Phật tử THIỆN TÍN tại Tucson, Arizona (và một số các Phật tử từ vài nơi khác tại California, Texas) đồng có chung một thắc mắc rằng :
HỎI :
…..“Là một Phật tử, thì ngoài việc học hỏi giáo lý của đạo Phật ra, có cần thiết và bắt buộc phải nên học hỏi hoặc nghiên cứu thêm về giáo lý của các tôn giáo khác để cho kiến thức về đạo học cùng với sự tu hành của mình được rộng rãi, phong phú, tiến bộ hơn không ”…..
……Có phải là mọi tôn giáo nào đều cũng tốt ngang bằng như nhau cả không …..
ÐÁP :
Vấn đề nầy có rất nhiều điểm khúc chiết và tế nhị khác nhau ẩn tàng trong đó chớ chẳng phải chỉ là việc đơn giản thôi đâu, nhưng trước hết tôi cũng xin lược nói qua là :
Ðiều căn bản và tiên quyết nhất là cần phải xét lại thật kỹ để xem đạo hữu (và các Phật tử có cùng chung một thắc mắc nầy) thuộc về hạng bậc và thứ loại như thế nào trong sự “kiến giải về Phật pháp” trước đã – (tức là tình trạng hiểu biết về Phật lý của quý vị (đây) cao thấp ra sao), nhiên hậu rồi mới trả lời quả quyết là NÊN hay KHÔNG NÊN được.
Nói như thế không phải vì tôi có tâm phân biệt, chia rẽ, thương ghét, hay “bất bình đẳng” (ở nơi các hàng ngũ Phật tử (hoặc riêng với đạo hữu đâu) mà chính thật ra là vì có một số Vấn đề như sau :
Trước hết chúng ta phải nên bình tâm lại mà nhìn nhận ra một điều (đáng buồn) rằng:
1/- Ða phần các – (người tự nhận là) Phật tử trong đạo Phật của chúng ta (có thể nói đến 95%) đều là những người ít có một sự hiểu biết thấu đáo về Phật giáo, Phật pháp (nói riêng) và thế nào là Tam bảo (nói chung) hết cả.
Tại sao lại có Vấn đề như thế ?
- Bởi vì nước Việt Nam là một “quốc gia Phật giáo”, nghĩa là đạo Phật đã có tại xứ sở của ta từ thuở xa xưa nào rồi….cho đến hiện nay – (và có lẽ sẽ còn đến mãi mãi về sau nữa) – cho nên Phật giáo được xem như là một “quốc giáo” cổ truyền, chính yếu nhất của dân tộc, vì thế mà :
-
Hầu hết các người dân Việt ai ai cũng đều tự xem mình như là một người “Phật tử” và thuộc về đạo Phật cả – (qua truyền thống của các bậc tổ tiên như ông, bà, hoặc cha mẹ…. di hậu lại mà thôi), do đó cho nên hễ nếu như có người nào (hoặc vô tình hay cố ý) hỏi đến là mình thuộc về đạo giáo (tức là theo đạo) nào, thì hầu hết đều đáp một cách “không cần do dự, đắn đo hay cân nhắc”……chi cả, lời nói quyết định rằng :
TÔI LÀ MỘT NGƯỜI (THEO) ÐẠO PHẬT
Hoặc :
TÔI LÀ MỘT NGƯỜI Phật tử.
nhưng chính thật ra thì :
- Bổn thân của người đó cũng “chưa từng bao giờ biết được một lần” đến chùa, lạy Phật, tụng kinh hay “quy y Tam bảo” chi hết….hoặc giả như “nếu có” :
- quy y Tam bảo thì chỉ quy y cho có lệ vì bị các bậc trưởng bối trong gia đình bắt buộc mà thôi, chớ kỳ thật ra thì họ :
- Chẳng bao giờ – (và cũng không hiểu biết) có khái niệm gì về quy y, về đức Phật và Phật pháp cùng Tam bảo…..chi cả.
- Chẳng bao giờ có “học hỏi giáo lý” hoặc tham dự vào trong các pháp hội giảng kinh, thuyết pháp……để tìm cầu nghĩa lý và nghiên cứu về Phật pháp…..hết.
Do đó cho nên :
Chỉ trừ có một số rất ít Phật tử từng đã gieo trồng thiện duyên sâu dày nơi Phật pháp trong các kiếp đời quá khứ là có “chịu khó” nghe hiểu và tích cực tu học theo Phật pháp mà thôi,…Chắc đạo hữu cũng đã từng nghe có lời nói rằng :
rồi !…..
