27.10.2021

THP 30: 8 sở đại Nhiệt ngục ở Địa ngục

  1. Thế nào gọi là 5 tội nghịch
  2. CHÁNH NGỤC / HỎA NGỤC (Nhiệt ngục)

Nhắc lại kỳ trước…..
………………..

(Vì sao 5 tội nầy bị gọi là NGHỊCH ‌?

Sở dĩ gọi là NGHỊCH vì 5 “hạng bậc” nầy là
Glossary Linkphước điền, là ân đức (của mình)….Thay vì báo ân, trả đức, bồi bổ phước điền mà trở ngược lại làm chuyện phản nghịch….

Cho nên bị liệt vào A Tỳ đại tội….).

Vậy thì :

  1. Như thế nào mà lại gọi là NGHỊCH ‌?
    Và :
  2. Như thế nào mà “năm hạng bậc” nầy được gọi là phước điền, ân đức….mà chúng sanh chúng ta cần phải trả đức, báo ân ‌?

    Gọi là NGHỊCH đây tức là phản nghịch, là chống trái vậy.

Phải biết rằng :

1+2/ – Ở trên cõi đời nầy, cái “đại ân đức” đối với con người, duy nhất là chỉ có hai bậc “sanh thành, dưỡng dục” (cha và mẹ) mà thôi.

Vì thế nên trong quyển “HIẾU KINH” của Nho giáo có dạy rằng :

Ai ai phụ mẫu,
Sanh dưỡng cù lao.
Dục báo thâm ân,
Hiệu thiên võng cực.

Nghĩa là :

Nghĩ thương đến CHA, MẸ,
Ơn Sanh dưỡng nhọc nhằn.
Muốn báo trọn thâm ân,
Như trời cao khó vói.

Hoặc là :

Nghĩ thương công sanh thành phụ mẫu,
Ðức “cù lao” chín chữ bao la.
Ví như tay vói trời xa,
Báo ơn CHA, MẸ dễ mà được đâu !

Sao gọi là “ân sanh thành” và “đức cù lao chín chữ ” ‌?

  1. Nói “ơn sanh thành” đây là nói đến ơn của CHA vậy.

    Vì nếu không có cha “tạo hình” thì thân mạng của ta đây ắt nhiên là không sao có được.
  2. Còn nói đến 9 chữ cù lao đây là nói chung cho cả công ơn của “cha sanh, mẹ dưỡng”. Ở trong 9 chữ nầy thì :

    • CÔNG CHA SANH chỉ có MỘT.
    • Còn ơn đức của mẹ NUÔI DƯỠNG thì lại gồm có đến TÁM điều.

    Ðó là :

    • CÚC (cho bú sữa, mớm cơm).
    • PHỦ (ẩm bồng).
    • SÚC (nuôi nấng).
    • DƯỠNG (giữ gìn cho con không bị tổn hại trước mọi hoàn cảnh chung quanh),
    • DỤC (dạy dỗ cho con nên người).
    • CỐ (Trông nom, nhìn ngó con cho con khỏi bị tai nạn, bịnh đau).
    • PHỤC (săn sóc con khi mạnh cũng như lúc ốm).
    • XUẤT NHẬP PHÚC (ra vào, tới lui đều bồng ẵm để con ở trên bụng).
Một CÔNG của cha sanh,
Và:
Tám ÐỨC của mẹ dưỡng.

Ðây gọi là : “CHÍN CHỮ cù lao” vậy.

( là cần cù, LAO là lao nhọc – Tức là chăm lo và nhọc nhằn nuôi nấng con thơ).

Trong kinh TÂM ÐỊA QUÁN, nơi phẩm “báo ân”,
Glossary LinkPHẬT
có dạy rằng :

…MẸ đối với con, có 10 ÐỨC TRỌNG.

