- Tiếp theo phần tướng trạng tiên triệu bị đọa a tỳ địa ngục của tội nhơn
- Là người chơn Phật tử ta nên y theo lời Phật, Bồ Tát dạy mà hằng luôn quán xét lại tâm tánh của chính mình…như thế nào?
Khi kiếp địa ngục A Tỳ sắp mãn (tức là sắp sửa mãn tội) – (và trước khi bị chuyển qua các ngục DU TĂNG (ngục phụ) để thọ tội kế tiếp) – thì :
Tội nhơn đó thấy cửa ngục (A Tỳ) ở phương Ðông mở ra, bên ngoài cửa ấy có rừng cây cùng các thứ hoa quả tươi tốt, dòng nước trong chảy mát mẻ….
Tội nhơn từ những ngăn ngục dưới nhìn thấy được các quang cảnh như vậy rồi thì mắt tạm thời bớt đổ lửa, cố gắng vương dậy, tuột cả thân mình, quằn quại bò lên đến các ngăn (ngục) trên, tay vịn vào bánh xe dao (đao luân) từ từ đứng dậy.
Bấy giờ trên không trung liền mưa xối xuống những hoàn sắt nóng đỏ thiêu đốt, Tội nhơn ấy cố gắng hết sức để chạy đến cửa phương Ðông (đang mở đó), để thoát ra ngoài. Nhưng vừa đến cổng thì bỗng có quỷ La sát hiện ra, tay cầm xoa sắt đâm vào trong mắt của Tội nhơn, vít trở ngược lại vào trong A Tỳ ngục.
Chó đồng liền gầm rống, xông tới xé xác và nhai nuốt trái tim, Tội nhơn ấy bị chết ngất đi. Quỷ sứ kêu bảo sống dậy, tức thời liền được hồi sinh và đưa mắt nhìn qua thấy cửa ngục ở phương Nam mở ra, phong cảnh cũng giống y như ngoài cửa ngục phương Ðông vậy, Tội nhơn cố gượng chạy đến… (nhưng cũng) liền bị quỷ La sát hiện ra, vít văng trở vào trong ngục lại và bị chó đồng xé xác…y như cũ.
Hai cửa ngục còn lại ở phương Tây và phương Bắc cũng mở ra giống in như vậy…..
Tội nhơn (phải lãnh) chịu hình phạt chót nầy nơi địa ngục A Tỳ thêm (phân) nữa đại kiếp, rồi mới được chuyển ra ngoài 16 ngục “DU TĂNG” để thọ các dư báo còn sót lại….
Khi nào mãn tội ở nơi 16 ngục “DU TĂNG” nầy xong rồi, mới bị chuyển đọa vào trong các đường súc sanh, ngạ quỷ….và gặp được bậc “đại thiện tri thức” như chư Bồ tát… quở trách cùng khuyên dạy niệm
Phật, tu hành, nếu như biết y theo những lời khuyên nhắc đó mà chịu chắp tay xưng niệm hồng danh :
NAM MÔ A DI ÐÀ PHẬT
thì mới được thoát khỏi kiếp ngạ quỷ hoặc súc loại và được chuyển sanh về nơi nhơn đạo hoặc thiên đạo (như có nói trong kỳ thơ trước).
Tóm lại,
Phàm làm người có trí, phải nên biết rằng :
Tất cả chúng sanh chúng ta đây thảy đều là những hàng “phàm phu bạt địa, mắt thịt, thai phàm”, lại còn thêm bị vô minh và phiền não cầm nắm, che mờ tâm trí, nên chỉ toàn là thấy biết được các việc thiển cận trong kiếp sống hiện tại đây thôi, chớ còn như đối với những việc khác cao xa hơn, không nằm vào trong cảnh giới của mình, thì chúng ta hoàn toàn như điếc, như đui….không làm sao nghe, thấy và hiểu biết được.
Vì vậy cho nên :
Ta phải chí tâm vâng nghe theo lời dạy thành thật của PHẬT nói về các sự thống khổ ở nơi địa ngục như thế, mà phát sanh lên lòng lo sợ và cố gắng gìn tâm, giữ ý của mình, chớ đừng có sanh lòng khinh dễ, không tin, hay xem thường mà buông lung tâm tánh (tạo tội) không nên.
