Giới thiệu

Lược Sử Chùa Tự

Ðôi lời bày tỏ về trang web của ngôi PHÁP HOA PHẬT TỰ
tại Tucson, Arizona:

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT

PHÁP-HOA TỰ là một ngôi chùa nghèo nhỏ tại miền sa-mạc hẻo-lánh xa-xôi, mà “Tôn-chỉ” chỉ thuần-tuý về việc tu-học, cần cầu giải-thoát khỏi vòng sanh-tử, luân-hồi nhiều phiền-luỵ và khổ đau nầy.

Pháp-Hoa Tự noi theo gương sáng chơn-chánh tu-hành của cố Hòa-Thượng Tôn-sư THÍCH THIỀN-TÂM, một bậc Thạc đức chân tu khai-sáng ra pháp-môn MẬT TÔNG và TỊNH-ÐỘ, đã được giải-thoát, vãng-sanh về cõi “TÂY-PHƯƠNG CỰC-LẠC THẾ-GIỚI” của PHẬT A-DI-ÐÀ qua phẩm sen: THƯỢNG PHẨM KIM ÐÀI (đài sen vàng cao quý nhất) và đã được các Phật-tử gần xa, trong và ngoài nước ngưỡng-mộ, tôn-xưng.

NGÀI (cố Hoà-thượng THIỀN-TÂM) là một bậc VIỆT-NAM LIÊN TÔNG SƠ-TỔ (tức là TỔ về TỊNH-ÐỘ đầu tiên trong lịch-sử PHẬT-GIÁO VIỆT-NAM xứng đáng với “danh-hiệu” đã được tôn-xưng).

Thế nên từ khi ngôi bảo-tự PHÁP-HOA nầy được thành-lập vào khoảng cuối năm 1985 cho đến nay, vị Thượng-Toạ Viện-Chủ là THÍCH HẢI-QUANG (cháu ruột gọi cố Hoà-Thượng THÍCH THIỀN-TÂM là Chú) đã hướng-dẫn đường lối hoạt động về Pháp-sự của ngôi Chùa nầy, là: HOÀN-TOÀN TU VỀ “TỊNH-ÐỘ” và “MẬT-TÔNG”.

Ðể cho các Phật-tử có tâm chơn-chánh tu-học được:

  • Do nơi cửa mầu của “TỊNH-ÐỘ PHÁP-MÔN” mà được dự vào trong vòng VÃNG-SANH (CỰC-LẠC), GIẢI-THOÁT khỏi vòng luân-hồi, sanh-tử khổ đau.
  • Phụ thêm vào đó là pháp-môn MẬT-TÔNG, lấy sự gia-trì “ẤN-CHÚ” để tự bảo-hộ thân, tâm của mình trong đường tu-học PHẬT-PHÁP, ngõ hầu khỏi bị các loại: TÀ, MA, NGOẠI ÐẠO, YÊU-QUÁI, cùng với các hàng giả-tu lợi-dụng về hình-tướng xuất-gia và Phật-pháp gạt lầm, làm thiệt-hại cho Pháp-thân và Huệ-mạng của mình.
  • Khuyến-khích các người tu-học chơn-chánh phải thường nên áp-dụng triệt để (tức là chăm lo việc thực-hành phần “SỰ”) các lời dạy chơn-chánh của đức Bổn-sư THÍCH-CA MÂU-NI Thế-tôn về việc:

“MUỐN CHO MÌNH VÀ NGƯỜI ÐỒNG ÐƯỢC TRƯỞNG THÀNH TRONG ÐƯỜNG ÐẠO, và thu được kết-quả hiển-nhiên TRONG VIỆC TU-HÀNH, GIẢI-THOÁT”

Qua Tôn-chỉ nầy cho nên website của Chùa được thành-lập. Ngoài ra không còn có ý-định sai-trái chi khác như là cầu danh, thủ lợi v.v….chi cả.

