-
Ðức Bổn sư THÍCH CA MÂU NI Thế Tôn ta từ khi thành đạo cho đến lúc nhập Niết Bàn, trước sau trong vòng 49 năm hóa độ, đã lưu lại trên 300 hội thuyết pháp cùng vô số giáo môn tu tập khác nhau, đó chẳng qua là bởi vì căn tánh của chúng sanh chúng ta có nhiều sự sai biệt, cao thấp bất đồng, cho nên việc hóa độ vì đó mà cũng phải lập ra nhiều phương cách để cho thích ứng được với tất cả mà thôi, chớ chẳng phải là NGÀI có lòng phân biệt riêng tư chi đâu.
Trong Tam Tạng có ghi lại rất nhiều loại kinh chú khác nhau, xưa nay đâu ai đủ sức thọ trì cho hết được….và nếu như vậy thì những người tu học
Phật pháp đời sau nầy như chúng ta đây làm thế nào để biết chọn cho đúng phương thức tu hành thích hợp hầu mau được đạt thành kết quả ?Chính vì như thế cho nên các bậc Tổ sư xưa đã vì người tu học đời sau mà chọn lựa sẵn ra những phần giáo pháp nào cần yếu nhất để làm thời khóa hành trì mỗi ngày mà thôi.
Ðại loại trong chốn thiền môn thì việc tu tập hằng ngày thường theo phương cách sau đây:
-
Sáng sớm thì tụng thần chú Thủ lăng Nghiêm (đầy đủ 5 đệ). kế đến là qua Ðại Bi và thêm mười loại thần chú khác nữa (thập chú), đó là :
- Như ý Bảo luân Vương.
- Tiêu tai Kiết Tường.
- Công đức Bảo Sơn.
- Chuẩn đề Ðại minh.
- Thánh Vô lượng thọ quyết định Quang Minh Vương.
- Dược Sư
- Quán Âm linh cảm
- Thất Phật diệt tội
- Vãng sanh Tịnh độ
-
Thiện Thiên nữ chú
Sau đó qua Bát Nhã, rồi niệm Phật và Phục nguyện hồi hướng.
-
Tối lại thì :
- Hoặc là tụng kinh PHẬT THUYẾT A DI ÐÀ (gọi tắt là kinh A DI ÐÀ).
-
Hoặc là PHỔ MÔN (còn gọi là kinh QUÁN ÂM).
rồi qua Bát Nhã, Vãng sanh và niệm Phật, hồi hướng.
Còn các ngày 14, rằm, ba mươi, mồng một thì (buổi chiều và tối) tụng HỒNG DANH SÁM HỐI và văn MÔNG SƠN (thí thực, cầu siêu cho các u linh)….Ðại khái thì hiện nay trong chốn thiền môn, mỗi ngày chỉ còn lưu dụng lại có hai thời khóa tụng niệm như vậy gọi là “nhị khóa” mà thôi.
-
Sáng sớm thì tụng thần chú Thủ lăng Nghiêm (đầy đủ 5 đệ). kế đến là qua Ðại Bi và thêm mười loại thần chú khác nữa (thập chú), đó là :
-
Phật tử tại gia như đạo hữu, nếu dư được thời giờ thì cũng có thể y theo nhị khóa của thiền môn, còn nếu bận rộn với sinh kế hằng ngày thì (đương nhiên) là cũng có thể tùy theo hoàn cảnh (hiện có mà lập riêng ra một thời khóa tu tập hoặc lâu, mau hay ngắn, dài chi cũng được). Việc nầy cần phải tham cầu nơi sự chỉ dẫn của thầy bổn sư để cho việc tu hành của mình được đúng theo phương cách.
Vì:- Nếu hành trì có đúng theo phương cách (và cũng cần phải hiểu rõ thêm ít nhiều ý nghĩa của văn kinh, kệ tụng nữa) thì mới có thể chuyển hướng tâm niệm của mình theo như lời kinh dạy hầu cho việc hành trì được chóng thành tựu.
