Phật đã dạy…..thì được đầy đủ luôn cả sáu độ Ba la mật, đó là :
- Bố Thí Ba la mật.
- Trì giới Ba la mật.
- Nhẫn nhục Ba la mật.
- Tinh Tấn Ba la mật.
- Thiền định Ba la mật,
- Trí huệ Ba la mật.
xong rồi…..
A/- Trước hết xin kể lại một gương “Bố Thí Thanh Tịnh” như sau :
(Câu chuyện nầy trước kia đã có đăng trên tờ “THƯỢNG HẢI THỜI BÁO”……sau đó được một nhà báo Việt Nam trích đăng lại. Người phụ trách tôi đã đọc được câu chuyện nầy vào năm lên 13 tuổi. Nhân thấy câu chuyện cực kỳ cảm động nên đọc đi lại nhiều lần và để tâm ghi nhớ cho đến ngày nay….)
Lúc ấy, toàn cả một vùng đó bị hạn hán thất mùa, dân chúng đói khổ, có nhiều người đứng ra tổ chức các cuộc chẩn tế – tức là ban cấp thực phẩm cứu đói – Trong số (các người) đó có một vị “đại thí chủ” tổ chức một cuộc Bố Thí rất quy mô và vĩ đại, liên tiếp trong vòng mấy tháng trường, dân chúng đói kém nhờ vậy mà được tạm thời qua khỏi cơn nghèo ngặt….
Sau ngày Bố Thí cuối cùng……
Bỗng nhiên, mọi người đều trông thấy, từ phía bên ngoài, có một con chồn to lớn, hình dáng lạ thường, chưa từng thấy qua….cao lớn gấp hai, ba lần con chồn thông thường, sắc lông chia ra làm hai màu :
- Một nửa mình lông màu đen xám,
- Một nửa mình lông màu vàng rực rở như sắc huỳnh kim…chạy vào, nhìn ngó chung quanh như đang tìm kiếm vật gì….Vị thí chủ của cuộc Bố Thí đó là một cư sĩ Phật tử tại gia thuần thành, thông hiểu đạo lý….thấy thế mới ra lệnh cho mọi người ngừng tay lại để xem con “bán kim sắc (1) hồ” nầy muốn làm gì ?
Lúc ấy trên mặt đất còn sót một ít hạt cơm, gạo và bột mì rơi rớt lại….con “bán kim sắc hồ” ấy vừa trông thấy thì lộ ra vẻ vui mừng lắm, liền chạy đến lăn mình trên các hạt cơm, gạo và bột đó một hồi, đoạn đứng lên, trên mặt lộ vẻ buồn rầu, ảm đạm…..khiến cho ai nấy cũng đều ngơ ngác nhìn nhau, không hiểu ra sao cả….
Các người đừng làm điều chi khác lạ khiến cho nó sanh lòng nghi ngại, ta từng nghe trong sách nói rằng có loại chồn tu lâu năm sắc lông vàng rực, biến thành “Hồ tiên” (chồn tu thành tiên), không biết có phải là loại chồn nầy hay chăng, nhưng không biết vì sao mà nó chỉ vàng có phân nửa thân mình thôi mà không trọn đủ ?
Ðể ta hỏi xem sao, nếu quả nó là “Hồ tiên” ắt phải biết nghe và nói được tiếng người.
Nói đoạn, ứng tiếng hỏi chồn đó rằng:
- Trông ngươi khác thường lắm, xin hỏi ngươi có phải là “Hồ tiên” và có nghe biết cùng nói được tiếng người hay chăng ?
Chồn ấy bỗng dưng đứng thẳng hai chân sau lên, cao gần cả thước tây, ứng tiếng nói rằng :
- Phải, tôi là Hồ tiên và tôi cũng biết nghe nói được tiếng người nữa.
Mọi người đều kinh ngạc, sảng sốt, có người sợ quá quay mình định bỏ chạy, chồn ấy thấy vậy mới nói :
- Xin đừng sợ, cứ tự nhiên như thường, tôi có mấy điều muốn cùng thưa chuyện.
………………………..
Giây phút sau, mọi sự xúc động lắng dịu xuống xong rồi, chồn ấy bắt đầu kể câu chuyện như sau :
Tôi là loài chồn tu luyện lâu năm, nên cũng có được đôi phần linh thông, biến hóa….
