Blog

Sơn nội thất là gì? Bảng màu sơn nội thất hiện đại 2023

Nếu sơn ngoại thất là lớp da thịt và áo giáp bảo vệ ngôi nhà thì sơn nội thất là xương sống giúp căn nhà của chúng ta bền vững với thời gian. Trong bài viết này, KINGSON PAINT sẽ giới thiệu cho bạn những thông tin cần biết về sơn nội thất, cùng với với gợi ý một số bảng màu trang trí hiện đại cho kiến trúc.

Sơn nội thất là gì?

Sơn nội thất là dòng sơn chuyên dụng để sơn nội bộ các công trình kiến trúc, cụ thể là các mảng tường trong phòng ngủ, phòng khách, phòng ăn…

Ưu điểm nổi bật của sơn nội thất đó là độ bóng mịn, khả năng chùi rửa tốt, bền màu với thời gian. Đặc biệt là sơn nội thất không thể gây hại cho sức khỏe.

Về nhược điểm, đặc tính của sơn nội thất là khả năng chống thấm, chống rêu mốc kém và ít chịu được những tác động từ môi trường bên ngoài. Điểm này hoàn toàn ngược lại với sơn ngoại thất.

sơn nội thất là gì

Có bao nhiêu loại sơn nội thất?

Tuy gọi chung là sơn nội thất nhưng mặt hàng này cực kỳ đa dạng với đủ loại màu sắc, đặc tính và các nhà cung cấp. Do đó, không có gì lạ khi nhiều bạn loay hoay không biết nên mua sơn gì giữa hằng hà sa số các nhãn hàng. Chúng ta có thể tạm chia các loại sơn nội thất theo các tiêu chí như:

1/ Về tính năng

Ở lĩnh vực nội thất, chúng ta có các loại sơn cơ bản như:

– Sơn lót nội thất

– Sơn phủ nội thất

– Sơn giả chất liệu

– Sơn tính năng đặc biệt như chống thấm, chống rỉ nội thất…

2/ Về độ bóng

Bất kể là sơn ngoại thất hay nội thất thì độ bóng/mờ của bề mặt sơn sau khi hoàn thiện đều sẽ có ảnh hưởng lớn đến bề mặt tường. Bạn nên cân nhắc đến nhiều yếu tố trước khi quyết định mình nên chọn sơn bề mặt như thế nào.

> Xem thêm: Sơn ngoại thất và độ bóng sơn 

Với các khu vực đụng chạm nhiều và sử dụng thường xuyên, bạn nên chọn sơn nội thất có độ bóng tương đối (satin hoặc gloss) vì sẽ dễ lau chùi, tiện làm sạch các vết bẩn. Tuy nhiên, độ bóng cao cũng có khuyết điểm là dễ làm lộ những vết vân tường, vá tường sẽ dễ bị lộ hơn.

độ bóng của sơn

Bề mặt sơn mờ sẽ không dễ làm sạch và khó chịu được nhiều va chạm. Nhưng được cái những dấu vết tường không bằng phẳng sẽ được che đi đáng kể.

3/ Theo giá thành

Ngoài ra, chúng ta có thể chia sơn nội thất thành 5 loại chính theo giá thành:

– Sơn kinh tế: Chủ yếu để trang trí, lăn cho sạch bề mặt tường. Chúng thường sủ dụng cho các không gian như phòng trọ để cho thuê… Tiêu chí đánh giá chỉ cần không ra phấn, không dính vào quần áo là được. Giá thành loại này khá rẻ.

– Sơn tầm trung: Độ phủ cao hơn, mịn hơn 1 chút, dễ thi công, tiết kiệm sơn. Có thể chùi rửa một vài loại vết bẩn đơn giản.

chọn sơn nội thất phù hợp

– Sơn cao cấp: Sơn nội thất tốt với độ láng mịn và độ phủ cực tốt, màng sơn cứng hơn, keo nhiều hơn. Có thể lau chùi mọi vết bẩn. Giá tương đối cao.

– Sơn siêu cao cấp: Loại sơn nội thất cao cấp áp dụng công nghệ tiên tiến để đem đến những công năng kháng khuẩn, kháng bụi, chống lại các vi sinh vật có hại, khử mùi…. Cùng với hàm lượng chất độc hại tối thiểu, thậm chí bằng 0.

Gia chủ có thể dựa vào các yếu tố trên mà lựa chọn sơn theo nhu cầu và khả năng kinh tế.

Bảng màu sơn nội thất đẹp cho nhà yêu

Thường thì màu sơn nội thất sẽ được chọn tùy theo sở thích của chủ nhà. Có thể là những màu đang thuộc xu hướng, hoặc là chọn màu theo ngũ hành, cung, hướng… thậm chí là thích gì thì chọn đó. Mời bạn xem thử một số xu hướng chọn màu sơn nước nội thất hiện đại dưới đây nhé:

6 bước sơn nội thất cơ bản

Bước 1: “Làm trống” tường

Tháo hoặc bịt kín những vật dụng trang trí như tranh ảnh, thảm…

Che đậy sàn nhà bằng băng keo hoặc các vật dụng khác với các phần cứng như ổ điện, tay nắm cửa, đèn tường…

Bước 2: Chà nhám và vệ sinh tất cả bề mặt

Bước này tưởng đơn giản nhưng không hề dễ, nhất là với người mới. Với mỗi loại tình trạng tường mà chúng ta phải có cách xử lý khác nhau. Ví dụ:

– Nếu mặt tường dính cát, bột, chất bẩn: Dùng vòi nước cao áp dội sạch, có thể kết hợp thêm chất tẩy nhẹ. Sơn thêm hai lớp lót chống kiềm.

