27.10.2021

THP 14: Các giai đoạn Thọ báo của thân


Tiếp theo bức thư số 13, nêu ra các :


Nhắc lại kỳ trước :

(Trong Bức Thư số 13, người viết đã đề cập đến các Tướng trạng của người sắp lâm chung sẽ phải bị đọa vào ba ác đạo là địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh cùng với bài kệ :

Ðảnh thánh, mắt sanh trời,
Bụng nóng ngạ quỷ, tim nóng người,
Bàng sanh thần thức ra đầu gối,
Nóng ở bàn chân địa ngục thôi.

Loạt bài kỳ nầy người viết sẽ lược giảng về ý nghĩa của bài kệ trên và tiếp tục nêu lên các Tướng trạng kế tiếp trong việc thân trung ấm thọ sanh về các cảnh giới khác.)

Trong kinh dạy,

thân thể của ta do bốn chất lớn gọi là “tứ đại” (giả) hợp lại mà thành.

Những gì là tứ đại ‌ ?

  • Chính là đất, nước, gió, lửa vậy.

Vì sao bốn chất nầy lại được gọi là đại ‌ ?

  • Bởi vì nó có đầy dẫy hết khắp tất cả mọi nơi, nhỏ thì như hạt bụi vi trần, lớn thì bao phủ khắp mọi nơi trên quả địa cầu…
  1. Trong thân thể ta thì những gì thuộc về ÐẤT (địa đại)

    Ðó là những thứ :

    Da thịt, tóc, lông, răng, móng… Sau khi ta chết đi rồi thì những thứ nầy lần lượt tan rã ra thành bụi đất.
    Vì thế nên nó thuộc về Ðịa đại.

  2. Những gì trong thân thể ta thuộc về NƯỚC (thủy đại)

    Chính là những thứ:

    đờm dãi, nước mắt, nước mũi, máu huyết… Sau khi ta chết đi rồi thì những chất nước nầy thảy đều cạn khô không còn nữa, hay nói một cách khác hơn là nước hoàn trả về cho nước.

  3. Trong thân thể ta thì những gì thuộc về GIÓ (phong đại)

    Chính là:

    hơi thở ra vào cùng với các cử động tay chân, máu mạch, vv… co dãn… Khi ta chết đi rồi thì hơi thở dứt bặt, thân thể cứng đơ (vì phong đại đã ngừng không còn lưu hành trong cơ thể nữa).

  4. những gì thuộc về LỬA (hỏa đại)

    Chính là:

    sức nóng của thân thể hay còn gọi là thân nhiệt vậy. Khi ta chết đi rồi thì chất lửa nầy tắt mất, vì thế nên thân xác lạnh tanh.

Có bài kệ rằng :

Khổ, khổ, khổ…
Hơi trả đông phong, hình về hoàng thổ.
Cải hình, đổi xác đến rồi đi,
Ðổi mặt, thay đầu ai kể số…

Cho nên gọi thân thể ta đây là thân tạm bợ, chỉ do nơi tứ đại hòa hợp giả tạm lại mà thành, nên một khi chết đi rồi thì hơi thở hoàn lại cho gió đông, thân tan về nơi bụi đất. Chừng đó thì thần thức sẽ phải theo các nghiệp lực đã gây tạo ra lúc còn sanh tiền mà chuyển sanh vào trong sáu nẻo, cải hình, đổi xác, thay mặt, đổi đầu… luân hồi không dứt trong ba cõi tử sanh !

(Trở lại phần đầu).

Phàm một người khi đã chết thì thân thể trở nên lạnh giá vì “hỏa đại” đã tắt mất. Tuy nhiên sau khi đã tắt thở rồi, nhưng trong thân thể cũng vẫn còn có được một chỗ nóng tối hậu trước khi hoàn toàn trở nên lạnh giá, hoặc nóng nơi đỉnh đầu, nóng ở nơi mắt, nóng nơi ngực, nóng nơi bụng, nóng nơi đầu gối hoặc nóng nơi hai lòng bàn chân, có khi đến bốn năm giờ đồng hồ (sau khi chết rồi) mà hơi nóng tối hậu ấy cũng vẫn còn chớ chưa dứt tuyệt.

Ti sao li có các s vic như thế‌ ?

Như trước đã lược nói, khi ta tắt thở rồi thì thần thức [1] lìa ra khỏi xác thân. Nơi nào còn nóng sau rốt là thần thức xuất ra ở đó.

Nay xin lần lượt đề cập đến ý nghĩa của bốn câu kệ trên.

  1. Sao gọi là “Ðảnh thánh, mắt sanh trời ‌ ” ?

    Như trường hợp của một người đã chết được ba bốn giờ đồng hồ rồi, khắp thân thể chỗ nào cũng giá lạnh như băng, nhưng nơi đỉnh đầu (thiên môn) hơi nóng ấm cũng còn gần bằng như lúc sống. Y theo lời kinh dạy thì thần thức (tức là linh hồn của người chết nầy) do nơi đỉnh đầu mà xuất ra khỏi xác. Hai chữ “Ðảnh thánh” ở đây là phần tóm lược của câu “thần thức xuất ra từ nơi đảnh đầu” và ở vào trường hợp nầy thì ta biết chắc chắn rằng thần thức của người chết ấy được siêu thoát về nơi thánh cảnh (tức là cõi Tịnh độ của
    Glossary LinkPhật
    A Di Ðà – nếu tu theo pháp môn Niệm Phật).

