27.10.2021

THP 15: Nhân quả báo ứng thông cả 3 đời

  1. tại sao khi chưa biết niệm Phật thì công việc làm ăn, gia đình rất suôn sẻ nhưng từ khi biết niệm Phật, trì chú thì công việc lại trục trặc, con cái làm cho buồn phiền…
  2. nhân quả báo ứng thông ba đời
  3. tâm của mình có thể cải tạo được hoàn cảnh

(Nhơn có một đạo hữu
Glossary LinkPhật tử ở California gởi thơ đến thăm, hỏi đạo và than thở rằng :

  1. Từ trước đến nay làm ăn cũng khá, của cải sung túc và dư xài…
  2. Suốt những năm mới qua Mỹ đã có cúng dường cho nhiều chùa, nhà thờ, và cũng có gởi tiền về VN cúng dường, làm
    Glossary Linkphước, bố thí cho các trại lao, cùi…

Tóm lại là có làm phước, nhưng tự thân thì chưa biết tu, không có tụng kinh, hay niệm Phật chi cả. Khoảng ba năm gần đây mới biết đi chùa, tụng kinh, niệm Phật, trì chú chút đỉnh… Nhưng không biết vì sao mà :

  • Mấy lúc sau nầy con cái thường làm cho buồn phiền và công việc làm ăn bị trục trặc không được suôn sẻ như trước. Gia đình rất lo lắng, vì bắt đầu nghèo, thiếu.
  • Cố gắng cầu nguyện Trời, Phật mà vẫn chưa thấy chi khả quan cả.

Nghi rằng :

  • Trời, Phật không linh thiêng.

Hoặc là :

  • Tại vì mình đi chùa, trì chú, niệm Phật mà bị ma quỷ ghét rồi phá để làm ăn không được chăng ‌!…

… Cầu xin ban cho một lời dạy bảo để được an tâm và lấy lại niềm tin nơi trời Phật cùng phấn khởi hơn lên…nữa.

………………………..

Thơ đáp

Nam mô A Di Ðà Phật,

Nay tôi vì đạo hữu mà có đôi lời chân thành bày tỏ và khuyến nhắc sau đây :

  • Như trong trời đất thì : Rộng, dài, to, lớn ắt không gì hơn đại địa (tức là đất liền).
  • Cao sáng, quang minh ắt không chi hơn hai vầng Nhật, Nguyệt (tức là mặt trời, mặt trăng). Nhưng hãy xem qua rồi nghĩ suy lại cho kỹ :

Ðó là :

  • Mặt trời đứng bóng rồi thì xế chiều lặn mất.
  • Mặt trăng tròn đầy, sáng rực… rồi lại bị khuyết kém, lu mờ.

Cho đến những cảnh vật khác như :

  • Gò cao đổi thành vực thẳm.
  • Biển cả lại hóa nương dâu.

Ấy là tại sao ‌?

  • Bởi vì cuộc đời xưa nay vẫn thế, thịnh, suy, đắc, thất, vinh, nhục, bổng, trầm, mất, còn, tan, hợp, vv… là lẽ thường chớ đâu có nhất một điều chi được tồn tại mãi mãi !

Người có học và hiểu đạo sao chẳng chịu bình tâm suy xét ‌. Trong đời sống của mình, chúng ta làm đủ cả mọi việc, suy tính đủ mọi phương cách, chước mầu, thậm chí đến việc không từ một thủ đoạn nào, miễn sao cho mình được lợi thì thôi (còn tổn hại cho người thì không cần nghĩ đến vv)…

Hỏi như vậy là để làm chi ‌?

  • Chẳng qua là vì vấn đề sinh sống, ăn mặc, mua tạo xe hơi, nhà lầu, cất chứa bạc tiền dư dả…

Và…

  • Ðể lại một sự nghiệp cho con, cháu mà thôi.

