27.10.2021

THP 65 – Hạnh niệm Phật có cả 2 điều lợi là Tự lợi & Lợi tha ?

  1. Y báo của cõi Cực Lạc (tiếp theo số 64)
  2. Ðường lối để được “GIẢI THOÁT” có nhiều môn, hà tất phải “NIỆM PHẬT” mới được hay sao ?‌‌
  3. Bậc BỒ TÁT chứng “VÔ SANH PHÁP NHẪN” đã dứt “HOẶC NGHIỆP” (Tư Hoặc, Kiến Hoặc), thoát hẳn khỏi các luân hồi, sanh tử rồi, cần chi phải cầu sanh về cõi CỰC LẠC” ‌

(Tiếp theo THP số 64 – Phần nói về “Y BÁO” của cõi CỰC LẠC)

8/- SEN BÁU NHIỆM MẦU :

Mỗi “BẢO TRÌ” (ao báu) có đến : – 60 Ức (60 x 1.000.000) hoa sen thất bảo, mỗi hoa sen tròn lớn 12 do tuần….

  1. Cây “ÐẠO TRÀNG THỌ” :

    Cây “BỒ ÐỀ” nơi “Ðạo tràng” của
    Glossary LinkPHẬT A DI ÐÀ
    là do các thứ “BÁU” kếp hợp thành (mà trong đó) chất “BÁU” căn bản tên là “NGUYỆT QUANG MA NI TRÌ HẢI LUÂN”.

    Thân cây nầy trang nghiêm bằng các thứ Ngọc “Anh Lạc” treo rũ xuống, chiếu ra muôn ngàn quang sắc nhiệm mầu.

    Trên ngọn cây có “Lưới báu” phủ giăng. Nơi thân cây lưới báu tuỳ thời ứng hiện ra vô lượng Phật sự trang nghiêm.
  2. “BẢO THỌ” PHÁT ÂM :

    Khắp nơi cõi CỰC LẠC có những cây “THẤT BẢO” mọc theo hàng lối ngay thẳng, có thứ cây chỉ thuần là một chất báu, hoặc hai, hoặc ba chất báu cho đến 7 chất báu (Thất bảo) hợp thành. Các hàng cây, thân cây, cành lá, hoa, quả đều có sự tương đối và cân phân.

    Tất cả “Phật sự” nơi cõi CỰC LẠC và các cõi PHẬT khác trong 10 phương thế giới đều hiện bóng rõ nơi thân cây, như vật hiện trong gương sáng. Những hoa xinh đẹp, sắc vàng “DIÊM PHÙ ÐÀN” xen trong kẻ lá, sáng rỡ như những vòng lửa. Trên Hoa tự nhiên có trái thất bảo hình như chiếc bình Quý lạ của Trời “ÐẾ THÍCH”.

    Sự trang nghiêm, nhiệm mầu và xinh đẹp của “BẢO THỌ” nhìn xem không thể kể xiết. Gió mát nhẹ nhàng từ nơi thân cây phát ra, nói lên thành ra 5 thứ “ÂM THANH VI DIỆU”, tự nhiên hoà tấu, tiếng nghe còn nhiệm mầu hơn tiếng nhạc của Trời “THA HOÁ TỰ TẠI” [1] đến ngàn muôn ức lần.

    Âm thanh của cây “BẢO THỌ” đó diễn nói ra các “PHÁP” mầu, chúng sanh ở nơi cõi ấy. TAI nghe âm thanh vi diệu, MẮT thấy màu sắc, MŨI ngửi hương, LƯỠI nếm vị ngon, THÂN tắm áng sáng, Ý duyên theo PHÁP của những cây báu cho nên cả thảy đều được : – Sáu căn thanh tịnh. – Trụ nơi “bất thối chuyển”.

9/- “BẢO TÒA” quý lạ :

Ở cõi CỰC LẠC, PHẬT , BỒ TÁT và chư THÁNH CHÚNG cùng ngồi Toà sen báu, các Toà sen nầy do từ MỘT, HAI…..cho đến vô lượng chất báu hợp thành, màu sắc đẹp lạ, quang minh sáng rỡ, nhu nhuyến, lớn, nhỏ…..xứng hợp theo thân thể của người ngồi.

Toà sen của PHẬT A DI ÐÀ có đến : 84.000 cánh (sen), mỗi cánh sen rộng đến 250 do tuần, có 100 màu. Nơi mỗi cánh hoa hiện rõ 84.000 lằn gân, mỗi lằn gân như vậy phóng ra 84.000 tia sáng (hào quang) trong mỗi làn gân sen ấy có đến trăm ức hạt châu “Ma ni” xen lẫn vào.

Ðài sen làm bằng chất báu quý lạ tên là : – “THÍCH CA TỲ LĂNG GIÀ BẢO”, trang nghiêm bằng tám muôn thứ ngọc “Kim cang Ma ni”.

Sự trang nghiêm, kỳ lệ của Toà sen báu nầy vô cùng. Nơi đây (Kinh “VÔ LƯỢNG THỌ” chỉ kể lên phần sơ lược).