  2. trường hợp cũng như trên, nghĩa là các phần khác nơi thân thể đều lạnh hết nhưng nơi mắt (và trên trán) vẫn còn nóng thì ta biết chắc chắn rằng thần thức của người chết ấy xuất ra từ nơi mắt và như thế, y theo lời kinh dạy thì người nầy được siêu thoát về cõi trời.

    Câu “Ðảnh thánh, mắt sanh trời” chính là hai việc được “siêu thăng” vừa nêu trên đây vậy.

  3. Tương tự như thế, một người đã chết được ba bốn giờ đồng hồ rồi, nhưng nếu như nơi tim và ngực là chỗ nóng tối hậu thì thần thức của người chết đó sẽ được đáo sanh trở lại cõi người.
  4. Nơi bụng là chỗ nóng sau cùng thì thần thức của người chết đó sẽ bị đọa vào trong loài quỷ đói (ngạ quỷ).
  5. Nơi đầu gối là chỗ nóng rốt sau thì thần thức của người chết đó sẽ bị đọa vào trong loài bàng sanh (loài có xương sống nằm ngang) như trâu, bò, chó, ngựa, vv…
  6. Như ở nơi lòng bàn chân là chỗ nóng sau cùng thì thần thức của người chết ấy quyết định sẽ bị đọa vào trong địa ngục.

Câu :

Bụng nóng ngạ quỷ, tim nóng người,
Bành sanh thần thức ra đầu gối,
Nóng ở bàn chân địa ngục thôi.

Chính là tổng ý của những lời vừa được giải thích (c, d, e, f) nêu trên.

4/- Tướng trạng khi sắp lâm chung được sanh về thiện đạo :

Qua tiết mục trên, người viết đã kể ra ba trường hợp sanh về nơi ác đạo (địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh) rồi, trong phần kế tiếp đây xin đề cập đến những trường hợp báo trước (tiên triệu) cho thân quyến của người chết biết rằng thần thức kẻ đó sẽ được sanh về nơi thiện đạo (đường lành).
  1. Sanh lại cõi người :

    Người nào khi lâm chung sẽ đáo sanh trở lại cõi người thì có những tiên triệu (triệu chứng báo trước) như sau.

    1. Thân không bệnh nặng.
    2. Khởi niệm lành, sanh lòng hòa diệu, tâm vui vẻ, vô tư, ưa việc
      Glossary Linkphước đức.
    3. Ít sự nói phô, nghĩ đến cha mẹ, vợ con.
    4. Ðối với các việc lành hay dữ, tâm phân biệt rõ ràng không lầm lẫn.
    5. Sanh lòng tịnh tín, thỉnh Tam bảo đến đối diện quy y.
    6. Con trai, con gái… đều đem lòng thương mến và gần gũi xem như việc thường.
    7. Tai muốn nghe tên họ của anh chị em và bè bạn.
    8. Tâm chánh trực không dua nịnh.
    9. Rõ biết bạn bè giúp đỡ mình, khi thấy bà con đến săn sóc thời sanh lòng vui mừng.
    10. Dặn dò, phó thác lại các công việc cho thân quyến rồi từ biệt mà đi.

    Nếu người nào có đầy đủ mười điều “tiên triệu” như trên thì sau khi chết 49 ngày, thân trung ấm (tức là thần thức) của người chết đó sẽ đáo sanh trở lại cõi người, hưởng sự tôn quý.

  2. Sanh lên cõi Trời :

    Người nào khi sắp lâm chung sẽ sanh lên cõi Trời thì có những tiên triệu sau đây :

    1. Sanh lòng thương xót.
    2. Phát khởi tâm lành.
    3. Lòng thường vui vẻ.
    4. Chánh niệm hiện ra.
    5. Ðối với tiền của, vợ con… không còn tham luyến.
    6. Ðôi mắt có vẻ sáng sạch.
    7. Ngước mắt nhìn lên không trung mỉm cười, hoặc tai nghe tiếng thiên nhạc, mắt trông thấy tiên đồng.
    8. Thân không hôi hám.
    9. Sống mũi ngay thẳng, không xiên xẹo.
    10. Lòng không giận dữ.

    Nếu có được những tiên triệu như thế, thì thần thức của người chết ấy quyết định sẽ được sanh lên cõi Trời.

  3. Sanh về Tịnh độ :

    Có hai trường hợp sanh về Tịnh độ (cõi Phật) :

    Một là sanh về chánh quốc (thuộc vào 9 phẩm sen).
    Hai là sanh về nghi thành ở ngoài biên phương Tịnh độ.