– Nếu mặt tường dính bột trét, vữa xi măng, sơn cũ: Cần đục, chà xát, cạo sạch màng sơn hay các bề mặt kém bằng phẳng, sau đó trét lại bằng loại bột phù hợp.

– Bề mặt tường chứa nấm, mốc, rêu: Loại bỏ những vết dính bẩn và vết nhô nhỏ bằng sủi. Sử dụng bàn chà nhám để chà nhám tường. Trong lúc này phải đeo mặt nạ chống bụi để đảm bảo sức khỏe. Dùng lực vừa phải và chú ý không làm tổn hại tường. Có thể kết hợp thêm thuốc diệt rêu, nấm mốc nếu cần. Cuối cùng, dùng nước rửa lại mặt tường và chờ thật khô.

– Bề mặt tường có vết dầu mỡ: Nếu không thể rửa sạch bằng nước, có thể sử dụng dung dịch tẩy rửa nhẹ và một chút dung môi nếu cần. Sau đó, dùng nước sạch rửa kỹ để loại bỏ hoàn toàn vết bẩn còn sót lại.

làm sạch tường trước khi sơn
Làm sạch tường trước khi sơn rất quan trọng cho toàn bộ những bước tiếp theo

Bước 3: Thi công chống thấm

Mục đích của sơn chống thấm nội thất là bảo vệ nhà khỏi ẩm mốc, nhất là với thời tiết ẩm ướt, mưa nhiều như nước ta. Đặc biệt là những khu vực tiếp xúc với độ ẩm như bếp, nhà vệ sinh, phòng tắm…

Xem thêm: Sơn chống thấm là gì?

Bước 4: Thi công trét bột bả tường

Bả tường (hay bả matit) là quá trình sử dụng bay trét cùng bột matit làm cho bề mặt tường bề mặt bằng phẳng, che đi các khe nứt và khuyết điểm. Đồng thời, sơn bả còn giúp tăng độ bám dính cho lớp sơn lót tiếp theo.

* Tùy vào yêu cầu và mục đích sử dụng mà bạn có thể trét 1 đến 2 lớp bột bả, hoặc không sử dụng bột bả.

Xem thêm: Sơn bả là gì? Kỹ thuật sơn bả tường chuẩn

Bước 5: Sơn lót chống kiềm nội thất

Tác dụng của sơn lót kháng kiềm nội thất là ngăn chặn kiềm có trong các vật liệu xây dựng như xi măng, vôi… Đảm bảo cho tường không bị lem màu, bong tróc. Đồng thời, nó cũng có tác dụng diệt khuẩn và chống nấm mốc bảo vệ tường nhà bền bỉ và đẹp màu theo thời gian.

Thông thường, không có lớp sơn lót thường sẽ không ảnh hưởng trực quan đến quá trình thi công. Tuy nhiên về lâu dài sẽ lớp sơn màu sẽ bị giảm chất lượng và tính thẩm mỹ, gây ra các hiện tượng như kiềm hóa, ẩm mốc, loang màu… Bạn có thể sơn 1 hoặc 2 lớp lót tùy ý.

Xem thêm: Sơn lót chống kiềm là gì?

Sơn kháng kiềm cho tường

Bước 6: Sơn phủ hoàn thiện cho tường

Sau khi lớp sơn phủ đã khô, bạn sẽ tiến hành bước cuối cùng là sơn phủ cho tường. Mục đích của sơn phủ là sơn điểm nhấn cho phòng ngủ, sơn tường trang trí phòng khách… Tất cả là nhằm làm đẹp không gian sống và nêu bật cá tính của chủ nhân ngôi nhà.

Các thợ sơn thường sẽ sơn 2 lớp phủ cho tường. Chú ý là khi thi công, bạn phải lớp sơn trước khô hoàn toàn mới sơn tiếp nhé. Thời gian này thông thường là từ 2 đến 4 tiếng, có thể dài hơn tùy vào điều kiện thời tiết khi sơn.

sơn phủ cho tường
Công đoạn cuối sơn phủ cho tường khiến căn phòng rực rở hẳn lên

Lớp phủ thứ 2 cũng tương tự. Bạn cần chờ khoảng 2 tiếng cho lớp phủ thứ nhất khô. Đây là lớp cuối cùng nên đòi hỏi phải thật cẩn thận. Sau khi sơn xong, hãy dùng đèn pin rọi vào để kiểm tra sơn phủ có đều không hoặc có để lại vệt sơn trên tường không để kịp thời điều chỉnh.

> Xem thêm: Sơn ngoại thất là gì? Xu hướng bảng màu ngoại thất 2022

Tin tức liên quan

Tìm hiểu Quy trình sơn tàu biển chuẩn cho mọi loại tàu

Top 7 dụng cụ ốp lát gạch chuyên dụng

Top 9 dụng cụ nghề thợ xây nhất định phải có