…..Vào mùa đông năm đó, thời gian cách đây lâu xa về trước, tại một miền sơn dã của nước nầy….
Thời tiết khắc nghiệt và lạnh buốt hơn cả mọi năm, mấy tháng liền, trời xuống tuyết liên miên không dứt, mọi sự đi lại đều bị tắc nghẽn, nhất là ở miền rừng núi. Bìa rừng ấy có một gia đình tiều phu nghèo gồm chồng, vợ và ba con, hai gái, một trai. Vì tuyết rơi quá nhiều, đường xá bị phủ lấp, áo quần lại không đủ ấm nên không thể nào đi đốn củi đem xuống chợ đổi gạo được, số gạo trữ ở trong nhà lại có giới hạn chỉ đủ để nuôi sống toàn gia đình trong khoảng một thời gian ngắn mà thôi….
Ngày qua, càng lúc càng thêm kiệt quệ….
Cả gia đình đều đói khổ, chỉ còn ăn cháo loãng và uống nước cầm hơi qua ngày, hy vọng trời tạnh, tuyết tan, nhưng mỗi ngày qua càng thêm mòn mỏi !
Lúc ấy, tôi (chồn) tu trong một hang sâu cũng ở gần đó, vì Thời tiết lạnh và tuyết đóng băng nên bị khốn ở trong hang, bụng đói quá không thể nào chịu được nên mới cố gắng vượt ra khỏi hang, đi tìm lương thực. Chiều tối hôm ấy, tôi đến được nơi căn nhà đó, ẩn mình vào trong chỗ khuất, định tối sẽ ra kiếm chút đồ thừa đở dạ….
Ðêm ấy tôi nghe thấy một chuyện cực kỳ thương tâm và cảm động xảy ra, như sau:
Sau khi cháo nấu xong, cả gia đình chồng, vợ con cái mỗi người được khoảng chừng một chén cháo loãng, sắp sửa định ăn thì nghe bên ngoài có tiếng ho và tiếng gõ cửa….
Một hồi lâu ông ấy tỉnh lại, phều phào xin ăn….
Thấy vậy, lần lượt người vợ và ba con đều mang cả phần ăn cuối cùng của mình ra Bố Thí, ông lão ăn xin ấy ăn xong tỉnh táo lại rồi từ tạ mà đi….
Tôi (chồn) vì ẩn mình trong chỗ khuất nên thấy biết hết tất cả mọi việc, trong lòng cảm động, nước mắt chứa chan, ráng hết sức tàn bò ra đến chỗ năm người nằm chết đó, bùi ngùi than thở, tán thán sự hy sinh và Bố Thí cực kỳ hy hữu (hiếm có) của cả gia đình nầy.
…………………………
Từ đó đến nay, thời gian trải qua hơn trăm năm rồi…..
Tôi cố gắng tu hành để biến nửa bộ lông xám còn lại nầy cho thành ra toàn thân kim sắc, nhưng vẫn không sao được cả, thế cho nên tôi vẫn chưa thành “Hồ tiên” trọn vẹn để chuyển ra thân người, lên cảnh thần tiên được.
Vì vậy cho nên hễ tôi nghe biết được nơi nào có tổ chức các cuộc Bố Thí, dầu cho xa xôi thế mấy đi nữa, tôi cũng cố gắng tìm đến, lăn mình trên các cơm, gạo, hay cháo bột dư thừa còn sót rớt trên mặt đất, để hy vọng nhờ vào nơi công đức,
phước lành của sự Bố Thí đó, mà phân nửa màu lông còn lại trên thân tôi hóa thành ra màu kim sắc trọn vẹn, hầu thành đạt được đạo quả tu hành, về nơi tiên cảnh….
Hôm nay tôi đến nơi đây cũng trong ý định đó, nhưng phân nửa phần lông còn lại trên thân của tôi màu sắc cũng vẫn còn y nguyên như cũ, nên tôi biết chắc chắn rằng :
- Cuộc Bố Thí nầy tuy là có to lớn, vĩ đại thật đó, nhưng phần công đức cũng chẳng thể nào so bằng được với công đức Bố Thí của gia đình người tiều phu nghèo nọ năm xưa…..