    1. Sanh về biên phương (nghi thành) Tịnh độ :

      Như người nào bình thường giữ giới, cũng có niệm Phật nhưng không được tinh tấn và tin tưởng cho lắm, khi lâm chung không có tướng lành, dữ chi cả, nhắm mắt đi xuôi tựa như người ngủ, vì kẻ ấy “nghi tình” chưa dứt (tức là tuy có niệm Phật mà lòng không tin tưởng tuyệt đối) nên không được sanh thẳng vào nơi chánh quốc mà chỉ trụ vào một nơi ở ngoài biên phương Tịnh độ mà thôi,

      Chỗ đó tên gọi là nghi thành.

      Người sanh về cõi nầy có thọ số (tuổi thọ) là 500 năm (một ngày nơi cõi đó bằng 100 năm ở cõi người). Mãn kiếp xong thời sẽ bị đáo sanh trở lại trong sáu nẻo luân hồi. [2]

    2. Sanh về Tịnh độ :

      Người nào bình thường niệm Phật tinh tấn, một lòng thành tín không lui sụt, khi lâm chung biết trước ngày giờ, Chánh niệm rõ ràng, tự mình tắm gội, thay y phục, hoặc được quang minh của Phật chiếu đến thân, hoặc thấy tướng hảo của chư Phật cùng chư thánh chúng hiện thân ra giữa không trung hay đi kinh hành trước mặt, các điềm lành hiển hiện rõ ràng, kẻ ấy trong một sát na liền được sanh thẳng về nơi Tịnh độ, gần gũi chư thượng thiện nhơn, dự vào một trong 9 phẩm sen nơi chốn liên trì, hằng nghe được pháp âm của chư Phật, rốt ráo thành tựu được chánh quả.

Riêng về các chúng hữu tình ở nơi ba đường ác là Ðịa ngục, ngạ quỷ, súc sanh thì khi nghiệp tiêu, tội hết, nếu như trong quá khứ có gây tạo duyên lành (túc phước) cũng được chuyển sanh lên các cõi Trời.
Sau đây là Tướng trạng của các chúng hữu tình trong ba ác đạo được sanh lên cõi Trời.
  1. Ðối với loài bàng sanh (thú vật) :

    Các loài bàng sanh có túc phước [3] khi lâm chung thần thức được sanh lên cõi thiên cung, tự thấy trước mắt mình có ánh sáng rực rỡ, lòng si mê nhẹ bớt, trí huệ mở mang, tâm cảm thấy an vui, khi thần thức vừa ra khỏi xác liền được sanh ngay về nơi thiên giới.

  2. Ðối với loài ngạ quỷ :

    Các loài ngạ quỷ có túc phước khi lâm chung thần thức được sanh lên cõi thiên cung, thì tự mình có cảm giác không còn bị đói khát như trước, tuy thấy các thức ăn uống nhưng lòng không còn ham muốn chỉ lấy mắt nhìn mà thôi, nơi tâm vắng lặng vui vẻ, khi thần thức vừa rời khỏi xác liền được sanh ngay về nơi thiên giới.

  3. Ðối với chúng sanh nơi địa ngục :

    Các chúng sanh bị đọa nơi địa ngục, khi nghiệp tiêu, tội hết, nếu có túc phước, khi lâm chung, thần thức sẽ được sanh về cõi thiên cung, thì ngay khi bị thọ các hình phạt như nước sôi, lửa cháy, nằm giường sắt nóng, hay ác thú cắn mổ liền chết ngay chớ không còn sống lại. Bấy giờ bên tai nghe có tiếng chư thiên cười cười, nói nói, nhạc trời dìu dặt thanh tao, gió thơm thổi hắt vào mình… khi thần thức vừa lìa khỏi địa ngục thì liền được sanh về nơi thiên giới.

     

Các loài hữu tình khi mạng chung, thân trung ấm đang lúc bơ vơ không nơi nương dựa, lúc ấy trong chốn hư không có nhiều loại ánh sáng nhợt nhạt, lu mờ của lục phàm (tức là ánh sáng của sáu đạo luân hồi) soi đến. Tùy theo duyên nghiệp chiêu cảm sẽ được sanh về cõi nào thì thân trung ấm thấy ánh sáng của cõi ấy càng thêm rực rỡ, liền sanh niệm ưa thích bay theo, ngay lúc ấy liền được thọ sanh.

Trong sáu loại quang minh của lục phàm nầy, ngoại trừ quang minh của cõi Trời thì có màu trắng, của cõi người thì màu vàng nhạt, còn quang minh của bốn đạo kia (A tu la, địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh) thì có màu sắc u ám, nhạt nhòa (như trên vừa lược nói).

Ngoài ánh quanh minh của lục phàm nầy ra, các cõi Phật ở mười phương cũng phóng ra các ánh “đại quang minh” để nhiếp thọ các chúng hữu tình.

