Thơ hỏi :
(phụ một đoạn nguyên thơ)…….
(… Ðệ tử có một vài nghi vấn…
-
Ba của đệ tử mãn phần đã hơn 20 năm qua (1975), ấy vậy mà người trong nhà (và luôn cả đệ tử nữa) vẫn thường xuyên mơ thấy vong linh của người về thăm nhà, đôi khi rầy la con cái y như lúc còn sống. Ðặc biệt là má của đệ tử thì thường hay thấy luôn, có khi trong lúc ngủ má lại nói chuyện với hồn của ba….
Vậy là sao ?
-
Kinh nói người chết hồn thành thân trung ấm, thân trung ấm nầy trải qua 7 ngày thì một lần chết đi, một lần sống lại và mãn 49 ngày thì phải đi đầu thai. Nhưng ba của đệ tử chết hơn 20 năm rồi…
Vậy là sao ?
- Làm thế nào để cho hồn của ba đệ tử được đi chuyển kiếp…
Phật” từ người quen cho mượn…
Kính mong thầy từ bi giải đáp cho… vô vàn cảm tạ).
Thơ đáp :
I. Thân trung ấm để cho đạo hữu được rõ…
Tất cả các hữu tình (chúng sanh) nói chung và cho loài người nói riêng, khi mạng chung (chết) thì bỏ thân tiền ấm hay là thân tiền hữu (tức là cái thân xác sở hữu mà mình đã thọ dụng trong suốt bao nhiêu năm qua ở trên cõi thế đó). Trong khoảng thời gian chờ đợi và khi chưa được thọ thân hậu hữu (tức là c để thọ lấy một thân xác mới) thì thần thức (hồn của người chết) ấy ở vào trong một giai đoạn chuyển tiếp ngắn và thọ nhận (ngay lập tức) một thân (mệnh) mới khác gọi là “thân Trung Hữu” (hay còn gọi là thân trung ấm).
-
Sao gọi là Trung ?
Vì đây là cái “thân quả báo” ở giữa khoảng đời nầy và đời sau. Chính vì có cái Giữa (của hai khoảng đời đó) cho nên gọi là Trung.
-
Sao gọi là Hữu ?
Vì cái quả báo ấy (do nghiệp tội mà thân tiền hữu đã gây tạo ra) nó có chớ chẳng phải là Không. Chính vì cái Có (quả báo) ấy nên mới được gọi là Hữu.
-
Sao gọi là Ấm ?
Vì cái “thân khoảng giữa” nầy (tức là trung ấm thân) do năm ấm vi tế là Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức tạo thành, nên gọi là Ấm.
Như vậy thì :
Thân trung ấm tức là thần thức (thức A lại da thứ tám) biến thành. Ðây chính là “Linh hồn” mà người thế gian vẫn thường ưa gọi đó.
- Thân trung ấm cứ trải qua bảy ngày thì bị một lần chết đi, một lần sống lại, và qua bảy lần, tức là mãn 49 ngày thì phải đi đầu thai… cần phải nên được hiểu thêm theo các nghĩa sau đây (mới gọi là trọn đủ).
Về LÝ thì :
-
Nói “trung ấm thân” sống là như vầy :
Ðây là chỉ cho trong cái “Tâm Vô minh” (si mê, tăm tối) của người chết kia (vẫn còn có) hiện ra cái tướng Sanh [1](cho nên gọi là Sống).
-
Nói “trung ấm thân” chết là như vầy :
Ðây là chỉ cho trong cái “Tâm Vô minh” của người chết kia hiện ra cái tướng Diệt [2](cho nên gọi là Chết).
Vì cái thân trung ấm nầy chỉ có thần thức (vô hình) mà thôi, chớ không có cái “thân xác tứ đại hữu hình”, thế cho nên sự Sống, Chết, Sanh, Diệt của nó không nên đơn thuần hiểu theo nghĩa sống chết, sanh diệt thông thường của người (sống) nơi dương thế.
Bởi các ý niệm sai quấy ở trong “Tâm Vô minh” của chúng sanh (chúng ta) cứ mãi mãi sanh diệt chẳng dừng, nối tiếp nhau không dứt. Thí như có người đứng trên cầu, nhìn xuống lòng sông, thấy dòng nước tuần tự cuốn trôi, giòng sau kế tiếp dòng trước… triền miên như vậy chẳng lúc nào ngừng.
Thì cũng thế, Các ý niệm Sanh (sống), Diệt (chết) trong “tâm Vô minh” của thân trung ấm kia cũng lại giống y như vậy. Chớ nên “quá thật thà” hiểu theo nghĩa đơn thuần hạn hẹp mà luận sự “sống chết” của thân trung ấm theo lối sống chết thông thường.
-
Mau thì khoảng chừng như khảy móng tay. Ðây chính là trường hợp của những người :
-
Mang tội “Ngũ Nghịch, Thập ác”.
trường hợp nầy thì hồn (thần thức) của người chết liền bị đọa lập tức xuống địa ngục A tỳ (ngũ nghịch tội) và các đại địa ngục khác (thập ác tội) chớ không cần phải trải qua các giai đoạn “chờ đợi” 49 ngày của thân trung ấm. (Vì tội quá nặng nên bị chìm xuống rất lẹ.)
-
Gieo nhơn niệm Phật, vãng sanh.
Tức là người chết ấy khi còn sống (tức là lúc còn mang thân tiền ấm) đã có niệm Phật được đến mức “nhứt tâm” và có phát nguyện cầu sanh về cõi Cực Lạc thế giới của đức Phật A Di Ðà.
trường hợp nầy thì thần thức của người chết sau khi rời khỏi xác thân lập tức nương theo nguyện lực tiếp dẫn của Phật A Di Đà sanh thẳng về cõi Cực Lạc ngay chớ không cần phải trải qua giai đoạn 49 ngày của thân trung ấm.
-
Gieo nhơn thập thiện bậc thượng.
Tức là người chết ấy khi còn sống đã có gieo nhơn thập thiện là :
- Về thân thì : Không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm.
- Về khẩu thì : Không nói dối, không nói hung ác, không nói thêu dệt, không nói hai chiều.
- Về ý thì : Không tham lam, không sân hận (giận dữ), không si mê.