Ngưỡng nguyện đức :

  • Bổn-sư THÍCH-CA MÂU-NI THẾ-TÔN
  • TÂY-PHƯƠNG CỰC-LẠC THẾ-GIỚI A-DI-ÐÀ Thế-Tôn
  • Các vị TỔ-SƯ về TỊNH-ÐỘ (13 vị)

Thùy-từ thương-xót, chứng-minh và gia-hộ cho: PHẬT-PHÁP được Trường-Hưng  TÔNG-MÔN TỊNH-ÐỘ NGÀY CÀNG THÊM VĨNH-CHẤN để CỨU-ÐỘ CÁC HÀNG PHÀM-PHU CHÚNG-SANH CHÚNG CON sớm được giải-thoát ra khỏi vòng sanh-tử, luân-hồi đầy phiền-luỵ và khổ đau nầy.

Ni Trưởng Bồ-tát giới BẢO-ÐĂNG
Trụ-trì PHÁP-HOA PHẬT-TỰ
Tucson, Arizona USA
(Cẩn-chí)

Giới thiệu

Việt Nam Mật Tịnh Pháp Môn Sơ Tổ Cố Hòa Thượng
Thích Thiền Tâm - Vô Nhất Đại Sư

Hòa Thượng pháp danh là Thích Thiền Tâm , pháp hiệu Liên Du,
pháp tự Vô Nhất, quý danh Nguyễn Nhựt Thăng

Hòa-Thượng pháp-danh là THÍCH THIỀN-TÂM, pháp-hiệu LIÊN-DU, pháp-tự VÔ-NHẤT, quý-danh NGUYỄN NHỰT-THĂNG, xuất-gia vào năm ẤT-DẬU (1945) với đại-lão Hòa-Thượng THÍCH THÀNH-ÐẠO tại chùa Sắc-Tứ Linh-Thứu (Xoài-Hột, Mỹ-Tho), thuộc dòng Lâm-Tế chánh-tông đời thứ 43.

Hòa-Thượng sanh vào năm ẤT-SỬU (1925) tại xả Bình-Xuân, quận Hòa-Ðồng, tỉnh Gò-Công (hiện nay là tỉnh Tiền-Giang). Thân-phụ là cụ ông Nguyễn Văn-Hương, thân-mẫu là cụ bà Giác-Ân Trần thị-Dung. Ngài là người con trai thứ ba trong số bốn con trai của gia-đình.

Theo lời cụ bà Giác Ân, thân mẫu của Ngài kể lại, thì trong một đêm đó, bà đang ngủ mơ màng, chợt thấy ngoài sân có ánh sáng chói rực, vía bà tưởng chắc có lẽ Tây (người Pháp) thả trái sáng ở gần nhà, (vì các khoảng thời gian đó là những năm loạn lạc đánh nhau giữa Tây và Việt Minh) bà e rằng trái sáng rớt xuống sẽ làm cho nhà bị cháy (vì ở miền quê mái nhà lợp bằng lá dừa nước), nên lật đật dậy chạy ra ngoài xem chừng, thì không thấy có lính tráng hay chuyện gì khác hết. Trong khi bà còn đang ngạc nhiên ngó qua lại để tìm kiếm thì bỗng nghe có tiếng gọi rằng :

– Người nữ kia đến đây ta bảo

Giọng nói rất oai nghiêm vang ra từ phía trên đầu làm cho bà giật mình ngước mắt nhìn lên thì thấy giữa không trung có một lão bà đang từ từ giáng hạ xuống đất, chính cái ánh sáng mà bà tưởng là do trái châu của Tây bắn ra lúc nãy là từ ở nơi thân mình của bà lão này phát ra. Cụ bà nghĩ đây chắc là tiên, hay Phật gì giáng hạ nên lật đật quỳ xuống lạy dài. Bà lão khen tốt bảo đứng dậy đoạn kêu bà tới gần và trao cho một hài nhi khoảng chừng 3, 4 tháng mà nói rằng:

– Ngươi hãy nhận lấy và nuôi dưỡng đứa bé này cho ta.

Cụ bà ngần ngại không muốn lãnh vì cụ đã trải qua nhiều lần sanh nở, dưỡng nuôi, sự đau đớn và cực khổ đã làm cho bà ngán ngẩm nên chần chờ, do dự sự quyết định. Bà lão trợn mắt, ra oai mà bảo:
– Đây là La Hầu La quý tử (Đây không phải thiệt là La-Hầu-La con của Phật đâu, mà ý nói là 1 người con quý, sau nầy có thể tu thàh đạo như La-Hầu-La con của đức Thích-Tôn khi xưa vậy) chẳng phải người thường, bởi ta thấy ngươi là một người hiền đức
nên mới trao cho, sao dám từ chối. Hãy nhận lấy mà nuôi dưỡng, sau này sẽ được nhờ nó độ thoát cho về với Phật.

