Bạn chắc hẳn đã từng nghe rất nhiều về Epoxy, cũng như rất nhiều công dụng của nó trong cuộc sống cũng như khi thi công các công trình xây dựng. Hôm nay, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem sơn Epoxy là gì nhé. Có lẽ loại sơn này đa dạng hơn bạn nghĩ rất nhiều đấy.
Tổng quan về sơn Epoxy
Về cơ bản, Epoxy là loại sơn loại sơn 2 thành phần chính, từ nhựa Epoxy và chất đóng rắn, giúp liên kết các phân tử với nhau. Từ đó tạo nên một hợp chất hữu cơ có tính kết dính và khả năng chống chịu tác động từ môi trường rất tốt. Epoxy chủ yếu dùng cho 2 bề mặt:
– Sơn Epoxy dùng cho kim loại: Có 2 loại là Sơn lót chống rỉ và sơn phủ.
Xem thêm: Sơn chống rỉ là gì?
– Sơn Epoxy dùng cho sàn bê tông
Vậy cụ thể thì Epoxy có những loại nào và dùng để làm gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.
Tất tần tật về sơn Epoxy: Phân loại & ưu nhược điểm
Có nhiều loại sơn Epoxy với chức năng và thành phần cấu tạo khác nhau. Tùy theo mục đích sử dụng và tính chất công trình mà bạn cần chọn thi công sơn Epoxy phù hợp. Về tính chất, chúng ta có thể chia làm 3 loại:
Sơn gốc dầu
Hay còn có tên khác là Epoxy dung môi dầu. Loại này là thủy tổ của dòng Epoxy tại Việt Nam. Cho đến tận bây giờ, nó vẫn được sử dụng nhiều trong các nhà máy, xưởng sản xuất, gara/hầm để xe.
– Ưu điểm:
- Chống chịu va đập tốt
- Chống nước, kháng ăn mòn và bám bụi
- Độ bóng loáng cao nên thường được dùng trong thi công sơn sàn epoxy nhà ở, gara oto,… cần tính thẩm mỹ.
– Nhược điểm: Vì có dung môi dầu nên lúc thi công sẽ giải phóng khí chứa chất độc hại và có mùi. Cần thời gian tản mùi để có thể chính thức sử dụng công trình.
Sơn gốc nước
Phiên bản cải tiến của đàn anh gốc dầu. Được kết hợp với dung môi nước, khắc phục được nhược điểm lớn nhất của sơn gốc dầu là có hại với sức khỏe.
– Ưu điểm:
- Bám dính trên nhiều loại địa hình khác nhau
- Có thể chống lại ăn mòn từ axit
- Chống bám bẩn, chống cháy cao hơn gốc dầu
- Không có chất độc hại gây ảnh hưởng sức khỉe
– Nhược điểm: Độ bóng không bằng sơn dầu. Giá thành của sơn gốc nước cũng cao hơn.
Sơn không dung môi
Hay còn gọi là Epoxy tự phẳng, là bản update của dòng epoxy. Cấu tạo của loại này không kết hợp với bất kỳ loại dung môi nào, có thể sử dụng trực tiếp khi thi công.
Loại này mang các ưu điểm của dòng Epoxy nước như chịu được sự ăn mòn của axit, kháng khuẩn, chống thấm nước, chống thấm dầu… Đặc biệt, độ dày của sơn gấp 30 lần các loại khác nên chịu áp lực rất tốt.
Công dụng của sơn Epoxy trong đời sống
Kháng hóa chất
Có khả năng năng chống lại sự ăn mòn của axit và các hóa chất khác cực tốt. Có thể sử dụng với nhiều mặt như bê tông, sắt, thép, kim loại… và các loại hạng mục khác nhau như tường, trần, sàn bê tông…
Ứng dụng của Epoxy kháng hóa chất: Sử dụng cho các khu vực thường xuyên tiếp xúc với môi trường axit, hóa chất ăn mòn cao như phòng thí nghiệm, bệnh viện, nhà máy tạo linh phụ kiện điện tử, xưởng chế tạo hóa chất, chế tạo bia, nhà máy dược…
Trang trí, tăng tính thẩm mỹ
Sơn với lớp phủ bóng trong suốt không màu, dành cho khách hàng muốn phủ sơn nền Epoxy để trang trí, tạo vẻ đẹp sang trọng và bảo vệ nền bê tông tốt nhất.
Ứng dụng của epoxy trong suốt: Khu vực sàn của các xưởng, nhà máy trung tâm thương mại, siêu thị… Ngoài ra, sơn này còn được dùng để tăng thẩm mỹ cho đồ trang sức và các sản phẩm trang trí nội thất.
Chống tĩnh điện
Một ứng dụng hữu ích giúp ngăn ngừa tai nạn tiềm ẩn có thể xảy ra khi tiếp xúc với tĩnh điện và phóng điện, đặc biệt là cháy nổ do chập điện.
Ứng dụng của Epoxy chống tĩnh điện: Chuyên dùng cho ngành công nghiệp điện, các xưởng chuyên sản xuất thiết bị, linh kiện điện tử, máy móc… có mạng lưới điện chằng chịt.
Chống thấm
Ngày nay, các loại sơn đều đang đua nhau trong lĩnh vực chống thấm. Loại sơn này thường nổi tiếng với độ bền cao, độ bám dính tốt và tính thẩm mỹ tuyệt vời. Sơn còn có tính đàn hồi và co giãn theo nhiệt độ. Do đó, nó không bị đổi màu dưới ánh sáng mặt trời hay nhiệt độ cao.
Sơn Epoxy chống thấm được chia làm làm 2 loại là sơn lót chống thấm và sơn phủ chống thấm.
Ứng dụng của Epoxy chống thấm: Sử dụng cho hồ nước sinh hoạt, hồ cá, hồ bơi, sơn mái nhà, và các xưởng sản xuất.
Chống trơn trượt
Kết hợp từ nguyên liệu chủ yếu là epoxy và các thành phần khác như các phụ gia tăng kết dính, tăng cứng bề mặt, đá chống trượt…
Ứng dụng của Epoxy chống trượt: Sử dụng trong các bãi đậu xe, gara, tầng hầm, trung tâm mua sắm… để tăng độ bám dính, giúp xe cộ chống trơn trượt, nhất là khi lên xuống dốc.