Mười điều thiện nầy nếu như giữ được đến bậc thượng (đẳng) thì sau khi tắt hơi, hồn (tức là thần thức) của người chết sẽ được hóa sanh làm chư thiên nơi các cõi Trời ngay, chớ không cần phải trải qua các giai đoạn 49 ngày của trung ấm thân.
Cho nên nói :
Mau thì như khoảng khảy móng tay là như vậy.
-
Mang tội “Ngũ Nghịch, Thập ác”.
-
Lâu thì hoặc là 49 ngày hay nhiều hơn nữa không nhứt định.
Ðây chính là trường hợp của những người khi còn sống – tức là lúc còn mang thân “thọ dụng tiền hữu” – đã :
- Tạo tội ác cũng có…
-
Gieo
phước lành cũng có… - Làm hiền, làm dữ cũng có…
Tóm lại là cuộc đời của người ấy trong khi còn sống đã có gieo nhơn tội, phước bằng nhau (hoặc xê xích hơn kém chút đỉnh)… Vì quân bình như vậy cho nên nằm ngang, rớt chậm xuống các đạo luân hồi.
Có thể hiện ra trước các thân quyến, hoặc là tiếp xúc, cùng nói chuyện trong lúc ban ngày hoặc ban đêm. Không phải chỉ riêng có thân trung ấm mới được như thế thôi đâu, mà những người đã được sanh về nơi các cõi dữ, lành, đôi khi cũng có thể hiện hình ra hay báo mộng cho các thân quyến được thấy nữa.
- Người sanh về cõi lành (như cõi Trời) thì dùng sức thần thông sẵn có của mình tùy theo ý niệm hiện ra (vô ngại).
-
Người sanh về cõi xấu ác như địa ngục (loại nhẹ thì đọa vào các biên ngục, độc (đơn độc) ngục) thì phải nương vào nơi sự dẫn dắt của các loại quỷ thần có thế lực hơn để nhờ được đưa đi.
(Trừ địa ngục A tỳ và các đại địa ngục khác thì không đi được, vì phải thọ ác báo.) - Ngoài ra những người đã (được) đi đầu thai, thọ lấy thân xác tứ đại mới rồi (hậu ấm tứ đại sắc thân) thì mới mất hẳn mà thôi (không còn thấy lại được nữa).
V. Tại sao lại có những sự kiện(như là hiện hình, nói chuyện, vv… ) như vậy ?
- Ðây chính là cái “quyền cơ, phương tiện” do tạo hóa thần kỳ sắp đặt như thế để chứng tỏ cho người đời biết rằng :
2/- quả báo lành, dữ quyết định đều có báo ứng không sai.
Bởi vì nếu không có các sự việc ấy (tức là hồn người chết hoặc hiện về, hoặc báo mộng, vv… như vậy) thì người dương gian không thể nào biết chuyện nơi chốn âm ty được. Do đó mà những tà luận mù quáng của các hàng ngoại đạo, tà giáo được dịp nổi lên, lập luận (tầm bậy) rằng :
- Chết là hết mất (đây gọi là đoạn kiến) – thuộc về ngũ kiến [3].
- Không có nhân quả.
- Chẳng có đời sau… chi cả.
Và như vậy thì các tà luận ấy sẽ :
b/- Còn những kẻ hung dữ thì dựa vào các tà thuyết đó mà mặc sức gian ác, tung hoành…
Và nếu cứ như vậy mãi thì những lời của Phật dạy về nhân quả, báo ứng trong kinh lấy đâu để mà chứng minh và mấy ai chịu tin nhận . Cho nên các sự hiện hình ấy cũng là những bằng chứng tốt để chứng thật cho lời Phật dạy không sai. Và các thuyết về : – nhân quả, báo ứng, đời nầy, đời sau, vv… thảy đều có thật hết cả.
- Còn kẻ hung dữ cũng phát tâm lo sợ mà bớt gây tạo nghiệp ác đi.
Cũng vì muốn cho người đời biết rõ các việc lành dữ, báo ứng, vv… như vậy cho nên Trời, đất, quỷ thần mới dùng “quyền xảo phương tiện” [4] khiến cho người chết hiện hình ra nơi cõi dương gian, hoặc kẻ dương gian xuất hồn ra xử đoán các hình phạt nơi âm phủ. (Như Bao Công xuất hồn xử án nơi âm phủ.)
- Chính là để phù trợ cho Phật giáo và làm an ổn thế gian vậy.
Cái đạo lý nầy rất sâu xa và mầu-nhiệm. Nơi đây chỉ xin được sơ lược vắn tắt mà thôi (còn nếu muốn nói ra cho đủ, ắt phải tốn đến hơn ngàn trang giấy).
VI. Linh hồn tuy đã lìa khỏi sắc thân tứ đại
rồi, (nhưng vì mê tâm) cho nên vẫn còn có cái “Tình chấp” về xác thân y như cũ (tức là cứ tưởng, hoặc xem như là mình vẫn còn đang sống vậy). Mà đã có cái Chấp và Tưởng như thế rồi, thì tất nhiên là phải cần dùng đến các sự việc như là : ăn, mặc, vv… để tự nuôi dưỡng lấy mình, vì thế cho nên hằng luôn mong cầu con cháu cúng tế hoặc là quần áo, hoặc là thức ăn, nhà cửa (bằng giấy), vv… chẳng hạn.
Tại sao lại có các sự việc như thế ?
Bởi vì phàm phu chúng sanh (chúng ta nói chung) và người chết (nói riêng) bị Vô minh che lấp, nghiệp chướng nặng sâu, nên chẳng biết ngũ uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức – Tức là cái xác thân của mình) nguyên vốn Không Vô, vì thế nên tuy là đã chết, thân tứ đại tan mất, mà thần thức ấy cũng vẫn cứ còn có các Tình chấp y như người sống không khác.
Phải biết cảnh giới của mỗi trung ấm thân đều khác nhau hết, tùy theo nghiệp mà họ đã gây tạo ra hoặc nặng, hoặc nhẹ, hoặc nhiều, hoặc ít khi còn sanh tiền, cho nên sự thọ hưởng (của họ) đều tùy theo tình, tưởng riêng của mỗi người. Chẳng hạn như việc đốt áo quần, cúng thí cơm canh, hương linh thảy đều hưởng được.