Có một điều “cực kỳ quan yếu” mà tất cả các người tu tập dù xuất gia hay tại gia chi cũng cần phải “tuyệt đối đừng quên”, đó là :
-
KHÔNG LUẬN LÀ TỤNG KINH HAY TRÌ CHÚ chi… nhưng ở nơi phần kết của khóa lễ quyết định đều phải có :
NIỆM PHẬT VÀ HỒI HƯỚNG, CẦU NGUYỆN Vãng sanh CỰC LẠC. cả.
Như thế thì mới thích hợp với tôn chỉ của Tịnh độ pháp môn (nói riêng) và phương cách tu hành đúng pháp (nói chung) được.
-
Qua những lời của đạo hữu bày tỏ ở trong thơ, tuy là cũng có ý tốt, nhưng nếu như xét cho kỹ lại thì việc đó chứng tỏ là đạo hữu hoàn toàn không có chủ định rõ ràng và có lẽ là cũng chưa từng bao giờ tham học về đạo pháp cùng đến thỉnh hỏi ở nơi các bậc thiện tri thức về phương pháp tu hành chi hết cả !
Tại sao tôi lại dám quả quyết như thế ?
Bởi vì qua lời thơ thì ý của đạo hữu đã bày tỏ ra một cách rõ ràng rằng :
- Tụng kinh nầy thì bỏ mất đi kinh kia.
- TRÌ CHÚ nầy thì buông bỏ đi chú nọ.
Thôi thì :
- Hôm nay tụng kinh nầy,
- Ngày mai sẽ tụng kinh kia.
- Nay trì các loại thần chú nầy,
- Mai sẽ trì qua các loại thần chú khác.
- Nay niệm Phật và Bồ tát nầy.
- Mai sẽ niệm Phật và Bồ tát khác.
Bởi vì nếu như :
- Bỏ hết thì uổng tiếc !
Còn:
- Trì tụng một lần kiêm hết tất cả,
Thì:
- Sức không kham nổi !
Người Phật tử đã từng có xem đọc nhiều kinh sách, gặp gỡ nhiều bậc danh tăng như đạo hữu vậy mà lại nói lên những lời như thế thì thử hỏi :
Có thể gọi là một người chơn thật tu hành, hiểu điều đạo lý hay không ?
Phải biết :
tất cả những phần giáo của Phật đã thuyết dạy ra thì kinh, chú nào mà lại không phát sanh ra vô lượng công đức thù thắng đâu ?
Bởi lẽ tất cả giáo pháp của đức THÍCH TÔN đều có một tướng, một vị duy nhất mà thôi.
Ðó là :- Tướng vị giải thoát,
- Tướng vị xa lìa,
- Tướng vị tịch diệt,
cả.
Như nước kia dù cho có là nước giếng, nước ao, nước suối, nước sông, nước biển ….đi chăng nữa thì nó cũng đều có một tánh cách duy nhất là :RỬA SẠCH MÀ THÔI
giáo pháp của Phật cũng lại như thế. Dù cho đó là đại thừa hay tiểu thừa, HIỂN GIÁO, MẬT GIÁO, THÔNG GIÁO hay VIÊN GIÁO gì gì đi chăng nữa, nhưng mà các giáo môn ấy cũng đều có chung một ứng dụng (và đặc tánh) là :
RỬA SẠCH HẾT PHIỀN NÃO, NGHIỆP CHƯỚNG CHO chúng sanh MÀ THÔI.
Qua lời bày tỏ nầy, như suy rộng ra thì nếu trong nay mai gì đó giả sử đạo hữu có duyên gặp được :
- Nhà tu THIỀN, khen ngợi Thiền lý, chắc đạo hữu cũng sẽ :
- Bỏ Tịnh độ mà tu theo Thiền luôn.
