27.10.2021

THP 57 – Làm sao để được vãng sanh ?

  1. Trong phần thư này giải đáp vấn đề làm sao để được đới nghiệp vãng sanh…Nếu như cứ tu niệm lai rai rồi chờ đến ngày già bệnh hay cái chết tới gần rồi mới thỉnh cầu minh sư, thiện hữu đến hộ niệm thì việc này nên hay không nên?
  2. Chuyện kể về nghiệp lành kiếp trước đã đến thời kỳ thành thục…

(Tiếp theo kỳ trước (và hết)

Lời vào thư….

Qua bức thư số 56 vừa rồi, nhân khi giảng đáp về sự ích lợi không thể nghĩ bàn được của việc “ÐỚI NGHIỆP VÃNG SANH” và sự “HỘ NIỆM ÐÚNG PHÁP” trong TÔNG MÔN Tịnh Ðộ. BẢO ÐĂNG đã có kể qua về sự “Ðới nghiệp VÃNG SANH” của một người
Glossary LinkPhật tử VIÊN ÐỨC TRẦN PHƯƠNG NỮ
để làm tín chứng, nên sau đó có một số “thư gởi”“điện thoại” từ quý Phật tử, Bổn đạo ở một vài nơi có “Tu” Tịnh Ðộ gởi đến cùng gọi về bổn tự để hỏi thêm việc :

…….“Tu lai rai như thế, mà qua sự “HỘ NIỆM” cũng được VÃNG SANH sao ? ‌….

……..“Nếu được như thế, thì bây giờ đâu cần NIỆM PHẬT làm chi cho nhiều, cứ việc tu “lai rai” như Bà VIÊN ÐỨC nầy, rồi chờ khi nào đến lúc bịnh nặng, thỉnh bậc Minh sư, thiện hữu đến “HỘ NIỆM”, chắc cũng sẽ được VÃNG SANH CỰC LẠC như Bà TRẦN PHƯƠNG NỮ nầy…..vậy.

Việc ấy có nên, có đúng hay chăng ? ‌”…..

(Và còn nhiều lời “hỏi” khác nữa, nếu như thuận tiện….BẢO ÐĂNG sẽ lần lượt giải đáp qua những kỳ “Thư Học Phật” sau )….
………………………………

PHẦN “ÐÁP GIẢNG”……

thấy có những lời “HỎI” sai lầm như thế, nên trong kỳ “thư” nầy BẢO ÐĂNG cần phải giải rõ hơn nữa về việc “NIỆM PHẬT” và sự “ÐỚI NGHIỆP VÃNG SANH”, để trừ những nghi lầm về sau, hầu sách tấn qúy “liên hữu” và chư Bổn đạo, Phật tử khắp nơi, đang đồng tu về PHÁP MÔN Tịnh Ðộ, nhân đây được thêm ít nhiều sáng tỏ….

Như sau :

Tuy nói là nhờ ở nơi sự “HỘ NIỆM ÐÚNG PHÁP” mà được cảnh “ÐỚI NGHIỆP VÃNG SANH” đối với người “NGHIỆP” nặng và chỉ có tu niệm “RAI LAI” (tức là một ngày Tu, năm mười ngày (hoặc có khi cả tuần, cả tháng… bỏ lơ, biếng trễ, không tu…..)

Rồi (những người “Phật tử sơ cơ” tu Tịnh Ðộ nhân vào đấy mà) :

Khởi sanh ra những “ý niệm” sai lầm rằng :

  • Nếu việc “ÐỚI NGHIỆP VÃNG SANH” mà có ích lợi thắng diệu như vậy, thì bây giờ mình cứ “tu niệm lai rai” cho qua ngày, đoạn tháng, chờ đến ngày già, bệnh, hoặc thấy gần chết rồi, chừng đó sẽ :
  • Hoặc là “niệm PHẬT” từ 10 câu đến 100 câu.

    (Tức ý là nói niệm PHẬT từ 1 “niệm” đến 10 “niệm”)
  • Hoặc là mời thỉnh các bậc “Thiện Tri Thức” đến “HỘ NIỆM”

    (Như trường hợp của Bà VIÊN ÐỨC TRẦN PHƯƠNG NỮ kia), thì chắc chắn là :

    Cũng được dự vào trong cảnh “ÐỚI NGHIỆP VÃNG SANH” vậy (!!!).

Ðể minh chánhtrừ diệt những “QUAN NIỆM” sai lầm nghiêm trọng cùng loại như thế, nên BẢO ÐĂNG xin được “minh giải” thêm về vấn đề nầy như sau :

“TỔ SƯ” từng có lời dạy rằng :

Phải biết kẻ phàm phu nghịch ác – (như chúng ta đây) khi “lâm chung” mà biết (và có) NIỆM PHẬT được, là do vì kiếp trước đã có “căn lành” lớn, nên đời nay mới khiến cho gặp được Bậc “THIỆN Tri Thức” chỉ bảo, dẫn dắt và “HỘ NIỆM” cho, vì thế mà mới được :

SỰ MAY MẮN “ÐỚI NGHIỆP VÃNG SANH” TRONG MUÔN MỘT như thế, chớ tuyệt đối :

CHẲNG PHẢI LÀ AI CŨNG “CÓ” VÀ “GẶP” ÐƯỢC ÐÂU.