Nói xong chồn ấy buồn rầu, Cáo biệt mọi người, đoạn chạy ra ngoài đi mất….
(Lời bàn của người phụ trách :
Sau khi lớn lên….
Y theo lời Phật dạy trong kinh điển, tôi biết chắc chắn một điều rằng :
-
Cả 5 người trong câu chuyện trên, đã (vô tình) gây tạo nên một công đức “Bố Thí vô thượng” vì ý họ đã quên hẵn cả bản thân cùng sự sống chết của toàn thể gia đình, dùng “tâm không so đo, tính toán” mà Bố Thí, mặc dầu họ biết rằng nếu không có phần ăn cuối cùng đó đở dạ thì họ sẽ bị chết hết cả….
Ấy thế mà họ vẫn vui lòng Bố Thí không chút ngại ngùng !
Các kẻ ấy chắc chắn sẽ được sanh về nơi cõi trời, hưởng những phước báo vô cùng thắng diệu, không sao lường được !
Tại sao mà biết ?
Bởi vì :
- Chỉ còn có một chút xíu cháo, bột rơi rớt trên mặt đất không thôi ấy vậy mà cũng đủ sức công đức chuyển nửa phần lông đen của con “hồ tiên” kia thành ra màu lông kim sắc…
Thế thì biết rằng :
- Các người Bố Thí nầy sau khi xả bỏ thân tứ đại hôi nhơ trên trần thế rồi, thần thức của họ ắt hẵn sẽ được sanh về nơi cõi Trời, ngự trong cung điện, hoặc bằng vàng ròng, hoặc bằng thất bảo (bảy báu) kết thành, trong một thời gian lâu dài không kể số…..
Và,
Sau khi phước trời (thiên phước) của họ mãn, họ sẽ đầu thai xuống lại cõi nhơn gian, hoặc làm vua chúa, quan quyền, hoặc làm kẻ giàu sang, phú hộ, của cải, vật chất dư thừa (như các nhà triệu phú, tỷ phú thời nay vậy).
Cho nên phàm làm người Phật tử có học hiểu Phật pháp một cách rõ ràng, chân chánh (và có căn bản) phải biết rằng :
- Các sự giàu hoặc nghèo vv….của ta trong hiện kiếp nầy đây đều là do kết quả của sự Bố Thí trong những kiếp xa xưa mà cảm thành ra cả, chớ không phải như đại đa số người đời hiểu lầm rằng :
- Hễ sanh ra trên cõi thế nầy rồi thì cuộc đời của ai ai cũng đều như nhau cả.
- Người ta làm giàu được thì mình cũng làm giàu được, bởi vì các người đó họ cũng như mình chớ nào có khác chi đâu ? Họ cũng có đầu, mình, chân, tay, cũng có sự làm ăn sinh sống,..vv…thì mình đây cũng vậy.
- Do nghĩ sai lầm như thế,
-
Không hiểu biết lý nhân quả trong Phật pháp như thế….
Cho nên cứ cắm cúi bắt chước y theo người mà sinh phương lập nghiệp….
Rốt lại :
-
Người ta (nhờ có phước Bố Thí trong kiếp trước) nên kiếp nầy được giàu từ trong “bụng mẹ” mà giàu ra (Ý nói lúc còn nằm trong thai nhờ cha mẹ giàu nên cũng được đầy đủ chất dinh dưỡng của mẹ cung cấp).
Ðến khi ra đời cũng được an nhàn, sung sướng, vật chất dư thừa, làm chơi mà ăn thiệt…..
Trái lại :
-
Người bạc phước (do vì kiếp trước tham lam, bỏn xẻn và không chịu Bố Thí) nên kiếp nầy – do nghiệp lực dẫn dắt – đầu thai gặp nhằm cha mẹ và gia đình nghèo….sanh ra đời phải chịu cảnh thiếu thốn, không được vừa ý, làm thiệt mà ăn chơi…..
Dầu cho trên đường đời có cố gắng vẫy vùng cho thế mấy, rốt lại “nghèo vẫn hoàn nghèo”, và “tay trắng rồi cũng trắng tay” mà thôi.
Ðó chính gọi là :
Phận nghèo đi tới xứ mô cũng nghèo !
Biết được các điều giàu, nghèo, sang, hèn đều do nơi nhân quả, phước duyên của kiếp quá khứ cảm vời ra rồi thì người biết đạo phải nên hành xử như thế nào ?