Các “đại quang minh” nầy có ánh sáng đẹp đẽ, mạnh mẽ và rực rỡ tuyệt vời như hào quang sắc xanh thanh tịnh chói lòa, hào quang sắc vàng lộng lẫy, hào quang sắc trắng trong sạch chói suốt như ngọc, hào quang sắc đỏ chói rực ánh xích quang, vv… như thế có rất nhiều đạo hào quang khác nhau của chư Phật trong mười phương chan hòa, chói suốt lẫn nhau để nhiếp lấy những chúng hữu tình nào có nhiều công đức hay đã từng gieo kết Phật duyên, đem về nơi Tịnh độ.

Thân trung ấm vì có thiên nhãn nên cũng trông thấy được các ánh đại quang minh nầy nhưng do vì nghiệp nhơn xấu ác khiến xui nên tự nhiên sanh ra lòng sợ hãi các loại quang minh đó, trái lại tâm chỉ ưa thích các thứ ánh sáng lu mờ, yếu ớt của lục đạo nên bay đến gần và khởi lòng ưa thích. Do vậy mà thọ sanh, kết cuộc cứ mãi xoay vần trong sáu nẻo, chịu khổ luân hồi nối luôn không dứt.

5/- Tướng trạng sẽ sanh lại trong tứ đại bộ châu :

Tóm lại, chúng hữu tình ở trong bốn đại bộ châu (Ðông Thắng Thần, Tây Ngưu Hóa, Nam Thiện Bộ, Bắc Câu Lư) chết nơi nầy rồi sanh lại nơi kia. Khi chết đi tự thấy trước mắt có một cái hang màu đen tối, trong có một lá phướng dài rủ xuống tỏa ánh sáng màu đỏ nhấp nháng như ánh điện chớp. Lại thấy tự thân mình nắm lấy ngọn phướng ấy mà đi vào, ngay khi ấy liền thọ thân trung ấm. Sau khi thọ thân nầy rồi thì tùy theo duyên nghiệp đã gây tạo lúc còn sanh tiền mà thọ lấy thân “hậu hữu” (tức là thân đời sau) trong ba cõi, sáu đường… chịu khổ xoay vần nối nhau không dứt…

  1. Sanh lại châu Nam Thiện Bộ :

    Loài người hiện tại ở nơi châu Nam Thiện Bộ (quả địa cầu) khi mạng chung sẽ tái sanh trở lại châu nầy, trước tiên thấy có một hòn núi to lơ lững trên không trung như sắp muốn rớt xuống đầu mình. Trong lòng sợ hãi liền đưa hai tay lên đỡ. Liền khi ấy lại thấy tòa núi đó đổi ra hình giống như một dải nệm trắng, thấy chính mình ngồi trên nệm ấy mà bay đi.

    Ngay trong khi bay, lại thấy nệm trắng ấy biến ra thành màu đỏ, kế đến thấy trước mặt có ánh sáng nhấp nháng, trong ánh sánh ấy thấy có nam nữ (tức là cha và mẹ) đang giao hợp.

    Bấy giờ thân trung ấm diệt, liền nhập vào trong bào thai.

    • Nếu như thân trung ấm sẽ sanh làm thân nam thì tự thấy mình cùng với mẹ giao hợp, đối với cha cho là chướng ngại, khởi lòng ganh ghét.
    • Nếu như thân trung ấm sẽ sanh làm thân nữ thì tự thấy mình cùng với cha giao hợp, đối với mẹ cho là chướng ngại, khởi lòng ganh ghét…
  2. Hữu tình nơi châu Nam Thiện Bộ sanh về châu Ðông Phất Bà Ðề (Ðông Thắng Thần châu) :

    Khi chúng hữu tình ở nơi châu Nam Thiện Bộ mạng chung sẽ sanh về châu Ðông Phất Bà Ðề, trước tiên thấy trước mắt mình tất cả nhà cửa, sự vật đều có sắc xanh, trên không thấy có một giải lụa màu xanh rớt xuống phủ đầu, trong lòng sanh ra kinh sợ liền đưa hai tay lên đỡ. Liền đó lại thấy có một cái hồ, bốn bên hồ có bầy ngựa chạy chơi đùa giỡn trên bãi cỏ. Cha là ngựa đực, mẹ là ngựa cái. Nếu như thân trung ấm sẽ sanh ra làm thân nam thì tự thấy mình là ngựa đực, đối với cha sanh lòng ghét, đối với mẹ khởi niệm yêu thương. Như thân trung ấm sẽ sanh ra làm người nữ thì thấy mình là ngựa cái, đối với cha sanh lòng thương yêu, đối với mẹ khởi lòng ganh ghét.

    Bấy giờ thân trung ấm liền diệt và nhập vào trong thai.

  3. Hữu tình nơi châu Nam Thiện Bộ sanh về châu Tây Ngưu Hóa (Cù Ðà Ni):

    Chúng hữu tình ở nơi châu Nam Thiện Bộ mạng chung sẽ sanh về châu Tây Ngưu Hóa trước tiên thấy có một giải nệm vàng quấn lấy thân, tất cả sự vật chung quanh và nhà cửa đều hóa thành màu sắc hoàng kim. Kế đó lại thấy có một cái hồ, bốn bên hồ đều là bãi cỏ, trên đó có trâu đang gặm cỏ. Do nơi niệm điên đảo vọng tưởng nên tự thấy thân mình là trâu. Cha là trâu đực, mẹ là trâu cái. Tùy theo duyên nghiệp thọ sanh làm trai hay gái mà khởi tâm niệm điên đảo yêu ghét mẹ cha.

