- Thế nào là người quân tử (theo nho giáo và Phật giáo)
- Phần số đã được định sẵn cho mỗi người (đạo Phật gọi là nghiệp kiếp trước)
- Thế nào là ngụy quân tử
(Tiếp theo kỳ trước).
Ấy là biết rằng :
Phật) cũng từ ở nơi loài người mà tu hành, mà thành đạo cả.
phước đức đủ đầy….như vậy.
Há nở lòng nào.
- Mình tự hại lấy mình sao ?
- Mình tự phụ phàng (cái tánh linh) của mình sao ?
Sao gọi là : “Tự hại và tự phụ phàng lấy mình” ?
- Sống kiêu căng, ngạo mạn,
- Sống tà ác, gian manh,
- Không việc quấy nào mà không làm,
- Không tội lỗi nào mà không tạo vv….
Hay nói một cách khác hơn nữa là :
Sống trái ngược và tương phản hoàn toàn với cái đạo chính nhơn của “người quân tử” vậy.
Nếu sống như thế thì gọi là :
Tự hại và tự phụ lấy mình.
Ắt sẽ :
- Hiện kiếp bị phạm vào vòng quan pháp và tù tội nơi chốn dương gian.
- Sau khi chết đi rồi, thần thức sẽ bị đọa sâu vào trong tam đồ, ác đạo.
Sống như vậy thì thật là không đáng sống một chút nào hết cả !
Cũng vì muốn khai ngộ cho các người đời biết sống thế nào cho đáng sống, nên các bậc Bồ tát, thánh nhơn, trước sau và lần lượt dùng “phương tiện” thị hiện sanh ra nơi đời, đem các điều đạo lý, nhơn nghĩa, phải, quấy ra mà răn dạy, dắt dìu, khiến cho mọi người hiểu được lẽ chánh, tà, để thấy rõ đâu là :
Việc lành nên làm.
Bạn hiền nên gần,
Việc ác nên bỏ,
Bạn ác nên xa.
vv……
Vì thế nên nay, BẢO ÐĂNG tôi trước hết xin vì các người “quân tử” mà bày tỏ lên đôi điều rằng :
Tất cả mọi người trên cõi đời nầy, ai cũng đều có thể làm nên người quân tử được hết.
Vậy thì phải sống và thực hành như thế nào mới được gọi là người quân tử ?
…….”Nhược thành, tín, cung, kính,
Nhược ôn hòa, phương chính.
Nhược suy hiển, dương thiện,
Nhược tùy nghi lợi vật.
………………….
Phàm thử chi loại, giai quân tử chi sự dã”.
Nghĩa là nếu :
- Giữ các điều THÀNH (thật), TÍN, CUNG, KÍNH.
- Xử thế (là đối với mọi người chung quanh) một cách ÔN, HÒA, TRUNG, CHÍNH (ngay thẳng và chân chính).
- Tôn trọng người hiền đức (mà phụng thờ).
- Biết rõ kẻ hiền nhơn (mà thân cận, gần gũi).
-
Tùy theo cơ nghi thích hợp mà làm nên các sự lợi ích cho người.
…………………..
Hễ giữ và hành được các điều như vậy thì tức là LÀM NÊN NGƯỜI quân tử rồi đó.
Giữ và Hành những điều nầy cũng không khó khăn gì cho lắm, mà nay ta thấy các người đời vẫn không chịu làm, không muốn làm.
Tại sao vậy ?
Xin đáp rằng :
- Chính là vì không chịu học và hành theo cái đạo của bậc thánh nhơn (đã dạy) vậy.
- Chính là vì ham ưa gần gũi và thân cận với các người ác (tức là tổ hữu) vậy.
- Chính là vì không chịu ham ưa gần gũi, tiếp xúc với các bậc thiện hữu, minh sư vậy.
Tổ sư có dạy rằng :
Muốn tìm minh sư, thiện hữu (thầy tài đức, bạn hiền lương) để mà theo học, gần gũi, thì phải tìm ở nơi gương của các bậc hiền xưa trong sách vở mới có được.
Chớ còn như tìm trong nhân tình (tình người) đời nay, ắt sẽ vô cùng hiếm có.
Tại vì sao như vậy ?
- Ðời nay trong 1000 người mới tìm ra được một người lành.
- Trong 1000 người lành, mới có được một người biết đạo.
- Trong 1000 người biết đạo, mới có được một người tin chịu tu hành.
-
Trong 1000 người tu hành, mới có được một người tu hành chân thật.
Vậy thì qua lời dạy nầy ta thấy gì ?
