- Trong kinh nói về các thời kỳ Chánh pháp, Tượng pháp và Mạt pháp…Vậy thì thế nào mà gọi là pháp của đạo Phật ta có chánh và có mạt ?
- Chỉ có đạo Phật của ta là có Chánh pháp, Tượng pháp và Mạt pháp không thôi hay là các tôn giáo khác cũng có như vậy ?
- Con đọc kinh sách thấy nói về thời Mạt pháp nầy chỉ có pháp môn Tịnh Ðộ là thích hợp với căn cơ của chúng sanh, nếu y theo đó tu học thì ngay trong hiện đời cũng được giải thoát, việc đó không đáng để nghi ngờ. Nhưng hiện nay con thấy đa số quý thầy vẫn dạy các Phật tử tu theo Thiền là pháp môn dành cho các bậc thượng căn khi xưa, vậy thì việc hóa đạo ấy đúng hay sai ?
Phật tử : NGUYÊN PHÁP, (San Diego California).
- THIỆN ÐỒNG (HousTon, Texas).
- TỊNH NHẪN (Orange County CA).
- QUẢNG NGỌC (Santa Ana CA).
(Phụ một số câu hỏi chánh)
HỎI :
-
Bạch thầy con xem thấy trong kinh có nói về các thời kỳ Chánh pháp, Tượng pháp và Mạt pháp……
Vậy thì như thế nào mà gọi là pháp của đạo Phật ta có Chánh có Mạt ?
- Chỉ có đạo Phật của ta là có Chánh pháp, Tượng pháp và Mạt pháp không thôi hay là các tôn giáo khác cũng có như vậy ?
-
Con đọc kinh sách thấy nói về thời Mạt pháp nầy chỉ có pháp môn Tịnh Ðộ là thích hợp với căn cơ của chúng sanh, nếu y theo đó tu học thì ngay trong hiện đời cũng được giải thoát, việc đó không đáng để nghi ngờ.
Nhưng hiện nay con thấy đa số quý thầy vẫn dạy các Phật tử tu theo Thiền là pháp môn dành cho các bậc thượng căn khi xưa, vậy thì việc hóa đạo ấy đúng hay sai ?
-
Gần đây con thấy có nhiều thầy mở các khóa dạy Phật tử tu học đủ mọi pháp môn hết, như có thầy ra thông bạch nói :
Chùa của thầy dạy đặc biệt cho Phật tử đủ mọi pháp môn Tu, ai muốn Tu theo pháp môn nào thầy cũng đều có dạy hết, bởi vì khóa tu của thầy mở ra là “vô tiền khoáng hậu”, có dạy đủ hết các môn Thiền, Giáo, Mật, Tịnh……ai muốn tham dự thì đến ghi danh và đóng tiền lệ phí vv…..
Vậy thì việc mở khóa tu như vậy đó có đúng hay không ?
-
Trong kinh có nói về địa ngục, việc ấy thì con rất tin tưởng không nghi ngờ gì hết, nhưng con có nhiều bạn khác, họ không tin vào việc nầy, thường nói lời bài bác, cười và chê con là mê tín dị đoan, nói chuyện hoang đường,…..như là nói đào đất ra có thấy địa ngục gì đâu, chỉ toàn là đất đá mà thôi.
Con cũng không biết biện luận ra sao.
Xin thầy từ bi giải niềm từ bi.
THƠ ÐÁP :
Nay xin lần lượt giải đáp để cho quý đạo hữu được chánh tín (lòng tin chân chánh) và chánh kiến (sự thấy biết chân chánh) vào nơi giáo lý của đạo ta hầu phát tâm tu tập, cầu chơn giải thoát.
-
Trước hết giải đáp câu hỏi thứ nhất :
về : Chánh pháp, Tượng pháp và Mạt pháp.
Theo kinh giáo của đức Thế Tôn dạy thì :
Vạn vật ở trên đời nầy từ hữu tướng (tức là những vật thể nào có hình dạng hoặc lớn như núi non, sơn hà, đại địa, hoặc nhỏ hơn hột bụi, mảy lông vv….hoặc vô tướng (tức là không có hình dạng, chẳng hạn như ý niệm, hơi thở….)