Ðiều (MAY MẮN trong muôn một) nầy cần phải nên hiểu rõ được như vậy.

Trong KINH LUẬN (Quyển QUẦN NGHI LUẬN) vì muốn phá trừ các QUAN NIỆM sai lầm (như trên) nên TỔ SƯ từng có lời dạy rằng :

Có 10 hạng người khi “lâm chung” (mà HỌ) không thể nào “NIỆM PHẬT” được.

Ấy là :

  1. Khó gặp “bạn lành” (tức là “thiện hữu”) – vì thế mà (khi lâm chung) không có “Người” khuyên nhắc, hướng dẫn, do đó nên không “biết” và NGHĨ “nhớ” đến việc cần phải “NIỆM PHẬT”.
  2. Ðau bịnh, bị “nghiệp chướng” hành khổ cả “THÂN” lẫn “TÂM”, nên không an ổn, rổi rãnh để “NIỆM PHẬT” được.
  3. Trúng phong “á khẩu” (câm), hoặc bị cứng miệng, nói không thành tiếng, nên không thể nào “NIỆM PHẬT” được.
  4. Cuồng loạn (điên khùng) mất sự sáng suốt, nên không còn nhớ biết và tỉnh táo để “NIỆM PHẬT” nữa.
  5. Thình lình gặp phải tai nạn nước (trôi), lửa (lớn cháy), bấn loạn cả tinh thần, nên không thể nào “NIỆM PHẬT” được.
  6. Bỗng nhiên bị ác thú (như cọp, beo …..) vồ bắt lấy ăn thịt, (vì kinh hòang, sợ hải và tán loạn Tâm Trí) – nên không thể nào “NIỆM PHẬT” được.
  7. Bị Tổn hữu, ác đảng, ác nhơn phá hoại lòng “TIN”, nên (không còn có sự “tin tưởng” nữa, dĩ nhiên là) không thể nào “NIỆM PHẬT” được.
  8. Bị “hôn mê” (bất tỉnh) – mà chết. Do vậy nên cũng không thể nào “NIỆM PHẬT” được.
  9. Thoạt chết “bất đắc kỳ tử” [1] giữa quân trận. Nên không thể nào “NIỆM PHẬT” được.
  10. Từ nơi chỗ cao (như đỉnh núi cheo leo, cao vút, hiểm trở) té xuống (lúc bị hốt hoảng, kinh sợ như thế) nên cũng không thể nào “NIỆM PHẬT” được.

Nay Ta cứ bình tâm mà suy nghiệm kỹ lưỡng lại rằng :

Như 10 trường hợp “bất khả NIỆM PHẬT” trên đây, trong cuộc đời nầy không lúc nào, chỗ nào mà chẳng có, bất luận là “TĂNG” hay “TỤC”, NAM, NỮ, LÃO, ẤU, SANG, HÈN….có “TU” hoặc “KHÔNG TU”…… tránh khỏi được.

Ðó là tại sao ‌?

Là bởi vì :
  • Do nơi “TÚC NGHIỆP” (“NGHIỆP TỘI” đã gây tạo ra trong những kiếp đời quá khứ lâu xa) – chiêu cảm ra vậy.

    Hoặc là :
  • Do nơi “HIỆN NGHIỆP” – (“NGHIỆP TỘI” gây tạo ra trong kiếp đời hiện tại (nầy) chiêu cảm, Nên “NÓ” (10 loại “tai nạn không lường” kể trên) :
  • Bỗng nhiên xảy ra một cách đột ngột (Thình lình), không thể nào trốn tránh cho kịp.

Bây giờ “TA” hãy đặt “MÌNH” lỡ bị ở vào trong một, hoặc 2, 3, 4…..hoàn cảnh (vừa nêu như trên đi),….thử hỏi :

TRONG LÚC THIẾU DUYÊN LÀNH

Hoặc:

“BẤT CẬP” NHƯ THẾ

Thì:

“TA” CÓ THỂ NÀO BÌNH TÂM, TỈNH TRÍ, (Ðể mà)NHỚ” NIỆM PHẬT ÐƯỢC KHÔNG‌ ?

Hay là cũng sẽ bị :

HỐT HOẢNG, KINH CUỒNG, KÊU LA, CHỚI VỚI

(Trước sự những tử vong đáng ghê sợ ấy)

(Gặp nhằm vào trường hợp của các “điều” thứ 4, 5, 6, 9, 10 chẳng hạn)

Rồi :

XUÔI TAY MÀ ÐỢI CHẾT.