Còn nếu như nói đến hàng ngũ “Phật tử xuất gia” thì :
Ngoại trừ ra một số rất ít – (đếm trên đầu ngón tay) –bậc tôn túc trong cửa đạo, (tức là quý Ngài) thuộc về các bậc “thầy lớn”, hoặc hàng “trưởng bối”….ở vào các thế hệ cách đây khoảng 6, 7 thập niên (tức là 6, 7 chục năm về trước) đứng vào hàng “TỔ” trong cửa đạo mới lảu thông đạo lý, biết rõ về Phật pháp (tức là hiểu biết và am tường về Tánh, Tướng của các Pháp), về SỰ, về LÝ, về CÓ, về KHÔNG, về THƯỜNG, về ÐOẠN, về PHẬT, PHÁP, TĂNG vv….
Nghĩa là chỉ có quý “Ngài” ấy mới hiểu thấu đáo được điều rằng :
THẾ NÀO MỚI ÐƯỢC GỌI LÀ PHẬT VÀ Phật pháp….. MÀ THÔI.
Chớ còn các vị mới xuất gia thuộc hàng hậu học sau nầy (tức là thời buổi hiện nay) thì rất ít có ai chịu khó nghiên tầm, suy cầu hoặc học hỏi về Phật pháp cho đến nơi đến chốn, ngõ hầu đem lại các sự :
- LỢI ÍCH CHO Phật pháp.
-
LỢI ÍCH CHO Phật tử.
hết cả – (mà phần lớn là chỉ lo nghĩ đến các việc cầu danh, cầu lợi…..mà thôi).
Tại sao ?
Bởi vì mỗi ngày tháng trôi qua là càng thêm đi sâu vào thời mạt pháp và ngay trong giai đoạn hiện tại đây thì “PHÁP VẬN” của đạo PHẬT ta đã cùng đang ở vào trong cuối thời kỳ “THÁP TỰ KIÊN CỐ”, bắt đầu bước qua thời kỳ “ÐẤU TRANH KIÊN CỐ”, cho nên :
- Ða phần các Phật tử xuất gia – (tức là chư Tăng, Ni) chỉ chuyên chú vào việc cất chùa cho to, đền cho lớn, hầu khoe khoang hình thức bên ngoài để lôi cuốn sự chú ý của Phật tử và mọi người chung quanh……mà thôi, chớ ít có ai thật tâm vì :
-
Lo lắng đến việc hoằng dương Phật pháp, giảng dạy kinh điển, hay thuyết pháp, dịch kinh, giáo hóa thành toàn các hàng hậu học…….cho lắm.
Vì thế nên Phật pháp càng ngày càng thêm bị suy tàn đi, hiện tại đây tuy rằng (bên ngoài thì xem như có vẻ) rần rần, rộ rộ lắm, nhưng kỳ thật ra ở bên trong thì :CHẲNG CÓ CHÚT PHẦN THỰC CHẤT CHI HẾT CẢ !
Ðại khái là như vậy,
(Việc nầy tuy là một điều đáng buồn, nhưng sự thật nó vẫn đúng y là như thế, nơi đây –(vì muốn cho người chơn thật Phật tử tỏ rõ được Vấn đề) nên tôi cũng chẳng tỵ hiềm gì mà dấu diếm không nói ra cả).
Nãy giờ, sở dĩ tôi nói rào đón, dài dòng như vậy là (chỉ) để vì muốn cho đạo hữu (nói riêng) và các Phật tử khác (nói chung) – nếu như có chút cơ duyên xem đọc đến phần VẤN ÐÁP nầy, thảy đều hiểu được điều (mà tôi muốn nói ở nơi đây) rằng :
Bởi vì nếu như căn bản về Phật lý của mình chưa được vững chắc, nghĩa là chưa rõ thế nào là TÔNG, là GIÁO, là Tam bảo, hoặc thế nào là ba cõi DỤC, SẮC, VÔ SẮC (GIỚI), 25 cõi hữu, thế nào là Tánh, Tướng của các PHÁP, thế nào là giải thoát, Niết Bàn vv….