Bằng cách nào ?
Bởi vì ở trong kinh đã có dạy rằng :
Hễ biết sám hối thì tội lỗi nào cũng được tiêu diệt hết.
Nhưng cũng cần phải nên biết thêm điều nữa rằng :
Lúc sám hối ấy, quyết phải dốc hết tâm thành ra mà lễ lạy, đem năm vóc gieo sát mặt đất, cũng như núi Thái sơn sụp đổ, không tiếc thân mạng, kiên tâm, trì chí sám hối như vậy bất kể tháng ngày thì mới mong diệt tội, sanh
phước được.
Chớ chẳng phải là :
Chỉ sám hối lơ láo qua ngày, không hết lòng thiết tha và thành kính mà mong diệt tội sanh phước được đâu.
Lại nữa,
Như thế nào ?
Còn như :
-
Nếu tạm thời nhiễu PHẬT (đi vòng quanh PHẬT theo chiều thuận – (chiều kim đồng hồ) để bày tỏ lên lòng cung kính và quy mạng – được một lát thì sanh ra tâm mỏi mệt, chán nản….
Hoặc : -
Nếu tạm thời lễ bái, sám hối được một chút (xíu) thì nói rằng sức khỏe kém yếu quá rồi, không kham chịu nổi.
Hay là : -
Vừa mới ngồi ngay ngắn xuống để niệm PHẬT, tụng kinh…. được chừng vài ba ngày, mỗi ngày chỉ được chút đỉnh thời giờ (mà chẳng biết có nhứt tâm được hay không nữa) thì lại nói :
Cần phải có tin tức, có ứng hiện, có chiêu cảm, hay có thấy được vài ba sự chứng ngộ gì vv….thì mới chịu tu tiếp – (còn bằng không thì bỏ dở việc tu niệm nữa chừng).
Hoặc là nói lên các lời sái quấy rằng :
-
Thân tứ đại nầy của tôi đây nay đã già yếu, mỏi mệt… quá rồi, cần phải nên ngủ nghĩ, tỉnh dưỡng nhiều hơn….chớ không nên tu hành kham khổ, cực thân như thế mà sanh ra bịnh hoạn, ốm đau….
Do đó cho nên : -
Hễ vừa đặt lưng nằm xuống rồi thì liền ngủ ngáy mê man như chết, chớ có bao giờ tưởng nghĩ đến các việc cần phải làm như :
sám hối, lạy Phật, niệm Phật hoặc tụng kinh….hay là phải làm những việc lành, việc thiện… chi đâu !
Như thế thì sự trông mong được diệt tội, sanh phước….quyết chắc là không bao giờ thành tựu cả !
Hơn nữa, trong kinh PHẬT cũng đã có dạy rằng :
-
Chưa từng thấy có bất cứ một mảy mún việc thiện nào (mà) được phát sanh ra từ ở nơi các sự giải đãi, lười biếng….hết cả.
Và lại cũng :
- Chưa từng thấy có bất cứ một mảy mún việc phước đức nào (mà) được phát sanh ra từ ở nơi các sự kiêu mạn, phóng túng tâm ý, tự đắc, tự mãn….hết cả .
Ðó là phải biết tự sanh lòng tàm quý (hổ thẹn), cung kính quỳ trước bàn thờ và Phật tượng, chí thành phát lồ sám hối tội lỗi của mình rằng :
NAM MÔ A DI ÐÀ PHẬT
“Nay con tên là : (đọc tên tuổi, pháp danh của mình ra).
Tuy được may mắn mang thân người, xưng danh Phật tử, nhưng mà :
TRONG TÂM CỦA CON LÚC NÀO CŨNG NGHĨ TƯỞNG ÐẾN NHỮNG ÐIỀU TRÁI ÐẠO CẢ.
Bởi vì con nhận thấy rõ ràng rằng :
1/- Ngay như bổn tâm hiện tại của con đây, trong một ngày 6 thời là :
- Từ sáng cho đến trưa
- Từ trưa cho đến xế.
- Từ xế cho đến chiều.
- Từ chiều cho đến tối.
- Từ tối cho đến khuya.