Ðây là diệu nghĩa của câu :
Trên đây tôi đã vì đạo hữu mà lược sơ qua về các trạng thái của thân trung ấm (cho đạo hữu) rõ rồi… Dưới đây xin được giải đáp về các câu hỏi của đạo hữu :
Giải đáp câu hỏi số 1.
- Lúc người còn sống cũng không có gây tạo nên các tội cực trọng như là ngũ nghịch, thập ác, vv… cho nên khi chết rồi mà hồn không liền bị đọa vào trong các đại địa ngục, vì thế mà vẫn được thong dong thư thả ở bên ngoài (hoặc là bị giam lỏng vào nơi các biên ngục nhỏ, nhẹ).
-
Giữa hai điều Tội và Phước của người chết, thì Tội ít mà Phước lại có phần trội hơn.
Giả sử như nếu thân phụ của đạo hữu khi còn sống có học hỏi Phật pháp và một lòng tu tập theo lời Phật dạy, biết rõ duyên đời vô thường, thân tâm hư giả, muôn sự đều không,… hay thân ta đây mà còn chẳng phải là của ta thay, (huống hồ chi là vợ, con, nhà cửa, của cải, sản nghiệp, vv… bên ngoài).
Thì khi chết rồi liền được thoát thể, không còn (cần phải) nương dựa vào đâu cả (đây ý nói là không cần phải có người cúng kiến cho), các nghiệp nặng nhẹ đều liền tiêu diệt, ngũ uẩn rỗng không, lập tức giải thoát.
Còn đàng nầy cố thân phụ của đạo hữu – (và các chúng sanh khác) – vì bị Vô minh che ám, Tình chấp nặng nề, lại thêm lưu luyến vợ con, nhà cửa, vv… cho rằng những thứ ấy đều là của ta, cho nên bị trói buộc mà không thể nào thọ sanh qua đời khác được, thần thức cứ lẫn quẫn bên cạnh gia đình, cam phận làm một hồn ma mãi mãi (để được gần gũi vợ con, sản nghiệp…).
Giải đáp câu hỏi số 2.
Việc đầu thai nầy có vô lượng tướng dạng khác nhau, nơi đây chỉ nêu lên vài phần khái quát cho dễ hiểu… như sau :
-
Thân trung ấm ấy nương theo nghiệp lực của riêng mình, hoặc là được siêu (lên các cõi Trời, thần), hoặc là vào lại nơi bào thai của người, hoặc là đọa vào trong ba đường ác là địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh.
Ở vào các trường hợp nầy thì thân trung ấm liền bị diệt đi (vì đã có thân hậu ấm của kiếp khác rồi). -
Còn nếu như sau 49 ngày đó rồi mà vẫn :
Và hơn nữa lại có thêm :
- Không hội đủ thiện nghiệp để được sanh lên cõi Trời, hoặc cõi thần.
- Không hội đủ ác nghiệp (nặng nề) để bị đọa vào trong ba ác đạo.
- Không hội đủ thiện nghiệp cần phải có để được đầu thai trở lại làm người.
- Các tình chấp quyến luyến về gia đình, con cháu, nhà cửa, vv… tóm lại là sự si mê vẫn còn quá nặng nề.
Ở vào các trường hợp nầy, thì :
-
Thân trung ấm ấy phải bị rơi vào trong Ma đạo (nẻo ma), tức là cam chịu thân phận làm Ma, hay nói một cách khác hơn cho dễ hiểu là :
-
Thân hậu ấm của họ là Ma.
(Chớ không phải là thần, trời, người, quỷ, địa ngục, súc sanh chi cả.)
Từ trước đến nay, các nhà học Phật lý đều có một quan niệm sai lầm cố định rằng :
- Thân trung ấm phải lọt vào trong bào thai của mẹ, mang lấy một hình tướng khác, thì mới được gọi là thân hậu ấm.
Nhưng không ai nhớ biết rằng :
- Vì thân trung ấm không sống quá hơn 49 ngày, nên sau đó, nếu như không được “đầu thai kiếp khác” thì nhất định là phải nương gá hoặc chuyển biến (tức là nhập vào) trong một loài nào đó mới tồn tại được.
Vì Tình chấp quyến luyến vợ con, nhà cửa, sản nghiệp, vv… còn quá nặng nề, nên thân trung ấm ấy sanh ra tưởng niệm (sai lầm) rằng :
-
Nếu ta đầu thai qua kiếp khác rồi thì làm sao thấy lại được vợ (hoặc chồng), con cái, nhà cửa,… Chi bằng ta cam chịu nương gá vào trong Ma đạo (loài ma) để may ra còn có dịp được nhìn thấy lại hoặc là về thăm viếng vợ, con…
Ý niệm đó vừa khởi ra thì thân trung ấm bị diệt, thần thức của người ấy liền thác sanh ngay vào trong Ma đạo. (Kể từ đây người ấy đã thành Ma, thân hậu ấm của họ là Ma.)
Loài Ma thì không có xác thân tứ đại, chỉ có Linh hồn mà thôi.
- Nếu như Linh hồn ấy có phước nghiệp thì còn đỡ hơn đôi chút (tức là còn được ấm áo, no cơm do con cháu nhớ thương, cúng quảy), được về thăm viếng gia đình (như cố thân phụ của đạo hữu vậy).
- Còn nếu như Linh hồn ấy vô phước nghiệp thì sống vất vưỡng theo gió mây, lạnh lẽo, đói khổ, con cháu dần dần quên mất việc cúng tế đi (hoặc có khi cúng, có khi không).
tất nhiên là hồn Ma ấy sẽ phải bị lâm vào trong cái cảnh :
Thương ôi !
Mịt mịt phách theo mây Bắc cuốn,
Vơi vơi hồn dựa nước Ðông trôi !
vậy.Trường hợp cố thân phụ của đạo hữu bây giờ là:
Người đã thành ra Ma rồi. (Kiếp mới và thân hậu ấm của người là Ma.)Làm Ma như vậy thì thử hỏi những việc vui buồn của họ ra sao ?
a/- Vui : Vì thỉnh thoảng vẫn còn về thấy lại được vợ con, nhà cửa cho đỡ nhớ thương.
b/- Buồn : Vì tuy là thấy được vợ (hoặc chồng), con cái, nhà cửa, sự nghiệp nhưng không “làm ăn” gì được cả vì âm dương dị biệt (khác nhau), cho nên khổ tâm, đau buồn lắm ! -
Thân hậu ấm của họ là Ma.
