Blog

Sơn lót chống kiềm là gì? Sơn chống thấm có phải là chống kiềm?

Ở bài trước, chúng ta đã nói về sự cần thiết của sơn lót trong xây dựng công trình. Trong phần này, hãy cùng KINGSON PAINT tìm hiểu kỹ hơn về sơn lót chống kiềm nhé.

Sơn lót chống kiềm có tác dụng gì?

Khí hậu Việt Nam có 4 mùa: 1 mùa khô và 3 mùa từ mưa ít đến mưa nhiều. Do đó, không cách nào tránh được tình trạng ẩm ướt và ăn mòn sơn phủ ngoài của các công trình kiến trúc.

Ngoài ra, vi khuẩn, nấm mốc đến từ chính vật liệu xây dựng cũng là một nguyên nhân lớn khiến màng sơn dễ ẩm mốc. Rất nhiều ngôi nhà không để ý đến vấn đề này mặc kệ những vết mốc và lớp bong tróc, dần dần ảnh hưởng đến mỹ quan và tuổi thọ công trình.

Sơn lót chống kiềm là gì?

Sơn lót chống kiềm còn gọi là sơn lót chống Bazơ (Bazơ có độ pH nằm trong khoảng >7 => 14, cao hơn axit). Độ ẩm càng cao thì kiềm cũng tăng lên theo. Kiềm cao lâu ngày sẽ làm cho bề mặt sơn phủ bị lem màu, ố vàng, lên rêu mốc, phấn hóa, thậm chí khiến lớp sơn phủ bị bong tróc.

Do đó mà chống kiềm cũng đồng nghĩa với chống ẩm. Sơn lót cũng có tác dụng diệt khuẩn và chống nấm mốc, giúp sơn nhà bạn giảm hơn 80% nguy cơ bị nấm mốc, bảo vệ tường nhà bền bỉ và đẹp màu theo thời gian.

Không chỉ như vậy, sơn lót kháng kiềm còn có nhiều tác dụng khác nữa:

– Tạo độ dính nên cường hoá độ kết dính cho sơn phủ

– Kháng kiềm có trong các vật liệu xây dựng như vôi, xi măng

– Tăng cường khả năng chống thấm cho bề mặt tường

– Giúp công trình càng thêm hoàn thiện, lớp ngoài đều màu hơn, láng mịn hơn, đồng thời tạo độ sáng bóng cho màng sơn.

Tác dụng của sơn lót kháng kiềm

Sơn chống thấm rồi có cần sơn lót kháng kiềm nữa không?

Nghe có vẻ như sơn chống thấm và sơn lót kháng kiềm đều có tác dụng là chống ẩm cho tường. Vậy nếu đã có lớp chống thấm rồi thì không cần sơn lót nữa và ngược lại đúng không nhỉ?

Thật ra, sơn chống thấm màu và sơn ngoại thất chống thấm đều cần sơn lót trước khi tiến hành thi công sơn.

– Với sơn chống thấm màu: Lớp sơn lót giúp bề mặt sơn phủ bằng phẳng, mịn hơn, tăng khả năng chống kiềm hoàn hảo, đồng thời còn giảm chi phí cho việc sơn màu phủ. Một số loại sơn cao cấp không cần sử dụng sơn lót trong quá trình thi công.

– Với sơn ngoại thất chống thấm: Lớp sơn lót tăng khả năng bám dính của sơn phủ và làm bề mặt sau khi quét mịn hơn.

– Với sơn chống thấm pha xi măng: Loại này thì bạn có thể không cần sử dụng sơn lót.

Sơn lót chống kiềm có 2 loại là sơn lót kháng kiềm ngoại thấtsơn lót kháng kiềm nội thất. Với nội thất, sơn thích hợp nhất khi sử dụng cho các khu vực phòng tắm, nhà bếp… những nơi thường xuyên có độ ẩm cao.

sơn chống kiềm có cần thiết không

Thành phần của sơn kháng kiềm là gì?

Vậy thì để tạo thành tác dụng của sơn lót chống kiềm tuyệt vời như trên thì loại sơn này được làm từ những thành phần nào nhỉ? Cơ bản thì sơn kháng kiềm có 4 loại thành phần gồm:

– Tinh màu: Gồm có 2 loại là Tinh màu gốc và Tinh màu phụ

  • Tinh màu gốc: Tác dụng của nó đúng với cái tên, chính là khiến sơn có màu trắng như màu của sơn lót kháng kiềm, đồng thời giúp tăng độ phủ.
  • Tinh màu phụ: Kết hợp giữa các chất giúp chống bám bẩn, chất chống rêu mốc, hoen ố, ngăn bào mòn, khống chế độ bóng và tạo độ cứng.

– Chất liên kết: Có nguồn gốc chủ yếu là từ nhựa cây. Giúp liên kết các tinh màu gốc có trong sơn với tinh màu phụ. Ngoài ra nó còn giúp dàn trải tạo độ cứng cho màng sơn. Chất liên kết có nguồn gốc chủ yếu từ nhựa cây.

– Dung môi: Thành phần giúp kết hợp các thành phần với nhau để thi công dễ dàng hơn

– Phụ gia: Thành phần cuối cùng để tạo nên sơn lót kháng kiềm hoàn chỉnh. Bao gồm các chất nhờn, chống văng sơn, kháng khuẩn, chống bọt khi pha chế sơn, chống rêu mốc trên bề mặt.

Cách pha sơn lót kháng kiềm

Để pha sơn lót chống kiềm không khó, cũng giống như đa phần sơn nước khác, sơn lót chống kiềm được pha với 10-15% nước sạch theo thể tích. Việc pha loãng giúp thi công dễ dàng và độ phủ cũng cao hơn.

Sau khi pha sơn xong, bạn có thể sử dụng rulo lăn sơn hoặc chổi sơn để thi công. Tùy theo điều kiện cũng như tình trạng của tường mà bạn lăn từ 1 tới 2 lớp. Với tường cũ thì bạn nên lăn 2 lớp. Mỗi lớp cách nhau 2 tiếng để đảm bảo độ khô cần thiết.

pha sơn lót kháng kiềm

Bảng giá sơn lót chống kiềm

Thị trường sơn lót nói chung và sơn kháng kiềm nói riêng cực kỳ sôi động với rất nhiều hãng sơn như:

Trên đây là những kiến thức cần biết về sơn chống kiềm. Hãy đón xem những bài viết thú vị khác tại Blog của KINGSON PAINT bạn nhé.

>>> Xem thêm: Sơn lót là gì? Những tác hại khi không có sơn lót

Tin tức liên quan

Tìm hiểu Quy trình sơn tàu biển chuẩn cho mọi loại tàu

Top 7 dụng cụ ốp lát gạch chuyên dụng

Top 9 dụng cụ nghề thợ xây nhất định phải có