15
03-2022
BĐS Kê Gà: Chạy đua đón sân bay, cao tốc, thủ phủ du lịch

Nếu cao tốc, sân bay đồng loạt về đích năm 2022 khiến nhà đầu tư “đứng ngồi không yên” chuyển dòng tiền về Bình Thuận đón sóng, thì việc quy hoạch hoàn toàn dải đất mặt biển kéo dài hơn 15km từ Kê Gà đến Tiến Thành phát triển du lịch lại tạo ra nhịp tăng trưởng bền vững cho thị trường khu vực này.

Trước giờ G – nhà đầu tư đổ về Bình Thuận đón sóng

Trước hàng loạt tín hiệu khả quan đến từ các quy hoạch hạ tầng mang tính trọng điểm đã cho thấy rằng, Bình Thuận là thị trường bất động sản giàu tiềm năng và năm 2022 được xem là năm bản lề quan trọng của người dân và cả giới đầu tư Bình Thuận. Sau nhiều năm chờ đợi, ước mơ có cao tốc, sân bay hiện chỉ còn tính từng tháng khi cả hai công trình này sẽ cùng hẹn về đích trong cuối năm nay.

Cao tốc sẽ rút ngắn quãng đường từ TP.HCM đến Kê Gà còn gần 2 giờ, đến Phan Thiết 2,5 giờ và Mũi Né hơn 3 giờ. Đây là ba trọng điểm du lịch của Bình Thuận. Nhờ có quãng đường di chuyển ngắn nhất, khu vực Kê Gà sẽ thay thế biển Vũng Tàu trở thành điểm dừng chân quen thuộc, đón toàn bộ du khách vùng Đông Nam Bộ đến nghỉ dưỡng cuối tuần hoặc trong các kỳ nghỉ ngắn ngày.

Trong khi đó, có sân bay, Bình Thuận sẽ tiếp cận được hàng triệu lượt khách từ các khu vực phía Bắc, miền Tây vốn bị thiếu hụt trong nhiều năm qua. Bài học thành công của du lịch và BĐS Phú Quốc được dự báo sẽ tái thiết lập tại Bình Thuận. Trước năm 2014, Phú Quốc chỉ là hòn đảo hoang sơ nhưng khi sân bay đưa vào khai thác, nơi đây đã trở thành điểm du lịch hàng đầu của Việt Nam, giá BĐS gia tăng hàng chục lần và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Sự tăng trưởng đột phá của du lịch sau khi có cao tốc, sân bay, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đã chính thức bước vào “bình thường mới” là điều không cần bàn cãi. Tuy nhiên khi công trình đi vào vận hành ổn định, giá trị BĐS Bình Thuận đã xác lập ở một cột mốc mới.

Một nhà đầu tư lâu năm đang dồn hàng chục tỷ về Bình Thuận tiết lộ, bộ đôi cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết và sân bay Phan Thiết đều là công trình trọng điểm quốc gia, cùng thông xe một lúc sẽ tạo ra dư chấn cực lớn. Do đó, trong giai đoạn 2022-2023, sẽ là thời điểm vàng mà nhiều nhà đầu tư đổ về đây để tìm kiếm cơ hội trước thềm giá BĐS tăng đột biến khi hai công trình này đi vào hoạt động khoảng 6-12 tháng.

Anh Quang (nhà đầu tư đến từ Hà Nội) vừa chốt lô đất biển cho biết, quan sát nhiều địa phương hiện nay chỉ có Bình Thuận, đặc biệt là khu liền kề biển Kê Gà sở hữu nhiều sức bật hạ tầng nhất. “Tại thời điểm này đến lúc thông xe, giá có thể sẽ tăng được 30-40%, gấp đôi mức tăng trung bình của thị trường là 15-20%” – Anh Quang nhận định.