Phần thấy bà lão trợn mắt, ra oai, lớn giọng, phần nghe nói quý tử nên cụ bà cũng ham, đưa tay bồng lấy đứa bé, thấy nó trắng trẻo, dễ thương nên bà cũng vừa ý đẹp lòng. Vừa bồng hài nhi vào tay xong thì bà lão thăng bổng lên cao đi mất, ánh sáng kia cũng theo bà lão mà tắt đi luôn.
Cụ bà giật mình thức dậy thì ra chỉ là một giấc chiêm bao, trong lòng lấy làm lạ lắm, sáng ra cụ mới kể lại cho chồng nghe giấc mộng hồi khuya. Cụ Ông bảo:
– Chắc có lẽ trời Phật sẽ cho mình sanh con “quý tử” không chừng.
Kể từ đó bà mang thai và điều đặc biệt là kể từ khi cấn thai đứa con này, cụ bà không chịu được mùi thịt cá, nên ăn chay trường. Ở miền quê thì việc chay lạt rất là đạm bạc chớ không cầu kỳ như ở thành phố nên thức ăn chỉ có toàn là rau luộc, tương chao thôi, ấy vậy mà bà vẫn khỏe mạnh, khác hẳn với mấy lúc trước kia đau ốm rề rề.
Trong xã Bình Xuân có một ngôi chùa làng xưa nho nhỏ, không sư trụ trì, chỉ có một ông từ già giữ chùa thắp nhang, tụng kinh, ông có gia đình bên ngoài nên chùa ít khi mở cửa, chỉ trừ vào các ngày 14, rằm, 30, mồng một mới đến chùa tụng niệm mà thôi. Vì thế nên chùa thường bị lâm vào cảnh nhang tàn, khói lạnh. Cụ bà thấy vậy nên mỗi ngày dành ít thời giờ đến chùa quét dọn, đốt nhang, dộng chuông. Việc này từ trước đến nay cụ chưa bao giờ biết hay phát tâm làm cả, thế mà kể từ khi có mang đứa
con này, đối với các việc chùa chiền, công quả cụ bà lại hăng hái và siêng năng hơn bao giờ hết. Âu cũng là do thiện căn, phúc đức của đứa con mà bà đang mang trong người chiêu cảm ra vậy.
Cụ ông là một bậc thâm Nho, có đọc nhiều sách vở xưa (viết bằng chữ Hán) vì thế nên cụ biết rằng đứa con tương lai của mình chắc sẽ có một cái gì đó đặc biệt hơn các anh chị của nó, cho nên việc mà cụ bà phát tâm làm công quả, đi chùa, lạy Phật, chẳng những cụ ông không ngăn cản chút nào, trái lại cụ còn khuyến khích thêm nữa.
Ngày cụ bà khai hoa, lúc đó vào khoảng rạng đông, bỗng dưng có một cơn mưa nhỏ, hài nhi chào đời nhẹ nhàng chớ không có làm cho cụ đau đớn nhiều như những người con trước. Cụ ông chiếu theo ngày giờ và vài ba triệu chứng khi sanh ấu nhi ra, tra cứu trong sách toán mệnh học chữ nho xong rồi bảo cụ bà rằng:
– Đứa con này nguyên nó là căn tiên, cốt Phật đầu thai, chớ không phải là con thường như mấy
đứa trước đâu. Có điều nó tuổi Ất Sửu mà sanh ra vào buổi rạng đông tức là nhằm lúc con trâu sắp sửa ra đồng cày ruộng, nên lỗi giờ sanh e sau này nó sẽ tha hương khổ cực, nhưng bù lại khi mới sanh có một đám mưa nhỏ, sách nói về sau, khi lớn lên nó không bị nhiễm vào trong đường tình ái, vợ chồng, và nếu như đi tu ắt sẽ được đắc thành chánh quả.
Ví có các sự việc như vậy nên cả hai cụ đều đặc biệt để ý và rất yêu quý đứa con này.