10/- “Cung điện” trang nghiêm :

Những giảng đường, Tịnh xá, Lầu các, cung điện của PHẬT, BỒ TÁT và “NHƠN DÂN” nơi cõi CỰC LẠC….đều do vô lượng thứ “Trân bảo” quý lạ hợp thành, trăm ngàn muôn ức lần quý đẹp hơn cả cõi Trời TỰ TẠI THIÊN CUNG. Những đền đài nầy, có thứ :

  • Nổi lên ở giữa không trung, cao lớn tuỳ theo ý muốn của người ở.
  • Có cung điện không (theo ý muốn) nổi lên ở giữa hư không, mà trụ trên mặt “BẢO ÐỊA”.

Ðây là do nơi “Công hạnh” tu hành có “HƠN” hoặc “KÉM” của người thọ dụng mà chiêu cảm ra cung điện có “Trụ xứ” khác nhau. Nhưng về : Sự thọ dụng “ăn mặc” thì “Bình đẳng”.

11/- THỨC ĂN UỐNG TINH KHIẾT :

Nhân dân nơi cõi CỰC LẠC khi muốn ăn uống….thì có đồ bát khí (chén đĩa) bằng Thất bảo như chén vàng, đĩa bạc, hoặc lưu ly….tuỳ theo sở thích hiện ra trước mặt. Trong các thứ “bát khí” ấy có đầy đủ trăm vị ẩm thực, ăn vào tự nhiên tiêu hoá…. không còn cặn bả, có thứ vị ăn uống mà mắt chỉ thấy sắc, Mũi ngửi mùi hương thì tự nhiên no đủ chớ không cần phải ăn uống.

Khi sự việc đã xong, “bảo khí” tự nhiên ẩn mất, đúng thời lại hiện ra, không cần phải dọn dẹp.

12/- “PHÁP PHỤC” TUỲ TÂM HIỆN :

Y phục của dân chúng nơi cõi CỰC LẠC, tuỳ theo TÂM niệm liền hiện ra nơi thân. Tất cả y phục đều quý, đẹp tự nhiên, không cần phải cắt, may, nhuộm, giặt….chi cả.

13/- “HOÁ CẦM” NÓI PHÁP :

Ðức PHẬT A DI ÐÀ vì muốn cho tiếng “PHÁP ÂM” lưu thông cùng khắp, nên hoá hiện ra vô số các thứ “CHIM TẠP SẮC” quý, đẹp kỳ lạ như : – Bạch hạc, Khổng tước, Anh võ, Xá lợi, Ca lăng tần già, Cộng mạng, Hồng, Nhạn, Oan ương….Các thứ CHIM nầy, ngày đêm sáu thời kêu lên tiếng hoà nhã, diễn nói những “PHÁP” mầu như : – năm căn, năm lực, bảy Bồ đề phần, tám thánh đạo phần….(ngũ căn, ngũ lực, thất Bồ đề phần, bát thánh đạo phần). Chúng sanh nơi cõi ấy nghe “PHÁP” rồi, tự nhiên sanh lòng (khởi ra Tâm) “NIỆM PHẬT”, “NIỆM PHÁP”, “NIỆM TĂNG”….

14/- HƯƠNG THƠM BAY KHẮP :

Ở cõi CỰC LẠC, Từ mặt đất lên đến hư không, cung điện, lâu đài, ao nước, cây hoa….thảy đều do vô lượng tạp bảo, và trăm ngàn thứ “MÙI HƯƠNG” kết thành, sự trang nghiêm, kỳ –diệu vượt hơn tất cả các cõi TRỜI. Mùi hương bay xa đến 10 phương thế giới, các hàng BỒ TÁT nghe, ngửi được mùi hương ấy rồi, thảy đều tu theo “PHẬT HẠNH”.

15/- VẠN VẬT NGHIÊM ÐẸP :

Tất cả muôn vật nơi cõi CỰC LẠC đều trang nghiêm, sạch, sáng, đẹp….hình sắc lạ thường, vi diệu cùng cực, không thể nào diễn tả và nói hết số lượng được.

16/- QUỐC ÐỘ SÁNG, TRONG :

Cõi CỰC LẠC sáng, sạch, trong ngần, in hiện lên bóng vô số thế giới của chư PHẬT ở khắp mười phương, sự ảnh hiện nầy rất rành rõ, phân minh, tựa như người nhìn vào gương trong, soi thấy mặt mình…….

Như trên, BẢO ÐĂNG đã y theo “TỊNH ÐỘ TAM KINH” [2] mà lược thuật khái quát các phần “Y BÁO” (cảnh)“CHÁNH BÁO” (Người) của Thế giới CỰC LẠC TÂY PHƯƠNG rồi. Nhưng phải biết ở phương TÂY không phải chỉ có duy nhứt một cõi TỊNH ÐỘCỰC LẠC không thôi, mà còn có thêm vô số cõi “TỊNH ÐỘ” khác nữa. Các PHƯƠNG khác như : –ÐÔNG, NAM, BẮC, THƯỢNG, HẠ ….cũng đều y như thế…..

