LỜI ĐẠO SƯ 2
Lời Đạo Sư IV xin trân trọng giới thiệu với quý độc giả gần xa các bài giảng của Ngài Hungkar Dorje Rinpoche từ năm 2015 tới 2018 cùng một số thư, thơ, bài viết.Mở đầu phần I của cuốn sách là bài giới thiệu của Rinpoche về dòng pháp Longchen Nyingthik. Với ngôn ngữ cô đọng và sắc bén, Rinpoche đã phân tích sự khác nhau giữa pháp tu Hiển giáo và Mật giáo mà một người tu Kim Cương Thừa rất cần phải biết. Trong Kim Cương Thừa, chư đạo sư “đã lấy tinh túy của tất cả các pháp môn đưa vào một pháp tu nhỏ, thuận tiện cho chúng ta tu. Và chúng ta sẽ đạt thành tựu giống như là chúng ta đã nghiên cứu tất cả các sách, toàn bộ giáo lý. Đây được gọi là PHƯƠNG TIỆN trong Kim Cương Thừa.” Vì vậy “Kim Cương Thừa có nhiều phương tiện, nhiều phương pháp độc đáo để tu hành, và để tu hành một cách có hiệu quả, với pháp tu có sức mạnh.”
Hai bài giảng khác “Ba Tánh Đức Cần Có Của Một Bậc Đạo Sư” và “Còn Hòa Hợp Thì Cộng Đồng Còn Tồn Tại” của Rinpoche đề cập tới chủ đề lớn của Phật Giáo: phẩm chất của đạo sư và trì giữ giới trọng cấm của đệ tử.
Đạo hạnh quan trọng hơn hiểu biết. Rinpoche nói: “Đạo hạnh tốt có nghĩa là trung thực, và đạo hạnh kém là không trung thực, dối trá. Vì vậy đạo hạnh tốt, kỷ luật tốt thậm chí còn quan trọng hơn cả kiến thức và hiểu biết tốt.”
Rinpoche đã nhắc tới phẩm tánh quan trọng là bậc thầy phải có trải nghiệm và chứng ngộ vì: “Khi không có trải nghiệm, chứng ngộ về đạo lộ, về giáo lý thì tâm vẫn còn rỗng cạn, không có sức mạnh. Khi đó tâm vẫn chưa đạt tới điểm rốt ráo của Pháp.”
Trong thông điệp gửi tới các đệ tử “Còn Hòa Hợp thì Cộng Đồng Còn Tồn Tại”, Rinpoche đã chỉ ra hiểm họa của việc phá vỡ hòa hợp giữa những người tu: “Chúng ta có bài học từ lịch sử từ Phật giáo ở Ấn Độ. Đạo Phật ở đó bị hủy diệt do nhiều nhân duyên, nhưng một trong những nguyên nhân chính là sự bất hòa từ bên trong.” Và Ngài nhắc nhở: “Sự hòa hợp là rất quan trọng. Khi không có sự hòa hợp, cộng đồng sẽ tan rã. Điều này là chắc chắn. Không có gì để nghi ngờ hay bàn cãi.”
Hello
Cuốn “Lời Đạo Sư” tập I ra đời cách đây bốn năm đã trở thành người bạn đường quen thuộc của mọi người. Tiếp theo đó, năm 2018 trang web lienhoaquang.com cùng facebook Liên Hoa Quang1 ra mắt bạn đọc đã tiếp tục đưa Pháp ngữ của Rinpoche đến với bạn đọc khắp nơi trên thế giới.Nay đáp lại tấm lòng của các bằng hữu gần xa, Liên Hoa Quang xin gửi tới bạn đọc tập II của bộ sách “Lời Đạo Sư”. Người góp nhặt xin trân trọng giới thiệu sơ lược các bài giảng, bài thơ, bài viết của Rinpoche trong cuốn sách này tới quý độc giả.Trong phần bài giảng của tập II có bài giảng của Rinpoche tháng 10 năm 2013 tại chùa Sủi – “Phật Pháp Căn Bản” 2. Qua bài pháp thoại này người tu sơ cơ sẽ được thọ nhận cam lồ từ những lời dạy rất cô đọng và sâu sắc về văn tư tu, chánh niệm, đường tu, tri kiến thanh tịnh, hòa hợp bạn tu và về các chủ đề Phật Pháp căn bản khác.Làm Người Tốt vốn là chủ đề yêu thích của Rinpoche và nay Ngài lần nữa nhắc tới chủ đề quan trọng này: “Nền tảng căn bản để tu Phật là làm một người tốt.” Rinpoche đặc biệt đề cao