10 “Ðiều LÀNH” là
Về “THÂN” thì :
- Không “Sát hại” (giết-hại),
- Không “Trộm-cắp”,
- Không “Tà-dâm”.
Về “MIỆNG” (Khẩu) thì :
- Không nói dối,
- Không nói hung-ác,
- Không nói thêu-dệt,
- Không nói đôi chiều.
Về “Ý” thì :
- Không Tham-lam.
- Không Sân-hận.
- Không Si-mê, loạn-động (tức là không Ngu-si, phóng-dật).
10 công-đức niệm Phật
- Nhất giả lễ kính chư Phật
- Nhị giả xưng-tán Như-Lai
- Tam giả quảng tu cúng-dường
- Tứ giả sám-hối nghiệp chướng
- Ngũ giả tùy hỷ công đức
- Lục giả thỉnh chuyển pháp luân
- Thất giả thỉnh Phật trụ thế
- Bát giả thường tùy Phật học
- Cửu giả hằng thuận chúng sanh
- Thập giả phổ gia hồi hướng
10 công-đức niệm Phật
Theo Kinh “Đại-Tập Nguyệt-Tạng”, niệm Phật lớn tiếng có 10 công đức là:
- Đánh tan cái tâm hôn-trầm, mê ngủ.
- Thiên-ma kinh sợ.
- Tiếng vang xa khắp 10 phương.
- Ba đường ác được nhờ vào đó mà dứt khổ.
- Tiếng động chung-quanh không xâm-nhập vào làm loạn tâm mình được.
- Niệm tâm không tán-loạn.
- Mạnh-mẽ tinh-tấn.
- Chư PHẬT vui-mừng.
- Tam-muội hiện-tiền.
- Được vãng-sanh Cực-lạc.
10 đức tánh cao quý của thiện tri thức
- “NGƯỜI” có “trí-huệ” và “trí-nhớ” phi-thường.
- “NGƯỜI” có “khả-năng” nhận biết rõ được các điều “Vô-thường”, “Vô ngã” và “khổ-não”.
- “NGƯỜI” học nhiều “hiểu rộng” – (tức là có KIẾN-THỨC quảng-bá) – về :
- “PHÁP-HỌC” (tức là “đa-văn”, hiểu-biết nhiều về PHẬT-PHÁP.
- “PHÁP-HÀNH” (có “SỰ” thực-hành –tức là có thực tu, thực hạnh).
- “PHÁP THÀNH” – (tức là có (đạt) được sự “chứng-đắc”).
- “NGƯỜI” tinh-tấn tu-tập.
- “NGƯỜI” có “GIỚI-ÐỨC” trong sạch.
- “NGƯỜI” có “đức-hạnh thanh-cao” (tức là kẻ xuất-gia thì trì-giữ hạnh “Ðầu-đà” – (xem lại 13 Hạnh “ÐẦU-ÐÀ” có chú-giải ở trước) – Còn nếu như các Bậc THIỆN TRI-THỨC ấy là : – người “CƯ-SĨ TẠI-GIA”, thì “HỌ” kiên-cố giữ “ngũ-giới”, “bát giới”).
- “NGƯỜI” xa lìa được “phiền-não”,
- “NGƯỜI” luôn “trau-dồi thánh-huệ” giải-thoát (tức là chấp-trì đủ các “GIỚI” và có “ÐỊNH”, có “HUỆ”).
- “NGƯỜI” có “TÂM” (có đức TIN) vững chắc nơi TAM-BẢO (tức là không có bất cứ thứ, loại….tà-quấy hoặc tốt-đẹp…nào có thể làm xao-động được TÂM của “BẬC” nầy cả, dù cho “ÐÓ” là thứ ngũ-dục, lục trần “cao-quý, thắng-diệu” – (như ở trên cõi Trời) – đến thế mấy đi chăng nữa.
- “NGƯỜI” có THÂN, KHẨU, Ý trọn “LÀNH”.