- Làm một người Phật tử mà không có sự hiểu biết (cho thật là) thấu đáo về Phật pháp để làm căn bản cho phần kiến giải và vững chắc nơi bước đường tu của mình mà lại vội quay sang qua nghiên cứu giáo lý của các tôn giáo khác, thì trước sau gì chắc chắn cũng bị lâm vào trong các trường hợp sau đây, đại khái như là :
- Rối loạn bổn tâm. (tức là bị phân vân, nghi ngờ, chẳng hạn như nói đây (Phật pháp) là sai, kia (tà pháp) là đúng, hoặc đây là thấp kém, kia là cao siêu vv…).
- Mất phần sở thủ (tức là bị lung lay (chao động) tâm tánh).
- Thâm nhiễm ngoại pháp (giáo pháp của ngoại đạo) khiến cho “tâm” bị si mê lầm lạc đi.
Từ đó dần dần sẽ đi đưa đến các việc khác nữa như là :
- Bỏ đây (tức là bỏ đạo giáo sở hữu của mình), theo kia (tức là xu hướng theo đạo giáo khác) lúc nào mà không hay, không biết !
- Chối bỏ đạo mình (vì hiểu không thấu đáo, chẳng có chánh kiến…nên cho rằng đạo Phật là viễn vông, hoang đường) mà quy đầu theo đạo khác.
Ðôi khi lại còn đưa đến việc tệ hại khác nữa, như là :
Trở lại làm một kẻ oan gia, đối đầu với Phật giáo và Phật pháp nữa.
(Sở dĩ tôi nói như vậy là bởi vì :
- Hơn mấy mươi năm ở trong đường đạo, tôi đã nhiều lần hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp NGHE, THẤY một số các việc “đau lòng”, đại khái như là :
- Người ấy tự xưng rằng trước kia là Phật tử, rồi sau đó lại chối bỏ đạo cũ của mình đi, trở qua làm tín đồ của tôn giáo khác……
- Nếu chỉ có như thế không thôi thì chẳng cần phải luận bàn đến làm gì, nhưng mà có một điều làm cho các người “Phật tử CHƠN CHÁNH” phải khó chịu và quan tâm đến, đó là việc :
- Chính kẻ ấy quay trở lại hủy nhục đạo giáo của tổ tiên, ông bà, cha mẹ…..và cũng là của chính mình trước kia, đại khái như nói với mọi người chung quanh rằng :
-
Tôi nguyên trước kia là tín đồ của đạo Phật, nhưng sau đó vì tôi thấy giáo lý của đạo Phật dở quá, không hay ho chút xíu nào hết, chỉ toàn là “mê tín dị đoan” không thôi, nên bây giờ tôi đã bỏ hẳn đạo Phật rồi, hiện tại đây tôi là tín đồ của đạo….(tạm dấu tên) bởi vì tôi thấy giáo lý của đạo nầy hay hơn Phật giáo nhiều…..
Và :
…..Mỗi tuần tôi đều có đi nghe giảng để học hỏi thánh kinh, nên chẳng còn phải bị ngu dốt giáo lý như khi xưa còn ở bên đạo Phật vậy,……..
(Chớ trước kia – lúc còn làm tín đồ của đạo Phật – người đó chẳng hề phát tâm hay là có nhứt một lần nào chịu khó đi đến chùa nghe giảng pháp và học hỏi giáo lý hết cả !)
Xin hỏi :
Ðối với các người “hạ trí” và “không có hảo cảm (tức là có ác cảm) với Phật giáo” thì họ sẽ dựa vào các lời bán rao nầy mà chê cười, nhạo báng đạo Phật – (cho bõ ghét) nhưng những người có chút ít trí huệ và hiểu biết thì ai nấy cũng đều có một sự nhận-xét rằng :
Nào có phải là Phật pháp bất minh đâu – (mà chính thực ra kẻ kia bất minh thì đúng hơn) bởi vì ở nơi Phật pháp có đầy đủ hết “Tam tạng kinh điển”, [2] đầy đủ hết tất cả các phần giáo lý hoặc cao, hoặc thấp vv…., điệp điệp, trùng trùng, xứng hợp theo từng căn tánh của chủng loại chúng sanh.
Nhưng bởi vì kẻ kia vốn thực :
- Không phải là người Phật tử CHƠN CHÁNH.
- Không phải là người hiểu đạo và cũng chưa từng (một lần) học hỏi, hay nghiên cứu qua về giáo lý của đạo Phật chút xíu nào hết, nên chẳng rõ biết được Phật lý cao diệu như thế nào mà thôi.
