Pháp, Xá Lợi và Đạo Sư
Đó là Vua của xá lợi.”
Gửi các bạn đạo,
những ai gắn kết với tôi do duyên nghiệp, lòng tin, nguyện lực,
Năm tháng qua với động cơ trong sáng, bất chấp khó khăn thể chất, tinh thần, phí tổn các bạn đã tới học pháp tôi, giúp đỡ tôi, đem tấm lòng thành đối đãi tôi. Và tôi, với động cơ trong sáng, đã dạy pháp và chăm lo cho các bạn, giữ các bạn trong tâm, cầu nguyện, trì tụng hàng ngày cho các bạn. Cứ như vậy, đã hình thành đoạn đầu và đoạn giữa của kết nối thiện lành giữa các bạn và tôi. Còn đoạn cuối chắc rồi sẽ mười phần tốt đẹp khi cuộc đời các bạn trọn vẹn hài hòa với Pháp.
Đây không phải việc ta làm trái ước muốn, không phải do bị ép, bị lừa gạt mà làm. Đây là việc ta làm tự tâm thành, do duyên nghiệp và nguyện lực. Bởi việc này ta làm tự lòng thành, nên chúng ta đang tu đạo với nguyện ước vị tha, với tình thương.
đã đưa tôi đi theo con đường này.”
Nghiệp lực đưa tôi sinh ra ở Tây Tạng – xứ tuyết giàu gió lạnh thấu xương và nghèo ôxy, hơi ấm. Tuổi thơ mãi tới khi lên mười tôi chưa hề thấy một cọng rau. Những năm tháng đó thức ăn tôi chỉ là sữa chua mùa hè, bột tsampa mùa đông. Tôi chỉ là cậu bé du mục bình thường lớn lên ở một nơi xa xôi hẻo lánh. Về môi trường và giáo dục thì từ nhỏ tôi chỉ là một cậu bé chăn gia súc không có chút hiểu biết gì.
Nhưng, uy lực của nghiệp đã đưa tôi thành bông hoa nhỏ trên rặng núi, được hơi ấm của lòng từ nơi các bạn che chở.
Nhờ hoàn cảnh, môi trường sống khi còn nhỏ tôi đã được hưởng thiện duyên toàn hảo cho con đường tu đạo. Bất chấp sóng gió kinh hoàng của thời cuộc, khi còn là cậu bé bản tính tôi đã luôn hướng tới thiện lành và thương yêu. Tôi khát khao hướng tới tâm bồ đề với niềm vui và nguyện ước mãnh liệt, như con thơ khát mẹ. Điều này là do những khuynh hướng nghiệp, những tập quán huân tập từ tiền kiếp – đây là những gì chúng ta đều tin tưởng.
Cuộc sống tuổi thơ tôi thật khó hình dung nổi trừ phi tôi có thể trực tiếp đưa nó ra cho bạn thấy. Thế nhưng, nhờ sức mạnh của nghiệp lực những phẩm tánh tốt lành trong tôi không bị phôi phai, hủy hoại. Sức mạnh của tập quán, của xu hướng thiện lành đã đưa tôi đi theo con đường này. Chúng ta nói đó là nghiệp lực, nhưng trước hết đó là sức mạnh của khuynh hướng, thói quen được huân tập. Với tôi điều này thật rõ ràng. Đây là dấu hiệu trong tiền kiếp tôi đã vun trồng khát ngưỡng đặc biệt đối với Phật Pháp. Chính duyên nghiệp và nguyện lực đã đưa chúng ta hội ngộ.
thì cũng có người không thấy tôi đáng để họ theo.”
Tâm họ đầy phiền não như vẫn vậy xưa nay, nên họ cứ buồn khổ, cứ ganh ghen đố kị v. v. như xưa nay vẫn thế. Cũng vậy, các bạn cũng buồn khổ, cũng ganh ghen đố kị đôi khi. Các bạn cũng không hơn không kém gì họ cả.
nhưng lại dùng tiền cúng dường để nuôi gia đình họ và những việc tương tự …“
Còn tôi đi hết nơi này tới nơi khác, quyên góp cúng dường cho tu viện, chùa chiền mình. Các vị lạt ma khác cũng vậy: thu nhận cúng dường cho các tu viện, chùa chiền … Tôi tiếp tục việc bảo tồn văn hóa, xây trường học, lo thuốc người bệnh, lo cơm áo người nghèo, phát triển giáo dục cộng đồng v. v. và tôi đang làm nhiều hơn những người khác. Đây là sự thật hiển nhiên, không phải những lời ba hoa rỗng tuếch.