Ðó là :

  1. NHƯ ÐẠI ÐỊA : Nghĩa là như đất rộng – Bởi vì trong thai mẹ là chỗ nương tựa và trưởng dưỡng của con.
  2. NĂNG SINH : Nghĩa là MẸ phải trải qua vô lượng sự khổ não, đau đớn mới sinh được con ra đời.
  3. NĂNG CHÍNH : Nghĩa là MẸ thường dùng tay của mình mà vuốt ve, uốn nắn mắt, tai, mũi, lưỡi…..cho con (ý nói trìu mến, nâng niu, không để cho con bị tổn thương).
  4. dưỡng dục : Nghĩa là MẸ theo thời tiết bốn mùa (Xuân, Hạ, Thu, Ðông) mà khéo léo nuôi dưỡng khiến cho con ngày thêm khôn lớn.
  5. TRÍ GIẢ : Nghĩa là MẸ luôn dùng phương tiện khéo léo để dạy dỗ cho con được sanh ra trí huệ.
  6. TRANG NGHIÊM : Nghĩa là MẸ dùng phấn son, áo quần sang đẹp, đồ trang sức qúy giá mà trang nghiêm cho con.
  7. AN ẨN : Nghĩa là MẸ ôm ấp, bồng ẵm khiến cho con được ngủ nghỉ an lành.
  8. GIÁO THỤ : Nghĩa là MẸ dùng mọi phương tiện khéo dễ dắt dẫn, dạy dỗ cho con.
  9. GIÁO GIỚI : Nghĩa là MẸ thường dùng các lời nói thiện, lành để dạy cho con biết xa lìa điều ác, học hỏi điều lành.
  10. CHO GIA NGHIỆP : Nghĩa là MẸ luôn luôn đem gia nghiệp mà giao lại cho con.
    ………………

Phật dạy tiếp :

Trên thế gian nầy gì là giàu, gì là nghèo ‌?

  • MẸ còn tại thế là GIÀU.
  • MẸ mất đi là NGHÈO.
  • MẸ còn sống như mặt trời sáng rực giữa ban trưa.
  • MẸ mất đi là tối đen như mặt trời đã lặn.
  • MẸ còn sống như là trăng rằm sáng tỏ.
  • MẸ chết rồi như đêm tối ba mươi.
    …………………

Thế nên,

Các người phải nên siêng săng tu tập về sự hiếu dưỡng phụ mẫu thêm như vậy.
Người biết hiếu dưỡng đối với phụ mẫu thời cũng như cúng dường Phật không khác. Phúc đức hiếu dưỡng cha mẹ và phúc đức cúng dường Phật bằng nhau không thiên lệch….

…………………

Các ngươi phải nên báo ân cha mẹ như thế !

Cho nên,

Ơn CHA, MẸ cao sâu thăm thẳm quả hơn biển rộng, trời cao, bổn phận làm con cần phải hiếu dưỡng trọn đời, ấy vậy mà cũng vẫn chưa thể nào trả xiết được thay, huống lại còn LÀM RA TỘI NGHỊCH, thậm chí đến giết hại CHA MẸ như vậy thì:

Trời, Ðất nào mà còn dung thứ được nữa.

Lẽ tất nhiên là kẻ đó ắt quyết định :

Phải bị đọa vào trong địa ngục A Tỳ ngay rồi, chẳng cần luận bàn chi nữa cả.

3/- Còn PHẬT xuất hiện ra nơi cõi đời là để :

  • Hóa độ vô lượng chúng sanh.
  • Làm ngọn đuốc sáng cho ba cõi (Dục, Sắc, Vô sắc) nương nhờ.
  • Làm bậc CHA LÀNH chung cả cho bốn loại (Noãn, Thai, Thấp, Hóa).
    …………………

Ðối với PHẬT, phàm người “vô duyên” (không có căn lành) trong Phật pháp ắt muôn kiếp không dễ gì gặp được…

Lẽ ra :
Làm người biết đạo phải luôn luôn một lòng hướng về PHẬT để cần cầu tu học đạo mầu vô lượng, báo đền ơn đức NHƯ LAI.
Mà nay lại :
Hủy báng, phản nghịch, làm cho thân Phật ra máu, (Nơi đây cần phải nói thêm là : Sau khi PHẬT nhập Niết Bàn, phàm làm những điều đại nghịch như : Ðập phá tượng Phật, phá hoại chùa tháp, thiêu đốt, hủy hoại Kinh pháp….đều đồng với tội LÀM CHO THÂN PHẬT RA MÁU cả).

Thì kẻ ấy sau khi mạng chung, nhứt định phải bị vĩnh viễn đọa vào nơi địa ngục A Tỳ trong khắp 10 phương thế giới.