Chính là thấy rằng :
- Trong 4000 người mới tìm ra được 4 người tốt.
Ðáp :
Sách có câu rằng :
Hải, nội vô quân tử,
Thiên nhai chỉ nhứt nhơn.
Nghĩa là :
Biển rộng, đất liền không kẻ tốt,
Ðảnh núi cheo leo sống một mình.
(Ðây ý nói rằng :
- Nếu mà tìm khắp nơi trên đất liền (nội địa) và bể cả (hải) mà vẫn không thấy có và không gặp được nhất một người quân tử nào hết !
- Thì thà là sống “cô độc một mình” (chớ đừng có giao thiệp bừa bãi, bất kể kẻ đó là người tà ác, xấu xa mà chỉ có hại thêm chớ chẳng được ích lợi gì).
Tóm lại, nếu như biết làm nên một “TRANG quân tử” ắt kẻ đó được :
- Mọi người hoan hỷ, kính trọng.
- Thần linh phò hộ.
- Các điều tai họa tự nhiên lánh xa.
- Phước lộc của mình có thể lâu dài.
- vv…………
Chỗ ĐƯỢC của người quân tử nhiều lắm, kể không xiết được…..
Cũng có những trường hợp :
Người quân tử mà vẫn luôn bị thất bại, nghèo nàn….
Ðó là tại sao ?
Là tại vì bị cái “NGHIỆP” tiền khiên (nghiệp của kiếp trước) nó khiến xui nên như vậy.
Lấy cái ví dụ nầy để giải thích :
Chẳng hạn như cuộc đời người quân tử ấy vẫn luôn bị thất bại, nghèo nàn….
(Như có trường hợp của người “quân tử” sau đây :
…..Ngày ba bữa vỗ bụng rau bình bịch,
Người quân tử ăn chẳng cầu no.
Ðêm năm canh nằm ngủ ngáy pho pho,
Ðời thái bình, cửa cần bỏ ngõ !….
Ðây ý nói rằng :
-
Ngày ăn cơm ba bữa, nhưng chỉ ăn toàn là rau không mà thôi.
(Vì nghèo không có tiền mua thịt cá, nên ăn rau no cành bụng (vỗ bình bịch) ! - Vì nghèo không đủ gạo nấu cơm ăn, nên phải bị đói (ăn chẳng cần no).
- Ðến năm canh nằm thẳng cẳng ngủ khò (vì đói quá nên ráng ngủ cho nhiều để mà quên cái đói đi).
- Nhà nghèo quá, không có vật chi đáng giá cả nên đâu có sợ ăn trộm đến viếng thăm, vì vậy mà tối ngủ khỏi cần phải đóng cửa) !
………………………….
- Kẻ ấy chỉ mới làm người quân tử ở trong kiếp nầy mà thôi. Chớ còn kiếp trước thì không phải là người quân tử đâu, (mà là kẻ tiểu nhơn, chuyên làm “Các việc tổn hại” cho người), nên kiếp nầy bị lãnh lấy “quả báo thất bại”….
- Kiếp trước Vì làm kẻ trộm cắp, chuyên môn cầm nhầm của cải người khác nên kiếp nầy bị lãnh lấy quả báo nghèo nàn….
Tuy nhiên vì kiếp nầy trở lại làm người quân tử, biết tu hành, nên sự thất bại và nghèo nàn ấy thay vì theo báo phục suốt đời, nhưng rồi sẽ có lúc được mau qua chóng khỏi.
Bởi vì:
Hễ nghiệp tiêu thì phước đến ngay vậy.
Việc đó (người có học hiểu đạo) chớ nên nghi ngờ.
“quân tử tuy hữu thời nhi thất mạng dã,
phi nhơn quân tử nhi thất.
Sở bất vị quân tử, diệc thất hỉ.
Mạng hữu định phận cố dã”.
Giả sử như (kẻ đó) không làm người quân tử đi nữa, thì các việc thất bại kia cũng vẫn đến với họ như thường.
Tại sao ?
Vì cái “phần số” của họ đã “định phận” sẵn rồi vậy”.
Hai chữ “Phần số” và “Ðịnh phận” vừa được nói ở trên đây, trong kinh điển của đạo Phật ta gọi đó là :
NGHIỆP KIẾP TRƯỚC (nghiệp gây tạo ra trong tiền kiếp (nhưng mãi cho đến kiếp nầy mới bị quả báo).
Trong kinh Phật gọi trường hợp nầy là “sanh báo” và “hậu báo” vậy.