Nhưng :

  • Ăn thì cơm trắng, canh rau, tương chao, dưa muối cũng qua được lúc đói lòng, cần gì phải bỉ bàng trân hào, hải vị, chả phụng, khô lân…
  • Còn mặc thì quần bô, áo vải thông thường cũng đủ che được thân, miễn sao khỏi bị muỗi mòng cắn đốt, lạnh lẽo, phong sương mà thôi, cần gì bắt buộc phải có nhiễu hàng, gấm vóc, nhung lụa cao sang…
  • Còn con cháu thì nó tự có phần phước riêng của nó, nào có phải là chỉ hoàn toàn nhờ cậy ở nơi mình cả đâu ‌

Sách xưa có câu rằng :

Thiên sanh nhơn, hà nhơn vô lộc,
Ðịa sanh thảo, hà thảo vô căn.

Nghĩa là :

  • Trời sanh ra người, thì không ai là chẳng có sẵn cái phước lộc (riêng),
  • Còn đất sanh ra cỏ, thì hỏi cỏ nào là không có rễ.

Vậy thì mỗi người đều có riêng phần phước lộc của mình, hoặc nhiều, hoặc ít, hoặc nghèo, hoặc giàu,… chớ đâu phải là chỉ hoàn toàn nhờ cậy vào nơi sự bảo bọc của người khác thôi ư ‌ Như cỏ kia tuy là nhỏ, nhưng mà nó cũng tự có rễ riêng để hút nước sống vậy.

 

Cháu con tự có phước phần,
Ðừng vì con cháu lo gần, lo xa.

Chính là ý vừa nói ở trên đó vậy.

Trong kinh Pháp Hoa, Phật có ghi lời rằng :

“Ba cõi (Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới) không an, dường như nhà cháy, sự khổ dẫy đầy, rất đáng sợ hãi…”

Cho nên ta thấy (thời cuộc) ở trên cõi đời nầy nào có được bình an lâu dài bao giờ đâu ‌ Gần đây và hiện nay đã có biết bao nhiêu là thảm cảnh xảy ra :

  • Khắp nơi binh đao, khói lửa, thiên tai, bão lụt, đói kém, thất mùa,… Xã hội thì đầy dẫy các sự trộm cướp, giết người, hiếp dâm, lường gạt… các việc ấy xảy ra hằng phút, hằng giờ, hằng ngày, hằng tháng, hằng năm, triền miên như vậy không bao giờ thôi dứt cả !

Ðó là nói ở ngoài Xã hội, do cộng nghiệp (nghiệp chung) của nhơn loại mà cảm vời ra như vậy. Còn như nói đến nội tâm của mình thì đầy dẫy các sự lo âu, buồn phiền, áo não… Một tháng 30 ngày thì họa may chỉ có mở miệng cười tươi được chừng đôi ba ngày mà thôi, còn kỳ dư lại thảy đều là khóc mếu.

Tuy nhiên nói là như vậy, nhưng cũng có đôi khi những cảnh ngộ bên ngoài và chung quanh mình cũng có thể làm nên cho người bằng những giai đoạn như : Phước, họa, nghịch, thuận, khổ, vui, … (vốn) không nhứt định. Nói như thế nghĩa là sao ‌ ?

Chẳng hạn như :

  1. Ðộng đất là một điều đại họa vì nó làm cho tan cửa, nát nhà, ai mà chẳng lo sợ ‌ Nhưng các công ty xây cất nhà, cửa, cầu, đường, vv… thì lại vui mừng vì sẽ được dịp làm giàu (họa người mà phước của ta).
  2. Thất mùa, thóc cao, gạo kém, vật giá leo thang ai mà chẳng lo ‌ Nhưng mấy tay xì thẩu đầu cơ, tích trữ thì lại hớn hở vui mừng…(vì được dịp thâu góp thêm nhiều tiền bạc).
  3. Kẻ thù mình bị diệt vong, thân quyến của họ khóc lóc buồn rầu, còn mình thì lại hò hét, reo vui, tươi cười mừng rỡ, (lại còn bảo là đáng đời,
    đáng kiếp, vv)…

Cho nên mới gọi là cái buồn, vui của các điều phước, họa… vốn không nhứt định là như vậy.