Kiếp sống của Ma rất lâu dài có khi đến cả ngàn năm (tuổi thọ).
Vì vậy cho nên :
-
Chỉ 3 hay 40 năm sau thì vợ (hoặc chồng) của họ sẽ tiếp nối nhau qua đời. Nếu là (vợ hay chồng) của người chết kia lúc còn sanh tiền có tu học Phật pháp, bố thí, cúng dường, có niệm Phật cầu sanh về cõi Tây phương Cực Lạc thế giới, hoặc là có tu nhơn thập thiện, vv…, thì sau khi chết, thần thức người vợ (hoặc chồng) của người Ma ấy sẽ được siêu thăng hoặc là giải thoát.
Thì lúc ấy “con người Ma” đó sẽ bị cô đơn (vì vợ hoặc chồng cũng đã chết rồi) biết lấy ai để mà nương tựa và thương nhớ nữa !
trường hợp (hồn ma) của cố thân phụ đạo hữu ở đây rồi cũng sẽ bị như vậy mà thôi. Bởi vì năm nay thân mẫu của đạo hữu đã 68 tuổi rồi. Thí dụ như bà thọ được 80 tuổi đi, thì còn 12 năm nữa là sẽ quy Tây (nếu bà có niệm Phật và tu theo pháp môn Tịnh độ), hoặc là thần thức của bà sẽ được lên Trời (nếu có tu thập thiện, vun bồi phước đức, căn lành), hoặc là sẽ đầu thai qua kiếp khác, vv…
Thì lúc đó “hồn Ma” của cố thân phụ đạo hữu sẽ bị “mất vợ”, còn lấy ai để mà “nói chuyện trong chiêm bao” được nữa. Chừng ấy “người thân phụ Ma” của đạo hữu sẽ bị “cô đơn” và “buồn lẻ bóng” !
-
Bấy giờ thì hồn ma của “cố thân phụ” đạo hữu sẽ phải nương nhờ vào ai để mà được “an ủi” trong các thời gian kế tiếp đây ?
Ðương nhiên là phải nương tựa vào nơi đạo hữu (vì đạo hữu là con ruột) để tìm an ủi trong “mái ấm gia đình” (dù là âm dương cách trở). Như vậy, hồn ma của cố thân phụ đạo hữu cũng sẽ cảm thấy đỡ bơ vơ, buồn tủi hơn trong cái kiếp đời làm “hồn Ma” phiêu dạt của mình. Lại mỗi năm được con nó nhớ cúng giỗ cho một lần cũng đỡ được đói lòng và trên bàn thờ “ổng” vẫn còn được đốt nhang mỗi ngày, ắt sẽ cảm thấy đỡ lạnh lẽo, cô đơn hơn (nhứt là trong những chuổi ngày đông, tháng giá) nơi quê người, đất khách.
-
Còn đạo hữu thì năm nay đã được 33 tuổi rồi. Giỏi lắm là cũng chỉ còn sống thêm chừng 50 năm nữa mà thôi (Thí dụ đó đừng giận).
Sau 50 năm đó rồi đạo hữu lại cũng sẽ theo định luật vô thường mà giã từ cõi thế.
Nếu như đạo hữu khi còn sanh tiền có gây tạo nghiệp lành (như thập thiện) hoặc có tu theo Tịnh độ pháp môn, thì sau khi thần thức của đạo hữu rời khỏi xác thân tiền hữu xong rồi, ắt sẽ được siêu lên cõi Trời, hoặc là vãng sanh Cực Lạc (nếu đạo hữu niệm Phật được nhứt tâm).
Hoặc ngược lại, Thí dụ như trong khi còn sống đây, đạo hữu chỉ biết đam mê nơi “ngũ dục lạc,” ăn chơi thả cửa, chẳng lo tu tập phước lành, chẳng chịu cúng dường, bố thí, chẳng chịu đi chùa chiền, lạy Phật, niệm Phật, tụng kinh, chẳng chịu gần gũi minh sư, thiện hữu (mà trái lại chỉ ưa thích thân cận tà sư, ác hữu), vv… tóm lại là (Thí dụ nghe đừng giận) đạo hữu đã có gây tạo đủ hết các nghiệp không lành, thì sau khi chết rồi, thần thức ắt phải đọa vào trong ba ác đạo là địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh…
Thì lúc ấy, “hồn Ma của cố thân phụ đạo hữu” sẽ còn buồn day dứt hơn nữa vì bây giờ lại bị mất thêm đứa “con trai yêu quý” của mình.
Hồn của ổng sẽ lại cảm thấy bơ vơ và buồn tủi hơn bao giờ hết, bởi vợ con yêu quý đã lần lượt ra đi (và bỏ mình ở lại) cả rồi.
Ðây cần phải nhớ thêm là vì kiếp sống của loài Ma lâu dài lắm, có khi đến cả ngàn năm, cho nên sau nầy khi vợ con, cháu nội, cháu ngoại, vv.. lần lượt chết mất hết rồi mà hồn Ma của họ cũng vẫn còn “sống mãi” (trong bơ vơ, đơn độc).
-
Như vậy thì bây giờ “hồn Ma của ổng” sẽ phải nương dựa vào ai đây ?
Ðương nhiên là phải nương dựa vào nơi cháu, chít. Nhưng mà cháu, chít vì đã cách đời với ổng rất xa (ba bốn thế hệ hoặc hơn nữa), nên nó đâu có khái niệm gì với “ổng” đâu để mà thương nhớ, cúng giỗ, nhang khói ! (Khổ !)
