Blog

Sơn chống nóng là gì?

Với đặc điểm thời tiết nắng nóng, nền nhiệt cao quanh năm như ở Việt Nam thì việc tìm cách chống nóng, cách nhiệt cho ngôi nhà là điều khiến nhiều người quan tâm. Hãy cùng KINGSON PAINT tìm hiểu về sơn chống nóng là gì?

Sơn chống nóng là gì?

Sơn chống nóng hay còn có tên khác là sơn cách nhiệt là một loại sơn mà bên trong thành phần của nó có chứa hợp chất có khả năng tạo màng. Lớp màng này khi phủ lên tường, mái nhà, mái tôn sẽ giúp cách nhiệt và phản xạ lại với ánh nắng mặt trời. Từ đó giúp nhiệt độ bên trong ngôi nhà luôn giữ ổn định và thấp hơn với nhiệt độ bên ngoài từ 2-5 độ.

Ngoài ra, sơn cách nhiệt còn có nhiều tác dụng khác mà nhiều người không để ý đến như kháng nước, kháng kiềm và cản bớt tiếng ồn.

Sơn chống nóng có hiệu quả không?

Có rất nhiều người nghi ngờ khả năng cách nhiệt của sơn chống nóng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hiệu quả của sơn chống nóng phụ thuộc nhiều vào chất lượng sơn, độ dày của lớp sơn và kĩ thuật thi công chống nóng. Lớp màng sơn như một chiếc áo giúp ngăn cách ngôi nhà hấp thu nhiệt độ. Độ dày càng cao thì khả năng chống nóng càng tăng lên.

Ưu điểm của sơn chống nóng

Sơn chống nóng có rất nhiều ưu điểm mà những loại sơn thông thường không có được như:

  • Ngăn cách nhiệt độ ngôi nhà với bên ngoài giúp giảm nóng hiệu quả vào những ngày oi bức. Thực tế cho thấy khi sơn lên mái nhà, mái tôn, sơn cách nhiệt có thể giảm đến 20 độ C, còn khi sơn lên tường thì có thể giảm từ 3-5 độ C.
  • Thi công sơn cách nhiệt tương đối dễ dàng và nhanh chóng. Với diện tích nhỏ như nhà ở, văn phòng hay bình chứa nước sân thượng… chủ nhà có thể tự thi công. Chỉ cần dùng cọ sơn hay ru lô lăn sơn phủ 2 lớp lên mái tôn là thấy hiệu quả ngay lập tức.
  • Giải pháp này không cần thay đổi kết cấu nhà, tiết kiệm hơn nhiều so với các biện pháp khác như trồng cây, lắp đặt hệ thống phun sương trên mái, xây hồ bơi/ bể cá, xây giếng trời… Chi phí bảo trì, bảo dưỡng sau khi sơn cũng không tốn kém.
  • Kháng hóa chất và chống thấm, giúp bảo vệ bề mặt khỏi những tác động của thời tiết và của môi trường
  • Làm giảm tiếng ồn, hiệu quả dễ thấy nhất là tiếng mưa đập lên mái tôn khi trời mưa.

Những con số trên tùy thuộc vào 3 yếu tố: Mức độ nắng nóng, nhiệt độ bề mặt mái tôn trước khi sơn và độ dày của sơn (số lớp sơn).

ưu điểm của sơn chống nóng

Nhược điểm của sơn chống nóng

Sở hữu nhiều ưu điểm nhưng sơn cách nhiệt cũng không tránh khỏi những điểm yếu như:

  • Chi phí vật tư khi thi công trên diện tích rộng tương đối cao. Chỉ phù hợp với các gia đình, văn phòng có diện tích nhỏ. Không quá khả thi với các nhà máy, xưởng sản xuất.
  • Độ bền của lớp sơn cách nhiệt không cao. Tùy thuộc vào chất lượng sơn và kỹ thuật sơn mà sơn có hiệu lực từ 3 đến 5 năm. Sau đó phải sơn lại để có hiệu quả như lúc đầu.
  • Thời điểm thi công phụ thuộc nhiều vào thời tiết.
  • Sơn chống nóng dễ làm ăn mòn mái tôn, làm giảm thời gian sử dụng gây tổn hại chi phí thay mới cho bạn

nhược điểm của sơn chống nóng

Kinh nghiệm sử dụng sơn chống nóng

Sơn chống nóng là loại sơn khá đặc biệt và không phải ai cũng có thể mua đúng và sử dụng đúng cách được. Dưới đây là một số kinh nghiệm sử dụng sơn chống nóng mà bạn có thể tham khảo:

  • Sơn chống nóng có rất nhiều thương hiệu khác nhau đi kèm với đó là các mức giá khác nhau. Bạn cần tìm hiểu kĩ thương hiệu sơn mà mình sắp mua, nơi bán sơn có uy tín hay không? Để tránh trường hợp mua phải sơn giả giá cao mà hiệu quả sử dụng lại không có.
  • Lựa chọn đơn vị thi công phù hợp, uy tín để tránh tình trạng thi công kém hiệu quả, tiền mất mà nhà vẫn nóng nguyên.
  • Lớp sơn càng dày thì hiệu quả cách nhiệt càng cao, bạn cần tính toán kĩ chi phí và diện tích sơn để kết quả mang lại cao nhất.
  • Cần thực hiện đúng theo trình tự, hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất, pha sơn đúng theo tỉ lệ tiêu chuẩn và tiến hành thi công theo đúng hướng dẫn

Quy trình thi công chống nóng 2 lớp tiêu chuẩn

Thi công sơn cách nhiệt không quá phức tạp. Bạn có thể tự làm tại nhà theo các bước sau:

– Bước 1: Xử lý bề mặt thi công

  • Kiểm tra bề mặt thi công và xử lý thấm, dột, rỉ sét, nứt nẻ… nếu có.
  • Sử dụng nước sạch hoặc chất tẩy chuyên dụng, máy xịt nước để làm sạch hết bụi bẩn, vết dầu…
  • Kiểm tra nhiệt độ bề mặt để so sánh kiểm tra sau khi sơn.

– Bước 2: Thi công sơn lót

  • Đảm bảo bề mặt cần sơn khô tuyệt đối
  • Sơn 1 lớp lót chống rỉ để tăng bám dính và hạn chế rỉ sét sau khi sơn.

– Bước 3: Sơn phủ lớp 1

Khi lớp sơn lót khô thì tiến hành sơn phủ lớp 1:

  • Pha sơn theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Sử dụng cọ lăn hoặc máy phun, sơn 1 lớp phủ đều màu với độ dày vừa đủ.
  • Nên tiến hành sơn vào lúc thời tiết khô ráo, mát mẻ, không mưa. Nếu thấy sơn bị đặc vì thời tiết, có thể pha thêm 5-10% nước.
  • Kiểm tra lớp sơn, xử lý bóng nước và dặm màu những khu vực không đều.

– Bước 4: Sơn phủ lớp 2

  • Sau khi lớp phủ đầu tiên, chờ ít nhất 1-3 tiếng (trong điều kiện thời tiết nắng ráo) mới tiến hành lớp thứ 2. Sơn phủ 2 lớp được công nhận là có công hiệu tốt nhất và lên màu đẹp nhất.
  • Kiểm tra lại lần cuối và kiểm tra nhiệt độ bề mặt đã sơn vào thời điểm nắng nóng nhất (chừng 11h – 14h).

Chỉ cần làm theo những chỉ dẫn trên là bạn có thể khoác một lớp giảm nhiệt #sonchongnong tuyệt vời cho ngôi nhà của mình rồi. Nhưng nếu bề mặt quá phức tạp, lồi lõm thì nên nhờ đến thợ thi công chuyên nghiệp để đảm bảo chất lượng công trình nhé.

Tin tức liên quan

Tìm hiểu Quy trình sơn tàu biển chuẩn cho mọi loại tàu

Top 7 dụng cụ ốp lát gạch chuyên dụng

Top 9 dụng cụ nghề thợ xây nhất định phải có