    Ngay lúc đó liền được thọ sanh.

  4. Hữu tình nơi châu Nam Thiện Bộ sanh về châu Bắc Uất Ðan Việt (Bắc Câu Lư châu.):

    Chúng hữu tình nơi châu Nam Thiện Bộ khi mạng chung được sanh về châu Bắc Uất Ðan Việt, trước tiên thấy có một giải lụa đỏ mịn màng hiện ra ở trên đầu, trong lòng sanh niệm ưa thích liền đưa tay lên tiếp lấy. Kế đó lại thấy có một cái hồ, trong hồ có hoa sen xanh, các loài chim như chim Bạch nga, chim hồng, chim nhạn, chim oan ương… lội đùa trên mặt nước và chính mình cũng vào trong đó lội chơi đùa giỡn. Khi ở dưới hồ bước lên vừa đúng lúc cha mẹ đang giao hợp bất tịnh. Do nơi nghiệp nhân điên đão nên tự thấy mình là chim ngỗng. Cha là ngỗng trống, mẹ là ngỗng mái. Bấy giờ tùy theo nghiệp nhân sẽ sanh làm trai hay gái mà đối với cha mẹ sanh lòng yêu ghét.

    Ngay lúc đó liền được thọ sanh.

  5. Hữu tình nơi châu Nam Thiện Bộ sanh lên cõi Trời :

    Chúng hữu tình nơi châu Nam Thiện Bộ mạng chung được sanh lên cõi Trời, trước tiên thấy có một giải nệm trắng cực kỳ tế nhuyễn, mịn màng rủ xuống như muốn rớt, liền sanh ra niệm ưa thích, hai tay đưa lên khuấy động như muốn tiếp lấy. Kế đến trông thấy các tướng khác như vườn cây, ao hoa, chư thiên múa ca xướng hát… Lúc đó dù quyến thuộc có khóc than kêu gọi, do bởi duyên nghiệp được sanh về cõi chư thiên, cho nên người ấy không còn nghe, biết đến nữa. Mũi chỉ ngửi thấy mùi thơm, tai chỉ nghe tiếng thiên nhạc… trong lòng vui vẻ, không còn tưởng nhớ chi (đến các hàng lục thân, quyến thuộc nữa) hết.

    Ngay khi đó liền được hóa sanh (về nơi thiên giới).

  6. Hữu tình châu Ðông Phất Bà Ðề sanh lên cõi Trời :

    Chúng hữu tình ở châu Ðông Phất Bà Đề (Ðông thắng thần châu) khi mạng chung được sanh về cõi Trời, trước tiên tự thấy có cung điện nghiêm đẹp, chung quanh có các thiên tử, thiên nữ đang vui vẻ cất bước nhàn du. Lúc đó trong lòng khởi ra niệm hoan hỷ, tự có cảm giác như người ngủ vừa mới thức dậy.

    Bấy giờ liền được hóa sanh.

  7. Hữu tình châu Cù Ðà Ni sanh lên cõi Trời :

    Chúng hữu tình ở châu Tây Cù Ðà Ni (Tây ngưu hóa châu) khi mạng chung được sanh lên cõi Trời, trước tiên thấy có những dòng nước chảy xao xuyến trong ao đầm rộng lớn. Lúc đó tự thấy mình nương theo ngọn nước trôi qua đến bờ bên kia. Kế đến lại trông thấy các thiên nữ xinh đẹp, tự mình chạy đến mà ôm lấy.

    Khi ấy liền được hóa sanh.

  8. hữu tình nơi châu Bắc Uất Ðan Việt sanh lên cõi Trời :

    Chúng hữu tình nơi châu Bắc Uất Ðan Việt (Bắc Câu Lư châu) khi mạng chung được sanh lên cõi Trời, tự thấy có nhiều Tướng trạng khác lạ hơn ba châu kia (bởi vì chúng sanh ở châu nầy có nhiều phước báo hơn các châu khác).