Có những người mang danh là lạt ma, tulku, khenpo nhưng lại dùng tiền cúng dường để nuôi gia đình và những việc tương tự. Việc họ làm khiến tôi buồn cười. Tôi nhìn họ và cười giễu khi thấy họ dìu dắt kẻ khác đi trên con đường của sân hận, tham chấp, tự khen mình và chê bai người khác. Mục đích của Giáo pháp là lìa thoát tâm ngã chấp, vị kỉ, vậy tại sao những việc làm hoàn toàn trái với Đạo – tự khen mình và chê người – lại có thể gọi là “tu”?
đó là diệu Pháp âm tuôn ra từ kho báu ở nơi cổ họng tôi.”
Vị thầy nào cũng dạy phải nương tựa một đạo sư, và ai cũng nói cần phải có lòng tin mãnh liệt. Ai cũng biết chuyện bà lão đắc đạo nhờ chiếc răng chó trong “Lời Vàng Thầy Tôi”. Nếu các bạn như bà lão nọ, thì tôi sẽ là cái răng chó kia. Giả như chẳng có chút xá lợi nào tuôn ra từ tôi, tức là các bạn đã không được như bà lão nọ. Còn nếu các bạn được như bà lão nọ thì chắc chắn xá lợi sẽ từ tôi mà tuôn ra. Tuy nhiên, xá lợi tôi không phải những viên tròn tròn làm từ xương, đó là Diệu Pháp âm tuôn ra từ kho báu ở nơi cổ họng tôi.
Pháp kinh điển, pháp tu chứng là chân thật xá lợi Phật. Giáo lý tánh Không và Thanh tịnh Quang chính là xá lợi của Pháp thân. Đó là Vua của xá lợi. Khi giáo lý này được trao truyền cho bạn thì việc bạn có thành tựu hay không phụ thuộc vào chính bạn. Đức Phật đã nói: “Phải biết rằng giải thoát phụ thuộc vào các ông.” Cũng thế, điều đó phụ thuộc vào nỗ lực và tâm chí thành chí tín của bạn.
bạn nghĩ tới việc học pháp với một vị thầy khác thay vì Bổn sư của bạn …
Điều đó có nghĩa là bạn không có lòng tin chân thật.”
Nếu lòng tin của bạn vào đạo sư là chân thật không hư dối, thì cái nhìn của bạn dù [thể hiện] ra nơi cửa miệng hay [nằm kín] trong con tim đều giống y như nhau, không khác. Đó chính là đức hạnh – khi cái bạn nói và cái bạn làm là một, không hai. Còn nếu bạn có cái vẻ tu hành tử tế bên ngoài, nhưng sâu kín tận bên trong vẫn giữ mối nghi ngờ bạn nghĩ tới việc học pháp với một vị thầy khác thay vì Bổn sư của bạn, và tự nhủ: “Nếu thầy ta không dạy điều gì đó thì ta có thể học từ một vị thầy khác; cũng có gì khác nhau đâu.” Điều đó có nghĩa là bạn không có lòng tin chân thật. Và cho dù bạn có cố hành trì bao nhiêu đi nữa, cũng sẽ không có được mấy lợi lạc. Đó là cách mà mọi thứ nó vận hành.
Họ dạy pháp cho những người biết rất ít về pháp, và về những phẩm tánh quan trọng của một đạo sư.
Đây là một trong những dấu hiệu cho thấy chúng ta đang sống trong một thời đại suy đồi.”
Trong tất cả các truyền thừa đều có những vị tăng, ni tiếp tục kinh doanh kiếm lời sau khi đã thọ giới xuất gia. Họ đã để cho của cải vật chất lôi cuốn. Họ dạy Pháp trong thời buổi mà của cải vật chất được lấy làm nền tảng [cuộc sống] cho nên cũng bình thường thôi nếu họ có dạy Pháp, ban quán đảnh, truyền lung … mà chẳng hề quan tâm: họ có nắm được nền tảng của pháp đó hay không, họ có được truyền thừa hay không, họ đã tu pháp đó hay chưa, và họ có giữ giới hạnh thanh tịnh đối với Pháp, với Đạo sư hay không.