( sanh báo : là kiếp nầy tạo nghiệp, qua đến kiếp lai sanh (sanh ra kiếp sau, kiếp khác….mới bị quả báo.
Hậu báo : là kiếp trước tạo nghiệp, qua đến nhiều kiếp về đời sau có khi 3, 4 hoặc 5, 10 kiếp vv…. nữa mới bị quả báo).
Cho nên phàm làm người hiền, người tốt, mà cuộc đời vẫn luôn bị các điều họa hoạn, hoặc bất như ý hoài….(Nếu người quân tử ấy biết đạo) thì chớ nên thối chí, ngã lòng, hay là thay tâm, đổi tánh, phó mặc cho dòng đời……
-
Y theo Phật pháp sám hối, tu hành, làm các việc lành, việc tốt vv…..
Rồi :
-
An vui trong hoàn cảnh hiện tại của mình.
Chớ chẳng nên oán trách trời, người….chi cả.
Do vì hiểu và hành được như thế, cho nên :
-
Nghiệp chướng tiền khiên ấy thay vì theo báo trọn đời sẽ bị rút ngắn thời gian báo phục lại bởi vì là :
NHỜ CÓ CÔNG ÐỨC sám hối tu hành, CHO NÊN NGHIỆP CHƯỚNG CHÓNG TIÊU TRỪ.
Vì vậy cho nên ông KHỔNG TỬ (là giáo chủ của đạo Nho) có nói rằng :
“Vị bất tri mạng, vô dĩ vi quân tử”.
Nghĩa là :
“Nếu không biết mạng, thì khó mà làm nên được người quân tử lắm”.
(Vì sẽ bất mãn với người tốt phần, tốt số và oán trách trời đất bất minh).
Trên vừa mới nói về “trang quân tử” rồi.
Ắt cũng phải nên nói sơ qua về “kẻ Tiểu nhơn” nữa, để các người học đạo biết rõ cái lẽ chánh, tà và nhận diện cho tường tất, đâu là “bậc quân tử”, đâu là “kẻ tiểu nhơn” (Hoặc đôi khi còn gọi là “Ngụy quân tử” nữa).
Ngõ hầu hoặc là thân cận, hoặc là xa lìa, để cho khỏi bị họ “đồng hóa” vào trong các cảnh “lầm đường, lạc lối” (như họ), mà phải bị chiêu cảm lấy các nghiệp báo xấu ác về sau.
Vậy thì :
Sách Nho dạy rằng :
“Nhược khi trá, ngạo mạn,
Nhược thô bạo, siểm khúc.
Nhược thuyết đoản, dương ác,
Nhược túng ý, hại vật.
………………..
Phàm thử chi loại, giai tiểu nhơn chi sự dã.”
Nghĩa là :
- Luôn luôn dối trá, ngạo mạn…..
- Hung ác, bợ đở, khuất lấp…..
-
Vạch lá tìm sâu, bới lông tìm vết,
(chuyên môn chỉ bày bươi móc các điều dở, xấu hoặc là báng rao những việc lỗi lầm của người khác (khiến cho người ấy bị mang tiếng xấu, hư mất thanh danh vv….)
-
Hễ khởi ý ra là muốn hại người, giết vật…..
Ðại phàm các người như thế thì đều được gọi là :KẺ tiểu nhơn
hết cả.
Làm kẻ tiểu nhơn như vậy, hỏi có ích lợi gì (cho cá nhân của mình đâu) mà Tại sao ta thấy người đời vẫn ham ưa làm kẻ tiểu nhơn !
- gần gũi và thân cận người xấu, ác (tổn hữu, ác đảng).
- Không biết chọn bạn (tốt) mà chơi. (kết giao bừa bãi)
- Không chịu, không muốn….học và hành theo các điều đạo lý của thánh hiền đã dạy.
Tổ sư có nói rằng :
Ðời nay, trong 1000 người, thì kẻ tiểu nhơn đã chiếm mất hết 999 người rồi vậy.
Lấy đó mà suy nghiệm cho rộng ra thì ta biết rằng :
- Phước thọ của nhân loại ngày càng thêm tổn giảm.
- Thiên tai, giặc giả, chiến tranh lan tràn khắp cả mọi nơi.
- Xã hội ngày càng thêm rối loạn.
-
Thần thánh bất bình, không phò hộ, giúp đỡ nữa, nên khiến cho mưa, nắng trái thời, ngũ cốc suy hao, tàn tạ…..
………………
Thế cho nên, làm kẻ tiểu nhơn ắt sẽ bị :
- Người ta oán giận mình .