    • Nếu là người có phước đức bậc hai thì khi lâm chung, mũi ngửi được mùi thơm lạ, mắt thấy hoa quý đẹp đẽ, trong lòng ưa thích muốn leo lên cây cao. Ðang khi leo lên ấy chính là lúc thần thức bay lên núi Tu Di. Khi đến nơi liền thấy thế giới của chư thiên, nơi đó có cung điện, vườn hoa, tất cả đều trang nghiêm xinh đẹp. Lúc ấy tùy theo nhân duyên kẻ đáng làm cha mẹ mà được hóa sanh.
    • Như là người có phước đức bậc trung thì khi lâm chung thấy có một bầy ong bay vần vũ chung quanh trên mặt hồ sen, lại thấy tự mình bước lên hoa sen ấy bay đến thiên cung. Lúc đó liền thấy thế giới chư thiên, cung điện, vườn hoa trang nghiêm đẹp lạ. Tùy theo nhân duyên kẻ đáng làm cha mẹ mà được hóa sanh.
    • Như kẻ lâm chung là người có phước đức bậc thượng, thì tự thấy có cung điện cực kỳ tốt đẹp, trang nghiêm, thân trung hữu nương nơi cung điện đó mà bay lên hóa sanh nơi thiên giới.
  9. Chư thiên mạng chung sanh lại cõi trời :

    Các chúng chư thiên nơi cõi Trời khi mạng hết cũng phải thọ chung hoặc là sanh trở lại cõi trời cũ, hoặc sanh lên cõi trời cao hơn, hay xuống cõi trời thấp hơn, (hoặc có thể bị sanh về một trong bốn đại bộ châu, hoặc có thể bị đọa vào nơi tam đồ, ác đạo…tùy theo túc nghiệp).

    • Như chư thiên khi thọ chung được sanh lại cõi Trời cũ của mình, thì tự thấy các đồ trang nghiêm nơi thân như vòng hoa, châu bảo… không mất, nơi bản tọa của mình không có vị thiên tử nào khác đến ngồi. Lúc ấy tự thân bỗng diệt rồi lại sanh như ngọn đèn tắt rồi lại cháy trở lại.
    • Nếu như sanh lên cõi trời cao hơn thì tự thấy có thêm những Tướng trạng thù thắng ưa thích gấp bội.
    • Như sanh xuống cõi trời thấp hơn thì thấy vườn cây, ao hoa, cung điện xấu xa không bằng như khi trước, tự sanh ra cảm niệm u buồn, đói khát. Ngay khi đó liền được hóa sanh.

………………………………..

Bấy giờ có một vị Bồ tát tên là Ðại Dược cung kính đứng dậy, trịch áo bày vai hữu, lễ Phật mà thưa rằng :

  • Bạch đức Thế Tôn, loài hữu tình chúng sanh sau khi mạng chung, Tướng trạng thọ lấy thiên thân (thân tướng của người cõi trời) như thế nào ‌

Ðức Thế Tôn bảo rằng :

  • Nầy Ðại Dược, những chúng hữu tình có phước báo và nghiệp lành khi sanh lên thiên giới (cõi trời) thì tự có được thiên nhãn, thấy rõ các y báo và chánh báo ở sáu cõi dục giới.

    chúng sanh đó thấy nhiều cung điện tốt đẹp như ao hoa, vườn cây quý lạ, rừng Hoan hỷ, vườn Tạp lâm, vườn Chúng xa, hồ Như ý,… Các nơi ấy đều có những tòa cao trải lót thiên y cùng vô lượng những sự trang nghiêm khác, chư thiên vị nào cũng đều xinh đẹp, trang nghiêm thân bằng hoa tai, vòng xuyến, chuỗi anh lạc…

    Những thiên tử, ngọc nữ, bảo nữ cùng các thiên dân dạo chơi khắp nơi, đối nhau tươi cười. Lúc thấy các Tướng trạng như thế, chúng sanh ấy tự nhiên khởi lòng vui vẻ ưa thích. Khi người đó mạng chung, tâm không điên đảo, mũi không xiêng xẹo, miệng không có mùi hôi, tai và mắt giống như hoa sen sắc xanh, thân thể không chảy máu cũng không chảy ra các đồ bất tịnh, tay chơn không co rút, khi thần thức vừa ra khỏi sắc thân liền thấy trước có xe, kiệu lộng lẫy hiện ra tiếp rước, xe đó rộng lớn có đến ngàn cây cột, trang nghiêm bằng các thứ hoa trời quý lạ, chuỗi ngọc, lưới châu, chuông báu… từ nơi các chuông báu ấy phát ra các tiếng nhiệm mầu vi diệu, mùi hương chiên đàn phảng phất đó đây.

    Lại thấy có vô lượng thiên đồng cùng theo xe đi đến. Khi thấy các Tướng trạng như thế, người ấy thân tâm vui vẻ, yên ổn mà xả thân.

    Chư thiên ở cõi trời lục dục khi mới hóa sanh tùy theo thiên giới cao thấp mà cảm thọ thân hình lớn nhỏ sai biệt khác nhau, hoặc như đứa bé khoảng chừng năm tuổi, sáu tuổi, bảy tuổi, tám tuổi, chín tuổi, mười tuổi, … Sau khi hóa sanh, thiên đồng cảm thấy đói khát, liền đó trước mặt có các bảo khí (như chén dĩa bằng vàng, ngọc…) đựng các vị tô đà, cam lộ hiện ra. Khi ấy tùy theo phước báo thắng hay liệt mà thiên đồng tự cảm thấy thức ăn có những màu sắc hoặc trắng, vàng, xanh, đỏ khác nhau…

    Sau khi thọ dụng các thức ăn ấy xong thân thể liền hóa hiện trang nghiêm, cao lớn. Thường thường thiên nam hóa sanh nơi đầu gối bên trái của mẹ, hoặc có khi cả chư thiên nam, thiên nữ đều hóa sanh trong đóa hoa cầm nơi tay của thiên mẫu (mẹ).