4/- Còn bậc A LA HÁN

đã dứt hết hai món kiết sử của ba cõi là “Kiến hoặc”“Tư hoặc”, siêu xuất ra ngoài Tam giới, đáng nhận được các sự cung kính, cúng dường của Trời, Người, làm bậc phước điền cho khắp nhơn thiên. Nếu có kẻ nào tôn trọng cúng dường nơi bậc nầy ắt sẽ được vô lượng phước…

Ấy vậy mà nay lại : làm chuyện phản nghịch, thậm chí đến giết hại…

Thì kẻ đó :

quyết định phải bị đọa vào trong địa ngục A Tỳ vậy.

(Phụ chú :

(Nơi tội thứ tư nầy còn chia ra làm thêm hai tội khác nữa.

Ðó là :

  1. Giết hại HÒA THƯỢNG :

    Hòa Thượng còn gọi là “LỰC SANH”, nghĩa là dùng cái sức trí huệ khiến cho người người sanh trưởng được chánh đạo, chánh kiến, chánh tín…..
  2. Giết hại A XÀ LÊ :

    A XÀ LÊ là ông thầy dạy đạo.

    Còn gọi là “QUI TẮC PHẠM SƯ” vì năng làm một bậc “Sư phạm” cho chúng sanh.

Nghĩa là :

Năng làm cái khuôn phép cho người học đạo (hiện tại lẫn cả về sau) noi gương bắt chước, hằng luôn giáo hóa đệ tử tu học đạo mầu.

Ơn đức đối với hàng hậu học rất là cao trọng.

Bởi vì :
  • Phật pháp nhiệm mầu, cao diệu, nếu không có bậc A XÀ LÊ (tức là ông thầy dạy đạo) giảng nói cho nghe thì dù kẻ đó có thông minh, trí huệ (theo lối đời) cho đến thế mấy đi nữa cũng không thể nào hiểu thấu được cả.

Cho nên :

  • Nếu muốn đắc được quả xuất thế hiện tại lẫn cả về sau thì trước hết ắt phải :

    THEO HỌC Ở NƠI BẬC THẦY A XÀ LÊ vậy.

(Phụ chú :

Có cả thảy 5 bậc A XÀ LÊ là :
  1. Xuất gia A XÀ LÊ :

    Là bậc thầy “Thế độ” (xuống tóc cho mình) và trao cho 10 giới Sa Di.
  2. YẾT MA A XÀ LÊ:

    Là vị thầy đương đàn (ở trong đại giới đàn), đứng ra thay thế mình mà bạch pháp “TỨ YẾT MA” lên chư Tam Sư, Thất chứng [1] khi mình thọ giới cụ túc (Tỳ Kheo giới).
  3. Giáo thọ A XÀ LÊ :

    Là vị thầy vấn nạn (hỏi 13 điều cấm kỵ bắt buộc cần phải tránh ở trong cửa đạo) và dạy bảo cho mình các điều uy nghi, phép tắc, cần phải có phải biết trước khi thọ giới cụ túc.
  4. Y chỉ A XÀ LÊ:

    Là các vị thầy làm chỗ cho ta nương nhờ và nhận trách nhiệm sự chỉ dạy đạo pháp.
  5. Giáo độc A XÀ LÊ :

    Là vị thầy giãng dạy kinh nghĩa cho ta tu học (dù chỉ là giảng dạy có mỗi một bài kệ 4 câu cũng vậy).

Ơn đức của Hoà Thượng và A XÀ LÊ đối với ta (là người học đạo) lớn lao như thế, đã không đền báo được thì thôi, mà nay lại làm ra chuyện phản nghịch, thậm chí đến giết hại….thì kẻ đó.

Ắt sẽ vĩnh kiếp bị đọa vào trong địa ngục A Tỳ.

5/- Còn Tăng chúng

đang hòa hợp nhau cùng hành cái đạo nhiệm mầu, thay thế Phật, Tổ giáo hóa, giảng dạy kinh pháp cho chúng sanh biết rõ các lẽ chánh, tà, siêu, đọa… nhơn quả, trả vay…

Mà nay lại có kẻ đem điều ác độc ngoài đời đến làm tổn hại, khiến cho chúng tăng tan vỡ, việc giáo hóa bất thành, đạo pháp tàn lụn…

Ắt kẻ đó phải bị đọa vào trong địa ngục A Tỳ vậy.

(Phụ chú :
Trên đây gọi là “Ngũ Nghịch tội” hay còn gọi là “Thất nghịch tội” (vì có kể thêm hai thứ sát hại kế là :

  • Giết Hòa Thượng.
  • Giết A XÀ LÊ.)