Cung đường resort sầm uất dài bậc nhất Bình Thuận

Trong dài hạn, Bình Thuận cũng được giới chuyên gia đánh giá là thị trường bền vững. Vị trí thuận lợi, có sân bay, cao tốc, tài nguyên phong phú, bờ biển đẹp hàng đầu Việt Nam là yếu tố kéo du khách trong nước và quốc tế tăng trưởng đều mỗi năm. Thậm chí cùng với các tổ hợp quy mô lớn sắp đi vào hoạt động và quy hoạch tập trung để phát huy thế mạnh du lịch, trong tương lai gần Bình Thuận không chỉ ngang tầm với Nha Trang, Đà Nẵng, Phú Quốc mà hoàn toàn có thể vươn lên trên bản đồ thế giới.

Cụ thể, trong 192km đường bờ biển, theo quy hoạch sử dụng đất mới nhất, Bình Thuận ưu tiên quy hoạch quỹ đất mặt tiền biển dài hơn 15km phục vụ hoàn toàn cho các hoạt động du lịch, thương mại dịch vụ, bắt đầu từ bãi tắm cửa cạn (tiếp giáp Lagi) đến điểm đầu Tân Thành (Phan Thiết). Toàn bộ dải du lịch chạy song song với đường ĐT.719 và ĐT.719B. Đây sẽ là trọng điểm tâm huyết mới được Bình Thuận dốc toàn lực đầu tư.

Trong dải này, khoảng hơn 95% quỹ đất thuộc thương mại dịch vụ. Chỉ một vài dự án xen kẽ đất ở thuộc về tổ hợp Thanh Long Bay nằm tại Vịnh Hòn Lan. Hàm Thuận Nam cũng bố trí 2 bến du thuyền đặt tại Thanh Long Bay và khu vực mũi Kê Gà để thu hút dòng khách cao cấp.

Cung đường du lịch hiện quy tụ dày đặc hàng trăm các resort, tổ hợp đẳng cấp đã hoạt động và đang trong quá trình xây dựng. Theo ghi nhận, hai dự án lớn hàng đầu Bình Thuận đều nằm trong dải quy hoạch này, trong đó nổi trội nhất là khu đô thị Thanh Long Bay định hướng thành tổ hợp thể thao biển – du lịch – giải trí theo chuẩn quốc tế, phù hợp với chiến lược phát triển chung của Bình Thuận – trở thành trung tâm thể thao biển quốc gia.

BĐS Kê Gà: Chạy đua đón sân bay, cao tốc, thủ phủ du lịch - Ảnh 1.

Siêu quần thể Thanh Long Bay – điểm đến nâng tầm du lịch Bình Thuận

Được biết tổ hợp này có quy mô lên tới 90 ha, quy tụ hơn 1,000 tiện ích với nhiều sản phẩm đa dạng, là một trong những dự án mang tính đòn bẩy đưa nền du lịch Bình Thuận tăng tốc mạnh mẽ trong thời gian tới. Một phần của tổ hợp sẽ đi vào hoạt động năm 2023, trùng thời điểm sân bay, cao tốc vừa thông xe.

Cùng với sự sôi động của hạ tầng, quyết tâm quy hoạch bài bản, tỉnh Bình Thuận đặt mục tiêu đến 2025 thu hút 8,9 triệu lượt du khách, ngang ngửa Đà Nẵng và cao hơn 120% Khánh Hòa năm 2019. Tuy nhiên theo thống kê hiện nay các trọng điểm du lịch của Nha Trang, Đà Nẵng có giá đất cao hơn Kê Gà, Phan Thiết, Mũi Né từ 3-6 lần, tùy vị trí. So sánh riêng trong Bình Thuận, bảng giá thấp nhất trong 3 trọng điểm du lịch thuộc về Kê Gà. Đây là lý do khu vực này được giới đầu tư tin tưởng sẽ có biên độ tăng trưởng tốt nhất trong thời gian tới.

Đô thị nghỉ dưỡng – giải trí – thể thao biển Thanh Long Bay.

Nhà phát triển: Tập đoàn Nam Group.

Vị trí: Kê Gà – Bình Thuận

Ánh Dương

Theo Nhịp sống kinh tế

NEXT ARTICLE
A+ A-