    Chư thiên nơi cõi trời Sắc giới khi mới sanh thân tướng liền viên mãn không trải qua các sự ăn uống, tất cả thiên chúng đều tự biết thánh ngữ chớ không cần phải học tập chi cả.

Chư thiên nào khi sắp mạng chung có năm tướng suy hiện ra như sau :

Năm tướng nầy gọi là năm tướng “tiểu suy” (suy yếu nhỏ) có khi nhằm vào trường hợp khác không nhất định là phải bị chết.
  1. y phục và các đồ trang nghiêm nơi thân như vòng xuyến và chuỗi anh lạc kêu vang ra những tiếng không được thanh tao êm dịu như lúc bình thường.
  2. Ánh quang minh (hào quang) nơi thân bỗng nhiên mờ yếu.
  3. Sau khi tắm gội xong các giọt nước dính đọng nơi mình chớ không khô đi như lúc trước.
  4. Tánh tình bình thường thung dung, phóng khoáng nay bị trì trệ lại một chỗ.
  5. Mắt luôn luôn máy động không được trong lặng như mọi khi.

Chư thiên nào quyết định mạng chung sẽ bị năm tướng đại suy (suy yếu lớn) hiện ra như sau:

Khi nào năm tướng “đại suy” nầy hiện ra, quyết định sẽ mạng chung.
  1. Y phục dính bụi.
  2. Vòng hoa trên đầu khô héo.
  3. Hai nách chảy ra mồ hôi.
  4. thân thể có mùi hôi bay ra.
  5. tự nhiên không còn cảm thấy ưa thích ở chỗ của mình nữa.
(Theo kinh Nhơn Quả và luận Câu Xá thì trong năm tướng đại suy nầy, điều một là hai mắt luôn luôn máy động, điều bốn là ánh quang minh nơi thân tắt mất.)

6/- Nghiệp Duyên thọ sanh.

Ðể tạm kết thúc loạt bài “Thoát Kiếp Phù Sinh” nầy, nay người viết sẽ lược kể ra sau đây vài lời dạy của đức Phật về duyên nghiệp thọ sanh.

Ðức Phật bảo :

“Ny A Nan, tt c các chúng hu tình chết nơi đây sanh li nơi kia, sng chết ni nhau không dt. Mi khi lâm chung các nghip lành d trong mt đời thy đều hin ra trước mt.

thì sau khi mãn pht ngc Ði A T ny s chuyn sanh th pht nơi các ngc Ðại A Tỳ khác mười phương, vĩnh vin không bao gi thoát ly cho được.

Bi nơi ba cõi (Dc gii, Sc gii, Vô sc gii) định ngôi, sáu đường (Tri, Thn, Người, Ða ngc, Ng qu, súc sanh) chia loi nên bày ra hình dung xu đẹp, qu báo có kh, có vui. Tìm ra đim đầu tiên sanh khi thit chng ri khi Sc Tâm, b ch hi quy (tc là tìm v) thit chng ngoài nơi Sanh Dit.

  • Như chúng sanh nào thuc hng thun tưởng (lòng luôn luôn có đức tin vào nơi Pht, Tri) thì thân th nh nhàng bay lên hóa sanh nơi cõi Trời. Nếu trong s thun tưởng ny gm có vic tu phước hu và tnh nguyn (Tnh độ và phát nguyn vãng sanh) thì tâm tánh t khai, được thy mười phương chư Phật, tùy theo hnh nguyn đã phát mà sanh v các cõi Tnh độ ca chư Phật.
  • Như chúng sanh nào thuc hng tình ít, tưởng nhiu (tc là s ham mun lc dc ít, tưởng Tri, Pht nhiu) thì sanh vào hàng phi tiên, bay đi nh nhàng, nhưng có gii hn trong mt phm vi nht định ch không đi xa bng hng thun tưởng (va k trên).
  • Như chúng sanh nào tình, tưởng bng nhau s thác sanh li cõi người, bi tưởng là thông sáng, tình là tối mê cho nên không nng, không nh, không lên, không xung.
  • Như chúng sanh nào tình nhiu, tưởng ít thì s lc vào loài bàng sanh (loài có xương sng nm ngang như trâu, bò, voi, nga, …) nh thì làm loi phi cm (chim bay) nng thì làm loài tu thú (thú chy sng trên mt đất).
  • Như chúng sanh nào có by phn tình, ba phn tưởng, s b đọa làm thân ng qu, thường chu cnh nóng bc, đói khát tri qua hng trăm ngàn kiếp mi được thoát ly.
  • Như chúng sanh nào có chín phn tình, mt phn tưởng thì s đọa vào Nại Lạc Ca (địa ngc) nh thì sanh vào ngc Hu gián th pht trong mt thi gian có gii hn, nng thì đọa vào trong ngc Vô gián th pht trong mt thi gian lâu dài không th nào đếm tính cho xiết được.
  • Như chúng sanh nào thun tình (nghĩa là không h có chút tưởng nào) thì s đọa vào ngc Ðại A Tỳ. Nếu trong tâm thun tình y còn kiêm thêm các ti khác như :