Tiểu Sử Sư Tổ

Thời Gian Học Đạo

1945

1948

1950

1951

1954

1955-1964

1965

1967

1968

1970 - 1974

1975 - 1992

Năm 1945

Xuất-gia tại SẮC-TỨ LINH-THỨU TỰ 

 

Năm 1948

Thọ sa di giới

Năm 1950

Thọ “Cụ-túc đại giới” tại giới-đàn Ấn-Quang (Sàigòn)

Năm 1951

Hoàn-tất chương-trình Trung-đẳng  Phật học tại Phật học-đường Liên-Hải và Ấn-Quang

Năm 1954

Hoàn-tất chương-trình Cao-Ðẳng Phật-học tại Phật học-đường Nam-Việt với hạng “tối-ưu”

Năm 1955 - 1964

Nhập-thất tịnh-tu qua các trụ-xứ tại Cái-Bè, Vang-Quớ(Mỹ-Tho) và (Bến-Tre)

Năm 1965

Tuân-lệnh triệu-hồi của giáo-hội, Ngài trở về Sàigòn đảm-nhận việc thành-lập và giữ chức-vụ Giám-đốc viện Cao-đẳng chuyên-biệt Phật-học” tại An-Dưỡng Ðịa, Phú-Lâm (tức là chùa Huệ-Nghiêm hiện nay).

– Phụ-trách phân-khoa Phật học tại Viện Ðại-học Vạn-hạnh(Giáo-sư dạy về Duy-thức học). 
– Giáo-thọ sư tại các ni-trường Dược-sư, Từ-Nghiêm

Năm 1967

Hòa-Thượng về Ðại-Ninh kiến lập Hương-Quang tịnh-thất, chuẩn-bị ẩn-tu

Năm 1968

Chánh-thức hoàn-trả chức-vụ lại cho Viện Hóa-Ðạo, về hẳn tại Ấp Phú-An, Xã Phú-Hội huyện Ðức-Trọng, Tỉnh Lâm-Ðồng, bế quan tịnh-tu

Năm 1970 - 1974

Qua sự tha-thiết thỉnh-cầu của tứ-chúng, Ngài tạm-thời ra thất, kiến-lập Hương-Nghiêm Tịnh-Viện (cho chư tăng) và Phương-Liên Tịnh-Xứ (cho chư ni). Mở khóa tu-học Tịnh Ðộ chuyên-biệt” tại 2 đạo-tràng nầy trong 3 năm liên-tiếp

Năm 1975 - 1992

Hòa-Thượng  hoàn-toàn viễn-ly với bên ngoài, bế-quan tịnh tu “vô thời-hạn.” Ngài dự biết trước ngày giờ vãng-sanh hơn 6 tháng……

… Ðến 4 giờ sáng  ngày 21/11 ÂL  năm  nhâmthân (1992), Hòa-Thượng cho gọi thị-giả và cũng là trưởng-tử của Ngài là ni-sư Thích-nữ THANH-NGUYỆT, triệu-tập các môn-đồ, pháp-quyến vào trong tịnh-thất hộ-niệm.

Ðúng 6 giờ 15 phút sáng, Ngài lưu lại kệ sau cùng và an-nhiên thị-tịch ngay trên bản-tọa.

Ðại-sư hưởng thọ tuổi đời 68, tăng-lạp 48.

Ngài là một bậc cao-tăng đắc-đạo và được vãng-sanh về cõi Cực-lạc duy-nhất trong thời buổi cận-đại nầy. Ngoài các công-nghiệp Tịnh-Ðộ ra, Hòa-Thượng còn có lưu lại một hạt “Ngũ sắc Kim-Cang nha-xỉ Xá-lợi”(Một răng cấm 5 màu còn nguyên-vẹn cứng như kim-cương, được bảo-toàn kỹ lưỡng).