-
Kẻ ấy “tưởng lầm” rằng mình là người của đạo Phật và là Phật tử, nhưng thật ra thì họ chỉ lạm dụng hai chữ Phật tử và Phật giáo mà thôi. Chớ kỳ thật thì căn gốc của họ vốn là người ngoại đạo (trá hình Phật tử) – để làm kẻ “Tặc trụ” [3] ở trong Phật pháp, hầu dễ dàng thi hành ý định hủy báng đạo Phật mà thôi.
Vì thế cho nên :
- Kẻ ấy không bao giờ có ý thích, hoặc khởi tâm học hỏi Phật pháp chút chi hết cả (mà chỉ toàn là thích muốn học hỏi giáo pháp của ngoại đạo mà thôi).
Thế thì thử hỏi :
Những hạng loại “tặc trụ” như vậy làm sao và thế nào mà có đủ khả năng và tư cách để phê phán dở hay trong Phật giáo cùng Phật pháp được
Hỏi tức là đã trả lời rồi vậy.
-
Dù cho kẻ đó (thực) là người Phật tử, có quy y, có thọ giới, có pháp danh và cho chí đến có học hỏi (và cũng đã từng) có nghiên cứu ít nhiều về Phật pháp, nhưng nếu họ vẫn nói rằng Phật pháp bất minh không bằng giáo lý của các tôn giáo khác thì ta biết chắc rằng :
Kẻ ấy chính là các loài Ma ngoại trà trộn vào để phá rối đạo pháp vậy.
-
Hoặc là :
Kẻ ấy tuy vẫn biết rõ Phật pháp (quả thật là rất) cao minh, nhưng họ cũng vẫn quay sang qua nghiên cứu giáo lý của các tôn giáo khác, với mục đích để học hỏi cho “biết thêm” hoặc cho “rộng đường kiến thức” (như quý đạo hữu đã hỏi và nói trong lời thư gởi đến vậy).
Thì việc nầy sẽ lại như thế nào ?
Sẽ đưa đến hậu quả không tốt như sau :- giáo lý của ngoại đạo mà họ đang nghiên cứu đó, sẽ dần dần thâm nhập vào trong đầu óc và tâm thức của họ, khiến cho kẻ đó càng ngày càng có khuynh hướng nghiêng ngả thêm về phía ngoại đạo lúc nào mà họ không biết, không ngờ đến được !
- Các giáo lý – (ngoại giáo) – ấy sẽ trở thành một thứ “chủng tử ngoại đạo” cho họ trong kiếp nầy và kiếp sau nhứt định là họ sẽ bị lạc hẳn vào trong vòng ngoại đạo, (tức là trở thành tín đồ của ngoại đạo) chớ KHÔNG CÒN LÀ NGƯỜI CỦA Phật giáo NỮA :
Và như thế, đương nhiên là họ sẽ :MẤT HẲN ÐI PHẦN ÍCH LỢI hiện tại CÙNG SỰ giải thoát (mà họ vẫn mong cầu đạt được) Ở KIẾP tương lai.
Tại sao ?
-
Trong “Tứ Ðế” tức là “KHỔ, TẬP, DIỆT, ÐẠO” thì :
ngoại đạo chỉ có hai đế đầu tiên là KHỔ và TẬP mà thôi chớ không có hai đế kế sau là DIỆT và ÐẠO.
(Lời chú-giải :
Ðây có nghĩa là ở nơi ngoại đạo (và giáo lý của họ) thì chỉ có 2 phần là :- KHỔ (tức là thuộc về QUẢ (BÁO) lãnh chịu).
- TẬP (tức là thuộc về NGHIỆP NHƠN gieo trồng).
Chớ không có :
-
DIỆT (tức là không có đạo quả chứng đắc và giải thoát ra khỏi ba cõi, sáu đường).
Và lại cũng không có luôn : - ÐẠO (tức là không có các phần giáo pháp chân chánh để cho người hành trì y dựa vào đó mà tiến tu cho thành bậc giải thoát được).