Vả lại các thế hệ trẻ sau nầy (như con hay cháu của đạo hữu) nó sống ở bên Âu Mỹ, theo nền văn minh tân học, đâu có lòng tin tưởng gì ở nơi đạo hoặc lời Phật dạy, mà trái lại nó chỉ biết sống theo “trào lưu vật chất” mà thôi. Rồi nó sẽ bán căn nhà cũ của đạo hữu đi để tự xây cất nhà mới cho vừa ý…
Bấy giờ trong nhà riêng của nó chỉ chưng diện toàn là salon, ti vi, tủ lạnh, vv… cho đẹp để khoe khoang với bè bạn và người ngoài. Bàn Phật nó cũng bỏ luôn không còn thiết lập nữa vì sợ xấu, hay đốt nhang làm cho trần nhà bị vàng đi, lại thêm lo bạn bè cười chê nói là mình mê tín, dị đoan, hoặc sợ cô vợ (khác đạo) không chịu rồi đòi ly dị, vv…
Bàn thờ Phật mà đã bị nó cho “ra rìa” như vậy rồi, thì bàn thờ “ông nội, bà nội, ông cố, bà cố…” dĩ nhiên bị nó bỏ luôn là cái chắc (100%) rồi…
Thử hỏi lúc đó hồn Ma của cố thân phụ đạo hữu (cũng vẫn còn sống nữa) sẽ phải làm sao đây Ðương nhiên là “ổng” sẽ bị buồn khổ lắm vì không còn có ai nhớ tưởng gì đến việc nhang khói và cúng giỗ mỗi năm. Ổng sẽ bị đói, lạnh, buồn cho “thế thái nhân tình”, sẽ cảm thấy cô đơn (và cô đơn mãi mãi hơn bao giờ hết) trong cái kiếp sống làm người “Ma trường thọ” của mình !!! Bấy giờ thử hỏi “ổng” sẽ phải làm sao đây ?
Bởi vì có các sự việc như sau :
- “Ổng” sẽ phải bị bơ vơ, hồn bay theo mây, gió, lạnh lẽo, đói khổ. Dầu có về cho cháu, chít nằm mơ thấy lại mình đi chăng nữa, nhưng nó đâu có biết người trong mộng đó là ai (nó dám nghĩ nhà có Ma, rồi tìm thầy bùa, thầy pháp về dùng bùa, chú đánh và trục “ổng” ra khỏi nhà lắm chớ chẳng phải chơi đâu) !
- Rồi “ổng” sẽ (bị bắt buộc) phải nhập vào trong các đoàn thể “Ma” khác để mà tìm bạn bè, an ủi. Bấy giờ – (như trong bài văn tế “Thập loại chúng sanh” có câu rằng) :
Nghe gà gáy, tìm đường trú ẩn,
Lặn mặt trời, lẫn thẫn tìm ra.
Lôi thôi bồng trẻ, dắt già,
Có khôn thiêng nhẽ, lại mà nghe kinh…(Ma thì ban ngày vì sợ ánh sáng mặt trời nên trốn vào trong lòng đất, khi hoàng hôn, mặt trời lặn rồi mới dám chui lên.)
Bấy giờ Giả sử như hồn ma “trường thọ” kia có hiểu được các lẽ vô thường, sanh diệt và hối hận (sao trước kia mình không chịu đi đầu thai kiếp khác để khỏi phải bị làm một hồn ma cô độc như bây giờ) thì cũng đã muộn rồi. Chỉ còn có mỗi một con đường thoát duy nhất mà thôi, đó là nương gá vào các nơi am tự, chùa chiền, để mỗi ngày còn nghe được tiếng kinh, kệ, mõ chuông và mỗi năm vào ngày lễ Trung nguyên (tức là Vu lan rằm tháng bảy) được chư tăng, ni cúng thí thực cùng cầu siêu tổng quát cho (ma chúng mà trong đó có luôn cả họ nữa).
Như là cúng thí cho :
a/- Các hương linh hữu danh, hữu vị (có tên tuổi và bài vị thờ cúng trên bàn vong ở trong chùa).
b/- Các hương linh hữu danh, vô vị hoặc là hữu vị, vô danh (có tên tuổi, không bài vị, hoặc có bài vị… nhưng bị thất lạc tên tuổi).
c/- Các hương linh vô danh, vô vị (không tên tuổi cũng không có bài vị).
d/- Các hương linh siêu mồ, lạc mả (không có mồ mả).
e/- Các hương linh phiêu dạt gió mây.
f/- Các hương linh chết nơi đường xá (xe đụng), sông biển (chết chìm), vv…
….Ðể còn được hưởng đôi chút khói nhang cho ấm áp và đỡ được những phút đói lòng (vì bấy lâu nay không có ai cúng kiến).Như vậy thì :
Ðời sống của “kiếp làm Ma” nó bạc phần như thế !
…………………..
Trên đây là chỉ nói đến các kiếp làm Ma còn đang phiêu dạt trên chốn dương trần mà thôi chớ chưa nói chi đến việc những vong linh bị giam cầm và thọ tội nơi các địa ngục (ngục nhỏ như biên ngục, (đơn) độc ngục ở chỗ rừng sâu, núi vắng).
Cũng giống như kiếp làm ma vậy, đời sống và tuổi thọ của chúng sanh nơi địa ngục rất lâu dài, có khi phải trải qua cả mấy chục ngàn năm trên dương thế. (Ðây chỉ là nói đến thời gian ở các địa ngục nhỏ, trị tội nhẹ mà thôi, chớ còn các đại địa ngục như A tỳ địa ngục chẳng hạn thì một ngày ở nơi đó bằng cả triệu năm nơi trần thế.)
Các chúng sanh tội nhẹ bị giam cầm nơi các biên ngục để thọ tội, trải qua năm bảy trăm, hoặc ngàn năm (hay hơn nữa) thọ khổ. Trong thời gian còn thọ tội đó thì ở trên dương trần, các con cháu của họ thảy đều lần lượt qua đời (hết cả), có người được siêu, có người bị đọa, có người đã được đầu thai qua các kiếp đời mới, mang thân xác khác, đổi mặt, đổi đầu, đổi tên, đổi họ, đổi cha mẹ, quyến thuộc, bà con, tiếng nói (ngôn ngữ) khác vv…
Bấy giờ các thân quyến quá khứ của họ cũng vẫn còn đang thọ “khổ báo” nơi địa ngục, các vong linh (thọ khổ) ấy mới nghĩ rằng :
- Nay ta thọ khổ báo như thế nầy là cũng bởi vì khi xưa lúc còn sống trên dương thế, ta đã vì vợ con và quyến thuộc mà tạo ra các tội chướng, nghiệp duyên, nên ngày nay mới bị như vầy.