Một số lạt ma Tây Tạng không những, chính họ, không tu trì một pháp nào cả mà còn tự xưng là đang dạy pháp Dzogchen trong khi không hề biết Dzogchen là gì. Những lạt ma như vậy đã xuất hiện ở Trung quốc và ở những nơi nào đó nữa; và họ cũng đã xuất hiện ở Mỹ. Một số lạt ma chống lại Bổn sư của mình, đã nổi loạn chống lại Đạo sư của họ, nhưng vẫn sắm vai lạt ma quan trọng. Họ dạy Pháp cho những người biết rất ít về Pháp và về những phẩm tánh quan trọng của một bậc Đạo sư. Đây là một trong những dấu hiệu cho thấy chúng ta đang sống trong một thời đại suy đồi.
thì đó là dấu hiệu cho thấy tình thương yêu chân thật của Ngài đối với đệ tử.”
Ngài Patrul Rinpoche dạy rằng thật là vô nghĩa nếu cứ đòi giáo lý thâm diệu trong khi chưa hề thiết lập được nền tảng cho việc thọ nhận giáo lý đó. Thiếu sự chuẩn bị cần thiết thì việc thọ nhận giáo lý thâm diệu sẽ không đem lại chút lợi lạc nào cả, và chắc chắn sẽ nảy sinh nguy cơ: người thọ nhận giáo lý sẽ hoàn toàn không có đủ khả năng để thâm nhập vào những tầng nghĩa thậm thâm.
Viết bởi Hungkar Dorje Rinpoche tại Hoa Kỳ tháng 12 năm 2013.
Hiếu Thiện (Lotsawa) Việt dịch, 2013.
______________________
[1] Tiêu đề do người dịch đặt để tiện cho người đọc.
DHARMA – RELICS – GURU[2]
My dear Dharma friends
with whom I am connected by karma, prayer, faith and commitment.
These years you have with pure motivation, physical and mental hardship and difficulties, and expenditure have come to receive my teachings, help me, and show me kindness, and I have, with a pure motivation, taught you the Dharma, cared for you kept you in my mind, and done daily recitations and prayers for you. In this way there has formed the beginning of a good auspicious connection between us, and a good auspicious connection in the middle. The adornment of a concluding auspiciousness is for your lives to be in accord with the Dharma. This is not something that we do against our wishes, that we are forced to do, or been tricked into doing, but something we are all doing sincerely on the basis of our karma and prayers. As this is something we are doing sincerely, we are practicing the Dharma with aspiration, altruism, love, and kindness.
Through the power of karma I was born in Tibet, the land of snow, which is rich in fierce bitter winds and poor in oxygen and warmth. Distinctive features of my life were that till the age of ten I had never seen a vegetable. During those years my food was primarily yoghurt in the summer and tsampa in the winter. I was just an ordinary nomad boy growing up in a small area far away from anywhere. In terms of my environment and education when I was little, I was just a boy who was a nomadic herder and I knew of nothing else. However, the wheel of the power of indescribable karma has brought me from there to become a little flower on a mountain range protected by the warmth of your kindness.
Because of my environment and the circumstances I lived in while I was a boy, I was to encounter perfect conditions for Dharma practice. Even though the upheaval of the times was traumatic, even as boy my nature continued to be kind and loving, and I longed for the bodhicitta with great aspiration and joy, like a child longs for its mother. This appears to the because of the karmic tendencies and familiarization in previous lives that we believe in. The conditions I lived in when I was little are difficult to conceive of unless I could directly show them to you. Nevertheless, because of the power of my karmic tendencies, the good qualities in my nature could not be lost or destroyed. The power of habitual tendency has now brought me in this direction and to this path. We can call this the power of karma but this is primarily the increase of the power of habitual tendencies. I see this clearly.
This is an indication that in my previous life I have developed the habitual tendency for the Dharma.