Tiểu Sử Sư Tổ

Đạo Nghiệp

Phiên dịch

Ðại bi tâm Ðà ra ni Kinh
Quán vô lượng thọ Kinh
Ðại nhựt Kinh
Hương quê Cực lạc
Tịnh độ thập nghi luận
Thiện ác nhân quả báo ứng Kinh
Nhân quả luân hồi tạp lục ký
Tam bảo cảm ứng yếu lược lục
Lá thơ Tịnh độ
Niệm Phật Ba La Mật Kinh

Soạn thuật

Duy thức học cương yếu
Phật học tinh yếu (1,2,3)
Tịnh học tân lương (1,2,3)
Niệm Phật thập yếu
Mấy điệu sen thanh (1,2,3,4,5,6,7)
Tây phương nhật khóa
Tịnh độ pháp nghi

Trứ tác

Thiền Tâm thi tập
(gồm hơn ngàn bài thơ đạo đủ các thể loại)

Ẩn tu ngẫu vịnh, bá bát thi
(108 bài “Vịnh Ẩn tu”)

Để biết thêm về cuộc đời và sự nghiệp của Sư Tổ quý vị có thể nghe bài đọc:

Vô Nhất Đại Sư Thích Thiền Tâm –
Một Cao Tân Cận Đại

Giới thiệu

Sư Ông Cố Hòa Thượng
Thích Hải Quang - Vô Niệm Đại Sư

Vài lời giới thiệu về Hoà Thượng Thích Hải Quang
(Tucson, Arizona USA) ...

       Là cháu ruột, gọi cố Hoà Thượng Ðại ninh VÔ NHẤT ÐẠI SƯ THÍCH THIỀN TÂM (Liên Du) bằng chú và cũng là một cao đồ vào bậc nhất của Ngài trong và ngoài nước. Hoà Thượng rời khỏi Việt Nam vào năm 1979 và đến Hoa kỳ vào năm 1980. Nối tiếp theo tôn chỉ của Ðại sư, Hoà Thượng là một truyền nhân duy nhất của Ngài, hoằng truyền pháp môn MẬT TỊNH SONG TU do cố Ðại sư khai sáng trước kia, tại Hoa Kỳ. Hoà Thượng Thích Hải Quang là một chơn tăng hết lòng lo tu hành và nhất tâm phụng sự đạo pháp, cho nên bất cứ nơi nào hễ có gót chân của Hoà Thượng trải qua là nơi đó Phật sự đều được rộng khai, già lam, tự viện thảy đều lần lượt thành hình, kể cả ở trại tỵ nạn cũng thế (khai sáng ngôi QUÁN ÂM TỰ tại đảo Pulau Galang, Indonesia).

      Hiện nay Hoà Thượng là Viện chủ kiêm Trụ trì ngôi già lam PHÁP HOA PHẬT TỰ tại Tucson, Arizona. Từ năm 1990, vì muốn cho đạo lực cùng trí huệ được tăng tiến, ngõ hầu có thể làm lợi ích hơn cho Phật pháp (và cũng để tuân hành theo pháp chỉ của cố ÐẠI SƯ) Hoà Thượng đã giao quyền điều khiển Phật sự tại bổn tự lại cho Trưởng tử (Bồ Tát giới BẢO ÐĂNG) đảm trách, bế quan nhập thất ẩn tu vô thời hạn tại một vùng lâm tuyền nhỏ thuộc về tiểu bang Nebraska (miền Trung Mỹ), tịnh tu môn “Niệm Phật Tam Muội.”

Tiểu Sử Sư Ông

Đạo Nghiệp

Chú giải

Tây Phương Nhật Khóa, Mật Tịnh Pháp Nghi Hành trì và giải thích (dài 700 trang)
Liên Tông Thập Tam Tổ (dài 600 trang)
Phật Ðảnh Tôn Thắng Ðà Ra Ni Kinh (dài 110 trang)
Duy Thức Tam Thập Tụng (dài 500 trang)
Niệm Phật Ba La Mật Kinh Như Thích Đại Sớ
Kinh Hiền Nhân

Trước tác

Bộ Ðại Thừa Phật pháp Liễu Nghĩa Truyền Tâm Ấn Luận (5 quyển, dài 3.000 trang)
Thơ gởi người học Phật (quyển I, II dài 600 trang)

Để biết thêm về cuộc đời và sự nghiệp của Sư Ông
quý vị có thể nghe bài đọc:

Hồi Ký Niệm Phật Tăng –
Sa Môn Thích Hải Quang

Giới thiệu

Đương Kim Viện Chủ - Sư Trụ Trì
Thích Nữ Bảo Đăng - Vô Năng Đại Sư

Vài lời giới thiệu về vị Trụ Trì PHÁP HOA TỰ (Tucson, Arizona USA) là Ưu
bà di Bồ Tát Giới BẢO ÐĂNG ...