Phần vừa nói nầy có ý nghĩa như thế nào ?Tức là :
Ở NƠI NGOẠI ÐẠO THÌ KHÔNG CÓ ÐƯỢC 37 PHẨM TRỢ ÐẠO.Mà nếu như :
37 phẩm TRỢ ÐẠO nầy đã không có rồi thì lấy gì để làm cầu đò bước qua bờ bên kia giải thoát cho được Bởi lẽ nếu không có “
37 phẩm Trợ đạo” thì tức nhiên là sẽ không có các pháp : Tứ niệm xứ, Tứ chánh cần, Tứ như ý túc, Ngũ căn, Ngũ lực, Thất bồ đề phần, Bát chánh đạo phần.Như vậy thì lấy chánh pháp nào để nương tựa theo mà tu tập cho thành chánh quả được ).Bởi thế cho nên ở trong kinh (khác) PHẬT cũng đã có lời dạy rằng :
-
tôn giáo – (cũng như giáo pháp) – nào mà không có Bát chánh đạo thì tôn giáo ấy quyết định không có các quả vị Sa môn [4], Bà la Môn [5]
Vậy thì Ta hãy xem lại cho thật kỹ lưỡng đi rồi thử hỏi rằng :Tôn giáo nào có Bát Chánh Ðạo Xin được trả lời mau chóng rằng :Chính là Phật giáo vậy.
Ðến đây, tôi xin kể cho quý Phật tử nghe một câu chuyện :
Tại Trung Hoa vào cuối triều đại nhà THANH, (thời mà nước Tàu bị các cường quốc Tây phương xâm lấn), tình trạng về đạo giáo bị hỗn loạn, một phần dân chúng bắt đầu chạy theo phong trào canh tân và chấp nhận cùng tu tập theo tôn giáo mới (đạo Cơ Ðốc do các giáo sĩ người Tây Phương mang vào)…….
Lúc đó có một vị Hòa Thượng tu hành cũng (đã lâu năm và) tương đối cao, thấy dân chúng bị sai lầm trong việc đổi theo đạo mới nầy, cho nên Hòa Thượng động lòng thương xót, tìm cách làm thế nào để cho dân chúng rõ biết đâu là đúng, sai, đâu là chánh, tà…..
Từ đó, Hòa Thượng ấy mới bắt đầu nghiên cứu giáo lý của “tôn giáo mới” nầy một cách chăm chỉ, kỹ lưỡng, bất kể ngày đêm, với ý định duy nhất là để :
Tìm các “chỗ sơ hở và khuyết điểm” trong giáo lý của “tôn giáo mới” nầy, hầu (tiện dịp) bài bác cùng chỉ rõ những phần giáo sai lầm đó ra cho các tín đồ Phật giáo và dân chúng thấy biết mà thức tỉnh để quay trở lại chánh giáo cổ truyền của dân tộc (là Phật giáo).
Hòa Thượng ấy “nghiên cứu” như vậy trải qua một thời gian suốt mấy năm dài, hễ có được chút thời giờ nào rỗi rảnh, thay vì tu hành và học hỏi Phật pháp, nghiên cứu kinh điển của đạo Phật để làm rộng thêm (hoằng dương) cho Phật pháp….
Thì :
…..Một bửa kia, vào khoảng xế chiều, Hòa Thượng đang cắm cúi (xem đọc và) nghiên cứu giáo pháp (của ngoại đạo) ấy, bỗng nhiên thấy có một người nhỏ xíu bay xuyên ngang qua lỗ khóa (cửa) vào trong phòng, rồi hiện trở lại hình dáng bình thường của một vị Sa di khoảng chừng 14, 15 tuổi với dong cách siêu phàm, thoát tục.
(Ðây tức là gieo nhơn nào thì hái quả ấy. Ðó là luật nhơn quả xưa nay, đương nhiên như vậy).
Nói xong liền biến mất.
Là một lão Hòa Thượng tinh thông về Phật lý, nên khi vừa nghe xong được phần khai thị ấy, tức thời chợt tỉnh, như người vừa ra khỏi giấc mơ, biết ngay rằng mấy năm nay mình đã tác ý và hành xử sai lầm, tự mình làm hại lấy mình…..
Từ đó Hòa Thượng bỏ hẳn tâm tưởng và việc làm sai quấy đó đi mà sám hối cùng :
TRỞ LẠI tu hành, ÐỌC TỤNG VÀ HỌC HỎI PHẬT PHÁP Y NHƯ CŨ.
(Ðây gọi là : Tự mình tác nghiệp thì tự mình diệt nghiệp – (tác nghiệp duyên, tác nghiệp tận) – Thế cho nên phải biết rằng : THÀNH cũng do ta mà BẠI cũng do ta vậy).