-
Chính phải nên :
- An vui trong hoàn cảnh, đừng nên bắt chước đua đòi….
- Gắng lo tu hành, sám hối và đọc tụng kinh điển, niệm Phật, Bố Thí, phóng sanh….cầu cho tiêu bớt đi nghiệp tội của mình….
Mà hễ nếu :
- Nghiệp tiêu hết rồi thì phước lành sẽ đến.
Chừng đó ắt sẽ được phú quý, giàu sang….
-
Chớ không nên :
- Oán trời, trách người hay gây tạo thêm các nghiệp tội khác, chẳng hạn như làm kẻ đạo tặc cướp của, giết người, hay chuộc bùa ngải để cầu giàu sang, làm các hành động bạo nghịch khác để thỏa mãn tham vọng của mình, mà phải bị lâm vào cảnh :
- Nghiệp kiếp trước chưa trả xong, kiếp nầy lại tạo thêm nghiệp mới nữa…
Như vậy biết đến bao giờ mới đạt được điều như ý, an vui trong nẻo trời, người.
HỎI:
ÐÁP :
Bởi giàu nghèo là tại số, nào có ai giúp cho mình trở thành giàu sang được bao giờ ! Còn việc nhờ thế lực của bùa, ngải để cầu giàu sang thì lại càng thêm sai lầm nữa, vì bùa ngải là thế lực của các tà, ma, quỷ, mị hạ cấp gây ra.
Các hạng ma, quỷ nầy nọ lo cho họ (thoát khỏi cảnh giới ma, quỷ để sanh về cảnh giới nhơn, thiên) chưa xong, làm sao có đủ thế lực giúp người. Nếu muốn nó giúp thì phải theo thờ phụng, quỵ lụy nó, vào trong vòng tà quỷ của nó mới được, như vậy là người kém sáng suốt, không có Trí huệ, càng ngày càng thêm khổ mà thôi.
Tại sao ?
- Vì ma quỷ là những hạng “bất cận nhơn tình” (tức là không có tình người) hễ theo ma quỷ, bùa, ngải thì phải làm tôi tớ cho ma quỷ, bùa ngải. Còn ngược lại, nếu như “phản phúc” nó thì nó hại cho chết ngay. Chết rồi thì thần hồn bị lạc luôn vào trong đường ma, nẻo quỷ….biết bao giờ mới được thoát ly khỏi nó, để sanh về lại nơi cõi Trời, người…..còn nói chi đến các việc học biết được đạo pháp, tu hành….vãng sanh, giải thoát ư !
Trở lại đề tài Bố Thí Thanh Tịnh và bất Thanh Tịnh.
B/- Kế đây xin kể tiếp một chuyện Bố Thí khác không được Thanh Tịnh….
Như sau :
Chư Tăng cùng với các thí chủ thiết lễ tụng niệm, Bố Thí đồ tứ sự cho người hiện thế đã trải qua được mấy ngày…mà vẫn còn chưa kết thúc….
Người bần nữ (cô gái nghèo) nầy thưa cùng với vị Tăng chủ trì cuộc trai hội, Bố Thí nầy rằng :
Mình nghèo khổ, không có tài vật chi quý giá để Bố Thí như các vị thí chủ ở nơi đây, nhưng có tâm tùy hỷ công đức….. Nguyện xin được cắt tóc Bố Thí, tỏ tấm lòng thành.
Vị Tăng chủ từ bi chấp nhận phần tóc đó.
Vị Tăng chủ thương xót, cấp cho một phần ăn gấp ba lần hơn để cho mẹ con đều được no đủ.
- Sau khi con chó ăn xong, bần nữ lại thưa rằng :
- Như thế cũng gọi là tạm đủ rồi, nhưng xin từ bi, đại lượng, giúp thêm một phần ăn nữa cho đứa con trong bụng của tôi !
Lúc ấy, vị Tăng chủ của cuộc Bố Thí không thể nào kham nhẫn được nữa, nổi giận, quát lên bảo rằng :
- Ðứa bé còn nằm trong bụng chưa sanh ra mà đòi ăn cái nổi gì
Thôi, cô hãy cút đi nơi khác cho mau.