phẩm tính trung thực - phẩm chất đầu tiên, quan trọng nhất để làm người tốt:“Đức tính làm người căn bản là trung thực. Vậy nên, trung thực là đức tính thiết yếu để tu hành. Đây là điểm chung cho mọi truyền thống Phật giáo trên thế giới.”Tháng 8 năm 2013 tại Golok, Tây Tạng Rinpoche đã giảng cho các đệ tử người nước ngoài (Việt Nam, Mỹ, Canada, Trung Quốc v.v...) về năm giới gốc của Kim Cương Thừa: 1. Không chối bỏ chân tánh tối hậu, 2. Tôn kính đức kim cương thượng sư, 3. Không ngừng trì tụng minh chú, 4. Từ bi đối với những người cùng đạo lộ giải thoát, 5. Giữ bí mật Kim Cương Thừa.Bài “Hồng Độ Mẫu ban cho chúng sinh sức mạnh vượt thoát sợ hãi” Rinpoche giảng ở chùa Từ Quang, tại lễ quán đỉnh Kurukulle. Rinpoche giảng rằng trong Kim Cương Thừa có ba cấp độ quán đỉnh và đó là quán đỉnh cấp nội. Trong bài giảng này Rinpoche đặc biệt nhấn mạnh việc giữ giới thanh tịnh khi đã thọ quán đỉnh Mật Thừa.Thời gian qua, Ban biên soạn Liên Hoa Quang (LHQ) đã cố gắng sưu tập và dịch các bài thơ, bài viết ngắn, các bức thư Rinpoche viết và được đăng tải qua wechat hoặc từ các nguồn khác. Đây cũng là những bài Pháp sống động, quý báu, gắn liền với những giai đoạn khác nhau trong cuộc đời Rinpoche và trong lịch sử tu viện Lungen. LHQ sẽ gửi tới bạn đọc các bài thơ, bài viết này trong các tập của “Lời Đạo Sư” và trên trang lienhoaquang.com và facebook Liên Hoa Quang.Trong phần thư và thơ có bài “Bài thơ tặng chim cu gáy” và truyện “Hạnh ngộ giữa tôi và chim cu gáy”. Câu chuyện có thật này về con chim cu gáy có kết nối duyên nghiệp đặc biệt với Rinpoche là một bài Pháp sống cho người đọc, đặc biệt là các đệ tử của Ngài. Một bài Pháp sâu sắc và cảm động khác là bức thư Rinpoche viết vào ngày mà tim tất cả mọi người con đều “chìm vào đau khổ”: ngày Lama Sang3, phụ thân và Guru Tôn Quý của Rinpoche, đi vào cõi an bình.Bài thơ thể tự do “Lời nhắn gửi từ Lhasa” Rinpoche được gửi lên wechat cùng bức ảnh Ngài đang làm thủ tục để xin “giấy phép” vào Lhasa, cố hương ngàn năm của Tây Tạng, Phật Quốc thanh tịnh, Thánh Địa muôn đời trong trái tim của người dân Tạng.Trong bài viết “Thương Yêu và Bình An” Rinpoche đã gửi tới mọi người thông điệp về tình thương yêu vì: “Vắng bóng tình yêu và tình thân, hạnh phúc của con người sẽ tiêu tan.” Ngài cũng thẳng thắn cảnh báo về những chiếc gai độc của đố kỵ đang mọc lên ở các vị lãnh đạo, lạt ma, đạo sư, khenpo, những người phải hơn ai hết nêu gương tốt tránh xa tám ngọn gió đời.Để bảo đảm tính chân xác của Pháp ngữ đạo sư, các bài giảng trong các tập của Lời Đạo Sư đều được làm song ngữ Anh-Việt (chép lời thoại tiếng Anh và Việt dịch) và các bản gốc tiếng Anh đều được đăng trên lienhoaquang.com. Ngoài ra, Liên Hoa Quang hiện đang có kế hoạch làm và đưa sách điện tử Lời Đạo Sư II, cả đơn ngữ và song ngữ, lên trang lienhoaquang.com để đáp ứng nhu cầu của quý độc giả gần xa.Nguyện Pháp nhũ của bậc Đạo Sư Tôn Quý sẽ tới được với tất cả những ai hữu duyên, làm lợi lạc cho vô lượng chúng sinh.Nguyện cầu chư Phật mười phương gia trì gia hộ.Sarva Mangalam!Người góp nhặt