- Thần linh trừng Phạt mình.
- Họa hoạn sẽ luôn đến với mình.
- Phước đức tiêu mòn.
-
Tuổi thọ tổn giảm.
……………….
Vì vậy, nên phải biết rằng :
Làm kẻ tiểu nhơn ắt sẽ bị nhiều điều tổn thất lắm !
Tuy nhiên, đến đây BẢO ÐĂNG cũng xin mở thêm ra một cái “dấu ngoặc” khác nữa, để nói lên vài ba trường hợp ngoại lệ nữa :
Chẳng hạn có những trường hợp trái ngược (với lối suy nghĩ của người đời) như :
Có (lắm) kẻ suốt đời làm người tiểu nhơn, xấu ác, tư cách rất đáng khinh bỉ vv….nhưng họ vẫn được giàu sang, danh vọng, ăn trên, ngồi trước mọi người…..
Là tại sao ?
“tiểu nhơn, tuy hữu thời nhi đắc mạng dã.
Phi tiểu nhơn nhi đắc,
Sử bất vị tiểu nhơn diệc đắc hỉ,
Mạng hữu định phận cố dã”…..
Nghĩa là :
Cũng có một số các kẻ tiểu nhơn được thời tốt, làm nên danh phận, sống đời sung túc, giàu sang….không phải vì (kẻ đó làm đứa tiểu nhơn mà) được thành đạt đâu.
Giả sử như kẻ đó không làm người tiểu nhơn đi nữa (thì) y ta cũng vẫn được giàu sang như thường.
Tại sao ?
Vì cái “phần số” (hưởng phước) của kẻ đó đã có “định phận” sẵn (trước khi sanh ra rồi vậy).
Nói thế nghĩa là sao ?
- Làm kẻ tiểu nhơn, làm người xấu ác mà vẫn được giàu sang, thành đạt…..đó là vì :
- Kẻ đó chỉ mới làm người tiểu nhơn ở trong hiện kiếp nầy mà thôi, chớ còn ở trong kiếp trước (của kiếp nầy), thì y ta đã từng có thực hành các hạnh tốt như bố thí, cúng dường, cứu giúp người cô cùng, nghèo khó vv…..rồi.
-
Còn các cái hạnh tiểu nhơn mà y ta mới vừa hành ra trong kiếp nầy nó chưa đến lúc “chín mùi”, nên chưa bị thọ lãnh lấy quả báo khổ đau.
Nhưng : - Những hạnh lành, hạnh tốt mà y ta đã từng tạo ra ở làm trong các kiếp trước, nay đã đến lúc “chín mùi” rồi, vì thế mà :
-
Y ta được hưởng phước giàu sang, thành đạt vậy.
Còn : - Các hạnh tiểu nhơn, xấu ác mà y ta đang gây tạo ra trong kiếp nầy sẽ làm “NHƠN” để thọ lãnh ác báo cho các kiếp về sau.
Kinh gọi là : sanh báo và hậu báo vậy.
Có truyện ghi lại (một số), những người lành tốt, nhưng ban đầu (tiền vận) hoặc (chí cho đến) giữa đời (trung vận) vẫn luôn bị nghèo khổ, hoạn nạn….mãi cho đến lúc sau cùng (hậu vận) bỗng dưng lại được :
Giàu sang, phú quý, danh vọng lẫy lừng.
vv……………….
Lại có truyện ghi lại, có (một số) những kẻ gian ác, tiểu nhơn…..nhưng ban đầu (tiền vận) hoặc (cho chí đến) giữa đời (trung vận) được giàu sang, vinh hiển…..
Nếu người không biết đạo, không biết rõ cái lý nhơn quả, báo ứng thông suốt cả ba đời (là hiện báo, sanh báo và hậu báo, có dẫn giải sơ ở trên) ắt sẽ không hiểu tại sao như vậy
Bởi thế cho nên :
Phàm làm người, phải nên biết đạo, biết tu hành, biết gần gũi thiện hữu, minh sư, biết làm nên những điều lành, tốt.
Mà :
Xa lánh và bỏ dứt đi những hạng tà sư, ác hữu, những việc làm tàn ác, xấu xa…..
Sách dạy :
Nhứt hào chi thiện,
Dữ nhơn phương tiện.
Nhứt hào chi ác,
Khuyến nhơn mạc tác.
…………………..
Khi nhơn thị họa,
Nhiêu nhơn thị phước.
Thiên võng khôi khôi,
Sơ nhi bất lậu.