ÐỀU LÀ VÔ THƯỜNG VÀ KHÔNG THỂ NÀO TỒN TẠI MÃI MÃI ÐƯỢC.
Mà trước sau và lần lượt phải chịu trải qua 4 thời kỳ sanh diệt là :
THÀNH, TRỤ, HOẠI, KHÔNG
hết cả.
Nay xin lấy ra vài ba ví dụ cụ thể để làm dẫn chứng :Ngay tại bản thân ta :
-
Như thân thể tứ đại của ta đây, nó cũng phải lần lượt trải qua 4 thời kỳ là :
SANH, GIÀ, BỆNH, CHẾT
Việc nầy rất rõ, vì thân thể của ta là vật có hình, có dạng (tức là hữu tướng pháp) cho nên sự sanh, diệt của nó (nếu như để tâm thì) dùng mắt thường cũng có thể thấy biết được một cách rất dễ dàng.
-
Cũng ngay ở trong thân thể ta, thì cái “ý nghĩ” là pháp vô hình mắt thường không thể nào trông thấy được nhưng nếu dùng “tâm nhận xét” thì cảm biết và thấy nó có rõ ràng.
Cái ý nghĩ nầy tuy là vô hình nhưng nó cũng phải chịu theo sự chi phối của định luật VÔ THƯỜNG sanh diệt nữa.
Ðó là :
- Khi ý nghĩ mới bắt đầu khởi lên, thì gọi đó là SANH.
- ý nghĩ ấy TỒN TẠI trong tâm của mình một thời gian hoặc lâu, mau, dài, ngắn…..nào đó, thì gọi là TRỤ.
- Khi nó (ý nghĩ) bắt đầu biến đổi đi thì gọi là DỊ (không còn giống như lúc mới sanh nữa).
- Khi nó tan mất không còn nữa thì gọi là DIỆT (và rồi lại có ý nghĩ khác (tức là ý niệm) sẽ tiếp tục khởi lên….không bao giờ gián đoạn hết cả).
Vì thế cho nên mới nói rằng :
Hữu hình hay vô hình chi cũng phải chịu theo định luật VÔ THƯỜNG, sanh diệt….là như vậy.Cũng thế, do vì muôn vật ở đời có sanh, có diệt, có thạnh, có suy…..Cho nên đạo pháp của Như Lai cũng phải chịu y theo như vậy, nghĩa là có Chánh, có Tượng và có Mạt.
Nhưng nếu ai là người học Phật, hiểu biết chân chánh (tức là có được chánh kiến) phải nên nhớ rõ một điều quan trọng rằng :Việc chánh yếu nhất trong sự hưng, suy còn mất của đạo pháp là do ở nơi TÂM CỦA CON NGƯỜI, chớ không phải do nơi giáo pháp.
Bằng chứng là hiện nay, ta có thể nói kinh điển còn có nhiều và đầy đủ hơn xưa nữa, bởi vì phương tiện ấn loát, giấy, mực….chi chi cũng đều rất dồi dào, chỉ cần trong một thời gian ngắn thôi là đã in ra xong ngàn vạn quyển, chớ không phải như trước kia, phải dùng tay biên chép (tức là thơ tả) đâu.
Nhưng tại sao lại gọi là Mạt pháp ?
Ðó là bởi vì :
Tâm của chúng sanh (chúng ta) càng ngày càng thêm băng hoại, đạo đức kém dần, căn lành tổn giảm, phần đông người tu tập thời nay không còn giữ (giới luật) và hành trì đúng theo lời Phật dạy khi xưa nữa.
Cho nên mới gọi là Mạt pháp.
(Ðây là nói về phần lý).Kế đây là nói về tình trạng (phần SỰ) :Sao gọi là nói về phần SỰ ?Nghĩa là từ bây giờ (hiện nay) trở riết về sau, đúng theo thật tế và tình trạng xã hội cùng nhân sinh mà nói thì….
- PHẬT PHÁP QUẢ THẬT ÐANG Ở TRONG tình trạng SUY KÉM DẦN DẦN.