Xa hơn nữa :Cho đến gặp bậc tri thức trong các tông phái khác như Mật Tông, Pháp tướng Tông, Hiền Thủ Tông, Tam luận Tông, …Hoặc các tông :Vân Môn, Pháp Nhãn, Tào Ðộng, Lâm ế, Quy Ngưỡng…. đề xướng lên tôn chỉ thắng diệu của pháp môn, tất chắc chắn rằng đạo hữu cũng sẽ mất “sở thủ” của mình mà : Bỏ đây theo kia ngay lập tức !Ối chà !
Tôi chẳng biết căn tánh của đạo hữu lớn rộng đến bậc “Tối Thượng Thượng” như thế nào mà lại muốn thông suốt và “tổng trì” hết tất cả các pháp như vậy !
Giả sử như đạo hữu có đủ “Tài trí” của một bậc “Tối Thượng Thượng căn” tổng trì hết các pháp, làm được một bậc “Ðại thông gia” trong đạo Phật đi, thì âu đó cũng là một điều hân hạnh cho đạo Phật nhà ta lắm.
Nhưng tôi chỉ e cho đạo hữu là một người “NGHIỆP NẶNG, CHƯỚNG DÀY, TRÍ KÉM,
PHƯỚC MỎNG” (nên) chẳng những làm một bậc “Phật pháp đại thông gia” không được, mà lại còn bỏ luôn cả pháp môn TỊNH ÐỘ là một pháp tu mầu diệu, thẳng tắt, nương nơi “Phật nguyện lực” đới nghiệp Vãng sanh, để rồi khi đến ngày 30 tháng chạp của cuộc đời rồi nếu chẳng đi đến các cảnh :Lò lửa, vạc dầu nơi địa ngục để thọ khổ độc.Ắt cũng sẽ bị :Lạc vào trong bụng ngựa, thai lừa mang thân súc loại.Còn Giả sử như :May mắn không bị mất thân người đi chăng nữa.Mà lại :- Do vì ở nơi đời nầy nhờ được chút ít công phu tu hành song kém (hoặc không có) chánh trí (trí huệ chơn chánh) nên :
- Kiếp sau nhân vào đó sẽ hưởng được các điều “si phước” (tức là giàu sang mà không có trí huệ và chánh kiến) nơi chốn nhân gian.
Nếu hưởng si phước như thế, ắt nhiên là sẽ tạo lắm nghiệp duyên (vì không có chánh kiến và trí huệ), cho nên khi mãn kiếp đó rồi, cũng sẽ lại đi thẳng vào trong chỗ nhân gian [1] hay nơi ba ác đạo [2] mà thôi !
Chừng ấy thì :Muốn nghe tên Trời, Ðất, Cha mẹ, Thầy, Tổ, bạn bè….cũng còn không được thay….Huống chi là mong mỏi còn cơ may :Gặp lại hay là biết đến pháp môn Tịnh độ (để mà tu tập theo ư) ?!Ðạo hữu nói đã có xem qua quyển NIỆM PHẬT THẬP YẾU của Hòa Thượng THÍCH THIỀN TÂM và đang tu theo phương pháp “MẬT TỊNH SONG TU” trong quyển TÂY PHƯƠNG NHẬT KHÓA (cũng) của Ngài do tôi chú giải.
Vậy thì đạo hữu đọc HIỂU và TU theo như thế nào ?
Phải nên biết rằng :Chỉ nội một câu “NAM MÔ A DI ÐÀ PHẬT” không thôi, nếu như chuyên tâm trì niệm (HẠNH) đúng theo tông chỉ TỊNH ÐỘ pháp môn và đầy đủ được thêm hai phần TÍN, NGUYỆN nữa thì:THÀNH PHẬT CŨNG CÒN DƯ THAY.Há sợ chi kém thiếu ư ?Cứ như những lời e ngại và bày tỏ trong thư, thì chắc là đạo hữu cho rằng :
- Tụng kinh A DI ÐÀ và niệm thánh hiệu của NGÀI:
- Không thể diệt được định nghiệp,
- Không thành tựu được vô lượng công đức,
- Không được Vãng sanh,
-
Không được dứt đường sanh tử…..