10 đức tánh của bạn yêu quý trọng hậu
- Xa nhau lâu vẫn không quên.
- Khi thấy nhau thì vui-mừng.
- Có món ngon, vật là san-sẻ cho nhau.
- Khi có nói (hơi) lỡ-lời, đừng chấp-trách (chớ nên bắt lỗi).
- Nghe dạy (nói) được điều lành, càng thêm vui-vẻ.
- Thấy (bạn làm) việc dữ, ác, đem lời “trung-chính” mà can-ngăn.
- (Vì bạn mà) làm được những việc khó làm.
- Không đem chuyện riêng-tư, bí-mật (của bạn) mà nói với người khác.
- Khi gặp việc bối-rối phải giải-quyết (hộ) cho nhau.
- Ðến khi (thấy bạn lâm vào cảnh) hoạn-nạn, nghèo-khổ (vẫn) không rời bỏ nhau.
Ấy là 10 sự “YÊU-QUÝ TRỌNG-HẬU” vậy.
Bởi thế nên trong KINH có lời dạy rằng :
“BỎ DỮ, LÀM LÀNH, TU-TẬP ĐÚNG THEO NHƯ “PHÁP” (của Bậc Thánh nhơn dạy). ÐEM LỜI TRUNG-CHÁNH DẠY-DỖ (đối-xử nhau) CÓ NGHĨA-NHƠN VÀ ĐẠO-ĐỨC”.
10 hiệu của đức PHẬT
Như-Lai, Ứng-Cúng, Chánh Biến-Tri, Minh Hạnh-Túc, Thiện-Thệ, Thế-Gian Giải, Vô-Thượng Sĩ, Điều-Ngự Trượng-Phu, Thiên-Nhơn Sư, Phật Thế-Tôn.
10 pháp giới
10 “PHÁP-GIỚI” là:
- LỤC PHÀM (Trời, Thần, Người, Ðịa-ngục, Ngạ-quỷ, Súc-sanh).
- TỨ-THÁNH (Thanh-văn, Duyên-giác, Bồ-tát, PHẬT).
10 pháp thắng diệu của Phúc Đức Vương
“PHÚC-ÐỨC VƯƠNG” còn được gọi là “CHÁNH-PHÁP VƯƠNG”.
“CHÁNH-PHÁP VƯƠNG” (còn gọi bằng tên khác nữa là “CHUYỂN LUÂN VƯƠNG”) thành-tựu được 10 pháp thắng diệu sau đây, đó là:
- NĂNG CHIẾU (soi sáng): tức là đem “mắt trí-huệ” soi-sáng cho thế-gian và dân-chúng.
- TRANG-NGHIÊM: tức là đem “phúc-đức” và “trí-huệ” của mình mà trang-nghiêm cho đất nước (khiến cho dân-chúng được giàu-sang, mạnh-mẻ, và có kiến-thức rộng-rải).
- DỮ LẠC (cho vui): tức là đem lại sự thanh-bình, an-lạc cho đất nước và nhân-dân.
- PHỤC-OÁN (dẹp-tan oán-giặc): tức là tất cả các loại giặc-cướp, nổi-loạn, oán-thù… đều tự-nhiên chịu hàng-phục.
- LY-BỐ (xa-lìa các sự sợ-hãi): Tức là dẹp tan hết được 8 nạn lớn của nhân-dân.
(Tám nạn lớn là:- Bị đọa vào địa-ngục,
- Bị đọa vào ngạ-quỷ,
- Bị đọa vào súc-sanh,
- Ðiếc, đui, câm, ngọng,
- Thế trí biện thông: Tức là thông-minh theo lối đời, nhưng mà không có sự hiểu biết gì về ĐẠO-PHÁP hết, do đó mà KẺ đó – (ỷ vào Tài-trí) – gây tạo ra đủ các thứ tội-lỗi, không lòng thẹn-hổ và chẳng biết lo-sợ quả-báo chi cả).