Chẳng hạn như trường hợp của Ưu Bà Di VIÊN ÐỨC TRẦN PHƯƠNG NỮBẢO ÐĂNG kể để làm tín chứng trong “Thư Học PHẬT” số 56 vừa rồi.

Sở dĩ mà có cái MAY MẮN trong muôn một, được “HỘ NIỆM” ÐÚNG PHÁP VÀ ÐƯỢC “Ðới nghiệp VÃNG SANH” đó là bởi vì BÀ “hội ngộ” được mấy điều kiện như sau :

Ðiều thứ nhất :

“Gặp được bạn lành, nên có người khuyên NIỆM PHẬT”.

Trước hết :

  1. “Bạn lành” (thiện hữu) của đời BÀ là hai người con gái biết “ÐẠO”, và cũng có ít nhiều sự “TU” hành (lai rai), đó là :

    • Thứ Nữ tên HUỲNH TÚ TRÂN,
    • Út Nữ tên HUỲNH VĂN PHỤNG [2]

    Kế nữa là “CỤ” gặp được Bậc :

  2. “THIỆN Tri Thức” (là BẢO ÐĂNG), đã kiên nhẫn làm một người HỘ NIỆM “ÐÚNG PHÁP” – (và lợi dụng tất cả giờ phút sau cùng còn lại trong một đời của Bà “CỤ” trên cõi thế nầy, suốt trong 3 tuần lễ dài để “HỘ NIỆM”) – do vậy mà “BÀ CỤ” mới được cảnh HÂN HẠNH “Ðới nghiệp VÃNG SANH” mà thôi.

Tại sao ‌?

Bởi vì “BÀ” đã bị “nằm” vào trong trường hợp bị “TÚC NGHIỆP” kiếp trước và “HIỆN NGHIỆP” của kiếp nầy “phát hiện” ra cho nên :
  1. Bà bị “lâm” vào điều thứ 2/10 (của TỔ SƯ dạy trong quyển “QUẦN NGHI LUẬN” ở trước).

    (Là “đau bịnh” làm khổ THÂN, TÂM, nên không an ổn được mà “NIỆM PHẬT”).
  2. Ðiều thứ 3/10 là : Trúng phong “á khẩu”, cứng họng, không còn nói được ra tiếng nữa.

    (Nên không NIỆM PHẬT được câu nào trong những giờ phút sau cùng cả )

    (Mà chỉ dùng “TAI”lòng “chí thành” để nghe câu “NIỆM PHẬT HỘ NIỆM” mà thôi).

  3. Ðiều thứ 8/10 là :

    Bị “Hôn mê” mà chết.

    (bị “Hôn mê bất tỉnh” suốt 2 tuần lễ đầu, nằm thiêm thiếp như người đã chết. Ðầu tuần lễ thứ ba, nhờ thần lực “Hộ trì (và) tiếp dẫn” của Ðức PHẬT A DI ÐÀ (qua câu “NIỆM PHẬT HỘ NIỆM”) chiêu cảm, nên Thần thức (thứ 6 và thứ 8) mới dần dần tỉnh lại – (Ðể sửa soạn VÃNG SANH).

(Theo lời của Thượng Tọa Bổn Sư THÍCH HẢI QUANG nói thì :

Trong 2 tuần lễ đầu, Thần thức của đã bị xuống dưới ÂM PHỦ để biện luận về các “tội”, “NGHIỆP”đã gây tạo ra (trong quá khứ và hiện tại).

làm nghề “RESTAURANT”, tức là chuyên về NGHIỆP “Buôn bán máu thịt của chúng sanh” mà làm phương tiện để sinh sống cho bổn thân và gia đình, nên bị :

MANG TỘI “SÁT SANH” RẤT NẶNG NỀ)

Vì thế nên BẢO ÐĂNG mới quả quyết sự “ÐỚI NGHIỆP VÃNG SANH” của CỤ là trường hợp “HY HỮU” trong muôn một vậy.

Sở dĩ được như thế là vì – (theo như trong KINH, LUẬN dạy) trong quá khứ “BÀ” đã từng có gieo trồng căn lành với PHẬT PHÁP, nhất là chắc cũng đã từng có ít nhiều tu theo Tịnh Ðộ GIÁO MÔN rồi, cho nên kiếp nầy dù rằng BÀ tu hành, NIỆM PHẬT lai rai, nhưng vẫn được cảnh MAY MẮN Ðới nghiệp VÃNG SANH “Hy Hữu” đó mà thôi.

Lại nữa, nếu như AI làm Người chân thật Phật tử, nghĩa là có tu học PHẬT PHÁP, (vì) sớm đã nhận biết rõ rằng :

Cuộc đời nầy, thân Tứ đại giả tạm nầy là khổ….. đáng chán, đáng nhàm.