- Từ khuya cho đến sáng.
trong suốt cả 6 thời đó, con không có một thời, một khắc, hoặc là cho chí đến “một niệm nhỏ” nào biết để tâm “Tưởng nhớ đến Tam bảo cả”.
Chính là tưởng nhớ đến PHẬT, PHÁP và TĂNG vậy
-
Thế nào là “ý nghĩa” của việc tưởng nhớ ÐẾN PHẬT ?
“ý nghĩa” của việc tưởng nhớ đến PHẬT là như thế nầy :
Kinh dạy:
Tất cả chúng sanh đều có PHẬT TÁNH [1]
Vậy thì “PHẬT TÁNH” đó là gì ?
Nói theo chơn nghĩa thì đó tức là :Phần “TRÍ GIÁC SÁNG SUỐT” của Ta vậy.
Cái “TRÍ GIÁC SÁNG SUỐT” ấy mặc dầu TA – (cùng với Tất cả các loại hữu tình chúng sanh khác) – đều đã sẵn có, nhưng từ quá khứ đến nay NÓ bị si mê (vô minh), cùng với các thứ phiền não, nghiệp chướng lấp che – (ví như mây mù che phủ mặt trời, mặt trăng vậy) – cho nên NÓ không thể nào hiễn hiện ra được cả.
Giờ đây chúng ta “tưởng nhớ đến PHẬT” thì việc ấy có nghĩa là :
- Tự mình phản tỉnh lấy mình,
- Tự mình nhận biết rằng mình đã và đang có vô số các thứ tội lỗi, nghiệp báo…..
Cho nên nay phải :
cố gắng y theo lời PHẬT dạy mà tinh tấn hành trì và tu tập, không kể gian lao, bất luận tháng dài, năm rộng chi cả…….
Ðể làm chi ?
Ðể phá trừ si mê cùng các thứ phiền não, nghiệp chướng từ vô thỉ kiếp đến nay,
Mà :
Hiện bày ra cái TRÍ GIÁC SÁNG SUỐT của mình.
Việc nầy cũng giống như các cảnh :
- Vẹt mây bày trăng sáng.
-
Mở cửa thấy non xanh.
Hay là :
- Lau sạch mặt gương mờ….
Ðây chính gọi là “ý nghĩa” của việc :
tưởng nhớ đến PHẬT vậy.
-
Thế nào là “ý nghĩa” của việc tưởng nhớ ÐẾN PHÁP ?
“ý nghĩa” của việc tưởng nhớ đến PHÁP là như thế nầy :Lắng cái “lòng phàm phu tục tử” sôi nổi xuống.
Ðể :
- Phát triển các “chơn tâm PHẬT TÁNH thanh tịnh” lên.
- Tự mình ngăn ngừa lấy Tất cả các “tâm hạnh sai lầm” đừng để cho NÓ phát khởi hay tái phạm thêm nữa – (bằng cách nương theo pháp “Tứ chánh cần” mà tu).
Ðây gọi là :DÙNG ÐỨC HẠNH NOI THEO ÐƯỜNG PHÉP TẮC – (tức là GIỮ GIỚI)Mà :
TỰ SỬA LẤY CÁI PHÀM TÁNH CỦA MÌNH CHO CHƠN CHÁNH LẠI.
Ðây chính gọi là “ý nghĩa” của việc :
tưởng nhớ ÐẾN PHÁP vậy.
-
Thế nào là “ý nghĩa” của việc TƯỞNG NHỚ ÐẾN TĂNG ?
“ý nghĩa” của việc tưởng nhớ đến TĂNG là như thế nầy :
- Tuy rằng Ta sống ở trong cõi đời ô trược, dẫy đầy phiền não… nhưng mà Ta phải hằng luôn ghi nhớ điều rằng :
- Chớ nên để cho tâm của mình bị vẫn đục, bợn nhơ.
- Chớ nên để cho “lục trần” [2]kéo lôi sai sử một cách quá đáng…..
- Chớ nên để cho “Ngũ dục” [3]làm mê mờ lấy chơn tâm, PHẬT TÁNH….
Mà phải nên biết hành theo hạnh :
THIỂU DỤC TRI TÚCVà :
Thường xuyên quán xét lại cái “tâm tánh phàm phu tục tử” của mình, để mà kịp thời ngăn ngừa các thứ lỗi lầm sái quấy sanh khởi.Ðây gọi là:
- (Hành) ÐỘNG MÀ KHÔNG LỖI.