Trên đã nói rõ về Năm tội nghịch rồi.

Kế đây là nói về ÐỊA NGỤC để cho các kẻ ỷ mình thông minh, theo Tân học… không có lòng tin và Hủy báng việc đọa sanh vào địa ngục… nhơn có duyên xem đọc đến mà ít nhiều phát lòng thẹn, hổ, kinh sợ sám hối các điều tội lỗi và khinh mạn của mình đối với Phật pháp.

(Xuất từ tạng kinh)…

I/- CHÁNH NGỤC / HỎA NGỤC (Nhiệt ngục) :

Như trước đã có nói :

Hỏa ngục (nhiệt ngục) 8 sở chánh.

Ðược liệt danh tổng quát như sau :

  • ÐỊA NGỤC Ðẳng Hoạt.
  • ÐỊA NGỤC Hắc thằng.
  • ÐỊA NGỤC Chúng Hiệp.
  • ÐỊA NGỤC Hiền Kiếu.
  • ÐỊA NGỤC Ðại Kiếu.
  • ÐỊA NGỤC Viêm Nhiệt.
  • ÐỊA NGỤC Cực Nhiệt.
  • ÐỊA NGỤC Vô Gián.

Từ địa ngục ÐẲNG HOẠT thứ nhất đến địa ngục thứ bảy là CỰC NHIỆT gồm có 7 đại ngục, nằm chồng chất lên nhau, bề cao cộng chung là 19.000 do tuần (mỗi do tuần có 40 dặm), an trí trong lòng đất của Châu NAM THIỆN BỘ (Quả địa cầu mà ta đang ở), mỗi địa ngục như vậy rộng đến 10.000 do tuần.

Nói chung 8 sở hoả ngục nầy thì :

  1. Hai ngục đầu là ÐẲNG HOẠTHắc Thằng đều có Chủ ngục và Quỷ tốt trị tội.
  2. Ba ngục kế tiếp là Chúng Hiệp, Hiền Kiếu, Ðại Kiếu cũng có chủ ngục và qủy tốt trị tội (nhưng ít hơn hai ngục trên).
  3. Ba ngục chót là Viêm Nhiệt, CỰC NHIỆT, Vô Gián (A Tỳ) thì không có chủ ngục và qủy tốt trị tội, mà thuần là do nghiệp ác của tội nhân chiêu cảm biến hóa ra khổ cụ (dụng cụ hành tội) tự hành tội lấy.

Cả 8 ngục nầy, lấy cơ sở chánh làm trung ương, chung quanh 4 phía Ðông, Tây, Nam, Bắc (của ngục chánh), mỗi phía đều có 4 ngục phụ, cộng lại là 16 ngục phụ, gọi tên là “Du Tăng ÐỊA NGỤC” (tức là mỗi lần đi qua một ngục phụ như vậy thì sự thọ khổ càng tăng lên thêm).

Sau đây, soạn giả xin được lược kể ra một ít hình phạt thống khổ của các “HỎA NGỤC” nầy.

Như sau :

  1. Ngục ÐẲNG HOẠT :
    chúng sanh ở ngục nầy cả 10 ngón tay đều sanh ra móng sắt.

    Hễ có giận hờn thì dùng móng tay ấy cào cấu với nhau. Cào đến đâu thì móc thịt rớt ra đến đó, liền té xỉu chết ngay.

    Có 2 trường hợp sống lại (để thọ tội tiếp) là :
    • Qủy tốt kêu cho sống lại,
    • Gió lạnh thổi cho sống lại.

    Chịu hình phạt ở đây (tức là sống lâu) 500 năm.

    Một ngày đêm nơi đây bằng 16.200 “câu đê” năm nơi cõi người.

    (Một “câu đê” bằng : 21.000.000.000.000.000.000.000 năm nơi chốn thế gian).

    Mãn tội ở sở ngục chánh nầy rồi thì bị chuyển tiếp ra ngoài 16 sở ngục phụ chung quanh để thọ tội thêm. Khi nào xong hết tội rồi mới được cho đi đầu thai…)

    Nhơn duyên bị thọ khổ :

    Lúc còn sống buông lung Thân, Khẩu, Ý, tạo đủ Thập ác tội.