Còn :

Cõi TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC là chỗ vĩnh viễn an vui, giải thoát, nên quyết tâm, thành ý, giữ lòng TÍN, NGUYỆN mà chuyên nhất “NIỆM PHẬT”, để cầu được sanh về, hầu thoát vòng sanh tử…..

Thì chớ nên bao giờ QUAN NIỆM sai lầm – (một cách “THIỆP Ý” theo LÝ KINH nói) rằng :

Trong “Kinh” dạy :
“ Nếu như có TÍN, NGUYỆN sâu thiết, thì khi lâm chung chỉ cần một “niệm” hay “10 niệm” cũng được VÃNG SANH”.
Vậy thì :
“Cần chi phải tu hành vội gấp, để đến lúc sắp chết sẽ NIỆM PHẬT cũng được”

Ðây là một QUAN NIỆM “cực kỳ sai lầm” :

Tại sao ?‌

Bởi vì nếu có “QUAN NIỆM” như vậy, là phạm vào điều “LỖI” quá “xem thường” PHÁP MÔN Tịnh Ðộ và hành môn NIỆM PHẬT.

Người Phật tử (có học hiểu và) tu hành theo PHÁP MÔN Tịnh Ðộ cần phải “biết”“nhớ” rõ rằng :

(theo như KINH PHẬT THUYẾT A DI ÐÀ, và các lời “LUẬN” của chư vị BỒ TÁT, TỔ SƯ….dạy là) :

“Thị nhơn chung thời,
Tâm bất điên đảo,
Tức đắc VÃNG SANH,
A DI ÐÀ PHẬT,
CỰC LẠC QUỐC ÐỘ”…..

Nghĩa là :

“Người ấy khi lâm chung, lòng không điên đảo, liền được sanh về cõi CỰC LẠC của Ðức PHẬT A DI ÐÀ”…..

Nhưng Ta hãy nghĩ kỹ lại rằng :

Với thân phận “phàm phu bạt địa” (tức là chúng sanh chân còn đi ở trên mặt đất) như chúng ta đây, ai dám bảo rằng : MÌNH lâm chung (MÀ) TÂM KHÔNG ÐIÊN ÐẢO ?‌

Cho nên : ÐỪNG CÓ QUÁ Ỷ LẠI, XEM THƯỜNG. (Không nên)

Nhân lúc còn sanh thời và đang mạnh khỏe, mà không chịu tinh chuyên dụng công NIỆM PHẬT, trái lại chỉ TU lơ là, biếng trễ – (như một ngày tu, mươi bửa, nửa tháng bỏ dở) – thì đến lúc mạng chung :

  • Bốn đại – (Ðất, Nước, Gió, Lửa) – nơi thân thể phân ly, sức “NGHIỆP” lớn nhỏ, xưa nay (“TÚC NGHIỆP” và “HIỆN NGHIỆP”) dồn dập.
  • Thân tâm bị nhiều nổi khổ đeo theo bức bách, làm cho TÂM Kinh sợ, mê loạn…..đi.

Chừng ấy :

E cho một “niệm”(10 câu PHẬT HIỆU)còn không thể nào có được thay !.

Huống chi là :

Mười “niệm”(100 câu PHẬT HIỆU) dễ gì mà có được ư ?‌

Tóm lại :

Như muốn cho khi lâm chung có phần “bảo đảm” được VÃNG SANH CỰC LẠC, thì :

Lúc bình thời (tức là đang khi còn sống), phải “tinh chuyên” NIỆM PHẬT (cho nhiều),

Và:

Gắng tu TINH TẤN nhiều thêm nữa, nếu như NIỆM PHẬT được đến mức “NHỨT TÂM BẤT LOẠN” thì trên cõi đời nầy không còn gì qúy hơn được nữa.

Chớ nếu như :

Chỉ “chờ” cho khi nào bị bệnh, sắp chết, rồi mới chịu “NIỆM PHẬT”, thì e cho quá trễ tràng và để hối hận về sau mà thôi.

Tại sao vậy ?‌

Bởi vì trên “lý thuyết” của Tịnh Ðộ PHÁP MÔN mà trong KINH đã “dạy”, “NÓI”, thì đương nhiên là suốt thông, nhưng trên “sự thật” của giờ phút lâm chung thì :

CHẲNG PHẢI LÀ “ÐƠN GIẢN”.

Cho nên :

Người tu Tịnh Ðộ, NIỆM PHẬT như chúng ta đây, bình thời phải cố gắng “dụng công”, chớ đừng nên :
KHINH THƯỜNG, lơ là SỰ HÀNH TRÌ
Mà:
RƯỚC LẤY ÐIỀU THẤT BẠI.

“TỔ SƯ” từng có lời dạy “qúy báu” rằng :

“Ðược từ “một NIỆM” đến “MƯỜI NIỆM” bất loạn lúc mãn phần, thật ra không phải là chuyện dễ.