(Phần phụ giải :
Như lão Tăng đây nguyên là một người tu niệm lâu năm, lên tới bực Hòa Thượng, thông hiểu kinh điển, Phật lý, như vậy mà còn sai lầm trong việc nghiên cứu giáo pháp của ngoại đạo (với tác ý tốt là để bác phá tà pháp, bảo tồn chánh pháp), – ấy thế mà còn bị “nhiễm tà” và (sẽ) bị “đọa sanh” vào trong ngoại đạo ở kiếp sau thay ! (may mắn cho Hòa Thượng, vì là chơn tu nên mới được bậc thánh nhơn thương xót cho (công tu hành gian khổ) đến khai thị để cứu độ, chớ nếu không thì ắt hẳn sẽ bị uổng phí đi cả một cuộc đời tu tập).
Như vậy hỏi có được ích lợi chi cho con đường tu tập theo Phật đạo của mình
Chừng đó dù có ăn năn cho thế mấy, e cũng đã quá trễ tràng !)
Là một người Phật tử CHƠN CHÁNH (tôi nói CHƠN CHÁNH ở đây nghĩa là có chánh kiến cùng thông hiểu Phật lý một cách rõ ràng, xác thật, và luôn luôn nhứt tâm chặt dạ tu hành…..(nên hiểu như vậy) – phải biết rằng :
- Phật là đấng PHÁP VƯƠNG (vua của tất cả các pháp) xuất hiện ra nơi đời với mục đích để cứu độ cho chủng loại chúng sanh (trong 12 loài) ra khỏi dòng mê của ba cõi, thoát hẳn 6 nẻo luân hồi, chứng được quả vị Niết Bàn vô sanh, vô diệt, nhưng :
- Bởi vì căn cơ của chúng sanh vốn cao thấp không đồng cho nên PHẬT mới phải khai bày ra môn “đại quyền phương tiện”, thuyết dạy “vô lượng Pháp môn xứng hợp”. chúng sanh nếu y theo – (các pháp phương tiện) đó mà tu hành ắt sẽ chứng đạt được quả vị tương xứng, rồi từ ở nơi đó PHẬT (và chư Ðại Bồ tát) sẽ dần dần dẫn dạy các pháp tu tập khác cao hơn……cho đến khi nào chúng sanh chứng được quả vị “vô thượng Bồ Ðề” của PHẬT –(tức là thành PHẬT) – thì PHẬT mới chịu thỏa lòng.
Vì thế cho nên những pháp tu – (trong Phật giáo) mới có các sự sai biệt, cao thấp, khác nhau, chính là như vậy.
………………………
Ở chỗ nào ?
Nếu như nói tất cả các giáo lý, tất cả những đạo giáo, thảy đều đồng đẳng như nhau thì té ra là cũng giống như cảnh :
- Ðứa con nít mới lên được vài ba tuổi cũng có thể tắm lội, vẫy vùng nơi vực sâu, biển cả !
- Con dê què cũng leo lên được đến đỉnh non cao !
Hoặc là :
Loài chim se sẽ cũng bay ngang bằng được với chim “đại bàng kim sí điểu” ……hay sao !!
Trên thế gian nầy làm gì mà có việc “đồng đẳng” theo như loại đó cho được !
- Nếu tất cả các thứ tôn giáo cũng đều đồng là lành, tốt và chứng được đạo quả bình đẳng như nhau, thế thì té ra là :
- Tà giáo, ngoại đạo cũng giải thoát được !!!
- Ma quỷ……cũng chứng được Niết Bàn !!!
hết sao ?
Cho nên, nếu đã là một người “chơn thật Phật tử” ắt phải nhớ và biết nằm lòng rằng, nơi thể giới “quy y Tam bảo” đã có dạy rằng :
-
quy y PHẬT thì không quy y theo Thiên, Thần, Quỷ ,Vật.
(Tức là đã tu theo Phật rồi, thì không được (và chẳng nên) tu theo thiên thần, quỷ, vật – vì như thế là bỏ lớn theo nhỏ, bỏ thánh theo phàm).
-
quy y PHÁP thì không quy y theo ngoại đạo, Tà giáo.