- Nếu có rực rỡ đi chăng nữa thì cũng chỉ là tạm thời và được chút đỉnh ảnh hưởng ở bên ngoài mà thôi, chớ không thể nào phục hưng lại như hai thời Chánh pháp và Tượng pháp trước kia được cả.
Theo như kinh dạy thì :
Pháp vận của đạo ta được Phật chia ra làm 3 giai đoạn sau đây :
-
Chánh pháp :
TỒN TẠI được 500 năm kể từ sau khi Phật nhập Niết Bàn.
-
Tượng pháp :
TỒN TẠI được 1000 năm tiếp theo sau thời kỳ Chánh pháp.
-
MẠT PHÁP :
Từ sau khi Phật nhập Niết Bàn 1500 năm trở riết về sau (10.000 năm tiếp theo thời Tượng pháp) rồi mới hoàn toàn diệt hẵn. Phải chờ cho đến hơn 8 triệu năm sau, khi Phật Di Lặc ra đời, nhân loại mới có được Chánh pháp để tu tập lại.
Sao gọi là CHÁNH, TƯỢNG và MẠT PHÁP ?
- Gọi là CHÁNH vì chữ CHÁNH có nghĩa là CHỨNG. Trong thời gian Chánh pháp nầy còn có người tu hành, có người chứng đắc….
-
Gọi là TƯỢNG vì chữ TƯỢNG có nghĩa là mường tượng, gần giống (như trước mà thôi, chớ không còn nguyên vẹn nữa).
thời gian nầy pháp nghi tu tập và sự hành trì không còn đúng theo như trước nữa, người thì tu nhiều, mà chứng đắc chẳng có bao nhiêu, tuy nhiên cũng còn có người đắc được thiền định.
-
Gọi là MẠT vì chữ MẠT có nghĩa là bụi, như chót đầu lông, như hạt bụi nhỏ mà thôi.
thời gian nầy, người tu thì (vẫn) có mà người chứng đắc thì không.
Như trong kinh “Ðại tập Nguyệt tạng”, Phật có nói rằng :
Mạt pháp ức ức nhơn tu hành, hãn nhứt đắc đạo.Nghĩa là :Thời Mạt pháp tuy có ức ức người tu hành, song không một ai chứng đắc được cả….Tóm lại, nói đơn giản cho dễ hiểu thì :
-
Chánh pháp là :
Có giáo lý, có người hành trì, có quả vị chứng đắc.
-
Tượng pháp là :
Có giáo lý, có người hành trì, không có quả vị chứng đắc.
-
MẠT PHÁP là :
Có giáo lý, không có người hành trì, không có quả vị chứng đắc.
Ở đây cũng xin được nói thêm ra cho rõ hơn là:
-
Ở trong thời Tượng pháp chẳng phải hoàn toàn không có quả vị chứng đắc đâu, song các bậc chứng được thánh quả giải thoát trong thời kỳ nầy rất là ít có, khó tìm, khó gặp cũng như là sao buổi sáng trên nền trời vậy.
Vì thế cho nên mới nói là KHÔNG CÓ quả vị CHỨNG ÐẮC.
-
Còn ở trong thời MẠT PHÁP chẳng phải là không có người hành trì đâu, nhưng vì kẻ hành trì đúng theo lời Phật dạy, đúng theo giáo lý thì thật là tuyệt ít, hầu như không có ai.
Vì thế cho nên mới nói là KHÔNG CÓ NGƯỜI hành trì.
Phải nên hiểu như vậy.
Qua ba thời kỳ Chánh pháp, Tượng pháp và MẠT PHÁP nầy, người Phật tử chân chánh tu học theo PHẬT PHÁP chúng ta nên nghĩ như thế nào ?
Không phải là hỏi để được biết suông, hoặc là chỉ muốn cho rộng thêm đường kiến giải của mình rồi “lên mặt” ra vẻ như “ta đây” là một người học nhiều, biết rộng thôi đâu.
Nếu chỉ hiểu đơn thuần như vậy thì rất là :
- Phụ lòng đại từ bi của chư Phật, Bồ tát, Tổ sư.