Ðối với những người có trí huệ, biết quyền biến, tháo vát, khéo an theo số phận, nhẫn sống với cảnh đời, biết suy cùng nghĩ cạn… thì cảnh họa nghịch nào, khổ nạn nào mà lại không hóa thành ra được “vạn sự giai không” ư ‌? Bởi thế cho nên “người quân tử” thường vui theo số phận, an trong định mệnh, dầu cho :

Ngày ba bữa bụng rau bình bịch.
(Vì không có tiền mua gạo)

Hay :

Ăn chẳng cầu no.
(Vì nghèo quá thiếu cơm gạo)

mà tâm vẫn không hề oán trách trời, người, dù gặp cảnh ngộ nào cũng vẫn an nhiên, bình thản.

Sách xưa có câu rằng :

  • Với hoàn cảnh giàu sang, thì mình an theo giàu sang.
  • Với hoàn cảnh nghèo hèn, thì mình an theo nghèo hèn.
  • Với hoàn cảnh man rợ, thì mình an theo man rợ.
  • Với hoàn cảnh hoạn nạn, thì mình an theo hoạn nạn.

Ðạo hữu tuy có tâm lành, biết đi chùa, nghe pháp, lạy Phật, tụng kinh, cúng dường, bố thí,… nhưng chưa rõ chỗ chí lý của thánh hiền và cái lẽ nhơn quả báo ứng trong đạo Phật ta. Cho nên mới vừa một phen gặp nghịch cảnh thì lòng đã bị lâm vào trong cảnh bối rối, kinh nghi, gần mất niềm tin ở nơi Phật, Trời và đường đạo !

Nay tôi xin dẫn ra vài ba ví dụ cho đạo hữu thêm được tỏ tường.
  1. Như bên Việt Nam ta ông Ngô Ðình Diệm khi còn làm tổng thống, cùng với hai em trai là NhuCẩn, lạm dụng oai quyền làm nhiều điều bạo ngược, lập ra hệ thống Gia đình trị, đàn áp Phật giáo, xây dựng cơ đồ, muốn cho dòng họ Ngô của mình mãi mãi được vinh hiển, phú quý lâu dài…

    Ngờ đâu chỉ có 9 năm, phước đức tiêu mòn, chẳng những ba anh em thảy đều bị chết thảm, sự nghiệp nát tan, mà còn bị sử sách đời sau kết tội…

  2. Còn như ở bên Tàu, vua Tần Thủy Hoàng sau khi dẹp trừ xong 6 nước muốn làm cho toàn dân ngu dốt, yếu thế, để dễ cai trị, hầu cho cơ nghiệp mình mãi được lâu dài, nên đốt sách, chôn học trò, tịch thu hết võ khí, gươm giáo trong thiên hạ để đúc chuông, ý muốn cho dân chúng ngu yếu và không còn khí giới để làm loạn được.

    Nào dè đâu khi Trần Thiệp đứng lên khởi nghĩa, anh hùng trong nước cũng nổi dậy theo… Cơ đồ liền tiêu tan, con cháu bị tiêu diệt. Ngàn thu lâu dài đâu không thấy, chỉ vỏn vẹn có 13 năm ngắn ngủi mà thôi ! Ðó rõ ràng là muốn cho con cháu hiển vinh, nào ngờ đâu ngược lại thành ra cảnh bị diệt vong dòng họ.

  3. Lịch sử xưa nay ghi lại rất nhiều không sao kể xiết, chẳng nói chi xa, ngay chính như nước Việt Nam ta, từ những triều đại trước cho đến các đời Ðinh, , , Trần trở về sau, chẳng có triều đại nào được tồn tại lâu bền, nhiều lắm là năm, bảy chục năm thôi, rồi cơ nghiệp lại chuyển đổi qua tay người khác, con cháu đều bị tiêu vong…

    Bao nhiêu vua chúa của các triều đại ấy, trong buổi ban sơ, ai nấy cũng đều có mưu đồ to tát, muốn lập sự nghiệp lâu dài hầu để lại các sự vinh hoa, phú quý cho tông tộc về sau. Song sự thật thì chẳng thuận theo ý mình, trái lại dòng họ còn vì đó mà thêm bị điêu tàn, khổ lụy !