- TÁC (Ý) MÀ KHÔNG TRÁI, KHÔNG NGĂN (với chơn tâm),
Ðể :
TỰ SỬA LẤY tâm tánh MÌNH CHO ÐƯỢC thanh tịnh.
Ðây chính gọi là “ý nghĩa” của việc :
TƯỞNG NHỚ ÐẾN TĂNG vậy.
Như ba việc “TƯỞNG NHỚ Tam bảo” vừa mới được luận bàn trên đây thì gọi là :
Ðem “PHÀM TÂM CỦA MÌNH MÀ PHỐI HỢP THEO TÁNH CHƠN NHƯ” (tức là : Bội trần, hiệp giác)– thuộc về phần LÝ.
Nhưng nếu chỉ dùng “LÝ tưởng nhớ đến Tam bảo” suông không thôi cũng chưa đủ nữa, mà bắt buộc cần phải có phần “SỰ tưởng nhớ đến Tam bảo” đi kèm theo, mới thành tựu nên các việc lợi ích (tức là chứng quả) được.
Ðó là phải :
-
Hằng ngày (và trong suốt cả cuộc đời của mình) phải năng LỄ PHẬT.
(Ðây gọi là SỰ “NHỚ PHẬT, TƯỞNG PHẬT và THẤY PHẬT” vậy.
-
Hằng ngày (và trong suốt cả cuộc đời của mình) phải năng NIỆM PHẬT, TỤNG KINH, THAM THIỀN, QUÁN TƯỞNG VV………
(Ðây gọi là SỰ “NHỚ PHÁP, TƯỞNG PHÁP và THẤY PHÁP” vậy.
-
Hằng ngày (và trong suốt cả cuộc đời của mình) phải năng kính lễ, tán thán chư Thanh Văn, Duyên Giác và Bồ tát (trong hàng TAM THÁNH của các giai vị Nhị thừa cùng chư đại sĩ Bồ tát pháp thân nơi phẩm bậc Tam hiền, Thập Thánh).
(Ðây gọi là SỰ “NHỚ TĂNG, TƯỞNG TĂNG và THẤY TĂNG” vậy.
Nếu đầy đủ được 2 phần LÝ và SỰ “tưởng nhớ đến Tam bảo” như vừa nói trên đây thì mới không thẹn hổ mang danh là người con của Phật (Phật tử).
Lại nữa,
2/- Trong suốt cả 6 thời của một ngày như thế, Tâm con cũng không có đến một thời, một khắc, hoặc là cho chí đến một niệm nhỏ nào “nghĩ tưởng đến TỨ ÐẾ” cả.
(Phụ giảng:
Chính là tưởng nghĩ đến bốn pháp : KHỔ, TẬP, DIỆT, ÐẠO vậy.
Trước hết là tưởng nghĩ đến “KHỔ” :
Ðó là các thứ :
-
Nhị khổ : Gồm có Thân khổ và Tâm khổ.
- Thân khổ : là các thứ bệnh, tật, nhóm họp ngay trên tấm thân tứ đại nầy, khiến cho thể xác của Ta phải luôn bị khổ đau hành hạ.
- Tâm khổ: là các thứ khổ do bốn ấm THỌ, TƯỞNG, HÀNH, THỨC gây ra ở trong nội tâm như sầu, buồn, lo lắng, thương, hận, oán thù, ganh ghét vv….
-
Tam khổ : là các thứ :
- KHỔ KHỔ : Tức là các thứ KHỔ NÃO cứ mãi liên tiếp xảy ra, KHỔ nầy vừa mới qua xong thì KHỔ khác liền đến. Cho nên KHỔ nầy cứ chất chồng lên trên khổ khác.
- Hoại khổ : là những thứ, vật, loại…. mà Ta hằng luôn yêu mến bị hư hoại đi khiến cho tâm Ta phải sầu buồn, đau khổ…., chẳng hạn như thân thể và nhan sắc (tươi đẹp) của Ta càng ngày càng thêm héo úa, khô cằn….