(Tức là đã tu theo Phật pháp rồi thì không được (và chẳng nên) tu theo các giáo pháp của ngoại đạo, Tà giáo (nào khác –vì như thế là bỏ Chánh theo TÀ, bỏ Chơn theo Vọng).
-
quy y TĂNG thì không quy y theo Tổn hữu, Ác đảng.
(Tức là đã tu theo Tăng rồi thì không được (và chẳng nên) nương dựa theo các thứ thầy tà, bạn ác – vì như thế là bỏ Thiện theo Ác, bỏ Lành theo DỮ).
Tại sao ?
Bởi vì :
- Chỉ có PHẬT là đấng “Lưỡng túc Tôn” tối cao trong 9 giới [6].
- Chỉ có PHÁP (Phật pháp) là “Ly dục Tôn” [7] đưa chúng sanh đến được bờ giải thoát (khỏi vòng luân hồi, sanh tử) và chứng quả vị cứu cánh Niết Bàn.
- Chỉ có TĂNG (Chơn tăng, Hiền tăng, Thánh tăng) bậc “chúng Trung Tôn” [8]là người thiện hữu duy nhất, thay thế Phật mà diễn giải Phật pháp nhiệm mầu, thức tỉnh chúng sanh.
Nay ta đã là Phật tử, là con của đấng Pháp Vương (phật) ắt phải hằng luôn phản tỉnh lại, rồi quán xét “căn cơ” cùng “tâm tánh” của chính mình mà chân thành tu học (cùng nương theo giáo pháp của Ngài) để giải thoát ra khỏi vòng sanh tử, chứng được đạo quả Niết Bàn, xa lìa ba cõi DỤC, SẮC, VÔ SẮC như chim nọ sổ lồng, cá kia thoát lưới vậy. Chớ nên bỏ lớn mà cầu nhỏ, chớ nên bỏ Pháp xuất thế vô thượng của Phật mà cầu Pháp hạn hẹp còn nằm trong vòng sanh tử, trói buộc nơi ba cỏi, sáu đường…. của ngoại đạo, Tà giáo.
- Lần lần càng sâu,
- Sâu khó đến đáy.
- Ðồng một vị mặn,
- Thủy triều chẳng quá hạn.
- Chứa nhiều kho báu,
- Có nhiều loại chúng sanh thân thể to lớn ở trong đó.
- Chẳng chứa tử thi (thây chết).
- Dù cho có muôn ngàn dòng nước to nhỏ ngày đêm đổ dồn về mà biển vẫn chẳng thêm, chẳng bớt.
Như thế, ở nơi PHÁP của PHẬT cũng có được 8 điều không thể nghĩ bàn.
- Càng học hỏi nhiều bấy nhiêu, càng thấy biển Phật pháp bao la không bờ không mé, bấy nhiêu.
- Chẳng thể nào học, hiểu cho cùng tận hết được các PHÁP của PHẬT dạy.
- Pháp của PHẬT đều đồng một vị (đó là vị giải thoát, vị xa lìa (sanh tử).
- Tùy theo từng căn cơ thích hợp của chúng sanh mà Phật thuyết dạy ra pháp tu tương xứng (không vượt quá căn cơ và khả năng mà họ có thể chấp nhận được).
- Ở nơi PHẬT pháp hay xuất sanh ra được nhiều quả vị chứng đắc, giải thoát, siêu phàm.
- Có nhiều hạng bậc giải thoát thánh nhơn được sanh ra ở trong Phật pháp như là các đạo quả Tu đà hoàn, Tư đà hàm, A na hàm, A la hán, Duyên giác, cùng với các đẳng bậc Bồ tát…..khác.
- Chẳng đồng với tà pháp của Tà giáo, ngoại đạo.
- Vì bản chất của chư PHÁP vốn là vô thỉ, vô chung, vì PHÁP TÁNH là thường trụ, vì chẳng sanh diệt, vì đồng một vị…. (nên trong Bát Nhã tâm Kinh gọi) là nghĩa “không sạch, không dơ, không tăng, không giảm” (bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm)…vậy.
Phật pháp cao siêu, vô thượng và nhiệm mầu như thế mà hãy còn không chịu học hỏi, tu trì, chẳng thích để tâm nghiên cứu cho đến nơi đến chốn…..lại còn muốn quay sang qua nghiên cứu, học hỏi các giáo pháp nông cạn (còn nằm) trong phạm vi Nhơn, Thiên, luân hồi, sanh tử của ngoại đạo, Tà giáo làm chi
Những người như thế thì Ta có thể gọi họ là các hạng loại :
- Không biết quý, tiện, lớn, nhỏ…..