Là người Phật tử học Phật, ít nhiều hiểu đạo, ta phải nghĩ biết điều rằng :

  • Phước to, phần lớn, giàu sang, oai quyền mấy ai hơn vua chúa, ấy vậy mà còn không thể nào “bảo đảm” cho giòng họ, con cháu được hưởng phước lộc lâu dài. Huống chi ta là một người “phó thường dân nam bộ,” tội nhiều, phước mỏng, nghiệp báo sâu dầy, mà muốn cho sự nghiệp, nhà cửa cứ mãi được hưng thịnh hoài, không bị họa hoạn, rủi may ư ‌

Phải biết :

  • Phàm hễ lên tới đỉnh (núi) rồi thì ắt phải hạ sơn.
  • Mũi tên bắn lên hư không, khi bay cao tột mức rồi thì ắt phải bị lộn đầu sa xuống đất…

Cho đến các việc khác như :

  • Hết nắng rồi mưa, hết mưa rồi tạnh, hết mạnh rồi đau, hết vui đến buồn, hết hợp rồi tan, hết vinh rồi nhục, hết lên xe rồi ắt phải xuống ngựa, con sông dài hết thẳng lại cong, dòng nước trường giang (sông dài) có khi bình lặng, có lúc lên thác, xuống ghềnh, ba đào sóng dậy, vv…

Các chuyện như thế rất nhiều, kể sao cho xiết !
Kinh dạy :

  • “Tất cả sự vật trên đời đều là vô thường, giả tạm, như mộng, huyễn, bóng bọt mà thôi.”

Ngay chí cho đến tấm thân yêu quý nhứt của ta đây còn không thể nào giữ cho trẻ trung, mạnh khỏe mãi được, mà phải bị đến cái thời chịu các mối khổ suy, già, bệnh, chết…

Người không biết đạo, chẳng nghe pháp, chẳng tu tập, thì không biết các lý lẽ ấy là thường. Còn đạo hữu là một người Phật tử có học hiểu đạo, biết chánh pháp, cớ sao chẳng nhơn nơi nghịch cảnh, rủi ro cùng quán xét lại các điều hằng trở ngại xảy ra cho mình,… cho người, mà thức tỉnh, bỏ mê theo ngộ mà lập thêm tâm vững mạnh nơi bước đường tu ư ‌?

Tôi thấy đa phần các người đi chùa miễu và tu hành đời nay hầu hết đều vướng phải vào trong những trường hợp sau :

  1. Hoặc có người vì bệnh nặng mà đi chùa vái van cho mau qua, chóng khỏi.
  2. Hoặc vì muốn cầu siêu trả hiếu cho cha mẹ mà niệm Phật, tụng kinh…
  3. Hoặc vì cầu cho nhà cửa, sự nghiệp vững bền mà đến chùa lạy Phật, cúng dường…
  4. Hoặc vì sợ tai nạn mà ăn chay…
  5. Hoặc là muốn trả “cho rồi” các lời vái van đã “lỡ phát nguyện” khi trước…
    vv………..

Chớ ít thấy có người vì muốn thoát nẻo luân hồi, xa lìa sanh tử, vãng sanh Tịnh độ mà niệm Phật và tu hành lắm. Các việc tu hành như thế cố nhiên là tốt (còn hơn các kẻ không tu), vì cũng gieo được nhân lành, phước đức về sau…

Nhưng…

Không hợp với ý kinh và bổn nguyện của chư Phật vì cũng còn phải bị chuyển kiếp đầu thai nơi 6 đường luân hồi nữa, chớ nào có được nhập thánh, siêu phàm (bao giờ) đâu !