Cõi CỰC LẠC kỳ diệu, nghiêm, đẹp như vậy, cho nên chúng ta, những người nào đã lâp tâm tu theo TỊNH ÐỘ PHÁP MÔN ắt phải nên Kiên trì, Tu tập, Tin tưởng và lập “NGUYỆN” sanh về. Chớ đừng nên lưu luyến cõi TA BÀ UẾ ÐỘ giả huyễn, cùng với “Mê luyến” nơi “SẮC” thân tứ đại hôi nhơ nầy rồi “hờ hững” bỏ luống tháng ngày trôi qua không NIỆM PHẬT mà uổng mất sự Vãng sanh Cực lạc đi.

Ðánh máy đến đây, BẢO ÐĂNG xin thành thật chúc mừng những ai đã được Vãng sanh về cõi CỰC LẠC “TỊNH ÐỘ” rồi, dù là “Tự” Vãng sanh qua sự tiếp dẫn của PHẬT A DI ÐÀ và công lao “NIỆM PHẬT” của riêng mình, hoặc là bằng vào sự “HỘ NIỆM”“đới nghiệp vãng sanh” về CỰC LẠC đi chăng nữa, lời thành thật rằng :

  • Kể từ nay, Quý “NGÀI” đã vượt thoát ra ngoài vòng “luân hồi, sanh tử” và :
  • Mãi mãi tiến tu cho đến ngày đắc thành được quả vị “VÔ THƯỢNG” của Ðức PHẬT toàn giác. Ðầy đủ 10 “hiệu” mà thôi.

Nói tóm lại :

Chúng sanh chúng ta vì do nơi “NGÃ CHẤP” [3] làm gốc, cho nên (từ nơi cái “CHẤP” nầy, mà khởi tạo ra các “NGHIỆP” lành, dữ…khác nhau trong 6 đường luân hồi, sanh tử. Ðến thời gian tối hậu rồi (tức là mãn hết kiếp sống), thì tùy theo sự thành thục (chín mùi) của mỗi loại chủng tử NGHIỆP BÁO, phải chịu lên xuống, luân hồi !!

Mà đã bị ở vào :

Trong kiếp “luân hồi”, sanh tử rồi thì : – NGHIỆP (ác, nhiễm (dơ) dễ tạo.

Còn : Duyên “LÀNH” lại rất khó tu.

Cho nên : – Thời gian đoạ xuống “ÁC ÐẠO” [4] rất là lâu dài.

Và : – Thời gian sanh được lên “THIÊN ÐẠO” rất là ngắn, ít.

Vì thế nên trong KINH, PHẬT đã có lời “Than thở” rằng : “Chúng sanh thường lấy 3 “ÁC ÐẠO” làm quê nhà !!!

Vì thế cho nên chúng ta có thể suy ra và “đoán định” một cách chắc chắn rằng :

“Tất cả chúng sanh, nếu không vãng sanh về được cõi “CỰC LẠC TỊNH ÐỘ” của PHẬT A DI ÐÀ và chư PHẬT khác, tất nhiên là phải bị ở nơi cảnh “UẾ ÐỘ” !

Mà hễ ở cảnh “UẾ ÐỘ” rồi, thì :

  • Với “hoàn cảnh xấu ác”(đại khái như ở cõi “UẾ ÐỘ” của TA BÀ thế giới (nói chung) và NAM THIỆN BỘ CHÂU (tức là quả địa cầu nầy nói riêng) thì với hoàn cảnh XẤU ÁC, nhiều “chướng duyên” ngăn cản, cộng thêm vào đó là với căn cơ quá kém cõi của người trong thời buổi “MẠT PHÁP” hiện nay, tất nhiên là sẽ :
  • “SỚM” hay “MUỘN” gì chắc chắn cũng phải bị “ÐOẠ” vào trong “ÁC ÐẠO” mà thôi !!!

Cho nên, nếu như Ai muốn được sanh về cõi “TỊNH ÐỘ” của PHẬT (A DI ÐÀ), nhất định là phải một lòng (nhứt tâm) : NIỆM PHẬT” chớ không còn có “pháp môn” nào khác nữa cả.

HỎI :

Ðường lối để được “GIẢI THOÁT” có nhiều môn, hà tất phải “NIỆM PHẬT” mới được hay sao ?‌‌

ÐÁP :

Về câu hỏi nầy, nếu như chịu khó “suy nghiệm” ra một chút, ắt có thể tự hiểu được, tuy nhiên BẢO ÐĂNG cũng nhơn vào nơi câu hỏi nầy mà có lời “phúc đáp” đại khái như sau :

  1. Xưa, tuy là Ðức NHƯ LAI đã diệt độ, nhưng “CHÁNH PHÁP” vẫn còn thạnh, chúng sanh “NGHIỆP” tương đối còn nhẹ, TÂM thì “thuần hậu” hơn, nên dù cho có tu theo “pháp môn” nào cũng có thể “thành tựu” được sự giải thoát.
  2. Khi xuống đến thời kỳ “TƯỢNG PHÁP” (tức là 500 năm sau khi PHẬT nhập Niết-bàn) rồi, thì bởi vì :
  1. Cách PHẬT đã xa, hoàn cảnh xã hội và nhơn tâm lần lần “phức tạp” hơn xưa nhiều, cứ trong trăm ngàn người tu (theo lối “tự lực” ( tức là TU THIỀN) để từ từ dứt trừ được 2 phần “KIẾN HOẶC”“TỰ HOẶC”), may ra lắm mới có được MỘT hoặc HAI người “đắc đạo” mà thôi !!!