-
Phụ luôn cả các bậc tiên hiền, cổ đức và chư thiện Tri thức trong đạo.
Cùng : - Phụ luôn cả chính mình nữa.
Ðiều mà tôi muốn nói lên đây là :
- Khắp khuyên tất cả các đồng nhơn đang trên bước đường tu tập, (sau khi học biết xong ba thời kỳ Pháp vận nầy rồi), phải nên phát lòng thương cảm trước là cho mình, sau nữa cho người rằng :
-
Chúng ta tội chi mà sanh ra nhằm thời Mạt pháp ?
Và : -
Duyên
phước gì mà còn được dự vào chốn tăng luân ?
Do vì nghĩ như vậy rồi cho nên phải cố gắng tu hành chơn thật lại bằng cách nhìn vào trong phần THẬT HẠNH của mình, nếu như thấy mình tuy mang tiếng là :
- Phật tử mà không thật là Phật tử (giả danh Phật tử).
- tu hành mà không thật tu hành (Dối tu, mượn đạo tạo đời).
thì nên cố gắng chỉnh lại ba nghiệp, hết tâm sám hối và lập nguyện tu tập lại cho được chân chánh, đàng hoàng hơn.
Ðừng nên để cho :
PHÁP ÐÃ MẠT LẠI CÀNG THÊM MẠT.
mà mang lỗi với Tam bảo.
Việc đó quyết không nên. -
Như thân thể tứ đại của ta đây, nó cũng phải lần lượt trải qua 4 thời kỳ là :
-
ÐÁP CÂU HỎI THỨ 2 :
Chỉ có đạo Phật của ta là có Chánh pháp, Tượng pháp và Mạt pháp thôi, hay là các tôn giáo khác cũng có như vậy ?
ÐÁP :
Như trên đã có nói rằng :
Vì tâm của chúng sanh càng ngày càng thêm băng hoại, đạo đức suy kém DẦN DẦN, căn lành ngày càng tổn giảm và không còn hành trì theo đúng lời của Phật, tổ dạy nữa.Thế nên mới gọi là Mạt pháp.Và do vì như vậy nên ta phải biết rộng thêm rằng :
- Nhơn loại ngày nay đang trên đường đi đến thời gian của kiếp hoại, cho nên đạo căn và đức hạnh càng ngày càng thêm cạn cợt hơn khi xưa, ngoài đời trong đạo (Phật giáo nói riêng) và các tôn giáo khác (nói chung) cũng vậy.
- Ðại đa số Nhơn loại ngày nay nặng nề về sự “chấp ta” (tức là “ngã chấp”), cho nên tự ái quá nhiều….vì thế mà khắp nơi, khắp các tôn giáo và khắp tất cả mọi người (trên thế giới) thường hay xảy ra lắm cảnh tranh giành, giết hại, xâm đoạt, chen lấn, ganh đua lẫn nhau trong cảnh ngũ dục, lấy các điều TÀI, SẮC, DANH, THỰC, THÙY và ÁI DỤC mà làm mạng sống…..
Ðiều nầy người có tâm đạo và trí huệ ai cũng đều thấy rõ hết. Cho nên nếu nói về ba thời kỳ Chánh pháp, Tượng pháp và MẠT PHÁP nầy thì :
Không riêng gì cho đạo Phật của ta không thôi đâu.Mà :tất cả các tôn giáo khác cũng phải đều có CHÁNH, TƯỢNG và MẠT pháp y như vậy.Sở dĩ họ không thấy biết, là vì giáo chủ và kinh sách của tôn giáo họ không hiểu thấu cho nên không có nói đến mà thôi.Chớ không phải là :
Chỉ có đạo Phật mới có 3 thời kỳ Pháp vận (đáng buồn) nầy.Mà các tôn giáo khác không có đâu.
Nhưng nơi đây chỉ xin nói riêng về đạo giáo của chúng ta mà thôi, chớ không nên lạm bàn đến các tôn giáo khác làm chi, e cho có sự đụng chạm đến họ mà không hay.Lại nữa.