It is karma and prayer that have brought us together. I am just one person, with one nature and one personality. While you trust in me and consider me worthy to follow as a teacher, there are others who do not see me as worthy to be followed as a teacher. This is because of the power of karma and prayers. It doesn’t make me any better because you hold me in esteem, and it doesn’t make me any worse when others don’t. You don’t suffer any loss in following me as out master, and those who follow another master don’t gain any more by it. Their minds have the same afflictions as before, so that they are sometimes unhappy, sometimes jealous, and so on, just as they always were, and still they experience the same problems in life that they did before and in the same way you remain sometime unhappy, sometimes jealous and you are no worse off than they are.
I travel back and fore, collecting donations to help my temple and monastery. Other lamas are also doing the same thing collecting funds for temples and monasteries. I still continue with my work of preserving the culture, establishing schools, giving medicine to the sick, giving food and clothes to the poor, spreading education among the people, and so on and so I am doing more than others, and this is evident it’s not just empty boasting.
There are some who are called lamas, tulkus, or khenpos who use donations to support their own families and so on. When I see what they do it makes me laugh. I look upon them with derision when I see them bringing people onto a path of aversion and attachment, praising themselves and criticizing others.
Our goal in the Dharma is to cut through and suppress fixation on the self and selfishness, so how can doing the opposite —praising and praising oneself and criticizing others—be following the Dharma?
Everyone teaches that we all have to rely on a teacher and all agree that we need to have excellent faith.
You all know the story in The Words of My Perfect Teacher, about the old woman who became enlightened through a dog’s tooth. If you can be the same as that old woman, then I can be like the dog’s tooth. If no relics come out of me, then you have not become like the old lady. If you do become like the old woman then relics will definitely come from me. However, my relics are not like the little spheres made of bone, they are the teachings of the Dharma that comes from the Dharma treasure in my throat. The Dharma of scripture and realization are the true relics of the Buddha and the teaching of the awareness of emptiness and luminosity are the relics of the dharmakāya, which are the kings of relics. When these are given to you, whether or not you obtain the siddhis depends on you. The Buddha has said, “Know that your liberation depends on you.” In that way, it depends on your own enthusiasm, diligence, and faith.
If your faith in the lama is genuine, you will have a view that is the same in your mouth and in your heart. It is the conduct where what you say and think are the same. If you have a good outer appearance of practice but deep inside you have doubts and think of receiving Dharma from another lama than your own and think, “If my lama doesn’t teach something I can get it from another lama and it will be the same,” then you don’t have genuine devotion, and though you practice hard there will be little benefit from it. That is the way things are.
This present time is an age of prosperity, Therefore lamas, tulkus, and khenpos all say “Don’t le your head be turned by material wealth” but their own heads are pretty much turned by it. This is not just a crucial factor in Tibetan Buddhism alone, but is also in southern Buddhism, Chinese Buddhism, Vietnamese Buddhism and Buddhism in the west. In all dharma lineages there are monks and nuns who still engage in business after their ordination and so on, and this is because they have fallen under the allure of material wealth.
They teach the Dharma in a time that is based on material wealth as their basis, and so now it is normal that they teach Dharma and give various empowerments and reading transmissions, spreading their teachings without any concern over whether they have the foundation for that Dharma, whether they have the lineage, whether they have practiced it or whether they have pure commitment to the Dharma and lama. Not only do some lamas in Tibet not do any practice at all themselves, but also without knowing what Dzogchen means they claim to teach Dzogchen. There are many like that in China and elsewhere and they have also appeared in America.
Some lamas have turned against their own lama, have rebelled against them, and yet they play the role of being important lamas. They give Dharma teachings to people who know very little about the Dharma and the important qualities of a Dharma teacher. This is one of the signs that we are living in bad times.
In my tradition, one practices properly the successive stages of the preliminary practices, have unchanging faith in the lama and then receive instructions on the nature of the mind. You should know that if a lama points this out earnestly and seriously, teaching again and again about this foundation, and doesn’t teach any profound Dharma until this is established in their minds, that is a sign of the lama’s genuine affection for his pupils.
Patrul Rinpoche has taught that it is meaningless to request profound Dharma teachings without first establishing a foundation. Without the necessary preparation receiving profound Dharma teachings will not be of any benefit and there is the definite danger that eventually one will not be able to recognize what the deep meaning is.
Hungkar Dorje, written in America December 2013.
______________________
[2] The title is created by the translator for the convenience of the reader.