Hay là :
- Nhà cửa, ruộng vườn, vợ con, tài sản…. của Ta….bị thiên tai hoặc binh lửa làm cho hư hoại, chia lìa…
- Hành khổ: Là những thứ phiền não do từ nơi Thân, Khẩu, Ý gây ra làm cho Ta bị đau khổ.
- Bát khổ : đó là tám thứ khổ về SANH, GIÀ, BỆNH, CHẾT, THƯƠNG XA LÌA, OÁN GẶP GỞ, MONG CẦU KHÔNG TOẠI Ý cùng NĂM ẤM LẪY LỪNG….
Và :
Cho chí đến không biết bao nhiêu là những thứ loại khổ phụ thuộc khác nữa, không sao kể xiết được !
Các thứ KHỔ (quả báo) nầy từ đâu mà có và đến với Ta ?
TẬP (tức là NHƠN) mà Ta đã gây tạo ra trong các kiếp đời quá khứ vậy.
Cho nên :
Việc Thứ hai mà Ta phải HẰNG LUÔN tưởng nghĩ đến là “TẬP” :
(Ðây có nghĩa là phải nghĩ đến NHƠN).
Bởi lẽ những thứ KHỔ (quả báo) mà Ta đang nhận chịu cùng lãnh thọ lấy trong kiếp sống hiện tại nầy, thì đâu có “KHỔ BÁO” nào lại không bắt nguồn từ nơi TẬP (tức là NHƠN) mà ta đã (vô tình hay cố ý) gây tạo ra từ đời quá khứ
Cho nên khi Ta nghĩ đến hai pháp KHỔ và TẬP đây có nghĩa là, Ta phải nên :
Ðây gọi là:
Kim sanh “thọ giả” thị.
Kim sanh “tác giả” thị.
Nghĩa là :
Thì hãy xem lấy QUẢ BÁO đời nầy (mà mình hiện đang lãnh thọ).
Thì cứ xem NHƠN gieo trong hiện tại (mà mình đang hành động).
chính là như vậy.
Nay chúng ta đây đều là những người Phật tử đã có học hiểu về Phật pháp, vậy thì Ta phải nên thường xuyên tưởng nghĩ đến hai món KHỔ (quả báo) và TẬP (nhơn) nầy.
Ðể làm chi ?
Ðể mà kham nhẫn và chấp nhận các thứ “khổ SẦU” mà Ta đang thọ lãnh trong hiện kiếp (bởi vì đó đều toàn là do nơi các NHƠN mà Ta đã gây tạo ra trong quá khứ. Mà hễ trước kia Ta đã có gieo NHƠN rồi thì đời nay, nhứt định ta phải hái QUẢ, đó là lẽ tự nhiên) – chớ đừng sanh tâm oán trách Trời, Người (bất công) mà càng thêm mang lỗi, không nên.
Hơn nữa (việc quán KHỔ và TẬP nầy) cũng lại để cho Ta :
Biết sợ và tránh gieo thêm các nhơn xấu ác (mà ta sẽ) gây tạo ra trong hiện kiếp nầy. (Ðể khỏi bị thọ KHỔ BÁO nơi (kiếp tương lai).
Cho nên người có TRÍ phải hằng luôn tưởng nghĩ đến hai pháp KHỔ, TẬP nầy chính là vì như vậy.
Kinh dạy :
Bồ tát sợ nhơn, chúng sanh sợ quả.
Nghĩa là :
Sợ sẽ bị lãnh QUẢ trong kiếp tương lai.
Nên quý Ngài hằng luôn :
Tránh gieo NHƠN trong kiếp hiện tại.
Còn chúng sanh chúng ta thì khi nào :
quả báo (khổ) đến rồi mới biết sợ, (trễ tràng quá rồi) !
Chớ :
Chẳng biết lo, sợ, cùng tưởng nghĩ đến việc (trước) cần phải tránh gieo NHƠN xấu ác (trong kiếp này) chi cả.
Cho nên :
Người có TRÍ thì biết “tránh gieo NHƠN”.
(Vì thế mà không có THỌ QUẢ).
Còn :
Kẻ vô trí thì hằng “luôn gieo NHƠN” không lòng chán, sợ.
(Cho nên đời đời, kiếp kiếp cứ bị THỌ QUẢ triền miên không dứt).