Bởi vì :

Khi sắp lâm chung, người ấy bị sức “NGHIỆP” “đời trước” hoặc “đời nầy” phát hiện ra, gọi là :
“CẬN TỬ NGHIỆP”
(Nghiệp xảy ra lúc gần chết)
Vì vậy cho nên :

Nếu như lúc bình thường không chịu cố gắng “HẠ THỦ CÔNG PHU” câu niệm NAM MÔ A DI ÐÀ PHẬT cho thuần thục, thì khi “CẬN TỬ” (lúc gần chết) bị sức “CẬN TỬ NGHIỆP” lôi kéo, lấn áp, “CHÁNH NIỆM” vì thế không thể nào “phát hiện” ra được, do đó mà :

TÂM THỨC (tức là thức thứ 8 “A LẠI DA”) Bị lâm vào trong cảnh :
TÙY THEO NGHIỆP (CẬN TỬ ẤY) MÀ RỐI LOẠN,
Hỏi:
LÀM SAO ÐƯỢC VÃNG SANH ?‌

Thuở xưa, có một vị Phật tử cư sĩ tên là HOÀNG HẬU GIÁC, bình thường Ông cũng có Tu theo Tịnh Ðộ, ưa làm các việc “PHẬT SỰ”, nhưng lúc sanh thời, công khóa tu hành rất lơ là, biếng trễ, nay có, mai không !!

Ðến khi sắp chết, “CẬN TỬ NGHIỆP” hiện ra, làm cho Ông tự nhiên “ghét” câu NIỆM PHẬT“ghét” nghe tiếng “NIỆM PHẬT” – (HỘ NIỆM) lại còn thêm :

Không muốn và chẳng chịu nghe theo lời khuyến tấn NIỆM PHẬT của các bạn cư sĩ đồng tu (!!!).

Vì thế mà khi Ông qua đời, có triệu chứng rất là xấu (đáng sợ).

Về sau, có người đem trường hợp nầy thưa hỏi lên Tổ Tịnh Ðộ thứ 13NGÀI ẤN QUANG ÐẠI SƯ, thì TỔ “phán định” rằng :

  • “Ðó là do “NGHIỆP ÁC” từ nhiều kiếp trước đến nay tập hợp lại, nhứt là NGHIỆP “BỎN XẺN LỜI NÓI”, thấy người khác :
  • Ði đến chỗ chết, biết rõ mà ngoảnh mặt làm ngơ, chớ không chịu nói lên lời khuyên ngăn.

    Khi tướng “CẬN TỬ NGHIỆP” nầy hiện ra (như thế), tất phải BỊ ÐỌA VÀO TRONG LOÀI NGẠ QỦY” (!!!).

Củng chính vì “Ý” nầy, nên khi xưa, lúc còn tại thế, PHẬT có lần hỏi đến Ngài “A NAN ÐÀ” rằng :

  1. “Nầy A NAN,

    1. Có người suốt đời làm “lành”, mà khi chết bị : ÐỌA VÀO TRONG ÐỊA NGỤC

      Lại có kẻ :
    2. Suốt đời làm “ác”, mà khi chết lại : ÐƯỢC SANH LÊN CÕI TRỜI, CÕI PHẬT…. Ngươi có biết Tại sao không ?‌
  2. Ngài A NAN thưa rằng :

    Bạch, Con không biết, xin nhờ Ðức THẾ TÔN từ bi chỉ dạy cho.
  3. PHẬT nói :

    Kẻ làm “lành” mà khi chết bị “đọa” vào trong “ÐỊA NGỤC” ấy là bởi vì :

    NGHIỆP “LÀNH” ÐỜI NAY CHƯA – (Ðến Thời kỳ) THÀNH THỤC

    Mà:

    NGHIỆP “ÁC” TRONG (nhiều) KIẾP (trước) KHÁC ÐÃ TỚI LÚC “CHÍN MÙI”.

    Còn Kẻ làm “ÁC” (đời nay) mà khi chết được “sanh” lên cõi TRỜI, CÕI PHẬT.

    Ấy là :

    NGHIỆP “ÁC” ÐỜI NAY CHƯA “CHÍN MÙI

    Mà :

    NGHIỆP “LÀNH” (nhiều) ÐỜI TRƯỚC ÐÃ ÐẾN Thời kỳ “THÀNH THỤC”

    Phải biết :

    Nghiệp quả “LÀNH” hoặc “DỮ” trong nhiều đời xen nhau mà phát hiện, cũng như :

    Mối “NỢ” nào mạnh, thì : “NÓ” kéo lôi mình (chúng ta) trước” vậy….