Vậy nay ta nên năn nỉ các chư quỷ thần có trách nhiệm giam giữ ta ở nơi đây dẫn hồn ta về trên trần thế để báo mộng cho họ, hầu nhờ cậy họ vì tình cốt nhục, quyến thuộc mà cầu siêu cho ta, họa may ra ta có thể thoát khổ được chăng !
Cho nên trong kinh Ðịa Tạng, Phật có dạy rằng :
(Âm) :
“Phục thứ, Phổ Quảng Bồ Tát, nhược vị lai thế chúng sanh đẳng, hoặc mộng hoặc mị, kiến chư quỷ thần, nải cập chư hình, hoặc bỉ hoặc đề, hoặc sầu hoặc thán, hoặc khủng hoặc bố…”
(nghĩa) :
“Lại nữa, nầy Phổ Quảng Bồ Tát, như có những chúng sanh đời sau, hoặc trong giấc ngủ, hoặc trong chiêm bao thấy các hình tướng quỷ thần, nhẫn đến các người lạ mặt đến đứng quanh mình, nhìn mình với vẻ âu sầu, buồn bả, hoặc khóc lóc, hoặc rầu rĩ, hoặc than thở, hoặc hải hùng, hoặc sợ sệt…”
Người đó thường thấy như vậy, riết rồi trong tâm sanh ra nghi ngờ, kinh sợ, không biết các người, thần, quỷ mà mình thấy trong chiêm bao đó là ai
Phật dạy tiếp :
(âm) :
“Thử giai thị nhứt sanh, thập sanh, bá sanh, thiên sanh, quá khứ phụ mẫu, nam nữ đệ muội, phu thê quyến thuộc, tại ư ác thú, đắc vị xuất ly, vô xứ hy vọng phước lực cứu bạt khổ não, đương cáo túc thế cốt nhục sử tác phương tiện, nguyện ly ác đạo.”
(nghĩa) :
“Ðó hoặc là cha mẹ, con em, hoặc vợ chồng, quyến thuộc của mình (tức là người nằm mơ đó) ở trong một đời, mười đời hay trăm, ngàn đời về thuở quá khứ bị đọa lạc vào ác đạo chưa được ra khỏi, họ không biết phải trông mong vào nơi phước lực nào để cứu vớt cho họ được ra khỏi các vòng khổ não, nên mới về mách bảo với người có tình cốt nhục (xưa kia) để cầu mong quyến thuộc làm phương tiện gì hầu (cho họ) được thoát khỏi ác đạo.”
Nhưng các quyến thuộc của họ (tức là người thọ tội đó) xưa kia, nay đã trải qua một đời, 10 đời, 100 đời, 1000 đời… vì thế mà bây giờ họ (các quyến thuộc – của người nằm trong mơ ấy) nay đã đổi khác mặt mày, tên họ rồi, là những người mới hoàn toàn xa lạ đối với họ (tội nhơn đó) !
Tuy là họ có “nhãn thông” (mắt của quỷ thần) biết chắc chắn được rằng người mà mình đang cho nằm mơ đó xác thực là quyến thuộc của mình xưa kia, nhưng bây giờ bởi vì người đó đã đổi khác tên họ, hình dạng, mặt mày, tuổi tác rồi (không còn giống như ở kiếp xưa nữa) thì biết nói lời nhờ cậy làm sao bây giờ ! (Vì nếu có nói đi chăng nữa nhưng người nằm mơ đó đâu chịu tin mình (tức là các người báo mộng đó) là bà con của họ đâu…)
Vì thế cho nên chỉ còn có mỗi một cách là đứng nhìn rồi âu sầu buồn khổ mà thôi (nói chẳng ra lời).
Phật dạy tiếp :
(âm) :
“Phổ Quảng, nhữ vị thần lực, khiển thị quyến thuộc, linh đối chư Phật, Bồ Tát tượng tiền, chí tâm tự đọc thử kinh (địa tạng kinh), hoặc thỉnh nhơn đọc kỳ tam biến, hoặc chí thất biến.
Như thị ác đạo quyến thuộc, kinh thinh tất thị biến số, đương đắc giải thoát, nải chí mộng mị chi trung, vĩnh bất phục kiến.”
(nghĩa) :
“Nầy Phổ Quảng, ông phải nên dùng sức oai thần, khiến cho hàng quyến thuộc đó nên đối trước hình tượng của Phật hoặc Bồ Tát chí tâm tự đọc kinh nầy (kinh Ðịa Tạng) hoặc thỉnh người khác đọc tụng đủ số ba biến (ba quyển) hoặc cho đến bảy biến (bảy quyển) (rồi phục nguyện hồi hướng cầu siêu cho các người mà mình đã thấy trong chiêm bao kia). Như vậy thì các kẻ quyến thuộc đương mắc đọa trong ác đạo kia, khi tiếng tụng kinh đủ số mấy biến (ba đến bảy) đó xong, họ liền đặng giải thoát. Trong mơ sẽ không còn thấy (họ) hiện về nữa…”
Vậy cho nên ta phải biết rằng :
- Cái kiếp đời làm Ma, làm Quỷ phải chịu nhiều sự sầu khổ, đớn đau như vậy.
Chư Phật, Bồ Tát đã phí không biết bao nhiêu tâm lực như là thuyết kinh, dạy dỗ, giáo hóa… mà chúng sanh (chúng ta) vẫn không chịu tin nhận và thực hành theo để cho được siêu thoát, hoặc sanh về các thiện đạo như cõi Trời, người…
Ấy là tại sao ?
Cũng bởi do vì “Mê tâm” mà ra cả…
Phải như (khi xưa lúc còn sống) chịu khó tin tưởng và tu tập theo Phật pháp, gần gũi minh sư, thiện hữu, ắt sẽ được chánh kiến và trí huệ (trong đạo Phật), với trí huệ ấy, chắc chắn sẽ thấy rõ ràng rằng :
- Trong ba cõi, Tất cả các pháp đều do tâm hiện, cho nên thể tánh của nó là vô thường (vọng tâm còn thì mọi pháp đều còn, vọng tâm dứt thì mọi pháp đều hết).