Như các kinh và chú khác hay sao ?
Phải nên biết và luôn luôn ghi nhớ rằng :Trong đường tu tập nếu như “chuyên nhất một lòng” và cương quyết “tu theo một pháp” thì lo gì :Không có ngày thành tựu được đạo quả giải thoát.Và:Cầu sự việc chi mà lại chẳng thành.Lựa là cần phải nay tụng kinh nầy, mai trì chú kia, mốt niệm danh Phật nầy, bữa khác niệm danh Phật nọ…. mới được đầy đủ còn chuyên tâm và rặc ròng tụng kinh A DI ÐÀ cùng niệm thánh hiệu của Ngài là “không đủ” được công đức hay sao ?
Trong kinh “VĂN THÙ BÁT NHÔ Phật có dạy rằng :
“ Nầy VĂN THÙ SƯ LỢI,Có một pháp môn tên là “NHẤT HẠNH TAM MUỘI”, người tu theo pháp môn nầy cũng được giải thoát.Ngài VĂN THÙ SƯ LỢI Bồ tát bạch Phật rằng :Bạch đức Thế Tôn, thế nào gọi là “Nhứt hạnh tam muội” ?Phật phán :Nếu có Thiện nam tử, thiện nữ nhơn nào muốn thâm nhập vào nơi Nhất hạnh Tam muội nầy, thì kẻ ấy phải ở nơi rảnh rang, vắng vẻ (tức là ở chỗ thanh tịnh), bỏ các ý tưởng tán loạn, tâm chẳng nắm giữ tướng mạo [3] rồi buộc chặt tâm tưởng vào NƠI MỘT ÐỨC PHẬT.Rồi:Ngồi ngay thẳng và quay mặt về nơi phương hướng của đức Phật ấy ngự, mà chuyên xưng danh hiệu của đức Phật ấy.Nếu có thể ở nơi một đức PHẬT mà niệm niệm nối nhau không gián đoạn thì :Liền ngay trong niệm ấy sẽ thấy được chư Phật quá khứ, hiện tại và vị lai.
Tại sao :Vì niệm một đức Phật được công đức vô lượng, vô biên cùng với việc niệm vô lượng chư Phật công đức cũng bằng như nhau không khác, bất khả tư nghị.
Phật pháp bình đẳng không phân biệt….……………………….
Như lời dạy trên thì :
- Môn NHỨT HẠNH TAM MUỘI ấy không phải là pháp môn Tịnh độ thì là gì ?
-
Ngồi ngay thẳng và quay mặt về nơi phương hướng của đức Phật ấy….
Phương ấy không phải là PHƯƠNG TÂY thì là gì ?
-
Chuyên xưng danh hiệu của đức Phật ấy….
Nếu không phải là Phật A DI ÐÀ thì là gì ?
-
Niệm niệm nối luôn không gián đoạn….
Ðó không phải là tông yếu và tôn chỉ của Tịnh độ pháp môn thì là gì ?
-
Niệm một đức Phật cùng với niệm vô lượng chư Phật, công đức bằng nhau không khác.
Ðức Phật ấy chẳng phải là Phật A DI ÐÀ thì là gì ?
Cho nên phải biết rằng :
Chỉ cần chuyên u theo “Nhứt hạnh Tam muội TỊNH ÐỘ pháp môn” không thôi, cũng (dư sức) diệt trừ được NGHIỆP CHƯỚNG và thành Phật.Mong đạo hữu luôn nhớ rõ điều nầy.
-
Còn việc tu hành của mình thì không cần thiết lắm phải nay đi am nầy, mai đến chùa khác, nay gặp Hòa Thượng, Thượng Tọa, Ðại đức nầy…. mai đến gặp các vị danh tăng khác nữa v.v… làm chi.
