Lời Đạo Sư 4 - Tình yêu thương chân thật dành cho thiên nhiên

Đối với cả thân và tâm con người, môi trường trong sạch giống như một người bạn thân có kết nối rất khăng khít.

Vẻ đẹp và màu xanh của thiên nhiên mang đến môi trường sống tốt lành cho thể xác và cảm giác thư giãn cho tinh thần. Tự trong bản chất, Phật tánh có kết nối tình cảm sâu sắc đối với môi trường thiên nhiên và chúng sinh hữu tình. Việc thành tựu Phật quả hay các công hạnh giác ngộ có liên hệ mật thiết với môi trường tự nhiên và hệ sinh thái, ví dụ như những sự kiện lớn (của chư Phật): Đản Sinh, thành tựu Niết Bàn dưới cội bồ đề, hay thuyết Pháp trong rừng.

Bản thân tôi cũng là một người rất thích công việc bảo vệ môi trường và xây dựng hệ sinh thái xanh. Tuy nhiên, việc trồng cây xanh và nuôi dưỡng các loài thực vật trên cao nguyên thường gặp rất nhiều khó khăn. Phải sau nhiều năm tích lũy kinh nghiệm, một số loài cây lá kim mới có thể phát triển rất chậm trên cao nguyên này. Ngoài ra, trong những năm gần đây, trong nước (Trung Quốc – LND) cũng đã đầu tư rất nhiều kinh phí vào việc trồng cây xanh.

Đã có rất nhiều [sự đầu tư] hết sức sâu sát cho hướng đi này, và việc hướng các chính sách theo xu thế này cũng hết sức quan trọng. Năm nay, những hàng cây có giá trị hàng trăm ngàn nhân dân tệ và diện tích hơn 2.500 ha đã được trồng trong tu viện1, tạo ra một môi trường xanh sạch mới.

Việc xây dựng nghề trồng rừng là một công việc gian khổ và cần tiếp tục duy trì trong dài hạn, chứ không phải chỉ cần trồng cây trên mặt đất là xong. Chi phí cho hàng rào bảo vệ rừng, tưới tiêu, bón phân và bảo tồn cộng dồn lại thực sự là một khoản chi phí khá lớn. Rừng cây có thể mang lại cho chúng ta không khí trong lành, vì vậy chúng ta phải nỗ lực để tiếp tục duy trì rừng cây và tạo nên một không gian ngày một xanh hơn.

Hungkar Dorje

Bắc Kinh, 8 tháng 5 năm 2019

Việt dịch: Pema Tso, tháng 4.2020.
Bài viết được đăng trên website: www.lienhoaquang.com/loidaosu-q4-07
Nguồn: https://mp.weixin.qq.com/s/R7T8v51jeiYo-mIxmQnb7g

_______________
CHÚ THÍCH:
1 Tu viện Lungon

Author: Hungkar Dorje Rinpoche

Translator: Lotsawa (Hiếu Thiện)

Download
pdf
word
SHARE