Trong kinh Phật có dạy về MẠT PHÁP là như thế nầy :
“Xá Lợi Phất, Chánh pháp của Phật chẳng phải thiên ma hay ngoại đạo có thể phá hoại được, cũng chẳng phải do vì Như Lai và chư thánh chúng (nhập Niết Bàn) mà pháp ẩn mất đâu.Chỉ vì thời kỳ ấy (tức là thời Mạt pháp) ít còn có người muốn nghe pháp, phần đông đều không còn ham thích pháp nữa, cho nên các người thuyết pháp đều xa lánh họ.Với Chánh pháp mà đã không thích, không nghe như thế rồi, thì chúng sanh ngày càng tăng thêm sự BẤT TÍN.
Bất tín đã tăng trưởng thì không còn chuyên cần tu tập nữa.Chư Tỳ kheo thông hiểu Chánh pháp và tự rút lui, vì thấy mọi người không còn ham thích Chánh pháp nữa nên chẳng còn ra hoằng dương và tự động rút lui ẩn dật.
Do đó mà lời dạy của Phật sẽ mất DẦN DẦN”….Qua đoạn kinh nầy, ta nhận thấy một cách rõ ràng rằng :
Trong thời buổi Mạt pháp hiện nay, đa phần các Phật tử, tại gia lẫn xuất gia chi chi cũng vậy, rất ít có người chân thật tu hành cầu chơn giải thoát mà phần nhiều chỉ ham lo tranh đua nhau trên đường danh, nẻo lợi mà thôi.
Khắp nơi trong đạo, theo lời Phật huyền ký như sau :
“Nầy A NAN, sau khi ta nhập Niết Bàn rồi, thời gian 500 năm rốt sau (tức là trong thời kỳ Mạt pháp nầy) nhóm người giữ giới, y theo Chánh pháp lần lần tiêu giảm, các bè đảng phá giới, làm điều phi pháp càng tăng thêm nhiều.Do nơi chúng sanh phỉ báng Chánh pháp, gây nhiều ác hạnh nên phước thọ bị tổn giảm, các tai nạn kinh khiếp nổi lên.Bây giờ có nhiều Tỳ kheo mê đắm danh lợi, họ không tu thân, tâm, giới, huệ, mà chỉ tham trước vào những y, bát, sàng tòa, phòng xá, thuốc men….rồi tranh giành phỉ báng lẫn nhau, thậm chí đưa nhau ra thưa kiện nơi chốn quan ty, lời nói bén như đao kiếm”.
Là người Phật tử nếu như có thật tâm cầu giải thoát, ta phải nên cố gắng chơn thật tu hành dung hòa LÝ và SỰ, đừng để phải bị lâm vào trong cảnh chỉ có “tu trên đầu môi chót lưỡi” không mà thôi !
Như vậy thì đối với các hàng giả danh tu hành và làm hư hoại Chánh pháp đó ta cũng giống y như họ nào khác chi đâu.
Phải nên cẩn thận.
-
ÐÁP CÂU HỎI THỨ 3 :
Chư Phật nói chung và riêng cho đức bổn sư Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn thị hiện giáng trần, mục đích là muốn dẫn dắt chúng sanh xa lìa nơi biển khổ, sông mê, bước lên bờ giác.
Nhưng chúng sanh chúng ta vì căn cơ sai kém không đồng, nên trong suốt một thời thuyết giáo của NGÀI, đức Thích Tôn phải dùng vô số Thiện xảo phương tiện [1], thuyết ra vô số pháp môn mầu nhiệm khác nhau cho xứng hợp với tất cả, hầu chúng sanh được dễ dàng ngộ nhập vào…và đạt được quả vị giải thoát.
Cho nên vì đó mà giáo môn của Phật có nhiều đến vô lượng.
Hiện nay, trong thời buổi Mạt pháp nầy, chỉ còn hai Ðại giáo môn thịnh hành nhất là THIỀN TÔNG và Tịnh Ðộ mà thôi.
Mấy lúc sau nầy tôi cũng có tiếp nhận được nhiều thơ hỏi tương tợ như câu hỏi của đạo hữu vậy.