    (Xem phóng đồ tiêu biểu dưới đây) :

    Phóng đồ ngục CHÁNH16 NGỤC DU TĂNG (phụ) của địa ngục thứ nhất ÐẲNG HOẠT.

    Bắc (có 4 ngục phụ)

    Tây (có 4 ngục phụ) NGỤC CHÁNH Đông (có 4 ngục phụ)

    ĐẲNG HOẠT
    ở trung ương

    Nam (có 4 ngục phụ)

    1. hình phạt của 4 ngục phụ ở phía Ðông là :

      • Rìu búa : Ðặt tội nhơn trên đe sắt nóng, dùng rìu búa nóng đỏ chặt nát thân thể.
      • Chó sói : Bầy chó sói đến xé xác tội nhơn.
      • Cây kiếm : Tội nhơn leo lên cây trốn chó sói, kế đến gió lạnh thổi đến, tất cả lá cây đều hóa thành ra đao kiếm chém nát thân thể.
      • Giá lạnh : Bị gió lạnh thổi đến cả mình thành băng, kêu la thảm thiết rồi chết.
    2. Hình phạt của 4 ngục phụ ở phía Nam là :

      • Hắc sa (cát đen) : Gió thổi cát đen nóng bay đến táp cháy da thấu xương.
      • Tiểu phẩn : Uống nước tiểu nóng, ăn phân (cứt) nóng cháy hết ruột gan.
      • Ðinh sắt : Ðặt tội nhân lên gường sắt nóng rồi lấy đinh sắt nóng đỏ đóng khắp trên thân thể.
      • Phóng rã : Ðặt nằm trên giường sắt nóng, lấy nước đồng sôi rót vào miệng.
    3. Hình phạt của 4 ngục phụ hướng Tây là:

      • Chết đói : Bỏ cho đói bụng, rồi lấy hoàn sắt nóng cho ăn, cháy gan ruột mà chết.
      • Vạc đồng : Bỏ tội nhơn vào vạc đồng chứa dầu sôi mà nấu.
      • Nhiểu vạc : Lấy móc sắt móc miệng tội nhơn nhúng vào vạc nước đồng sôi.
      • Cối đá : Bỏ tội nhơn vào cối đá xay nát thân thể.
    4. Hình phạt của 4 ngục phụ hướng Bắc là :

      • Nung huyết : Bỏ tội nhơn vào nồi hoặc ao huyết thúi nóng sôi, cả thân đều tan ra thành huyết.
      • Lường lửa : bắt tội nhơn cầm nồi sắt nóng đỏ xúc than và lửa.
      • Sông tro : Ném tội nhơn vào trong sông tro than nóng đỏ.
      • Hoàn sắt : Bắt tội nhơn dùng tay nắm sắt cục nóng đỏ, cháy hết gân xương.

      Xong hết tội phạt nơi 16 ngục phụ nầy rồi thì cho chuyển kiếp làm qủy đói, mãn kiếp qủy đói chuyển làm súc sanh, mãn kiếp súc sanh chuyển làm người tật nguyền, nghèo cùng, hèn hạ không ai thèm nhìn ngó hay đoái hoài đến…

  2. Ngục Hắc Thằng :
    Qủy tốt dùng dây sắt nóng trói thân người tội.

    Trong dây có búa nhỏ, nóng đỏ, búa ấy chạy theo đường dây trói mà chém xả thân người tội ra trăm ngàn khúc.

    Chết đi rồi sống lại (giống như trên)

    chúng sanh nơi ngục nầy thọ 1000 tuổi.

    Một ngày nơi ngục nầy bằng 32.400 câu đê năm nơi cõi người.

    Mãn thọ ở ngục chánh rồi thì bị chuyển ra 16 ngục phụ ở chung quanh để thọ báo khác nữa.

    Nhơn duyên bị thọ khổ :

    Lúc còn sống tạo nghiệp ác nghịch với cha mẹ, thánh nhơn và Bồ tát, Phật.

  3. Ngục Chúng Hiệp :
    Là có 2 hòn núi hiệp lại ép nát thân thể của người tội (xong rồi dang ra), tội nhơn chết đi rồi sống lại, kế bị núi hiệp vào ép nữa, thịt nát, xương tan, muôn điều thống khổ.

    chúng sanh ở ngục nầy thọ 2000 tuổi.