Ðến đây, BẢO ÐĂNG xin được kể lại vài chuyện về việc :

“NGHIỆP LÀNH KIẾP TRƯỚC ÐÃ ÐẾN Thời kỳ “THÀNH THỤC” để làm “tín chứng” như sau :

I/- cư sĩ NGÔ MINH HỒNG.

cư sĩ NGÔ MINH HỒNG, tự Thúc Bảo, người đời nhà MINH, quê ở Tỉnh THÁI DƯƠNG. Ông gia thế dư dã, ưa bố thí, nhưng không thông hiểu nhiều về “PHẬT PHÁP”…..

Ðến hơn sáu mươi tuổi, một hôm ông bỗng tắm gội, đoạn đi từ biệt mọi người, rồi thỉnh ẤN SƠ Pháp Sư ở chùa LONG
Glossary LinkPHƯỚC
đến truyền thọ Tam Quy Ngũ giới cho mình.

Sau khi thọ quy giới xong, Ông ngồi xuống chắp tay “hô lớn” ba lần : “Mau thoát ly !”

Rồi nhắm mắt mà qua đời.

Khi người nhà còn đang vây quanh, cùng hàng xóm hay tin chạy tới thăm, thì cư sĩ bỗng mở mắt ra bảo :

“Tôi vừa phát nguyện thoát ly trần thế, dõng mãnh thầm niệm A DI ÐÀ PHẬT , thì cảnh Liên Hoa thế giới – (tức là cõi CỰC LẠC) – liền hiển hiện ra trước mắt. Tôi tự xét lấy mình bình sanh không có tu hành chi, mà nay chỉ mới niệm PHẬT có mấy câu.

Tại sao lại được “quả báo thắng diệu” như thế ?‌

Vậy xin khuyên các vị nên cố gắng tu hành !”

Nói xong, bảo người nhà đem một chậu nước lại, soi mặt nhìn chăm chú vào trong :

Giây phút, bỗng như tỉnh ngộ, bảo rằng :

“Ðời nay là NGÔ Thúc Bảo, (chớ) kiếp trước là “TỪ HÒA THƯỢNG” !

Lành thay !

Vui thay !

Rồi chắp tay “NIỆM PHẬT” lớn tiếng mà nhắm mắt mãn phần.

Lúc ấy mùi hương lạ phát ra đầy nhà.

(Lời “phụ” của BẢO ÐĂNG) :

Như trường hợp VÃNG SANH CỰC LẠC của cư sĩ Phật tử NGÔ Thúc Bảo đây, thì Ta nhận xét thấy rằng :

Hoàn toàn là do công TU TẬP hay NIỆM PHẬT trong kiếp trước, lúc còn làm một vị xuất gia là “TỪ HÒA THƯỢNG” mà thôi. Chớ chẳng phải là do nơi CÔNG PHU TU TẬP trong kiếp nầy.

Có lẽ khi xưa vị “TỪ HÒA THƯỢNG” ấy trong phút gần lâm chung, TÂM bỗng nảy sanh ra ý tưởng :

THAM LUYẾN DUYÊN ÐỜI

Hoặc :

MUỐN LÀM THÂN THẾ GIA, VỌNG TỘC, CỦA TIỀN DƯ GIẢ

(Bởi vì làm HÒA THƯỢNG chân tu nghèo khổ quá, nên có ý muốn làm một kẻ giàu sang ở kiếp sau)

Cho nên :

Phải bị mất phần VÃNG SANH, giải thoát đi.

Mà:

Bị đọa vào kiếp sau, chuyển thân làm người NGÔ Thúc Bảo nầy.

Ðể cho vị (TỪ HÒA THƯỢNG) ấy được : Thỏa mãn sự mong cầu. chăng !!

Nhưng sự việc “NGUYỆN sai lầm”“bị chuyển thân” lại làm Người thường như vậy thì :

Rất là “NGUY HIỂM”, bởi vì nếu như :

LÀM THÂN KIẾP SAU (NGÔ Thúc Bảo) NHƯ VẬY).

Nếu như lỡ bị các cảnh “NGŨ DỤC”, “LỤC TRẦN” làm cho mê muội đi rồi (hoặc vô tình không nhớ biết, hay cố ý chi đó mà) gây tạo ra thêm các TỘI NGHIỆP khác nữa, thì :

UỔNG PHÍ CHO MỘT ÐỜI (TỪ) HÒA THƯỢNG CHÂN TU CHĂNG ‌!

Ðó là chưa nói đến việc (có khi) phải bị “ÐỌA” mãi mãi trong vòng luân hồi sanh tử nữa ‌

(Bởi vì nếu BẢO ÐĂNG đoán không lầm, thì kiếp trước vị “TỪ HÒA THƯỢNG” kia tu hành cũng được cao ÐẠO lắm, và có lẽ cũng gần “thành” rồi :

Hoặc là :

Ðây là bậc Quyền thừa BỒ TÁT thị hiện lại, giả làm ra (trường hợp) của Người NGÔ Thúc Bảo nầy, sanh thời không có tu hành chi, tới lúc gần chết mới chịu QUY YNIỆM PHẬT vài ba câu mà :

ÐƯỢC VÃNG SANH

Ðể làm “tín chứng” cho PHÁP MÔN NIỆM PHẬT đối với những người TU TẬP đời sau TIN TƯỞNG, và phát tâm quy hướng về “Tịnh Ðộ” hay chăng ?