- Việc luân hồi, sanh tử, cùng với các quả báo khổ, vui trong ba cõi, sáu đường thật là đáng sợ, cho nên phải biết sớm lập niệm chán lìa, phát tâm tu hành, cầu chơn giải thoát.
-
thực hành theo lời Phật dạy, gắng sức niệm Phật và phát lòng tín, nguyện cầu sanh về chốn Tây phương để bảo đảm được vĩnh viễn thoát ly khỏi vòng sanh tử…
Như vậy há chẳng phải là vô vàn hân hạnh (còn hơn là bị làm ma mãi mãi) hay sao ?
Giải đáp câu hỏi số 3 :
- Làm sao cho thân phụ của đệ tử được giải thoát ?
- Nếu như đạo hữu quả thật có lòng thương cố thân phụ của mình, muốn báo đền ơn cúc dục, trả nghĩa dưỡng sanh… điều ấy thì đối với Phật pháp của ta cũng không có gì khó khăn cho lắm.
Ấy là nên chịu khó tu học theo lời Phật dạy, xem kỹ lại các kinh Ðịa Tạng, Dược Sư, vv… rồi thực hành y theo phương cách mà Phật đã dạy ở trong đó.
Ấy là :
- Mỗi ngày (hoặc đêm) ráng dành ra một ít giờ tụng hoặc là kinh A Di Ðà, kinh Ðịa Tạng, kinh Dược Sư, hay chí tâm niệm Phật, vv… Rồi đem các công đức tụng niệm đó, quỳ trước Phật đài mà khấn nguyện rằng :
Con tên là (đọc tên của mình ra), pháp danh (đọc pháp danh của mình ra).
Con nguyện đem công đức trì niệm nầy để hồi hướng cầu siêu cho hương linh của thân phụ con tên là :
(Ðọc tên họ cố thân phụ của đạo hữu ra), sanh ngày… tháng… năm…, tử vào ngày… tháng… năm…, hưởng dương được … tuổi.
Nguyện cho hương linh của thân phụ con được nương nhờ nơi công đức trì niệm và hồi hướng nầy mà sớm được :
- Chơn linh sáng tỏ,
- Tội nghiệp tiêu trừ,
- Thoát vòng mê muội,
- Ra khỏi luân hồi,
- vãng sanh Cực Lạc.
Nam mô A Di Ðà Phật,
Nam mô đại nguyện Ðịa Tạng vương Bồ tát,
Cập thập phương Tam bảo, tác đại chứng minh.
(Lạy ba lạy.)
(Dặn :
-
Phải nhớ là trong khi trì niệm và phục nguyện, hồi hướng như vậy thì lòng phải chí thành, thiết tha, tin tưởng. Có như thế mới phát sanh được sự “cảm ứng đạo giao” và hương linh của người quá vãng mới được hưởng phần lợi lạc.)
Mỗi ngày đều trì niệm như thế, đừng cho trễ sót (một ngày nào cả). trì niệm mãi như vậy, đến khi nào không còn mộng thấy hương linh của cố thân phụ đạo hữu hiện về trò chuyện nữa, lúc ấy mới biết chắc rằng :
-
hương linh của cố thân phụ đạo hữu đã được siêu thăng.
Hoặc là được :
-
Ðầu thai qua kiếp khác (mang thân khác, đời khác, cha mẹ khác, tên tuổi khác, anh em khác, họ hàng khác) rồi…
Chừng đó mới gọi là trả xong được ơn sanh dưỡng của từ thân vậy.
Cố gắng thực hành cho kỹ và chớ quên lời dặn của tôi.
Cố thân phụ của đạo hữu có được siêu thoát hay không là do ở nơi đạo hữu (cùng với lệnh thân mẫu nữa) có thiết thật thực hành và muốn cho hương linh “người chồng, người cha quá vãng” của mình được giải thoát khỏi Ma kiếp hay không mà thôi.
Nếu như quả thật muốn như vậy thì ngay bây giờ phải thiết thực bắt tay vào việc thực hành đi, đừng nên chần chờ, trễ nải.
Phải nhớ một điều quan trọng rằng :
-
Tự mình làm cái “việc nầy” cho “chắc ăn”, chớ đừng nên quá ỷ lại vào nơi người khác, như là đến chùa, nhờ chư tăng, ni cúng kiến mỗi ngày làm chi.
Bởi vì có thể là : - Trước mặt mình thì họ hứa sẽ tụng niệm cho, nhưng sau lưng mình thì (có khi) họ lại quên bẵng đi mất.
- Hoặc giả tuy là có tụng niệm nhưng chỉ lếu láo năm ba ngày đầu mà thôi, sau đó rồi quên mất đi (vì nhiều người nhờ quá thì làm sao tụng và cầu cho hết được).
- Họ làm sao hết lòng, hết dạ bằng mình là vợ, là con tụng niệm cho được…
Cố gắng, cố gắng, chịu khó, đừng quên.
chúng sanh trong ba cõi chen chúc nhau số nhiều đến vô lượng, nhưng do đâu mà bị luân chuyển và rồi sẽ đi về nơi đâu ?
Kinh dạy :
- “Tất cả hữu tình đều nương nơi sự ăn mà trụ.
- Tất cả chúng sanh đều lấy ái dục làm phần chánh cho mạng sống…”
Sự khổ của thế gian bắt nguồn từ nơi điểm nầy. Nếu như muốn thoát khổ thì phải dứt trừ lòng “tham ái dục”. Mà muốn dứt trừ được lòng “tham ái dục” kia thì phải dứt trừ “Ngã chấp” trước hết.
Hỡi ôi !
Cũng bởi nơi :
- Ba cõi định ngôi, sáu đường phân loại, nên chúng sanh phải bị bày ra các hình tướng xấu đẹp, và quả báo cảm thọ có khổ, có vui. Tìm ra điểm khởi đầu cũng bởi vì chẳng rời hai chữ Sắc, Tâm, xét đến chỗ hội quy là bởi không thoát được ra ngoài vòng Sanh, Diệt…
Mà :
- sanh diệt, luân hồi là vô thường. sắc thân, tâm tưởng hư huyễn kia (của ta) chính là nguồn gốc khổ…
Xin khắp khuyên Tất cả :
- Nên sớm rửa lòng, sám hối, mau mau niệm Phật, tu hành.