Ưu Bà Di Bồ Tát Giới Bảo Đăng

Cô nguyên là một Phật Tử thuộc về loại “Con dòng cháu giống” thuần thành và có một “Tâm-Ðạo” rất là thâm sâu.

Ngay từ thuở còn nhỏ đã mồ-côi Mẹ. Cha bị tố oan phải giam mình trong lao-tù….

Cô đã phải thay Mẹ, thay Cha một tay lo cho đàn em dại, đứa bé nhất mới được có 2 tháng… Một đứa bé gái mới lên có 6 tuổi, mà trong “trí-óc” non-nớt đã có trăm mối nghĩ, ngàn mối lo, bao não-phiền, cô-đơn, tủi phận cùng với sự hãi-hùng trước những màn đêm đen kịt, luôn chan-chứa đầy nước mắt, và đầy trọng-trách.

Chắc có lẽ căn tu sâu-dầy của Cô xui-khiến, đưa-đẩy, nên may-mắn được Bà Nội (thứ 6) cũng là một Sư-Bà chân-tu và hiền-đức, sống ẩn-dật (không nhờ vào tiền cúng-dường của Ðàn-na, Tín-thí) tự mình làm thuốc Tể, Cao-đơn, Hoàn-tán và bán các loại Trà v.v…đổi rau cải, tương gạo mà sinh sống qua ngày trong suốt cuộc đời TU còn lại của SƯ-BÀ.

Trước hoàn-cảnh thương-tâm đó, SƯ-BÀ đã mang hết đàn cháu nhỏ dại về sống chung dưới mái AM tranh nghèo nhỏ-hẹp, cơm, rau đỡ dạ đói. Cùng được an-ủi, bao che dưới ánh-mắt từ-bi của chư PHẬT, của chư Bồ-Tát, đêm ngày Bé chăm lo tu-niệm (Trì Chú, Niệm Phật) ẩn-dật sống qua ngày..

Ðến khi khôn lớn và lập gia-đình với một người chồng hiền-đức (có nhân-duyên tiền-định), ngày 22 tháng 4 năm 1975, Cô rời khỏi VIỆT NAM và qua đến Mỹ-quốc.

Cô định-cư tại địa-phương Tucson, Arizona. Đến hè năm 1985, vào mùa Vu-lan, Có lẽ vì “Túc-căn TU-TẬP” sâu-dầy vẫn còn, thiện-duyên đối với PHẬT-ÐẠO (mà Cô đã vun-trồng) trong nhiều kiếp qua vẫn chưa dứt, đã đến lúc chín mùi….Cô gặp lại được vị Thầy Bổn-sư trong tiền-kiếp (là TT. THÍCH HẢI-QUANG), một bậc chân-thật tu-hành và hiền-đức.

Từ đó Cô được Thầy bổn-sư (THÍCH HẢI-QUANG) hướng-dẫn vào trong cửa đạo. Do nơi thiện-căn sâu-dầy trong Phật-đạo sẵn có, nên càng ngày đường Tu của Cô càng thêm tinh-tấn và tiến-bộ một cách phi-thường.

Qua sự chỉ-dẫn và khuyến-khích, giúp-đỡ của Thầy bổn-sư về mặt đạo-pháp và tinh-thần, Cô là người đầu tiên đứng ra hưng-khởi Phật sư, “khai-sơn lập Tự” tại địa-phương Tucson, Arizona, và Cô cũng là người sáng lập lên ngôi Chùa PHẬT-GIÁO có đầu tiên tại Tucson nầy, đó là ngôi PHÁP-HOA TỰ, MẬT-TỊNH ÐẠO-TRÀNG hiện nay.

Vì nhận thấy Cô là một Phật-tử chân-chánh, và có nhiều căn-lành, lẫn đầy thiện-tâm, thiện-chí trong Phật-đạo, nên Thầy bổn-sư của Cô (là TT. THÍCH HẢI-QUANG) rất hài lòng. Từ đó Thầy đã hết dạ truyền-dạy tất cả cho Cô về đạo-pháp.

Ngay từ thuở còn nhỏ đã mồ-côi Mẹ. Cha bị tố oan phải giam mình trong lao-tù….