    Huống chi nay thì :
  2. Thời “THÁP TỰ KIÊN CỐ” [5] đã qua, nhân loại càng đi sâu vào :
  3. Thời “MẠT PHÁP” [6]. Trong thời kỳ “MẠT PHÁP” nầy thì ÐẠO ÐỨC suy vi, tàn tạ đến mức kiệt cùng, bậc “tu hành chân chánh còn có rất ít người” thay, huống chi là nói đến việc “CHỨNG QUẢ” !!

Bởi vì ở vào thời kỳ “MẠT PHÁP” như hiện nay thì :

Chúng sanh “CHƯỚNG” nặng, “TÂM” tạp (nhạp, nhơ bẩn), lại còn có thêm vào :
  1. Sự “sinh sống” và đường lối “tổ chức xả hội” càng ngày càng thêm khó khăn, phiền toái và phức tạp hơn xưa nhiều, vả lại còn thêm:
  2. Nạn Chiến tranh, đói rách, thiên tai, nhơn hoạ thường xuyên tiếp diễn nhiều hơn, còn ác cảnh: Khiêu dâm, bắn giết, bạo hành… được “cổ xuý” hàng ngày trên các báo chí, TV, phim ảnh, sách vở…

    còn :
  3. “TÔN GIÁO” thì lại bị xem như là ma tuý, lỗi thời…!!!

Với nhiều chướng duyên ở trong (đạo) và ngoài (đời) “ảnh hưởng” nhau như thế, cho nên nếu “TỰ LỰC” tu theo các “giáo môn” khác như THIỀN, GIÁO, LUẬT… tất nhiên rất khó bề thành tựu được, bởi vì muốn thoát khỏi vòng luân hồi, sanh tử, ắt phải diệt trừ các món “KIẾN HOẶC”“TƯ HOẶC” [7] lại còn khó khăn đến muôn, triệu, tỷ… lần hơn ư ?‌‌

II.- HẠNH “NIỆM PHẬT” KIÊM GỒM CÓ CẢ HAI ÐIỀU “LỢI” LÀ : “TỰ LỰC” và “THA LỰC”.

Trừ hai pháp môn “TỊNH ÐỘ” và “MẬT TÔNG” ra :

Các “pháp môn” khác thì hầu hết đều nương vào nơi “TỰ LỰC”, tức là sức “tự” TU hoặc “HÀNH TRÌ” của chính mình, để cầu giải thoát. Còn luận riêng về “TỊNH ÐỘ”thì :

“Pháp môn” nầy là một pháp môn gồm nhiếp luôn cả hai sức “Tự lực”“Tha lực”.

  • “Tự lực” là sức hành trì của riêng chính mình.
  • “Tha lực” là sức “nhiếp thọ”, “hộ niệm” trong hiện tại và sự “tiếp dẫn”, “vãng-sanh” của PHẬT khi lâm chung [8](được sanh về cõi CỰC LẠC TỊNH ÐỘ).

Có người (Tu THIỀN) bảo : ” Tu môn niệm PHẬT là hèn yếu vì chỉ “ỷ lại” vào tha lực”.

Ðây là một quan niệm rất ư cạn cợt, sai lầm. Bởi vì :

Hành giả tu “Tịnh độ” đang khi “hành trì”… thì :

  1. (Tự) Thân “lễ kính” PHẬT không “lễ” tạp.
  2. (Tự) Miệng “xưng danh” PHẬT không “xưng” tạp.
  3. (Tự) Ý “chuyên tưởng” PHẬT không “tưởng” tạp.

Và như vậy tức là nhiếp tâm từ “LOẠN” vào trong “ÐỊNH”, cho đến cả khi ÐI, ÐỨNG, NẰM, NGỒI [9], vận dụng hết cả ba nghiệp “THÂN”, “KHẨU”, “Ý” để hành trì, cố gắng hết sức của riêng mình, đó là chứng minh thực tếbằng cớ hiển nhiên về Tự lực.

Như thế, tại sao lại bảo rằng niệm PHẬT là “hèn yếu”, chỉ ỷ lại vào tha lực ‌

Trên Thế gian nầy, trong tất cả “PHÁP” thì HỎI : Có mấy Ai “TỰ” (mình) làm nổi (tức là Hành trì) đâu ‌ mà phải nhờ vào “THA” (nhơn) và tuỳ thuận theo “NHÂN DUYÊN” cả.