Lại cũng không cần thiết phải :
- Nay đọc tụng kinh nầy, mai đọc tụng kinh khác,
-
Nay trì thần chú nầy, mai trì thần chú khác…
Hay là :
- Nay theo thầy nầy trì học chú nầy,
- Mai theo thầy kia trì học chú khác….
Ðể được mang cái tiếng là người đa văn quảng bác (chỉ) ở trên đầu môi chót lưỡi mà thiếu đi phần thực hạnh, như thế thì cái sự đa văn và nghe hiểu ấy cũng đồng như người không nghe biết chi hết mà thôi.
Ðiều nầy thì ở trong kinh Lăng Nghiêm, ngài A NAN đã vì chúng ta mà nói ra lời rằng:
(ÂM):
“ A NAN văn dĩ, trùng phục bi lệ, ngũ thể đầu địa, trường quỳ hiệp chưởng, nhi bạch PHẬT ngôn :
……Kim nhựt nãi trì, tuy hữu đa văn, nhược bất tu hành, dữ bất văn đẳng, như nhơn thuyết thực, chung bất năng bảo”…(NGHĨA):
Ngài A NAN nghe qua buồn khóc, quỳ mọp xuống đất rồi chắp tay lại mà thưa lên cùng với PHẬT rằng:
…….Bữa nay tôi mới biết, tuy là có được cái nghe nhiều, nhưng nếu không chịu y theo đó mà tu hành, thì cái nghe ấy cũng đồng như là không nghe mà thôi….Ðây là ngài A NAN đã vì cái bệnh ham đa văn và tu trên đầu môi, chót lưỡi của chúng sanh chúng ta mà bày tỏ lên các lời ấy, để gián tiếp rầy dạy chúng ta vậy.
Cho nên :Phàm làm người Phật tử tu học theo đạo mầu của Phật để cầu giải thoát, thì điều cần thiết nhất phải thực hành mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm… cho chí đến suốt cả một đời của mình là :
HIỂU LÝ RỒI THÌ PHẢI THỰC HÀNH CÁI SỰ.Và :ÐỪNG HAM ƯA THAY ÐỔI NHIỀU pháp môn TU.Liên Tông Bát tổ LIÊN TRÌ Ðại sư (tức là ngài CHÂU HOẰNG) cũng đã có lưu lại các lời dạy rằng :
“Người học Phật, niệm Phật đừng quá nên ham ưa chạy theo hình thức bên ngoài, mà chỉ :QUÝ Ở NƠI CHÂN THẬT tu hành MÀ THÔI.
Như thế nào ?
Ðó là :- Hàng Phật tử tại gia không cần phải cạo đầu, mặc áo đà (áo nâu) làm chi. Tự có thể để tóc, mặc áo tràng lam mà niệm PHẬT cũng được.
- Người thích thanh vắng thì không cần phải đánh chuông mõ. Tự có thể im lặng mà niệm PHẬT cũng được.
- Người sợ công việc phiền phức, không cần phải kết bè, lập hội làm chi. Tự có thể đóng cửa mà niệm PHẬT cũng được.
- Người biết chữ, nếu có thật tâm quyết chí muốn tu, không nhất định bắt buộc phải vào chùa nghe kinh. Tự có thể xem kinh rồi y theo lời dạy trong đó mà niệm PHẬT cũng được.
- Trải qua ngàn dặm hành hương xa xôi ở nơi các núi, các chùa (và gặp thầy nầy thầy khác….) không bằng ngồi yên ở nơi nhà mà niệm PHẬT.
- Cúng dường các vị sư không chân chánh, không bằng hiếu thuận với cha mẹ mà niệm PHẬT.
- Giao du với bạn bè kém đạo đức, không bằng kẻ dốt nát mà biết chuyên tâm niệm PHẬT.
- Hạnh thấp mà ham vọng nói đạo lý cao siêu, không bằng kẻ thiệt thà, chất phát mà niệm PHẬT.
- Tánh ưa thích các sự háo kỳ (chuyện lạ lùng huyền bí), ham cầu sự linh thiêng của ma quỷ, thần thánh…không bằng chánh tâm tin nơi lý nhân quả mà niệm PHẬT.