    Một ngày đêm nơi đây bằng 64.800 câu đê năm nơi cõi người.

    Mãn thọ nơi ngục chánh rồi thì bị chuyển ra ngoài 16 ngục phụ ở chung quanh để thọ tội tiếp…

    Nhơn bị đọa :

    Thân, Khẩu, Ý tạo đủ thập ác.

  4. Ngục Hiền Kiếu :

    Chữ “KIẾU” ở đây có nghĩa là :

    • Kiếu hoán tức là kêu la, rên khóc, đau đớn, khổ sở…
    • Hô Hô tức là kêu thét lớn và rên la một cách cực kỳ đau đớn, thống khổ không sao tả xiết.
    Nơi ngục nầy qủy tốt bắt người tội ném vào trong vạc lớn để nấu, tội nhơn đau đớn, nhảy nhót (cho đở nóng) kêu la, rên khóc, thống khổ muôn phần.
    chúng sanh ở ngục nầy thọ 4000 tuổi.
    Một ngày đêm nơi đây bằng 129.600 câu đê năm ở cõi ngưòi.

    Mãn thọ báo ở nơi chánh ngục rồi thì bị chuyển ra ngoài 16 ngục phụ chung quanh để thọ tội tiếp…

    Nhơn duyên bị thọ khổ :

    Bởi vì khi còn sống luôn luôn “Ôm lấy lòng sân độc, ác hiểm, tạo các hạnh ác” mà gây nên.

  5. Ngục Ðại Kiếu :
    Danh xưng cũng tương tợ như ở ngục KIẾU HOÁN trên, nhưng về hình tội thì bị thống khổ gấp muôn vạn lần hơn :

    Vì thế nên Ngục nầy còn có tên là ÐẠI HÔ, ÐẠI KIẾU.

    Qủy tốt bắt người thọ tội bỏ vào chảo sắt đầy dầu nấu sôi lên, kế đến ném tội nhơn ấy lên tấm vĩ sắt lớn để quay (ram).

    Nổi thống khổ không sao kể xiết !

    chúng sanh ở ngục nầy thọ 8000 tuổi.

    Một ngày một đêm nơi đây bằng 259.000 câu đê năm nơi cõi người. Mãn thọ báo nơi chánh ngục rồi thì bị chuyển ra 16 ngục phụ chung quanh để thọ tội tiếp….

    Nhơn duyên bị thọ khổ :

    Bởi vì khi còn sống gây cái lưới ái tà kiến (như làm điếm, đĩ, dâm loạn playboy, playgirl vv…)

  6. Ngục Viêm Nhiệt :
    Cũng kêu là ngục Thiêu nhiên.

    Tội nhân ở trên một cái lầu bằng lửa, hoặc ở trong thành bằng sắt, hoặc ở trong cái lò gốm (lò thiêu) lớn bằng sắt, trong ngoài bị lửa đốt nóng đỏ, da thịt cháy rã….

    chúng sanh ở ngục nầy thọ 16.000 tuổi.

    Một ngày đêm nơi đây bằng 518.400 câu đê năm ở cõi người.

    Thọ báo xong nơi chánh ngục rồi thì bị chuyển ra ngoài 16 ngục phụ ở chung quanh để thọ tội tiếp.

    Nhơn duyên bị thọ báo :

    Bởi khi còn sống làm hạnh quay nướng sinh mạng của chúng sanh mà nên (như quay gà, vịt, heo, dê vv… để bán).

  7. Ngục CỰC NHIỆT :
    Còn gọi là ngục Ðại Thiêu nhiên.

    Hình phạt cũng như ngục Viêm Nhiệt nhưng thống khổ gấp muôn vạn lần hơn.

    Ngục nầy là một cái thành bằng sắt lớn lửa đốt cháy khắp cả trong ngoài đều đỏ rực, trong thành ấy lại còn có thêm nhiều hầm lửa, núi lửa, giường lửa khác…

    Tội nhơn bị thiết xoa (giống như chỉa ba) đâm suốt vào thân mình đem dựng đứng ở trong lửa… chết đi rồi sống lại.

    Chúng sanh ở ngục nầy thọ số nữa trung kiếp (tức là 1.036.800 câu đê năm nơi cõi người).

    Mãn thọ báo ở nơi chánh ngục rồi thì bị chuyển ra ngoài 16 ngục phụ chung quanh để thọ tội tiếp.