Việc nầy tôi cũng đã có (hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp) giải đáp nhiều lần qua các quyển sách hoằng dương về Tịnh Ðộ của Việt Nam Liên Tông sơ tổ là ngài THÍCH THIỀN TÂM Hòa Thượng mà tôi đã chú giải và ấn tống trong các thời gian gần đây, như là :
-
Quyển Tây Phương Nhật khóa
Mật Tịnh pháp nghi.
(hành trì và giải thích)
ấn tống vào năm 1990. -
Quyển Liên Tông Thập Tam tổ.
(13 vị Tổ sư Tịnh Ðộ)
ấn tống vào năm rồi 1998.
Trong đó đã có giải thích đầy đủ và chỉ bày ra các sự lợi ích thiết thực của pháp môn Tịnh Ðộ đối với căn cơ của chúng sanh chúng ta trong thời buổi Mạt pháp nầy như thế nào rồi.
(Ðạo hữu nên tìm xem lại).Phải biết rằng đại đa số chúng sanh thời nay đều là Hạ căn hết cả, vì thế mà rất cần thiết phải nên tu theo Tịnh Ðộ.
tại sao ?
Trong kinh “ÐỊA TẠNG BỔN NGUYỆN” có dạy rằng :
“Bạch đức Thế Tôn, con xem xét chúng sanh trong cõi Diêm Phù Ðề nầy, mỗi khi sanh tâm động niệm không chi là chẳng phải tội”…..
Kinh LĂNG NGHIÊM cũng có nói :
“ chúng sanh vừa mới động tâm thì trần lao đã khởi ngay ra trước”…..
Từ nơi các lời dạy trên đây mà suy ra thì :
tất cả phàm phu bạt địa chúng sanh chúng ta hễ vừa khởi tâm tưởng nghĩ thì đều kết thành ra tội, đều mang lỗi hết cả….Cái tâm đã bị “loạn động” đến mức như vậy rồi thì làm sao mà “Nhiếp Tâm vào định”theo tôn chỉ của pháp môn Thiền được
Vả lại các phương pháp tu THIỀN đang được chỉ dạy và tu tập hiện nay thảy đều sai trái với lời dạy của Phật hết, nên chẳng những việc tu Thiền ấy không thu nhập được kết quả chi mà trái lại càng ngày càng bị lún sâu thêm vào trong đường tà, nẻo quấy hết cả.
Như qua phần mà tôi vừa giải đáp ở trên (câu 1 và 2), thì trong thời kỳ Mạt pháp nầy, các pháp nghi tu hành không còn “đúng theo như pháp” nữa nên được xem như là :
Có giáo lý mà không có người hành trì và không có quả vị chứng đắc.
Vì thế nên đa phần những người tu thiền đời nay mới xem qua bên ngoài thì :
“Ngồi ngay ngắn thì giống như có vẻ hành Thiền”.
Nhưng mà :
Trong tâm thì hoàn toàn loạn động, ý chạy dong khắp chốn Ðông, Tây….
Tu Thiền như thế thì dù cho đến đời Phật vị lai là Di Lặc Phật ra đời cũng không thể nào đắc thiền, đắc định được cả.
(Vả lại các pháp thiền được dạy ngày nay nếu đem so kiểm lại với lời Phật, Tổ dạy về thiền trong kinh, luận thì xem có vẻ lạ, chẳng hạn như tu theo lối Thiền Trà, Thiền Hành (đi), Thiền Nằm, Thiền Ca hát, Thiền Ôm….Tôi chẳng biết các lối tu Thiền ấy là do đâu mà y cứ và phát xuất ra cả nên không dám lạm bàn e có sự đụng chạm chăng !!
Việc ấy xin để cho các hàng đại gia thức giả trong chốn tông môn xét lại).Nơi đây (qua bổn phận) tôi chỉ xin được giải đáp lời hỏi của đạo hữu là :
Trong kinh Phật đã có huyền ký lời rằng :“Thời Mạt pháp ức ức người tu hành, song không có một ai giải thoát được cả, duy chỉ nương theo pháp môn Tịnh Ðộ mà thoát khỏi luân hồi”.