Lại có những hạng người tuy rằng cũng có làm lành, đốt nhang, ăn chay, niệm Phật, đi cúng nơi các chùa, miễu, nhà thờ, vv…

Nhưng chỉ cầu sao :

  • Cho mình (và Gia đình) được phú quý, vinh hoa.
  • Sống lâu, mạnh khỏe.

Như may mắn vừa được chút đỉnh việc tốt, thì vui mừng vào chùa cầu Phật, thánh ban cho mình thêm vài ba điều khác nữa, như là :

  • Cho được nhà cao, cửa rộng…
  • Xe đẹp, tiền vàng nhiều, lúa gạo đầy kho, gấm nhung thừa thải…
  • Con cái học ra trường, đỗ đạt thành kỹ sư, bác sĩ, danh vọng vẻ vang, vv…

Còn giả sử như :

  • Mới gặp (hoặc bị) đôi chút rủi ro, hay là có một vài điều gì không được vừa ý thì oán trách trời Phật không phò hộ cho mình, hoặc nghi là Phật không linh, Thiên long bát bộ không cảm ứng. Từ đó giận luôn không thèm đi chùa, lễ Phật, tụng kinh cúng dường, làm phước như khi trước nữa !

Hỡi ôi !

Tâm hành và tu niệm như vậy thì làm sao mà phát sanh ra “cảm ứng đạo giao” cùng với Phật, Trời, Bồ tát,… cho chí đến việc trở thành Phật, Tổ trong thuở tương lai cho được ‌

Kinh dạy :

“Bồ tát sợ nhân, chúng sanh sợ quả”

Nghĩa là :

Bồ tát vì muốn tránh các quả khổ về sau, cho nên trước dứt gây nhân ác. Lại thêm tinh tấn tu hành cho nên nghiệp chướng dần dần tiêu trừ, đầy đủ công đức, được thành Phật quả.

Còn chúng sanh vì ham ưa gây tạo nhân ác (không lòng thẹn hổ) nơi kiếp hiện tại, mà lại muốn cho khỏi bị ác báo trong kiếp lai sanh ! Thì làm sao qua khỏi ! Ví như kẻ sợ bóng mình mà cứ chạy trốn mãi dưới ánh nắng mặt trời, hỏi thế nào thoát được ‌

Nay đạo hữu chớ nên theo như thói thường tình của người nhân thế, nghĩa là hễ vừa làm được đôi chút điều lành thì trong lòng nôn nóng mong sao cho chóng thêm được phước to, còn khi gặp chút ít trở ngại khó khăn thì lại nói rằng :

  • Tại vì đi chùa tu hành, làm lành nên bị mắc họa !!!

Rồi lui sụt tâm tu niệm của mình, đưa đến các việc trách hờn, nghi ngờ và chê bai Phật pháp mà mang lỗi, không nên.
Phải biết rằng :

  • Cái lý nhơn quả, báo ứng thông suốt cả ba đời.

Và :

  • Tâm của mình cũng có thể cải tạo hoàn cảnh được.

A/- Nói nhơn quả báo ứng thông cả ba đời là sao ‌ ?

Ðó là :

Còn như :

Còn nếu như :

  1. Như đời nầy làm lành thì ngay ở đời nầy liền được hưởng phước.

    Ðời nầy làm ác thì ngay ở đời nầy liền bị mang tai (nạn).
    Ðó gọi là “hiện tại báo ứng” hay là “Hiện Báo”.

  2. Ðời nầy làm lành mà đời sau mới được hưởng phước.

    Hoặc là :

    Ðời nầy làm ác mà đời kế mới bị lãnh thọ quả khổ.
    Ðó gọi là “chuyển sanh báo ứng” hay gọi là “Sanh Báo”.

  3. Ðời nay làm lành, làm ác…

    Mà :

    Qua đến đời thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, vv… hoặc lâu hơn nữa mới được hưởng phước lành, hay thọ lãnh quả báo ác.