Cho nên, “niệmPHẬT” chính là đem hết “tự lực” của mình để cảm thông với “tha lực” của PHẬT, cứu cánh là dung hòa “TỰ” với “THA”, “TÂM”“PHẬT”, đi sâu vào trong môn “CHÁNH ức NIỆM Tam muội” [10]. Bước đầu tiên đã có sự cảm thông như vậy, thì hành giả [11] sẽ được Ðức A DI ÐÀ PHẬT phóng “quang minh” thường trụ nơi đảnh đầu nhiếp thọ, hiện tiền được tiêu trừ tội chướng, tai bịnh,
Glossary Linkphước huệ lần lần tăng và khi mãn phần lại được tiếp dẫn sanh về Cực lạc.

Sở dĩ người xưa (nhất là những Vị Tu THIỀN), nay khi đề cập đến môn “Tịnh độ”, phần nhiều đều nhấn mạnh về “Tha lực”, đó là hàm ý chú trọng và sự “tiếp độ” đến chỗ giải thoát.

Vì sao thế ?‌

Bởi vì nếu không được sức Phật nhiếp thọ, tiếp dẫn, thì đạo lực tầm thường của Hành giaû không thể nào sanh về cõi Cực lạc cách đây mười muôn ức Phật độ [12] được.

Dầu cho đạo lực cao siêu của bậc lục thông La Hán [13], cũng chỉ ở phạm vi thấy biết, dạo đi nội trong một cõi “Tam thiên đại thiên” thuộc thế giới Ta bà nầy mà thôi.

Hơn nữa, nếu “hoặc nghiệp” [14]vẫn còn mà không được tiếp dẫn vãng sanh về Cực lạc thế giới, để bước lên cảnh giới “Bất thối chuyển”, nương vào nơi thắng duyên [15] của cõi ấy mà tiến tu, tất phải tùy theo “nghiệp” đã tạo mà chịu cảnh luân hồi, không biết bao giờ mới giải thoát được !

Vì sự “vãng sanh” về CỰC LẠC có điểm rất quan hệ như vậy, nên “Tha lực” của “TỊNH ÐỘ” pháp môn được chú trọng đến rất nhiều, khiến cho những kẻ “nông cạn”, kém sự hiểu biết, vội nhận lầm rằng pháp môn nầy chỉ ỷ lại vào nơi “THA LỰC” mà thôi (!!!)

Ðến đây, nương theo ý mà chư TỔ đã chỉ dạy trong KINH, LUẬN.

BẢO ÐĂNG cũng cần phải nên giải thích thêm vào vài ba “nghi vấn” nữa, đó là :

HỎI :

  1. Bậc BỒ TÁT chứng “VÔ SANH PHÁP NHẪN” đã dứt “HOẶC NGHIỆP” (Tư Hoặc, Kiến Hoặc), thoát hẳn khỏi các luân hồi, sanh tử rồi, cần chi phải cầu sanh về cõi CỰC LẠC” ‌
  2. Các “Vị” ấy đã có “THẦN TÚC THÔNG” có thể đi đến vô lượng thế giới thì cần chi phải NIỆM PHẬT để cầu sự tiếp dẫn ‌

ÐÁP :

Theo KINH dạy : – “Sự cất chân lên, để bước chân xuống”, của PHẬT, bậc ÐẲNG GIÁC BỒ TÁT [16] còn không hiểu thấu, huống chi hàng Thập Ðịa Bồ Tát ư ?!”.

Các Vị ấy tuy đã dứt “KIẾN”, “TƯ”, “TRẦN SA” HOẶC, song “VÔ MINH”. Hoặc vẫn còn, nên rất cần phải gần gũi PHẬT để học “đạo pháp thành PHẬT”.

Cho nên trong thời buổi “MẠT PHÁP” hiện nay, nếu như (người tu hành nào) muốn được “giải thoát”, duy chỉ có y theo “NIỆM PHẬT PHÁP MÔN” để “Ðắc liễu sanh tử” mà thôi.

Tại sao ?‌

Bởi vì Pháp môn “NIỆM PHẬT” này đã dùng hết sức : “TỰ LỰC” (tức là sức hành trì của chính mình)

Lại còn có thêm vào : “THA LỰC” (tức là sức hộ trì tiếp dẫn của PHẬT)

Cho nên :

Kẻ “NIỆM PHẬT” ấy dù “NGHIỆP HOẶC” còn “NGUYÊN” hoặc “CHƯA DỨT” nhưng cũng nhờ vào nơi sức “PHẬT TIẾP DẪN” mà được dự vào trong cảnh: “ÐỚI NGHIỆP VÃNG SANH” về cõi CỰC LẠC.

(Ý nói là trường hợp của các Kẻ được HỘ NIỆM “ÐỚI NGHIỆP VÃNG SANH”)

Một khi :
  • Ðã được vãng sanh về cõi CỰC LẠC rồi, tất nhiên là sẽ :
  • KHÔNG CÒN “THỐI CHUYỂN” nữa, và sẽ :
  • VĨNH VIỄN THOÁT KHỎI LUÂN HỒI, SANH TỬ.