Cô đã phải thay Mẹ, thay Cha một tay lo cho đàn em dại, đứa bé nhất mới được có 2 tháng… Một đứa bé gái mới lên có 6 tuổi, mà trong “trí-óc” non-nớt đã có trăm mối nghĩ, ngàn mối lo, bao não-phiền, cô-đơn, tủi phận cùng với sự hãi-hùng trước những màn đêm đen kịt, luôn chan-chứa đầy nước mắt, và đầy trọng-trách.

Chắc có lẽ căn tu sâu-dầy của Cô xui-khiến, đưa-đẩy, nên may-mắn được Bà Nội (thứ 6) cũng là một Sư-Bà chân-tu và hiền-đức, sống ẩn-dật (không nhờ vào tiền cúng-dường của Ðàn-na, Tín-thí) tự mình làm thuốc Tể, Cao-đơn, Hoàn-tán và bán các loại Trà v.v…đổi rau cải, tương gạo mà sinh sống qua ngày trong suốt cuộc đời TU còn lại của SƯ-BÀ.

Trước hoàn-cảnh thương-tâm đó, SƯ-BÀ đã mang hết đàn cháu nhỏ dại về sống chung dưới mái AM tranh nghèo nhỏ-hẹp, cơm, rau đỡ dạ đói. Cùng được an-ủi, bao che dưới ánh-mắt từ-bi của chư PHẬT, của chư Bồ-Tát, đêm ngày Bé chăm lo tu-niệm (Trì Chú, Niệm Phật) ẩn-dật sống qua ngày..

Ðến khi khôn lớn và lập gia-đình với một người chồng hiền-đức (có nhân-duyên tiền-định), ngày 22 tháng 4 năm 1975, Cô rời khỏi VIỆT NAM và qua đến Mỹ-quốc.

Cô định-cư tại địa-phương Tucson, Arizona. Đến hè năm 1985, vào mùa Vu-lan, Có lẽ vì “Túc-căn TU-TẬP” sâu-dầy vẫn còn, thiện-duyên đối với PHẬT-ÐẠO (mà Cô đã vun-trồng) trong nhiều kiếp qua vẫn chưa dứt, đã đến lúc chín mùi….Cô gặp lại được vị Thầy Bổn-sư trong tiền-kiếp (là TT. THÍCH HẢI-QUANG), một bậc chân-thật tu-hành và hiền-đức.

Từ đó Cô được Thầy bổn-sư (THÍCH HẢI-QUANG) hướng-dẫn vào trong cửa đạo. Do nơi thiện-căn sâu-dầy trong Phật-đạo sẵn có, nên càng ngày đường Tu của Cô càng thêm tinh-tấn và tiến-bộ một cách phi-thường.

Qua sự chỉ-dẫn và khuyến-khích, giúp-đỡ của Thầy bổn-sư về mặt đạo-pháp và tinh-thần, Cô là người đầu tiên đứng ra hưng-khởi Phật sư, “khai-sơn lập Tự” tại địa-phương Tucson, Arizona, và Cô cũng là người sáng lập lên ngôi Chùa PHẬT-GIÁO có đầu tiên tại Tucson nầy, đó là ngôi PHÁP-HOA TỰ, MẬT-TỊNH ÐẠO-TRÀNG hiện nay.

Vì nhận thấy Cô là một Phật-tử chân-chánh, và có nhiều căn-lành, lẫn đầy thiện-tâm, thiện-chí trong Phật-đạo, nên Thầy bổn-sư của Cô (là TT. THÍCH HẢI-QUANG) rất hài lòng. Từ đó Thầy đã hết dạ truyền-dạy tất cả cho Cô về đạo-pháp.