    • Phá hy cm gii ca Pht,
    • Khinh báng kinh pháp đại tha,
    • Tham lam ca đàn na tín thí,
    • Lm th s cung kính,
    • Phm ti ngũ nghch, thp ác …

Người Phật tử chúng ta phải biết Sanh, Diệt, luân hồi chính thật là vô thường, sắc thân, tâm tưởng hư huyễn, không bền nguyên là Gốc Khổ. Bởi thế cho nên trong kinh Pháp Hoa dạy rằng :

Ba cõi không an, in như nhà lửa,
Sự khổ dẫy đầy, rất đáng sợ hãi…

Vì vậy cho nên các bậc thánh nhơn khởi lòng thương xót giáng xuống dương trần bày đủ các môn phương tiện, thiết giáo độ đời đưa nhân loại vượt ra khỏi sông mê nơi ba cõi để quy về nơi giác lộ Niết Bàn, tỏ rõ chân tâm, thấy nguồn Phật tánh là do các lẽ trên vậy.

Ðến như phước báo nơi cõi Trời, tuy lầu quỳnh, áo gấm, cảnh đẹp, người xinh… nhưng trên trời Tha Hóa vẫn còn có thiên ma, trong cõi trời Vô Vân (tức là trời vô tưởng) vẫn có nhiều ngoại đạo. Lại cao hơn nữa, cõi trời Phi Tưởng Phi Phi Tưởng vẫn còn bị đọa xuống nhơn gian, trời Ðâu Suất cũng vẫn còn đam mê ngũ dục.

Là người học Phật ta phải nên biết rằng :

  • phước báo dễ sanh kiêu mạn.
  • Cảnh vui khó học Niết Bàn.

Ðến khi phước nghiệp hết rồi thì tướng ngũ suy hiển hiện. Chừng ấy ắt tóc tiên hoa héo, áo ngọc bụi vương, điện vàng tắt ánh quang minh, thân nhơ nhớp còn chi vẻ đẹp !

Khp khuyên tt c chúng sanh k t nay nên ra lòng sám hi, nim Pht làm lành, xa thì vui qu chân thường (gii thoát) gn thì được v nơi Tnh độ, hưởng cnh màu bt dit vô sanh.

Ðó mới thật là người đại trí và như thế há chẳng phải là vô vàn hân hạnh hay sao ‌

Trước khi chấm dứt loạt bài nầy, người viết chỉ có một niềm mong ước duy nhất là nguyện cho khắp chúng hữu tình kể từ nay rửa lòng nơi cõi Phật, phát đại nguyện vãng sanh, nhìn xem ba cõi tợ oan gia, sáu đường như tù ngục mà khởi lòng lo sợ, y theo lời Phật dạy mà tinh tấn tu hành để sớm được thoát ly cảnh khổ.

Nếu như công việc nầy có gây tạo nên được chút ít công đức, phước lành chi, nguyện xin hồi hướng hết đến cho tất cả chúng sanh trong pháp giới hữu tình.

Trân trọng.

Thơ
(Bài thứ 2)
LẠC DIỆP – THU PHONG
(đối cảnh)
T H I
Lá chết rơi đầy ngp li đi,
Cun bay theo gió t khô thi. (1)
Thu phong, lc dip su ly bit,
Kim c tn vong k xiết chi.
Kham thán nhân sinh đa khổ lụy, (2)
Sanh, già, bnh, chết lm ai bi.
Ngùi thương trước cnh vô thường hoi,
Chp tay qùy vi NIỆM A DI.
THÍCH HI QUANG
(Hải Quang thi tập)



[1]- Nói thần thức đây là thức thứ 8. Tức là A LẠI DA thức, sau khi ra khỏi xác rồi, thì THỨC nầy chuyển thành “trung ấm thân”.

[2]– Người sanh về cõi nầy nếu như biết tinh tấn Niệm Phật thêm hơn nữa thì sau khi mạng chung sẽ được sanh vào nơi chánh quốc (mỗi ngày đều có các vị Bồ tát về đây thuyết pháp và khuyến khích niệm Phật tinh cần hơn để được sanh về 9 phẩm sen nơi Cực lạc quốc độ).

[3]– túc phước : Phước đã được gây tạo ra trong quá khứ còn sót lại (trước khi bị làm thân thú vật).



(1)– Khô thi : là thây chết khô, đây ý nói là “lá khô” (cũng như thân xác chết khô vậy).

(2) – Kham thán nhân sinh đa khổ lụy : (Là : – Than thở kiếp người nhiều khổ lụy).
Attachments:
Download this file (hp14.pdf)thp14.pdf
Chia sẻ:

Bình luận