    Và được dự vào trong cảnh giới : – “HÀNH BẤT THỐI”

(Tức là : “HÀNH TRÌ” phần tu “NIỆM PHẬT” không bao giờ “thối chuyển” hết).

(Phần phụ chú và giải thích) :

Trong 84.000 pháp môn tu tập mà PHẬT đã để lại, thì trừ :

2 pháp môn là “TỊNH ÐỘ” và “MẬT TÔNG” ra :

Còn :

Các pháp môn “TU” khác đều nương vào “TỰ LỰC”, tức là sức tu riêng của chính mình (rất khó giải thoát, như con KIẾN (hoặc người què chân, không chân) bò lên đến đỉnh “NON CAO” vậy.
“NIỆM PHẬT” (Tịnh Ðộ), “MẬT TÔNG” (trì chú) thì giải thoát dễ dàng như :

Cảnh “THUYỀN XUÔI, NƯỚC THUẬN” (và còn có thêm vào sức gió thổi nữa !!)

Vậy chúng ta rất cần :

PHẢI TU THEO TỊNH ÐỘ PHÁP MÔN (nhất là ở vào trong thời kỳ “MẠT PHÁP” hiện nay).




[1]– Trời THA HOÁ TỰ TẠI : Là cõi Trời Dục Giới (thứ sáu) nằm trên khoảng không trung rất xa cõi Trời Ðâu Suất (thứ 4)Hoá Lạc (thứ 5).

[2]– TỊNH ÐỘ TAM KINH là : “Ðại bổn A DI ÐÀ KINH” (tức là VÔ LƯỢNG THỌ Kinh), “QUÁN VÔ LƯỢNG THỌ Kinh” (tức là quyển THẬP LỤC QUÁN KINH), và quyển “PHẬT THUYẾT A DI ÐÀ Kinh”.

[3]– Ngã chấp : là “CHẤP” vào nơi cái TA, cho TA là hay, TA giỏi, TA đúng, hoặc cho TA là tất cả vv…

[4]– Ác đạo : là đường “ÁC” (như Ðịa ngục, ngạ quỷ, súc sanh).

[5]– Tháp tự kiên cố : Ðó là 1000 năm sau khi PHẬT diệt độ.

[6]– Mạt pháp : là 1500 năm sau khi PHẬT diệt độ (và trở riết về sau).

[7]– “Kiến hoặc” và “Tư hoặc” :

KIẾN HOẶC : “Kiến Hoặc” nầy là do sự vọng chấp của “ý thức” mà sanh ra, nên còn có tên là “phân biệt hoặc” do nơi mê “LÝ” (các phần giáo lý Tà quấy và sai lầm của các loại “Ngoại đạo, Tà giáo”)….. mà có.

Căn bản của “kiến hoặc” là do “Thập sử” phối hợp với “Tứ đế” ở nơi “3 cõi” (Dục giới Sắc giới Vô sắc giới) mà thành ra, gồm có cả thảy là 88 hoặc Theo như chi tiết sau đây :

  1. “Thập sử” là : Tham. Sân, Si, Mạn, Nghi (5 độn sử) – rất khó trừ)

    Thân kiến, biên kiến, tà kiến, kiên thủ kiến, giới thủ kiến (5 lợi sử).

    Mười món “SỬ” nầy nó “chỉ huy” “sai sử” chúng sanh chúng ta như là chủ nhân sai sử tôi tớ vậy.

  2. Tứ đế là : – Khổ đế, tập đế, diệt đế, đạo đế.
  3. Ba cõi là : – Dục giới thiên, Sắc giới thiên, Vô sắc giới thiên.

Sau đây là “biểu đồ” của 88 món kiến hoặc trong 3 cõi :

  1. Cõi Dục giới:

    Về Khổ đế (tức là QUẢ KHỔ) (thì có đầy đủ 10 món) đó là :

    Tham, sân, si, mạn, nghi, thân kiến, biên kiến, tà kiến, kiên thủ kiến, giới thủ kiến.

    (Về) Tập đế (tức là “NHƠN” thì có 7 món ) là : – Tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, kiên thủ

    (Về) Diệt đế (có 7 món) : giống như tập đế.

    (Về) Ðạo đế (có 8 món) là : – Tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, kiên thủ kiến, giới thủ kiến.

    Như vậy cõi “Dục giới” của chúng ta đang sống đây (như là NAM THIỆN BỘ CHÂU (quả Ðịa cầu, và chư THIÊN ở nơi 6 cõi Trời) thì :

    32 “kiến hoặc” trói buộc chúng sanh chúng ta vào trong vòng luân hồi, sanh tử.
  2. Cõi “Sắc giới” : – Khổ đế : (có 9 món) là :

    Tham, si, mạn, nghi, thân kiến, biên kiến, tà kiến, kiên thủ kiến, giới thủ kiến, (không có sân).