Cô gái nghèo ấy tức thời đổi tướng, hiện thành hình của đức VĂN THÙ SƯ LỢI Bồ Tát, cởi mây bay bỗng lên hư không.
- Con chó thì hiện thành ra con thanh sư (sư tử lông xanh).
- Hai đứa con thì hiện thành ra LONG NỮ và ƯU ÐIỀN VƯƠNG.
Bồ Tát cởi thanh sư, ngồi tòa sen trên mây, nói kệ rằng :
Thuyết kệ xong, Bồ Tát liền ẩn mất.
tất cả đại chúng Tăng lẫn tục thảy đều hãi kinh than thở, ăn năn đã muộn !
………………………..
Lúc ấy chư Tăng cùng các thí chủ thảy đều phát lòng từ bi, Bố Thí xem giàu, nghèo, sang, hèn, chi chi cùng đồng như nhau cả….
Tóc của “bần nữ” Bố Thí được xây tháp phụng thờ ngay tại chỗ Bồ Tát thị hiện để lưu niệm.
…………………………………
Ai là người có Trí huệ, sau khi đọc xong bài kệ nầy, phải nên quán xét lại lòng, xem mình thật sự là NGỌT hay ÐẮNG……vậy, rồi hoặc là phát triển thêm cái NGỌT hoặc là cố gắng trừ bỏ cái ÐẮNG của mình đi.
TÓM LẠI :
- Phàm muốn cầu PHƯỚC (giàu sang) thì chẳng việc nào bằng Bố Thí, trai giới.
- Cầu THỌ (sống lâu) thì chẳng việc nào bằng giới sát (không giết hại), phóng sanh.
- Cầu Trí huệ thì chẳng việc nào bằng nghe nhiều (nghe giảng Pháp), học rộng.
- Cầu AN TÂM thì chẳng việc nào bằng xét lại lòng mình ngăn chừa những việc sái quấy.
Là người Phật tử tu học Phật pháp phải nên biết rằng :
- Muốn biết nhân kiếp trước của ta gây tạo như thế nào, thì hãy nhìn xem quả báo mà ta đang thọ hưởng trong kiếp nầy, ắt nhiên sẽ rõ.
- Muốn biết quả báo kiếp kế của ta sẽ ra sao, thì hãy nhìn xem những nhân (các việc) mà ta đã và đang gây tạo ra trong kiếp hiện tại, ắt nhiên sẽ rõ.
Hiểu rõ được lý nầy rồi, ắt nhiên trong cuộc sống của ta – Nếu là người có Trí huệ, phải nên tránh các điều dữ, làm những điều lành. Tuy nhiên như thế cũng vẫn chưa đủ nữa…..
Tại sao ?
- Vì làm lành, lánh dữ ắt sẽ được sanh về nơi cõi Trời, người mà thôi.
Nhưng cõi Trời, Người cũng vẫn còn nằm trong vòng sanh tử, chưa thoát ra khỏi nẻo luân hồi.
- Phải tiến thêm bước nữa, ấy là nên kiêm thêm các phần tu hành, tụng kinh, niệm Phật….rồi đem hết các việc phước đức, mà ta đã và đang (cùng sẽ) làm dù nhỏ hay to cũng đều phát nguyện và hồi hướng một đời đới nghiệp vãng sanh về CỰC LẠC cả.
Nguyện cầu:
Cho các hữu duyên nhơn, khi đọc được loạt bài nầy rồi, nên cố gắng tịnh tâm và lắng lòng lại mà hành xử các việc đúng theo lời Phật, Tổ đã dạy, để được cảnh :
Mây tạnh, trời trong……….
Trân trọng,
(Xem tiếp bức thư số 23)
(1)– Bán kim sắc hồ : là con chồn nửa thân lông màu sắc vàng ròng.
(2)– Ý của bài kệ nầy nói :
- Người thật thì đầu, cuối chi cũng thật. (Ngọt tận gốc).
- Kẻ giả dối thì trước sau gì cũng giả dối. (Ðắng cùng giây).
- Người có tâm từ bi, bình đẳng, Bố Thí thì xem giàu, nghèo như nhau.(Ngọt tận gốc).
- Kẻ giả tâm từ bi, bất bình đẳng Bố Thí, thì đầu, cuối đều mâu thuẫn nhau. (Ðắng cùng giây).
Bình luận