    Nhơn duyên bị thọ khổ :

    Bởi khi còn sống chỉ thuần làm toàn các việc ác (vô ác bất tác) mà cảm thành quả khổ.

  8. Ngục A Tỳ :
    Còn gọi là ngục Vô Gián, Vô trạch….

    Tội nhơn ở nơi ngục nầy bị hình phạt bằng nhiều cách thống khổ khác nhau.

    Chẳng hạn như bị :
    • Lột da vấn thân….
    • Ðể trên xe lửa (hỏa xa).
    • Nghiền nát thân thể.

    Hoặc bị đem :

    Bỏ vào trong thành bằng sắt toàn là lửa cháy khắp nơi không có chỗ hở…

    Các sự thống khổ ở nơi đây không sao kể xiết, tội nhơn bị hình phạt tiếp nối nhau hoài không có một sát na nào ngừng nghỉ cả.

    Nên ngục nầy còn có tên là NGŨ VÔ GIÁN.

    Tức là :

    Có 5 sự trừng phạt thống khổ không (bao giờ) gián đoạn.

    Sao gọi là Ngũ Vô Gián ‌?

    Ấy là :
    1. Thú Vô Gián :

      Thú đây tức là Ðến.

      Nghĩa là :

      Tất cả các chúng hữu tình bất luận là Trời, Thần, Người, Rồng, Ma Vương, Qủy chúa, Nam, Nữ, già trẻ, sang hèn vv… chi chi hễ gây ra nghiệp tội Ngũ nghịch (đã có nói ở trước) và bị nghiệp cảm đến rồi thì thảy đều đồng vào ngục nầy và :

      Ðồng thọ khổ ngang như nhau.

      không có tự vị chi cả.

    2. Thọ khổ Vô Gián :

      Nghĩa là :

      Ở trong các loại ngục như : Núi đao, rừng gươm, cây kiếm, vạc dầu, lò lửa, nước đồng sôi, hoàn sắt nóng vv…

      Tội nhơn thọ khổ không có một giây phút nào ngừng nghĩ cả.

    3. Thời Vô Gián :

      Nghĩa là :

      Các tội nhơn chịu khổ trong ngục trãi qua thời gian dài vô lượng không có ngày ra, trong thời gian ấy những sự thọ khổ không có lúc nào ngừng nghỉ.

    4. Mạng Vô Gián :

      Nghĩa là :

      chúng sanh bị đọa vào trong ngục nầy rồi, từ khi mới vào cho đến suốt thời gian thọ khổ nơi đó, một ngày đêm bị muôn lần chết đi, muôn lần sống lại để thọ khổ liên tục, không có ngày hẹn ra.

    5. Hình Vô Gián :

      Nghĩa là :

      Ngục nầy có chu vi ngang dọc đều là 84.000 dặm (rất lớn).

      tất cả chúng sanh thọ khổ trong đó thì :

      Cứ mỗi một người tự thấy thân mình lớn ra đầy chật nguyên hết cả thành ấy và đồng một lúc bị hành tội khắp nơi trong phạm vi của thành.

      Mà :

      Nhiều người thọ tội, người nào cũng tự cảm thấy thân mình lớn đầy khắp cả thành và các sự thọ khổ giống như vậy…

    chúng sanh ở nơi ngục nầy thọ 1 trung kiếp.

    Một ngày đêm nơi cõi nầy bằng 2.073.600 câu đê năm nơi cõi người (vì thời gian quá dài như vậy nên được xem như chẳng có ngày ra).

    Khi mãn thọ báo ở nơi chánh ngục rồi thì bị chuyển ra ngoài 16 ngục phụ chung quanh để thọ tội tiếp.

    Nhơn duyên thọ khổ :

    Bởi vì khi còn sống hành đủ các thứ tội Ngũ nghịch, thất nghịch, mà thành ra đến nổi…




(1)- a/-
Glossary LinkTam sư : là ba vị thầy trong giới đàn, đó là :

  • Yết Ma A XÀ LÊ.
  • Ðắc giới bổn sư Hòa Thượng.
  • Giáo thọ A XÀ LÊ.

b/- Thất chứng :
7 vị tôn chứng sư.
Làm thầy “Chứng minh” cho mình thọ giới.

Attachments:
Download this file (Hp30.pdf)Hp30.pdf
Chia sẻ:

Bình luận