    Ðó gọi là “hậu kiếp báo ứng” hay là “Hậu báo”. Cái “Hậu Báo” nầy thì sớm muộn không nhất định, nhưng chắc chắn là không thể nào tránh thoát được cả.

    Sách gọi là :

    Thiên võng khôi khôi, sơ nhi bất lậu.

    Nghĩa là :

    Lưới trời tuy thưa, nhưng mà một mảy lông cũng không lọt khỏi.

    Còn ở trong kinh thì dạy rằng :

    Giả sử bá thiên kiếp,
    Sở tác nghiệp bất vong.
    Nhân duyên hội ngộ thời,
    Quả báo hoàn tự thọ.

    Nghĩa là :

    Giả sử trăm ngàn kiếp,
    Nghiệp gây tạo vẫn còn,
    Khi nhơn duyên đầy đủ,
    báo ứng đến không sai.
    chính là như vậy.

B/- Còn nói TÂM mình cải tạo được hoàn cảnh là sao ‌ ?

Ðó là :

  • Nếu như có người trót lỡ gây nhiều tội ác, nhưng nhờ có học hiểu kinh pháp và hiểu rõ lý nhơn quả nên biết rằng thế nào rồi đây sau khi chết mình cũng sẽ phải đọa địa ngục, chịu các thảm cảnh chặt, cưa, bằm, chém, nấu dầu, vv…

    Kẻ ấy hoảng sợ liền phát tâm tu hành, tụng kinh, niệm Phật, sám hối, bố thí, cúng dường, vv… làm các việc lành, lại thêm khuyên nhắc mọi người tu niệm, cầu sanh Cực Lạc nữa (nhờ gặp được bậc thiện tri thức chỉ bảo, rồi y theo đó hành trì).

Do nhờ vào sự hối cải ấy nên tội ác nếu như nhẹ thì liền tiêu, còn những tội nặng hơn như Tứ trọng, Ngũ nghịch thì giảm bớt dần dần. Thay vì bị đọa vào trong đại địa ngục A tỳ, thì lại được chuyển đổi thành ra các quả báo nhẹ ở hiện đời như là :

  • Bị người khinh chê, hủy mắng.
  • Ðau bệnh dây dưa.
  • Nghèo cùng, khổ sở.
  • Gặp việc không vừa ý.
  • Thường bị rủi ro, thất bại…

Chịu đền trả các “báo ứng nhẹ” (khinh báo) như thế xong rồi, người ấy đến khi lâm chung, có thể được sanh lên các cõi Trời, hoặc giả như nếu biết phát lòng tín, nguyện niệm Phật không lúc nào quên, thì sau khi tắt hơi, thần thức liền được sanh ngay về nơi Cực Lạc, đạt quả vị “nhập thánh, siêu phàm,” vĩnh viễn thoát ly khỏi vòng sanh tử, tiến tu mãi mãi không ngừng cho đến khi đắc thành được quả vị vô thượng Bồ đề của Phật.

Ðây chính là :

  • Tâm của mình có thể cải tạo hoàn cảnh (khổ hoặc vui) vậy.
Lại nữa phải nên hiểu biết thêm về lý nhơn quả rằng :
  • Trồng dưa sẽ được dưa, trồng đậu ắt được đậu. Ðó là cái lẽ đương nhiên. Cho nên nếu như đã gieo chông gai rồi thì đừng trông mong gì gặt được lúa, bắp.
Còn nếu như có kẻ :
  1. Làm dữ mà vẫn được giàu sang, là vì nó mới làm dữ ở kiếp nầy mà thôi nhưng kiếp trước (nó) đã từng có làm lành, cúng dường, bố thí…

    Mà :
    1. Cái nhơn dữ ở kiếp nầy (vì mới gieo nên) cho nên chưa kết thành ra quả ác.
    2. Cái nhơn lành trong kiếp trước (vì gieo lâu rồi) nên nó đã đến lúc chín mùi. Trái nào chín trước thì hưởng trước, chín sau thì hưởng sau.
  2. Còn làm lành mà vẫn cứ nghèo cùng, hoặc luôn bị các điều khổ sở, hoạn nạn, vv… ấy là vì nó mới biết làm lành nơi kiếp nầy mà thôi, chớ còn ở kiếp trước nó đã từng có gieo nhiều nhân xấu ác rồi.