    (Về) Tập đế: (có 6 món) là : tham, si, mạn, nghi, tà kiến, kiên thủ kiến.

    (Về) Diệt đế : (có 6 món) giống như ở Tập đế.

    (Về) Ðạo đế: (có 7 món) là : Tham, si, mạn, nghi, tà kiến, kiên thủ kiến, giới thủ kiến.

    Vậy ở cõi Sắc giới có cả thảy là 28 món “kiến hoặc”.
  3. Cõi “Vô sắc” giới :

    Về “Khổ đế” : y như “khổ đế” của Sắc giới. (có 9 món).

    (Về) Tập đế: y như tập đế của Sắc giới (có 6 món).

    (Về) Diệt đế: y như Diệt đế của Sắc giới (có 6 món).

    (Về) Ðạo đế: y như Ðạo đế của Sắc giới (có 7 món).

    Vậy ở cõi Trời “Vô sắc giới” có cả thảy là 28 món “kiến hoặc”.

Chú ý :

Nơi 2 cõi “Sắc giới”“Vô sắc giới” không có “SÂN”, vì chư “Thiên” ở nơi 2 cõi TRỜI nầy đều sống trong định, có hỷ, có lạc, nên TÂM không khởi ra “SÂN HẬN”.

Ở cõi Dục giới :

Khổ đế vì là “QUẢ” khổ nên có đủ 10.

Tập đế vì đây thuộc về “NHÂN” gây tạo ra các thứ khổ nên chỉ có 7 mà thôi.

Diệt đế vì đây thuộc về “QUẢ GIẢI THOÁT, XUẤT THẾ” nên cũng chỉ có 7.

Ðạo đế vì là phần “tu hành” nên chỉ có 8.

Lời chú thích riêng :

ở nơi 3 cõi Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới chúng sanh cũng còn nằm trong vòng sanh tử và 6 nẻo luân hồi chớ chưa được giải thoát nên vẫn còn bị lệ thuộc vào “thập sử”“Tứ đế” khi nào thành được thánh quả A la Hán trở lên (hoặc như Duyên giác (tức là “Bích chi PHẬT…..) thì mới thoát khỏi 10 sửbốn đế nầy mà thôi.

TƯ HOẶC :

còn có tên là “Câu sanh hoặc” gốc chánh là do nơi mê “SỰ” (tức là “đắm mê” nơi các “Trần” : Sắc, thanh, hương, vị xúc,…..) sanh ra, nên gọi là “Câu sanh hoặc”. Sở dĩ có tên “Câu sanh hoặc” nầy là vì hễ có Ta là có nó, “NÓ” với “TA” đồng sanh ra một lượt (Câu sanh).

Phải đắc từ quả “A LA HÁN” trở lên cho đến DUYÊN GIÁC (tức là BÍCH CHI PHẬT) thì mới dứt trừ được các món “Tư hoặc” hay là “Câu sanh hoặc” nầy.

“Tư hoặc” nầy cũng vẫn còn căn cứ vào nơi 10 món kiết sử mà sanh ra.

“Tư hoặc” nầy được phân bố ra như sau :
  • Dục giới : Có 4 món (tư hoặc) là : – Tham, sân, si, mạn.
  • Sắc giới : (có 3 món) là : – Tham, si, mạn (không có sân).
  • Vô sắc giới : (có 3 món) là : – Tham, si, mạn (cũng không có sân).

Vì 2 cõi “Sắc giới”“Vô sắc giới”, thiên chúng vì luôn luôn sống trong “thiền-định” (có đủ 2 phần “HỶ”“LẠC”) nên không có “sân”.

Các món “Tư hoặc” nầy chia ra làm 3 loại :
  • Nhiễm nặng quá thì gọi là bậc “THƯỢNG”.
  • Nhiễm vừa vừa thì gọi là bậc “TRUNG”.
  • Nhiễm mõng, nhẹ, ít thì gọi là bậc “HẠ”.

Bậc “THƯỢNG” nầy cũng lại chia ra làm 3 loại là : Thượng Thượng, Thượng Trung, Thượng Hạ.

Bậc “TRUNG” nầy cũng lại chia ra làm 3 loại là : Trung Thượng, Trung Trung, Trung Hạ.

Bậc “HẠ” nầy cũng lại chia ra làm 3 loại là : Hạ Thượng, Hạ Trung, Hạ Hạ.

Như vậy là 3 món “TƯ HOẶC” THƯỢNG, TRUNG, HẠ” nầy cộng lại gồm có :

9 bậc hay là 9 phẩm 9 phẩm nầy phối hợp với 9 “địa” của 3 cõi DỤC SẮC VÔ SẮC như sau :

  1. Dục giới :

    Có 1 “địa” duy nhất là “NGŨ THÚ TẠP CƯ ÐỊA” (tức là 5 loài) :

    Trời, người, địa ngục, ngạ qủy, súc sanh cùng chung nhau ở.