- Không biết báu vật có sẵn ở trong nhà…..
- Không biết nơi vạt áo của mình đã có tàng ẩn sẵn thần châu….vậy.
Ðể kết-thúc cho phần giải đáp nầy, nay tôi xin tạm mượn 4 câu “pháp kệ” sau đây gởi đến chư đạo hữu,
vô thượng thậm thâm vi diệu pháp,
Bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ.
Ngã kim kiến văn đắc thọ trì,
Nguyện giải NHƯ LAI chơn thiệt nghĩa.
Tạm dịch :
PHẬT pháp cao siêu rất nhiệm mầu,
Ngàn muôn ức kiếp dễ hay đâu.
Con nay nghe thấy xin vâng giữ,
Nguyện giải NHƯ LAI nghĩa thật sâu.
Kính thưa quý Phật tử, tất cả các người tu học Phật pháp, chúng ta rất cần phải luôn nhớ biết các điều rằng :
- Pháp của PHẬT cao siêu, nhiệm mầu và thậm thâm vi diệu,…..như thế .
-
Ngàn muôn ức kiếp khó được gặp gở như thế….
(Nếu chẳng có PHẬT xuất hiện ra nơi đời, dùng “đại thiện phương tiện”, mà Khai, Thị, Ngộ, Nhập để giác ngộ quần sanh, thì chúng sanh làm sao có thể tương hội được)
Nay bởi vì ta đã là người Phật tử, há chẳng nên :
- Nhứt tâm vâng giữ, hành trì, cùng tu tập theo để thâm giải được “nghĩa sâu mầu” (đệ nhất nghĩa) hầu chứng thành thánh quả giải thoát (trong tương lai) ư
-
Còn chờ đợi cho đến bao giờ !
Và : - Còn tìm cầu ở nơi (pháp tu nào khác ) nữa
Gắng hiểu, gắng nhớ và luôn luôn đúng y theo “như pháp” mà tinh tấn và chặt dạ tu trì, ắt sẽ có ngày được vượt ngang ra ngoài ba cõi tử sanh, bước lên bờ giác.
Ðó há chẳng phải là một điều vô vàn hân hạnh hay sao ?
Trân trọng,
Niệm Phật Tăng
Sa môn THÍCH HẢI QUANG
[1]– Xuồng dông : là loại ghe nhỏ làm bằng thân –(cưa làm hai) của cây “dồng đồng” (lá dông gói nem), tức là một loại thuyền “độc mộc” chỉ chở được chừng vài ba người mà thôi (quá nữa sẽ bị chìm).
[2]– Tam tạng kinh điển : Ba loại kinh, sách của đạo PHẬT, đó là: KINH tạng, LUẬT tạng và LUẬN tạng.
[3]– Tặc trụ : là kẻ gian tặc (núp lén ở trong Phật giáo).
[4]– Sa môn : là người xuất gia CHƠN CHÁNH có đầy đủ ba phần “giới luật, thánh đạo và giải thoát”.
Có 4 thứ loại quả vị Sa môn là : Tu đà hoàn, Tư đà hàm, A na hàm, A la hán.
[5]– Bà la môn : là người tu “phạm hạnh chân chánh và trong sạch”, sẽ được sanh về cõi Trời Phạm Thiên (Sắc giới thiên).
[6]– (Lưỡng Túc Tôn : Là đầy đủ hai phần
PHƯỚC ÐỨC và trí huệ)
9 giới là :
- Bồ tát, Duyên giác, Thanh văn (3 thánh giới).
- Trời, Thần, Người, Ðịa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh (6 phàm giới).
- Lìa được DỤC ÁI (thích muốn được sanh trong cõi DỤC).
- Lìa được SẮC ÁI (thích muốn được sanh trong cõi SẮC).
- Lìa được VÔ SẮC ÁI (thích muốn được sanh trong cõi VÔ SẮC).
[8]– Chúng trung Tôn :
- Trong tất cả các hàng chúng sanh, chỉ có chư (thánh) Tăng là tôn qúy hơn cả, vì quý NGÀI có đầy đủ được các phần như sau :
- Giới, định, huệ. Diệt đế và đạo đế.
- giải thoát, Niết Bàn……
Bình luận