho sơn dầu hơn…

Sơn cửa sắt sẽ dùng sơn dầu. Do đó, bạn nên chọn những loại cọ KHÔNG HÚT NHIỀU SƠN để tránh lem ra bề mặt kim loại.

Sơn cửa sắt cũ loại nào tốt?

Chọn loại sơn chất lượng là bước quan trọng quyết định độ bền của cửa sắt. Do đó mà loại sơn nào tốt và chất lượng cao là mối quan tâm của rất nhiều gia chủ khi quyết định tân trang nhà cửa.

Sơn cửa sắt cũng không ngoại lệ. Bạn nên đầu tư mua các loại sơn tốt. Như vậy, vừa có thể  đảm bảo tăng tuổi thọ của cửa, vừa mãn nhãn với sự mịn màng của sơn “xịn”.

Thông thường, loại sơn dành cho cửa sắt là sơn dầu, có độ bám dính tốt, màng sơn bền chắc, giữ cho bề mặt bóng đẹp và bền lâu.

Tin tức liên quan

Tìm hiểu Quy trình sơn tàu biển chuẩn cho mọi loại tàu

Top 7 dụng cụ ốp lát gạch chuyên dụng

Top 9 dụng cụ nghề thợ xây nhất định phải có