……………………….
Tóm lại người Phật tử tu hành chân thật thì phải như thế nào ?
-
Ðó là :
- Giữ lòng ngay.
- Dứt hạnh ác.
Ðược vậy thì gọi là :
Người Thiện nhơn niệm PHẬT. -
Còn nếu như :
Nhiếp tâm trừ được tán loạn.
Thì gọi là :
Người hiền nhơn niệm PHẬT. -
Và sau cùng, nếu như :
- Tỏ rõ được tâm tánh.
- Dứt được hoặc nghiệp.
Thì gọi là :
Bậc thánh nhơn, giải thoát.
Vậy thì nay đạo hữu nên bình tâm xét lại xem mình thuộc về hạng loại tu hành nào rồi tự chọn lại cho mình một phương cách hành trì thích hợp.
Thân người mong manh,
Kiếp người có hạn….
Chớ nên đeo đuổi mãi theo cao vọng mà quên nhìn lại thân phận bạt địa phàm phu của mình vốn nhiều tội chướng và đường tu chưa được chứng, ngộ chút chi !
Còn nếu như vẫn mãi mê đeo đuổi theo mộng làm một bậc “đại thông gia” trong Phật pháp, tâm rong ruỗi hoài nơi các chốn Ðông, Tây, ham ưa nói huyền lý cao siêu trên đầu môi chót lưỡi như các kẻ dung thường, thì việc ấy tôi cũng không dám ép.
Trước đây, đạo hữu đã cùng với tôi có đôi lần tương ngộ vã lại vì cùng nhau tu theo Tịnh độ pháp môn nên tôi xin có đôi lời chân thật nhắc khuyên rằng:
-
Giả sử như sau nầy, trên đường tu học và tham cầu nơi nhiều bậc “tri thức” trong cửa đạo (như hiện nay đạo hữu đang tiến hành) và trở thành được một bậc “Phật học thức giả”, làm lợi ích cho mình, người và đạo pháp như lòng mong muốn, thì cũng là một điều hân hạnh cho Phật giáo nhà ta lắm.
Chỉ e rằng :Việc làm chẳng xong, ý nguyện không thành.Mà:Sự niệm Phật cầu sanh về miền AN DƯỠNG nơi cõi trời Tây lại chưa tin chắc và thiếu hẵn đi các phần hành trì thiết thực…..Thì:Hỏng mất cả đôi.
-
Lại như :
Với công lao tu hành trong hiện tại, có được chút phần công đức, kiếp sau ắt sẽ bị lạc vào vòng phước báo nhơn gian, làm người giàu sang, quyền quý.
Nhưng hãy nên nghĩ thêm rằng :
Người giàu sang mấy ai không tạo nghiệp !Bởi vì :Bồ tát còn mê khi cách ấm,
Thanh văn còn muội lúc ra thai.Thì người dung thường như chúng ta đây nào sá kể gì ?Như ngày nay, chúng ta đều thấy :
- Trên thế giới, chiến tranh, giặc giả, thiên tai…. lan tràn khắp cả mọi nơi, nhơn dân lầm than, cơ cực, cửa mất, nhà tan…..
Là bởi vì đâu ?
- Ấy đều là do ảnh hưởng phước báo của những người có tu hành đời trước mà không trí huệ vậy.
Nên đời nầy họ :
- Ðược giàu sang, làm vua, làm tướng đầy đủ quyền hành thế lực trong tay…. rồi sanh lòng tham lam quá đáng mà gây tạo ra hết cả !
Kiếp nầy tạo nghiệp như thế, kiếp sau (thần thức) biết sẽ về đâu ?
Vì thế mà :
Nếu như bị lạc vào trong kiếp sau rồi, ai dám bảo đảm là mình khỏi mê muội, khỏi gây tội lỗi, khỏi đọa ác đạo đâu….
