Theo các chuyên gia, sơn chống thấm là giải pháp tối ưu để bảo vệ công trình khỏi các tác nhân môi trường và tăng độ bền cũng như tuổi thọ cho ngôi nhà. Trong bài viết này, KINGSON PAINT sẽ cho bạn biết sơn chống thấm là gì – một cách thi công hiệu quả và được nhiều thợ sơn tin dùng.
Sơn chống thấm là gì?
Sơn chống thấm là loại sơn đặc biệt, có tác dụng như lớp bảo vệ bề mặt công trình khỏi các tác nhân của môi trường bên ngoài và bên trong nhà như rò rỉ nước, thấm dột…
Các gia chủ hay các thợ lâu năm hẳn không xa lạ gì với tình trạng thấm dột của nhà sau một thời gian sử dụng, nhất là trong mùa mưa bão. Để phòng chống và khắc phục hiện tượng này, sơn chống thấm, được công nhận là loại vật liệu chống thấm dột cực kỳ tiết kiệm và hiệu quả.
Với sự bảo vệ của loại sơn này, công trình đảm bảo được mỹ quan, không bị loang lỗ do thấm nước, ẩm mốc. Do đó, bạn có thể tiết kiệm rất nhiều thời gian và chi phí sửa chữa, ngoài ra còn tăng tuổi thọ đáng kể cho công trình.
* Nguyên nhân thấm nước có thể là do mưa nhiều và liên tục, dẫn đến nước thấm vào tường. Cũng có thể vì tường nhà xuống cấp do sử dụng lâu. Hoặc là vị trí các ống thoát nước, rãnh nước bố trí không hợp lý, khiến hơi nước thẩm thấu vào tường… Nhưng chung quy là vì ngôi nhà không có phương pháp ngăn chặn thấm dột hiệu quả.
Những ưu điểm của sơn chống thấm
Như đã nói ở trên, chúng ta có nhiều biện pháp để thi công chống thấm cho ngôi nhà. Nhưng sơn tường chống thấm được ưa chuộng nhất vì những đặc điểm sau:
– Phạm vi ứng dụng rộng: Bạn có thể sử dụng sơn cho cả ngoài trời và trong nhà, cho đủ loại khu vực từ nhà vệ sinh, sân thượng cho đến hồ bơi, hồ cá…
– Dễ thi công: Bạn chỉ cần làm sạch bề mặt cần sơn, chuẩn bị và dùng cọ quét, cọ lăn hay súng phun sơn theo hướng dẫn lên khu vực cần thiết là được.
– Đa dụng: Tuy không nhiều màu sắc như sơn trang trí, nhưng sơn chống thấm có thể tích hợp nhiều công dụng như chống nứt, chống nấm mốc… giúp bạn tiết kiệm kha khá thời gian và tài chính.
Phân loại sơn chống thấm
Để nắm rõ hơn và lựa chọn được loại sơn ưng ý nhất, bạn có thể tham khảo phân loại sơn chống thấm dưới đây:
1/ Phân loại sơn chống thấm theo chất liệu
– Sơn chống thấm gốc xi măng: Độ bám dính bề mặt, khả năng chống chịu nước và tuổi thọ rất cao. Tuy nhiên, khả năng chịu chấn động của loại này khá kém.
– Sơn chống thấm gốc Bitum Polymer: Thi công nhanh, không kén bề mặt. Tuy nhiên độ bền, tuổi thọ và kết nối có chút kém hơn các loại khác.
– Sơn chống thấm gốc Silicate dạng thẩm thấu: Bám dính tốt, khắc phục mọi nhược điểm rò rỉ từ bên trong, độ bền cao và đa năng. Điểm yếu là giá thành tương đối cao.
– Sơn chống thấm gốc PU: Khả năng bám dính, độ che phủ bề mặt, độ đàn hồi cao. Tuy nhiên giá của loại này cũng cao hơn các loại chống thấm khác.
2/ Phân loại sơn chống thấm theo vị trí sử dụng
– Sơn chống thấm ngoại thất (Sơn trong thấm ngoài trời): Yêu cầu cao hơn sơn chống thấm nội thất. Phải đảm bảo khả năng chống chịu thời tiết, đặc biệt là mưa và nấm mốc. Bên cạnh đó, nó còn phải có tác dụng chống bụi, chống ăn mòn và chống rạn nứt tốt. Nhờ vậy mà công trình sẽ tránh được tình trạng bị rạn nứt, mọc rêu sau 1 thời gian xây dựng.
– Sơn chống thấm nội thất (Sơn trong thấm trong nhà): Có tỷ lệ pha khác với sơn dùng ở ngoài trời. Nó có tác dụng bảo vệ tường, trần nhà khỏi sự xâm nhập của nước và hơi ẩm. Từ đó tránh cho các thành phần này tàn phá cấu trúc của tường và làm hư hại đến công trình.
Những điều cần chú ý khi thi công chống thấm
– Phải quét dọn sạch bề mặt cần chống thấm trước khi tiến hành thi công để bảo đảm chất lượng tốt nhất
– Lấp kín các vết nứt trên tường/ sân thượng (nếu có). Tốt nhất là dùng vữa chất lượng cao quét 2 lớp để ngăn nước tràn vào kẽ nứt.
– Chọn đúng loại sơn phù hợp với bề mặt mà mình muốn thi công. Bạn có thể tham khảo các loại chống thấm mà KINGSON PAINT đã nêu ở trên.
– Cuối cùng là tiến hành quét chống thấm, thông thường là 2 lớp.
– Bạn nên kiểm tra kỹ khi sơn sửa, tránh để sót lại bất kỳ chỗ thấm nước nào. Nếu không, bạn vừa chống thấm xong chỗ này, nước lại tràn qua chỗ khác thì đúng là tốn công vô ích.
>>> Chống thấm cho nhà cửa là một biện pháp bảo vệ cực kỳ cần thiết, bất kể là cho nhà riêng hay các công trình lớn. Hi vọng bạn tìm đúng loại sơn vừa ý và bảo quản ngôi nhà của mình một cách tốt nhất.