Vậy thì nay hãy xin được hỏi rằng (chúng TA) muốn :
Người có TRÍ quyết chẳng làm như vậy.
Bởi vì Ta biết :
- Sợ QUẢ (tức là sợ lãnh thọ các thứ KHỔ BÁO).
- Sợ TẬP (tức là sợ các việc gieo NHƠN) vậy.
- Vì sợ KHỔ, sợ TẬP hay nói cách khác hơn nữa là vì muốn tránh thoát khỏi quả báo của KHỔ và TẬP, thì điều quyết định là “cần phải được GIẢI THOÁT”, mới bảo đảm không còn bị nằm trong vòng chi phối của “KHỔ HÀNH” và “TẬP NHƠN” chứa nhóm nữa.
Nhưng :
Bởi vì :
Mà chính là :
THEO ÐÚNG CÁC PHƯƠNG PHÁP hành trì (SỰ) của các bậc thánh nhơn dạy bảo, vì quý NGÀI đã “do nơi đó” mà “chứng được đạo quả GIẢI THOÁT” vậy.
HỎI :
ÐÁP :
BA MƯƠI BẢY PHẦN TRỢ ÐẠO VẬY [4]
Những gì là
37 phẩm trợ đạo ?
Chính là các PHÁP :
- Tứ niệm xứ (4)
- Tứ chánh cần (4)
- Tứ như ý túc (4)
- Ngũ căn (5)
- Ngũ lực (5)
- Thất Bồ đề phần (7)
- Bát chánh đạo phần (8)
(Ðây chỉ nêu lên tên của các “PHÁP TRỢ ÐẠO” mà thôi, chớ không giảng sâu vào chi tiết vì ở ngoài đề tài – sẽ được giảng đến sau nầy, khi có dịp).
Nếu như ai muốn GIẢI THOÁT khỏi sự “kềm tỏa” của KHỔ và TẬP thì nhứt định là phải y theo “37 phẩm trợ đạo” nầy mà tu, còn nếu như lìa “37 phẩm trợ đạo” nầy mà muốn được GIẢI THOÁT, quyết không bao giờ có lẽ đó được.
Xin được dẫn ra một đoạn kinh để làm chứng tín, như sau :
-
Bà la môn HOẰNG QUẢNG [5] hỏi PHẬT :
….“Bát chánh đạo đó có thể làm cho Tất cả chúng sanh được diệt tận [6] chăng ?
-
Phật nín thinh không đáp.
(Vì nếu đáp thì thành ra bị mắc vào trong lỗi : “Thấy có PHÁP”, và thấy có “SANH, DIỆT” như thế thì hóa ra trái với lời Phật đã từng dạy là “Thị chư Pháp không tướng” và “bất sanh, bất diệt” sao
………………….
-
Ngài A NHÃ KIỀU TRẦN NHƯ nói rằng :
…..Nầy đại Bà la Môn, “Bát thánh đạo” là ngay, “Niết Bàn” là thường. Nếu tu “bát thánh đạo” thì được “diệt tận”, nếu chẳng tu thời chẳng được.
………………
- Nầy Ðại Bà la Môn, mặc dầu đức Như lai chẳng trả lời là “Diệt Tận” hay “chẳng diệt tận”, nhưng mà người “muốn được diệt tận” thì (bắt buộc) phải tu tập theo “bát chánh đạo” nầy.
(Phụ chú :
Ðắc xong “Tứ chánh Cần” rồi mới tu đến PHÁP “Tứ như ý Túc” vv……
Chớ không phải là vừa mới khởi tu thời liền hành trì riêng có mỗi một phần pháp “Bát Chánh Ðạo” không thôi mà bỏ các phần pháp trước đó, ắt sẽ chẳng bao giờ đắc thành được quả vị chi hết cả.
Người thuyết pháp cùng với các kẻ tu tập thời nay, đa phần đều chỉ giảng nói và khuyên nên tu môn “Bát chánh Ðạo” không thôi mà bỏ quên các phần PHÁP đầu đi, đó là một điều sai lầm rất lớn vậy).
Kính thưa quý đạo hữu,
Trước khi kết thúc phần giải đáp nầy, trước hết tôi xin gởi (riêng) đến quý vị và sau nữa là (chung) cho các Phật tử gần cũng như xa, tại gia hay xuất gia đôi lời tâm huyết rằng :
“Vạn vật ở trên cõi đời nầy thảy đều là vô thường, mong manh và giả tạm, chớ không được trường tồn, bất biến mãi đâu !