Cho nên :
hiện tại đây nếu như không được sanh về cõi TÂY PHƯƠNG, dứt đường sanh tử….
Thì:
- Một đời không bị đọa lạc còn có thể.
Chớ:
- Hai đời không bị đọa lạc thì rất là ít có lắm vậy.
Mong người quân tử nên bình tâm lại, gắng theo các lời khuyến nhắc của tôi, chân thật ngó lại bổn phận mình mà tuần tự tiến tu, ắt sẽ dần dần (và tự nhiên) phát sanh ra trí huệ, chứng ấy thì lo gì mà chẳng được :
- Hiểu một việc,
- Rõ trăm điều….
Bằng chẳng như thế, thì dù cho tôi có lân mẫn và nhắc khuyên nhiều thế mấy đi nữa, nhưng tâm của đạo hữu vẫn không có chủ định và chuyên nhất,.
Thì:
NÀO CÓ ÍCH CHI.
Cố gắng.
Trân trọng.
TỊNH ÐỘ
Thi…..
(Bảo Ðăng Trích lục)
Cài thêm câu niệm mãi đơn đề. [4]
Luyện thân nhẹ được đồng tiên hạc,
CỰC LẠC bay ngang thẳng lối về.
Nặng lòng lẫm cẫm tháng năm qua.
Gặp người duy nói đường tu TỊNH,
Chỉ bảo đành rành một sát na.
Tuổi già khô tận đến cam lai. [5]
Ðài vàng ít thấy điềm hòe cổ,
Lại gắng chuyên cần oán trách ai [6]
[1] nhân gian: Ba hình phạt, đó là :
- Nhục đồ : Hình phạt lắt thịt (lăng trì)
- Ðao đồ : Hình phạt dùng ngàn muôn đao kiếm cho bay theo gió đến chặt nát thây.
- Huyết đồ : Hình phạt dìm vào trong sông máu dơ toàn thân hóa ra thành huyết thúi.
[2] Ba ác đạo: là Ðịa ngục đạo, Ngạ quỷ đạo (quỷ đói), Súc sanh đạo (thú vật).
[3] Chẳng nắm giữ tướng mạo : là bỏ hết các duyênđời ràng buộc đi.
[4] Ý nói chuyên tâm niệm Phật (đơn là duy có một Ðề tài chủ đề, chủ đề để niệm đây là câu NAM MÔ A DI ÐÀ PHẬT.
[5] Ý nói cho đến ngày chung cuộc (chết).
[6] Sự tích: Hoài Ngọc Pháp sư, suốt cả một đời chuyên niệm Phật, cầu sanh CỰC LẠC, đến khi lâm chung, thấy vô số thánh chúng tay bưng “đài bạc” đến tiếp rước.
Ngài từ chối không nhận và nói rằng :
Hoài Ngọc nầy trọn đời niệm Phật thề chiếm “đài vàng”, nay sao không được y như nguyện
Ngài nói xong, chư Thánh chúng liền ẩn mất.
Từ đó Ngài càng thêm tinh tấn niệm Phật. Không lơ là, biếng trễ…
………….
Sau lại, đến lúc lâm chung được chính thân Phật A DI ÐÀ, QUÁN THẾ ÂM, ÐẠI THẾ CHÍ Bồ tát vô lượng chư thánh chúng tay bưng “đài vàng” (kim đài) đến tiếp dẫn. Hương trời bay bát ngát, Ngài mỉm cười, từ giả đại chúng, chắp tay niệm Phật mà hóa.
[7] Ý nói : tất cả niệm trần lao đều tiêu tan sạch hết cả (chẳng niệm đây là đạt vào trong trạng thái “vô niệm” (trần) hay còn gọi là “nhứt niệm”).
[8] Ý nói : Ngay trong khi “nhứt niệm vô niệm” đó, thì 10 phương chư Phật nhiều như số cát sông Hằng liền hiện ra ngay trước mặt. (Cảm ứng đạo giao).
Bình luận