    Mà :
    1. Cái nhơn làm lành ở kiếp nầy (vì mới gieo) nên nó chưa kết thành quả lành được.
    2. Cái nhơn xấu, ác trong kiếp trước (vì gieo lâu rồi) nên nó đã đến thời điểm chín mùi. Trái nào chín trước thì hưởng trước, chín sau thì hưởng sau.

Tóm lại :

Là người Phật tử có học hiểu và thực hành tu tập theo chánh đạo rồi thì phải nên Cố gắng :

  • Vượt hẳn thường tình.
  • Ðừng để cho duyên đời kéo lôi nhiều quá mà bị xao lãng đường tu, bỏ dở việc làm lành…

Kinh Kim Cang có dạy :

Nhứt thiết hữu vi pháp,
Như mộng, huyễn, bào, ảnh.
Như lộ diệc như điện,
Ưng tác như thị quán.

Nghĩa là :

Hãy xem các pháp hữu vi,
Khác nào bóng bọt, khác nào điểm sương.
Quán xem Tất cả vô thường,
Sanh sanh, diệt diệt như tuồng chớp chăng.

mà chớ quá buồn rầu, lo lắng mà bị hao tổn tinh thần và sức khỏe rồi sanh ra bệnh hoạn, không hay.

Nếu như cái PHƯỚC của mình vẫn còn thì lo gì không có ngày tạo dựng lại cơ nghiệp. Như lúc trước kia, khi đạo hữu rời khỏi Việt Nam đến trại tỵ nạn, rồi kế tiếp là qua đến được xứ Mỹ nầy. Lúc ra đi thì hai tay không, bạc vàng, nhà cửa khi trước đâu còn, lòng buồn lắm, nghĩ rằng qua đến xứ Mỹ rồi không biết sẽ phải làm nghề gì để sanh sống đây ‌. Ấy thế mà chỉ mới ở tại Mỹ quốc nầy có mấy năm thôi, dần dần tạo dựng lại cơ nghiệp rần rần như bây giờ vậy.

Ðó là do đâu ‌

  • Vì cái PHƯỚC của mình vẫn còn (nhiều) chớ chưa có hết.

Và đó cũng là ý nghĩa (nói theo đời) là :

  • Còn da thời lông mọc, còn chồi thời lên cây.

vậy.

Chúc đạo hữu được hai chữ “bình tâm” và luôn luôn được “tinh tấn” !
Ráng niệm Phật tu hành !

Chớ quên lời tôi dặn.

Thơ
NHỚ
Người xưa…..
Ân sư vĩnh cách tám thu nay,
Kh niên kim nht bit trn ai.
ÐI SƯ sao sm hi Tây th.(1)
Ðông độ (2) hà thi th kh lai ‌
Ta Bà côi cúc thân con tr,
Nh đến người xưa l chy dài.
Sáu ch DI ÐÀ hng nim tưởng,
Ghi li dn bo dám đơn sai.
THÍCH HẢI QUANG
(Hải Quang thi tập)
Nhân ngày giỗ thứ 8
của sư thúc phụ là cố
Hòa Thượng Ðại Ninh
THÍCH THIỀN TÂM)

 


(1)– Tây thổ : là cõi Tây Phương Cực lạc.

(2)– Ðông độ : là Ta bà nầy, Câu thơ nầy ý nói :

Biết đến bao giờ (cố) Ðại sư (Hòa Thượng THÍCH THIỀN TÂM) mới thị hiện “Ðến, đi” nơi cõi nầy nữa (để hóa độ chúng sanh).

Attachments:
Download this file (hp15.pdf)thp15.pdf
Chia sẻ:

Bình luận