Qua lời dạy trên ta thấy rõ ràng rằng là :
Trong thời buổi nầy, chỉ có pháp môn Tịnh Ðộ mới đáp ứng được sự giải thoát cho các hàng căn cơ Trung, Hạ của chúng sanh mà thôi.
Liên Tông nhị Tổ THIỆN ÐẠO Ðại sư nguyên là ứng thân của Phật A DI ÐÀ có dạy rằng :
chúng sanh đời nay phần nhiều chướng nặng, tâm thô, thần thức tán động…..nên tu quán khó thành. Chính vì như thế nên đức Phật xót thương khuyên thẳng nên xưng danh hiệu (tức là niệm Phật).tại sao ?Vì xưng danh hiệu là hạnh dễ làm, nên nếu cứ giữ cho mỗi niệm nối nhau không dứt, tu như thế suốt đời, thì :
- Mười kẻ niệm, mười kẻ vãng sanh.
- Trăm người tu, trăm người về Tịnh Ðộ.
Sao gọi là chướng nặng,
Và :
thần thức tán động ?-
Chướng nặng là nghiệp chướng sâu dầy ngăn cản việc tu hành của mình, chính là các chướng sau đây :
- Sở tri chướng (tức là ỷ lại vào những sự thấy biết của mình mà kiêu ngạo, thành ra lỗi “tăng thượng mạn”, do đó bị chướng ngại không được thấy Phật, không nghe pháp và không được tu hành….)
- Báo chướng (là bị nghiệp báo ngăn che khiến cho suốt đời không thấy được Phật và nghe pháp, tu hành….)
-
Phiền não chướng (là các thứ tham dục, sân hận, ngu si và các thứ khác nữa,…..làm cho suốt đời không thấy được Phật, nghe pháp, tu hành….)
(Ðây tức là Tâm thô đó).
-
thần thức tán động là :
Trong tâm thì luôn luôn bị các thứ Phiền não làm cho không lúc nào được yên cả, bốn ấm là Thọ, Tưởng, Hành, Thức hằng luôn khuấy động khiến cho Tâm thức như khỉ chuyền cây, ngựa chạy nhảy vậy (Tâm viên, ý mã).
Tóm lại :
chúng sanh chúng ta trong thời buổi nầy, thì :
- Chướng quá nặng nề.
- Tâm quá thô tháo.
-
thần thức quá tán động.
(Ðây là các “tâm hành” của chúng ta đó mà chúng ta lại không thấy biết hay sao ?)
Như vậy thì làm sao tu theo Thiền được ?
Các bậc “Như Lai sứ giả” hoằng dương Thiền và chư Phật tử, đạo hữu đang tu theo Thiền nên thử lắng lòng xét lại xem sao ?
Hơn nữa.Trong ba thời Chánh pháp, Tượng pháp và MẠT PHÁP, như trong kinh, luận dạy thì :
- Chánh pháp : có nhiều người tu chứng đắc đạo và giải thoát.
- Tượng pháp : thì không có người đắc đạo và giải thoát, chỉ có một số rất ít người đắc được thiền định mà thôi.
- MẠT PHÁP : thì chẳng những không có người đắc đạo giải thoát, lại cũng không có người đắc được thiền định.
Mà là :
ức ức người tu song không có một ai giải thoát được cả, duy chỉ y theo pháp môn niệm Phật mới giải thoát khỏi luân hồi, sanh tử mà thôi.
-
Quyển Tây Phương Nhật khóa
(Kỳ sau tiếp)
[1] Thiện xảo phương tiện : là phương tiện lành tốt và tinh xảo, khéo léo của Phật để giáo hóa đủ mọi căn cơ của chúng sanh hầu cho được mau chóng giải thoát.
[2] Ðây là chỉ cho phương Tây, nơi có Phật A DI ÐÀ và cõi Tây Phương Cực lạc.
[3] Ðất khách : là sáu nẻo luân hồi.
[4] Hương gia : là cõi Cực Lạc.
Bình luận