II/- TRƯƠNG CHUNG QÙY

TRƯƠNG CHUNG QÙY, người đời nhà ÐƯỜNG, nhà ở chợ TRƯỜNG AN, làm nghề giết bán thịt.

Khi sắp chết, ÔNG thấy một vị mặc áo lụa đỏ, đuổi bầy gà đến, bảo:

“ Cho phép các ngươi báo thù !”

Bầy gà liền xúm đến thi nhau cắn, mổ.

Hai mắt và khắp mình TRƯƠNG đều đổ máu.

CHUNG QÙY đau đớn chịu không nổi, rên siết kêu la thảm thiết….

Người lân cận nghe biết, tựu đến nhìn xem, ai nấy đều lộ sắc diện kinh hải !

Vừa lúc ấy, có Sa môn HOẰNG ÐẠO đi ngang qua, thấy chuyện huyên náo, liền ghé vào, bày Thánh tượng(tức là Tượng PHẬT, hoặc tượng BỒ TÁT) khuyên CHUNG QÙY cấp thiết NIỆM PHẬT.

TRƯƠNG vâng lời, chắp tay “chí tâm” NIỆM lớn, giây phút bỗng nghe mùi thơm bay đầy nhà….

Bầy tan rã bỏ đi.

Ông tiếp tục NIỆM một lúc, rồi ngồi ngay thẳng mà mãn phần.

(Lời “PHỤ” của BẢO ÐĂNG :

  1. Như trường hợp của Người “TRƯƠNG CHUNG QUỲ” đây thì :

    MANG TỘI “SÁT SANH” RẤT NẶNG

    Bởi trong “TỨ TRỌNG TỘI” là SÁT (giết hại), ÐẠO (Trộm cướp), DÂM (Dâm dục), VỌNG (nói láo), thì :

    NGHIỆP “SÁT” ÐỨNG ÐẦU.

    Nhưng Sở dĩ Họ TRƯƠNG nầy ngẫu nhiên lại được bậc Cao Tăng đến làm “thiện hữu” để cứu độ là vì sao ?‌

    Ðó là nhờ :
    Trong quá khứ kiếp, đã có gây tạo nhiều căn lành lớn.
    Và chắc chắn là cũng đã có :
    Gieo căn lành “NIỆM PHẬT” rất sâu dầy vậy.
    Cho nên :
    · Vừa chắp tay,
    · chí tâm NIỆM PHẬT lớn tiếng,
    (Chưa được bao nhiêu câu)

    Mà :

    Các oan hồn GÀ kia đều siêu sanh hết.

    Còn bổn thân của đương nhơn thì :

    “tiếp tục NIỆM PHẬT” thêm một lúc nữa, rồi : NGỒI NGAY THẲNG MÀ QUA ÐỜI (Trong câu NIỆM PHẬT)

    Như thế thì Họ TRƯƠNG ấy :

    chắc chắn là được VÃNG SANH (về HẠ PHẨM HẠ SANH) nơi cõi CỰC LẠC rồi vậy.

    Thế mới biết :

    • PHẬT LỰC VÔ BỜ
    • NGUYỆN LỰC TỪ, BI, HỶ, XẢ và CỨU KHỔ, CỨU NẠN của Ðức PHẬT A DI ÐÀ, cùng công đức tiếp dẫn của câu NIỆM “NAM MÔ A DI ÐÀ PHẬT” không bỏ sót bất cứ chúng sanh NIỆM PHẬT nào vậy.

    Lành vậy thay ! LÀNH VẬY THAY !

    Còn :

  2. trường hợp của người “TRƯƠNG THIỆN HÒA” mà BẢO ÐĂNG kể tiếp sau đây cũng tương tự như vậy.

III/- TRƯƠNG THIỆN HÒA

TRƯƠNG THIỆN HÒA, người đời ÐƯỜNG, chuyên nghề giết TRÂU, BÒ bán thịt. Khi sắp chết, ÔNG thấy loài thú ấy kéo đến đầy nhà, nói tiếng người rằng :

“Mi đã giết chúng ta, hôm nay phải đền tội” !

THIỆN HÒA kinh hải, vội gọi vợ mau tới chùa gần bên, thỉnh cầu chư TĂNG hộ trợ.

Giây phút, một vị Tăng đến, bảo rằng :

“KINH dạy :
Nếu có chúng sanh nào tạo nghiệp chẳng lành, sắp đọa ác đạo, nên chí tâm niệm:

NAM MÔ A DI ÐÀ PHẬT mười hơi.

Như thế, trong mỗi câu hồng danh sẽ trừ được tội nặng trong 80 ức kiếp sanh tử, liền được sanh về thế giới CỰC LẠC !”