Ngay như tấm thân nầy – (của Ta đây) nó cũng không sống được lâu dài, dầu cho có tạm thời được trẻ mạnh, xinh tươi, nhưng rồi NÓ cũng theo dần ngày tháng trôi qua mà trở thành ra già nua, yếu đuối…
Phải biết rằng :
Nếu như “một mai yểu mệnh” đi rồi, thì ắt nhiên là :
thân thể phải bị sình chương, hôi hám không ai chịu nổi !
Vậy thì :
Dầu có luyến tiếc, trau tria hay gìn giữ tấm thân nầy cho thế mấy đi nữa, nhưng cuối cùng rồi ắt cũng phải bị đi đến mức đường cùng tận và thảm khổ ấy mà thôi !
Cho nên người có trí phải :
- Nên đem lòng tin tưởng vào nơi lời PHẬT, THÁNH, đã dạy mà phát lòng sợ hãi và biết sớm lo liệu tu các nghiệp lành, xa lìa nghiệp dữ. Nay chúng ta cứ bình tâm mà suy nghĩ lại đi, ắt sẽ nhận thấy rằng :
- Thân hình ta đây mong manh tựa như giọt sương ban sáng !
- Mạng sống ngắn ngủi như bóng nắng chiều tà !
Do vậy mà phải nên sớm phát :
- Các tâm ân cần, thận trọng.
- Các tâm dõng mãnh tiến tu.
- Các tâm từ bi, hoan hỷ, báo ơn, tế độ….
mà bước chân ngay vào trong Phật đạo (để tu hành) đi, đừng nên dần dà trễ nải, hoặc nói TIN, hoặc nói KHÔNG TIN chi…nữa, bởi vì :
……Dù chàng có to lòng, lớn mật,
Hoặc chàng hay báng PHẬT, khinh TĂNG.
Chẳng qua đối trước Diêm Quân,
Cúi đầu, co gối chịu phần khảo tra.
Và :
…… “Nét kiều diễm chập chờn xuân mộng,
Kiếp tài hoa hình bóng bạch vân.
Khi xưa tài sắc mười phân,
Mà nay một nắm cô phần lạnh tanh.
*
Thời oanh liệt anh hùng đâu tá,
Nổi ái ân hư giả còn chi.
Phất phơ cành liễu xanh rì,
Giấy tiền treo đó dường ghi mối sầu.
*
Bóng chiều rũ xuống mầu cỏ biếc,
Bia mồ trơ một chiếc vắng không.
Nghĩ thôi rơi lệ chạnh lòng,
Ðời người đến thế là xong một đời !”
Tôi xin mượn lời “kệ cảnh tỉnh” nầy mà chấm dứt loạt bài giải đáp – (cho quý đạo hữu) – ở nơi đây.
Như thế há chẳng phải là một điều vô vàn hân hạnh hay sao ?
Trân Trọng.
(1)– PHẬT TÁNH (nói theo thông nghĩa, thì đó là) : “Tánh cách” để được thành Phật.
(2)– Lục trần : là sáu thứ cám dỗ chúng sanh, ấy là : SẮC (đẹp), THANH (âm thanh), HƯƠNG (mùi hương), VỊ (mùi vị), XÚC (chạm xúc, cảm giác), PHÁP (sanh diệt).
(3)–
Ngũ dục: là 5 thứ ham muốn của chúng sanh, đó là : TÀI (tiền bạc), SẮC (sắc đẹp), DANH (danh tiếng), THỰC (ăn uống), THÙY (ngủ nghỉ).
(4)– Trợ đạo: tức là phụ trợ, là giúp đỡ cho việc tu chứng và đắc thành “đạo quả GIẢI THOÁT” của mình.
(5)– Bà la Môn “Hoằng Quảng” nầy là một vị Bồ tát hiện thân vào trong giai cấp Bà la môn (để độ hàng Bà la môn), chớ không phải là người Bà la môn tầm thường như các Bà la môn khác..
(6)– Diệt tận : có nghĩa là GIẢI THOÁT.
Bình luận