- Sanh ra trước Phật (chưa ra đời) hoặc sau Phật (đã nhập Niết-Bàn), do đó mà không được gặp, thấy Kim-thân “32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp tuỳ hình” của PHẬT, đương-nhiên là mất các sự “ÍCH-LỢI” đi.
- Sanh vào Bắc Câu Lư Châu,(Người ở Châu (đại-lục) nầy được sung-sướng, an-vui… nhưng không gặp (cùng chẳng có) chánh-pháp, cho nên không biết tu-hành chi cả)
- Sanh lên cõi Trời “VÔ-TƯỞNG”.
(Chư Thiên ở nơi cõi TRỜI nầy, tuy là được thân Trời, nhưng bị Tà-kiến, ngu-si… cầm nắm, chẳng hạn như là HỌ nói rằng:
Không có khổ, cũng chẳng có vui (nên Thân, Tâm của HỌ “vô-tri” đồng như cây cỏ… Cho là sống hoài không chết… nên HỌ chẳng biết sợ vô-thường, sanh-tử.
Tức là HỌ: (Không hiểu biết chi hết về Tứ Chơn Ðế laø Khổ, Tập, Diệt, Ðạo… )
- TỰU HIỀN (người hiền-đức tựu-họp về): – Tức là được cùng với các bậc HIỀN-NHƠN, QUÂN-TỬ, TÀI-ÐỨC… hội-họp lại, để cùng nhau luận-bàn việc quốc-chánh, cai-trị nước nhà và dạy-dỗ nhân-dân… tu-hành đúng theo chánh-pháp.
- PHÁP BẢN (gốc của chánh-pháp): – Tức là nhân-dân trong nước đều một lòng tu-tập theo chánh-pháp (Thập-Thiện) của Vua dạy, vì thế nên dân-chúng luôn được an-cư, lạc-nghiệp.
(Nhờ được Thần, Thánh hộ-trì) - TRÌ THẾ (giữ gìn thế-gian): – Tức là đem pháp “Thập-thiện” của cõi Trời mà gìn-giữ thế-gian.
(Cho nên dù là ở cõi Thế-gian, nhưng dân-chúng vẫn hưởng được các sự vui-sướng, phước-đức như chư THIÊN trên TRỜI). - NGHIỆP CHỦ (chủ nhơn của mọi thứ nghiệp): – Tức là tất cả các NGHIỆP, (hoặc Thiện hoặc Ác) đều do nơi chánh-sách trị dân, trị nước của Quốc-Vương thi-hành (tốt) hoặc (xấu) mà quốc-gia được tồn-tại (nếu hành nghiệp Thiện) hay bị diệt vong (nếu làm nghiệp Ác).
- NHÂN CHỦ (chủ nhơn của nhân-dân): – Tức là tất cả nhân-dân trong nước thì nhà VUA đứng đầu – (vì có đầy đủ được 10 điều thắng-diệu như vậy).
Do đây mà nhân-dân trong nước hằng luôn miệng tán-thán lên “PHÚC-ÐỨC VƯƠNG” lời rằng:
THÁNH-VƯƠNG TA, THÁNH-VƯƠNG TA…
Cho chí đến các hàng :
Thiên Long Bát-Bộ, Hộ-pháp, Thiện-Thần… đều đồng nhau vui-mừng… ủng-hộ cho cả nước được an-bình, mưa-hòa, gió-thuận, khiến cho các thứ ngũ-cốc, và các loại thất-bảo, v.v… (đều được sung-túc).
Công đức niệm Phật
- Nhất giả lễ kính chư Phật
- Nhị giả xưng-tán Như-Lai
- Tam giả quảng tu cúng-dường
- Tứ giả sám-hối nghiệp chướng
- Ngũ giả tùy hỷ công đức
- Lục giả thỉnh chuyển pháp luân
- Thất giả thỉnh Phật trụ thế
- Bát giả thường tùy Phật học
- Cửu giả hằng thuận chúng sanh
- Thập giả phổ gia hồi hướng