Báo ứng thậm tốc……
Nghĩa là :
Việc lành nhỏ nhít,
Cũng khuyên người làm.
Ðiều ác tí ti,
Cũng dạy người tránh.
……………………
Hại người là họa,
Dung (thứ) người là phước.
Lưới Trời tuy thưa,
Mảy lông không lọt.
Báo ứng cấp kỳ…..
Những lời dạy quý báu nầy, là người Phật tử, người có học đạo…..chúng ta há chẳng biết luôn luôn ghi nhớ nó ở nơi lòng (để mà tuân hành theo) ư
Tóm lại :
- Làm người Hiền, người dữ, cũng ở nơi mình.
- Làm người quân tử, tiểu nhơn, cũng do nơi ở mình hết cả.
Cho chí đến :
- Nếu bình sanh (khi còn sống) làm theo cái hạnh của Phật, thì sau khi chết đi rồi, ắt cái thần thức sẽ được sanh về cõi Phật.
- Nếu bình sanh làm theo cái hạnh của Bồ tát, Duyên giác, Thanh Văn, thì sau khi chết đi rồi, ắt cái thần thức sẽ được sanh về cõi Bồ tát, Duyên giác, Thanh Văn.
Như vậy thì :
-
Nếu làm ra cái nghiệp Trời, ắt sẽ được sanh về cõi Trời.
(Tức là tu thập thiện nghiệp đạo).
-
Nếu làm ra cái nghiệp Người, ắt sẽ được sanh về cõi Người.
(Tức là tu ngũ giới, giữ ngũ luân).
-
Nếu làm ra cái nghiệp A Tu la, ắt sẽ được sanh về cõi A Tu la.
(Tức là tuy là có làm lành, tu phước, hành các việc thiện, nhưng mà trong tâm vẫn còn cưu mang các sự kiêu ngạo, sân hận, thù oán không thôi).
-
Nếu làm ra cái nghiệp Ngạ quỷ (quỷ đói), ắt sẽ bị sanh về cõi Ngạ quỷ.
(Tức là cả đời chỉ tham lam, bỏn xẻn, rít nóng, keo kiệt…..)
-
Nếu làm ra cái nghiệp Súc sanh, ắt sẽ bị sanh về cõi Súc sanh.
(Tức là làm các việc tàn ác, ngu si…..).
-
Nếu làm ra cái nghiệp Ðịa ngục, ắt sẽ bị sanh về cõi Ðịa ngục.
(Tức là hành đủ việc thập ác, ngũ nghịch, hũy báng tam bảo….)
Tất cả các đường, nẻo trên đây thiệt là :
Do TÂM của mình tự tạo ra tất cả.
Chớ không phải là :
Do Phật, Trời, thần thánh chi chi mang đến để thưởng, hay phạt cho mình đâu.
Kinh gọi là :
NHẤT THIẾT DUY TÂM TẠO.
(Tất cả do TÂM tạo)
vậy.
Trong kinh Hoa Nghiêm có dạy :
Ưng quán pháp tánh giới,
Nhứt thiết duy tâm tạo.
Nghĩa là:
Hãy xem pháp tánh giới,
Tất cả do Tâm tạo.
Và các bậc Cổ đức cũng có nói rằng :
Thiên đường, địa ngục môn tương đối,
Nhậm quân na vãng nhứt điều hành.
Nghĩa là :
Cửa Thiên đường, cửa địa ngục ngang mặt với nhau.
Tùy ý chàng muốn đi cửa nào cũng được.
Muốn làm vị Thiên nhơn (cúng dường xác tiền thân của mình (xem lại phần 1 khi trước của loạt bài nầy).
Xin nguyện cho Tất cả mọi người, mọi giới hằng luôn được sanh về các nẻo Trời, Người, mà vĩnh viễn xa lánh ba đường ác đạo.
Ở trong các nẻo Trời, Người nầy mà còn “BIẾT và có KIÊM” thêm hạnh NIỆM PHẬT, rồi phát lòng TÍN, NGUYỆN cầu được vãng sanh Theo đúng như tông chỉ của Tịnh Ðộ pháp môn.
Ắt sẽ được :
Một đời “ÐỚI NGHIỆP VÃNG SANH” về cõi CỰC LẠC của Ðức Phật A DI ĐÀ nơi chốn Tây Phương, lên ngay ngôi vị Bất thối chuyển vậy.
Việc ấy há chẳng là điều,
hay sao ?
Ưu Bà Di Bồ tát giới tử, BẢO ÐĂNG
(Cẩn bút).
Bình luận