    Gồm có : 9 phẩm Tư hoặc (3 Thượng, 3 trung, 3 Hạ).
  2. Sắc giới : Có 4 “địa” là :

    1. Trời Sơ thiền ly sanh “hỷ lạc” địa : Có 9 phẩm tư hoặc (như trên).
    2. Trời Nhị thiền – “Ðịnh” sanh hỷ lạc địa : Có 9 phẩm tư hoặc (như trên).
    3. Trời Tam thiền – “Ly hỷ diệu lạc” địa : có 9 phẩm tư hoặc (như trên).
    4. Trời Tứ thiền – “Xả niệm thanh tịnh” địa : có 9 phẩm tư hoặc (như trên).
  3. Trời Vô sắc giới : có 4 “địa” là :

    1. Không vô biên xứ địa (có 9 phẩm tư hoặc Thượng, Trung, hạ như trên).
    2. Thức vô biên xứ địa (có 9 phẩm tư hoặc như trên).
    3. Vô sở hữu xứ địa (có 9 phẩm tư hoặc như trên).
    4. Phi tưởng, phi phi tưởng xứ địa (có 9 phẩm tư hoặc như trên).

Như vậy, nhơn tất cả 9 địa lại thì thành ra có :

9 x 9 = 81 phẩm (hoặc là 81 món) tư hoặc”. Phải đoạn trừ cho hết 81 món tư hoặc nầy thì mới thành bậc A la Hán“giải thoát” ra ngoài ba cõi tử sanh được.

Cho nên :

Nếu “Tự lực”, tự “TU” để giải thoát thì vô cùng khó khăn là như vậy. – (Bởi thế Tu theo cách “TỰ LỰC” (Tức là Tu “THIỀN” để giải thoát bằng cách dứt trừ hai PHẦN “KIẾN HOẶC” (88 món) và “TƯ HOẶC” (81 món) trong thời buổi “MẠT PHÁP” này thì chư PHẬT đã có lời “Huyền ký” rằng :

“MẠT PHÁP” ức ức (1.000.000 x 1.000.000 người) nhơn tu hành, hãn nhứt “ÐẮC ÐẠO” !!

Tức là : (Thời Mạt Pháp ức ức người tu hành theo lối TỰ LỰC (tức là Tu THIỀN, (nhưng) không có được nhứt một người nào được “ÐẮC ÐẠO”.

Chỉ duy y theo :

“NIỆM PHẬT PHÁP MÔN, “ÐẮC LIỄU SANH TỬ (Vì được vãng sanh về Cực Lạc).

(Nghĩa là :

Chỉ có Tu theo “TỊNH ÐỘ PHÁP MÔN” mới mong được giải thoát ra khỏi vòng sanh tử mà thôi. (Vì được PHẬT A DI ÐÀ tiếp dẫn vãng sanh về cõi CỰC LẠC).


[8] Lâm chung : Là mãn phần, chết.

[9] Ði, đứng ,nằm, ngồi : Gọi là “Tứ oai nghi” của người tu tập. Sở dĩ gọi là oai nghi vì qua bốn cách đi, đứng, nằm, ngồi nầy người khác nhìn vào có thể hiểu được giá trị và tâm tánh của (người) đối tượng.

[10] Chánh ức niệm Tam muội : – Là một pháp môn “chánh định” chuyên tưởng nhớ đến PHẬT không lúc nào (dù là tạm) quên.

[11]Hành giả : là người hành trì, đây là chỉ cho mình trong (khi) đang dụng công tu tập vậy

[12]Phật độ : tức là thế giới của một Ðức Phật -Như cõi “Ta bà” gồm có đại thiên thế giới (một ngàn triệu (1 tỷ) châu “Tứ thiên hạ”) là (một) Phật độ của đức Thích Ca Mâu Ni Phật, còn cõi Cực Lạc thế giớiPhật độ của đức A DI ÐÀ PHẬT. vv……)

[13]Lục thông La Hán : là sáu phép thần thông của bậc A LA HÁN, ấy là :

  • Thiên nhãn thông (Mắt thấy phi thường).
  • Thiên nhĩ thông (Tai nghe phi thường).
  • Thần túc thông (đi, đứng và dạo chơi vô ngại khắp trên hư không và các PHẬT ÐỘ xa gần).
  • Túc mạng thông (Trí nhớ biết quá khứ, vị lai phi thường ).
  • Tha tâm thông (trí biết được tâm tưởng của người, vật, thần, tiên, chư Thiên vv………khác ).
  • Lậu tận thông : (Dứt hết phiền não, trói buộc, ngã ngã sở….)
[14]– Hoặc Nghiệp : là các NGHIỆP DUYÊN phiền não, (hoặc quá khứ, hoặc hiện tại) trói buộc.

[15]– Thắng duyên : là “nhân duyên” cao siêu nhất không còn chi hơn nữa.

[16]– Ðẳng Giác Bồ Tát : là các BỒ TÁT ở vào ngôi vị NHẤT SANH BỔ XỨ như Ngài DI LẶC, VĂN THÙ…
Chia sẻ:

Bình luận