Tiểu Sử Sư Trụ Trì

Đạo Nghiệp

Chú giải

Tây Phương Nhật Khóa, Mật Tịnh Pháp Nghi Hành trì và giải thích (dài 700 trang)
Liên Tông Thập Tam Tổ (dài 600 trang)
Phật Ðảnh Tôn Thắng Ðà Ra Ni Kinh (dài 110 trang)
Duy Thức Tam Thập Tụng (dài 500 trang)
Niệm Phật Ba La Mật Kinh Như Thích Đại Sớ
Kinh Hiền Nhân

Trước tác

Bộ Ðại Thừa Phật pháp Liễu Nghĩa Truyền Tâm Ấn Luận (5 quyển, dài 3.000 trang)
Thơ gởi người học Phật (quyển I, II dài 600 trang)

Để biết thêm về cuộc đời và sự nghiệp của Sư Trụ Trì quý vị có thể nghe bài đọc:

Ðể cho các Phật tử có tâm chơn chánh tu học được:

Do nơi cửa mầu của “TỊNH ÐỘ PHÁP MÔN” mà được dự vào trong vòng VÃNG SANH (CỰC LẠC), GIẢI THOÁT khỏi vòng luân hồi, sanh tử khổ đau.
Phụ thêm vào đó là pháp môn MẬT TÔNG, lấy sự gia trì “ẤN CHÚ” để tự bảo hộ thân, tâm của mình trong đường tu học PHẬT PHÁP, ngõ hầu khỏi bị các loại: TÀ, MA, NGOẠI ÐẠO, YÊU QUÁI, cùng với các hàng giả tu lợi dụng về hình tướng xuất gia và Phật pháp gạt lầm, làm thiệt hại cho Pháp thân và Huệ mạng của mình.
Khuyến khích các người tu học chơn chánh phải thường nên áp dụng triệt để (tức là chăm lo việc thực hành phần “SỰ”) các lời dạy chơn chánh của đức Bổn sư THÍCH CA MÂU NI Thế tôn về việc:

 

“Muốn cho mình và người đồng được trưởng thành trong đường đạo,
và thu được kết quả hiển nhiên trong việc tu hành, giải thoát”

Ngưỡng nguyện đức

Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn
Tây Phương Cực Lạc Thế Giới A Di Ðà Thế Tôn
Các vị Tổ Sư về Tịnh Ðộ

Thùy từ thương xót, chứng minh và gia hộ cho: Phật Pháp được Trường HưngTông Môn Tịnh độ ngày càng thêm vĩnh chấn để cứu độ các hàng phàm phu chúng sanh chúng con sớm được giải thoát ra khỏi vòng sanh tử, luân hồi đầy phiền luỵ và khổ đau nầy.

Chùa Pháp Hoa

Nội Quy Hoạt Động

Lorem Ipsum Ý thức được sự tối quan trọng của Giới luật và để giúp cho
toàn chúng có cương lĩnh trong việc tu hành

Tăng, Ni ở chùa lấy giác ngộ và giải thoát của Phật làm mục đích tối hậu, lấy giới luật của Phật làm Thầy để thực hành giáo pháp đưa đến sự chứng đắc Niết Bàn. Ðức Phật dạy: “Sau khi Ta diệt độ, các ngươi phải coi Giới luật là bậc Thầy sáng suốt, cũng như Ta còn tại thế không khác”. Đức Phật với tuệ giác siêu việt, Ngài đã thấy biết rõ ràng: có những hành nghiệp từ thân khẩu ý của chúng sinh tạo tác khiến chúng sinh bị luân chuyển trong 6 cõi là Trời, Atula, Người, Súc sinh, Ngã quỷ, Địa ngục. Lại có những hành nghiệp khiến chúng sinh đạt đến những cảnh giới an vui như Tây phương Cực lạc và Niết bàn. Từ sự thấy biết chân thật này, Đức Phật đã chế ra Giới luật cho chúng sinh thực hành, đoạn trừ nhân đau khổ thành tựu quả vị an vui, giải thoát. Đây là sự cứu độ của chư Phật đối với tất cả chúng sinh. Giới luật là mạng mạch của Phật Pháp. Giới luật còn thì Phật Pháp còn. Giới luật diệt thì Phật Pháp diệt lorem Ipsum.

Chùa Pháp Hoa

Ban trị sự

Việt Nam Mật Tịnh Pháp Môn Sơ Tổ Cố Hòa Thượng

Thích Thiền Tâm - Vô Nhất Đại Sư

Sư Ông Cố Hòa Thượng

Thích Hải Quang - Vô Niệm Đại Sư

Đương Kim Viện Chủ - Sư Trụ Trì

Thích Nữ Bảo Đăng - Vô Năng Đại Sư

Sư Ông Cố Hòa Thượng

Thích Hải Quang - Vô Niệm Đại Sư