Ðể được :
- Lâu xa (về sau) thì chứng được quả chơn thường (thành Phật).
- Còn gần trong kiếp nầy thì được vãng sanh về nơi Cực Lạc.
Ngoài ra các việc khác như : ghét thương, buồn vui, tan hợp, con cháu, vợ chồng, tài, sắc, danh, lợi, vv… trên cõi thế gian nầy thảy đều là vô thường, giả tạm mà thôi !
Chớp lòa dễ mất,
Lửa nháng khôn cầm.
Hoa rơi đâu trở lại nhành xưa,
Nước chảy khó quay về nguồn cũ!
Ðời người sống chết,
Việc cũng như trên.
Muôn sự đều không,
Cớ sao chẳng tỏ
Vàng ròng, ngọc trắng,
Cũng là họa hoạn mối lo.
Áo nhẹ phấn hồng,
Cũng của trần gian hư phí.
Sao lại nở,
Ðem tâm trần lao tạm bợ,
Mà :
Sanh ra ganh ghét, hận tham.
Vợ chồng trăm tuổi,
Cũng không ngoài hai chữ hợp, tan.
Cháu quý con yêu,
Rốt lại cũng đôi đường phân cách.
Nếu như :
Một mai yểu mệnh,
Hồn xuống Diêm đài,
Nắm đất vùi cốt mong manh.
Linh vị để họ tên hư giả.
Ruộng vườn trăm khoảnh,
Con cháu đồng xúm lại tranh chia.
Nhung lụa ngàn rương,
Cô tịch chẳng hưởng phần tơ tóc!
Hỡi ai,
Người trí huệ,
Nên sớm hiểu điều nầy.
Chư nhơn giả ơi :
Lúc thân mạnh khỏe chừ,
Ráng hạ công phu.
Nhật, nguyệt lặn mọc chừ,
thời gian không đợi.
Con yêu, cháu quý chừ,
Cũng hết hạn kỳ.
Sống chết luân hồi chừ,
Mờ mịt biết chi!
Hỡi ôi!
Khổ, Khổ, Khổ !!!
Hơi trả đông phong, [5]
Hình về hoàng thổ [6]
Cải hình, đổi xác, đến rồi đi.
Ðổi mặt, thay đầu, ai kể số. [7]
Sáu nẻo xuống lên chẳng tạm dừng,
Biết đến ngày nào lìa kiếp Khổ!
Chư đạo hữu ôi!
Chi bằng mau sớm niệm Di Ðà.
Ðể thoát Ta bà khổ.
(Ðồng chắp tay niệm.)
Nam mô A Di Ðà Phật (lạy ba lạy).
Trên đây, tôi đã vì đạo hữu mà có đôi lời thành thật tỏ bày, giải đáp cùng khuyên nhắc như thế, mong Cố gắng tạm xem qua và hiểu y như vậy. Vì phạm vi và số trang (giấy) có giới hạn của mục “Thơ gởi người học Phật” nầy, nên tôi không thể nào dẫn giải nhiều hơn được nữa (dù là ý vẫn không cùng).
Vả lại gần bảy năm nay tôi bận nhập thất chuyên tu, lấy việc trì niệm làm phần chánh yếu. Vì thế cho nên ít có thời giờ đọc xem kinh sách được, cho nên không thể rộng dẫn nhiều thêm các lời kinh, luận để chứng minh.
Tuy nhiên những điều giải đáp trên đây, đều là các lý chân thật trích ra từ trong kinh sách chớ chẳng phải tôi dám tự đưa ra các điều ức kiến sai lầm để rước lấy tội khiên.
sống chết là việc lớn của chúng sanh.
nhân quả báo ứng là việc “đại quyền phương tiện” trong cơ nhiệm mầu giáo hóa của chư Phật, Bồ Tát.
Cho nên :
Tôi mong sao trước là đạo hữu (sau nữa là những ai có duyên xem đọc đến các lời giải đáp nầy rồi), Cố gắng đem các việc “nhân quả báo ứng” chỉ bày và giảng rộng ra để cho mọi người cùng nhau hiểu biết.
Ngỏ hầu :
- Tất cả đều cùng thức tỉnh, chuyên tâm niệm Phật tu hành, phát lòng tín nguyện sâu chắc, cầu sanh về chốn Tây phương, thoát ly khỏi vòng sanh tử.
Như vậy ắt :
- pháp môn Tịnh độ (nầy) sẽ chính như là đức A Di Ðà Thế Tôn hiện diện và chúng sanh trong 9 giới cũng sẽ đều được hân hạnh xiết bao.
Trân trọng.
Mặt nám, da dùn thấy hải kinh.
Hoảng hốt thụt lùi kêu thảng thốt,
Chừng trông kỹ lại HÓA RA MÌNH !
Ngậm ngùi đối bóng sầu thương cảm,
Xuân sắc còn đâu vẻ đẹp xinh !
Lão, suy, bệnh, tử trên đường tới,
Càng nghĩ càng thêm sợ thất thinh.
[1]– Vì hồn của người (chết) ấy cứ tưởng là mình vẫn đang còn sống (y như cũ) chớ không có chết – hay nói cách khác hơn là không biết rằng mình (đã) bị chết rồi – nên vẫn còn các tình niệm quyến luyến gia đình và quyến thuộc không khác chi lúc còn sống cả…..
[2]– Sau 3 ngày – (nói cho dễ hiểu là sau khi được “mở cửa mả” xong rồi) – thì hồn của người ấy mới biết là mình đã chết. Chừng đó mới cảm thấy nhiều đau khổ và mất mát…
[3] Ngũ kiến : năm cái thấy biết sai lầm của chúng sanh.
Ấy là :
Thân kiến, biên kiến, tà kiến, kiên thủ kiến, giới thủ kiến.
[4] Quyền xảo phương tiện : là phương tiện khéo léo, tinh xảo (xảo là tinh xảo, khéo léo).
[5] Ý nói là tắt hơi.
[6] Thân xác tan thành đất.
[7] Ðầu thai kiếp khác, mang thân mới, mặt mới, cha mẹ bà con mới…
Bình luận