THIỆN HÒA nói :

“Tướng “hỏa xa” (xe lửa) ở ÐỊA NGỤC đã hiện tới rất gấp !

Mau đem hương lại đây” !

Rồi không kịp bưng lấy lư hương, Ông sảng sốt, tay trái bốc than lửa, tay mặt cầm hương đốt, xây mặt về TÂY lớn tiếng “NIỆM” :

NAM MÔ A DI ÐÀ PHẬT

TRƯƠNG vừa niệm được hơn 10 câu, bỗng reo lên và mừng rỡ mà nói :

“Ðức PHẬT A DI ÐÀ hiện đến, đã trao tòa sen báu cho tôi” !

Nói xong, liền qua đời. (TỨC LÀ ÐƯỢC VÃNG SANH)

(Lời “PHỤ” của BẢO ÐĂNG) :

KINH dạy :

  • Giết chúng sanh có căn lành nhỏ – (như ruồi, muỗi….) thì mang “TỘI” nhỏ.
  • Giết chúng sanh có căn lành lớn – (như Trâu, bò, voi, ngựa….) – thì mang “TỘI” lớn.

Ðương nhơn nầy chuyên nghề giết TRÂU, BÒ…..nên dĩ nhiên là MANG TỘI RẤT LỚN (vì TRÂU, BÒ,…..là những VẬT loại có công lao với đời, như giúp việc đất ruộng cày bừa, để cho nhà nông trồng lúa,….lại còn thêm chở nặng, mang vác thế cho người và cho người SỮA uống nữa…..

Nên giết hại bị mang TỘI lớn là như vậy.

Người TRƯƠNG THIỆN HÒA đây sắp sửa bị đọa vào ÐỊA NGỤC, nên trước mắt tự thấy có “XE (chở) LỬA” nơi “HỎA ngục” đến bắt mình, ấy vậy mà Ông mới vừa – (nghe lời chư TĂNG dạy) nhứt tâm NIỆM PHẬT hơn 10 câu (tức là hơn “MỘT NIỆM”) thì được Ðức PHẬT A DI ÐÀ đến trao cho Tòa sen báu, tiếp dẫn VÃNG SANH.

Vì sao MÀ BIẾT LÀ ÔNG “NHỨT TÂM” NIỆM PHẬT ?

Bởi vì Ông :

  1. Tay trái bốc than lửa (mà không thấy “SỢ”, và chẳng biết “NÓNG”).
  2. Tay mặt cầm nhang (hương) đốt vào nơi lửa than đang cầm ở bên tay trái – mà : Ông không cảm thấy NÓNG, SỢ và ngượng ngập chi cả.
  3. Day mặt về phương “TÂY” mà lớn tiếng NIỆM PHẬT.

trường hợp NIỆM PHẬT nầy của Ông là thuộc về sự “NHỨT TÂM”“KHẨN CẤP” cũng như “CỨU LỬA CHÁY (chân) MÀY” vậy, cho nên :

CHỈ TRONG VÒNG MƯỜI MẤY CÂU NIỆM PHẬT

Thì Ông liền được :

ÐỚI NGHIỆP VÃNG SANH

(Mang luôn cả NGHIỆP TỘI mà VÃNG SANH)

Trong LUẬN có lời dạy rằng :

“vấn đề NHỨT TÂM BẤT LOẠN” để được VÃNG SANH cho hàng sơ cơ “Nghiệp” nhiều, “chướng” nặng” là nói đến trường hợp :

KHI lâm chung

Chớ không phải nói thuở bình thường, (tức là lúc còn đang hiện tiền, mạnh khỏe)

Như trường hợp trên đây của người TRƯƠNG THIỆN HÒA là :

(Khi ấy) Ông “NHỨT NIỆM” đến mức quên hết cả THÂN, TÂM (đến nổi Ông không hay biết việc Tay mình đang cầm cục than cháy nóng, quên tất cả mọi thứ nghĩ tưởng,….. trong TÂM của Ông lúc ấy chỉ còn nhớ có câu NIỆM :

NAM MÔ A DI ÐÀ PHẬT, mà thôi.

(Có nghĩa là ngay lúc đó Ông “NIỆM PHẬT” đến mức không còn thấy có :

NGÃ THÂN và NGÃ (TÂM) SỞ nữa, nên đương nhiên là vào được cảnh :

NIỆM TRƯỚC KHÔNG SANH, NIỆM SAU KHÔNG DIỆT.

(tức là vào trong cảnh) :

BẤT SANH, BẤT DIỆT (mà NIỆM PHẬT) cho nên dù chỉ là trong 1 niệm ngắn ngủi thôi)

Cũng cảm được Ðức A DI ÐÀ PHẬT đến :

TRAO TÒA SEN BÁU

Ðể:

tiếp dẫn VÃNG SANH (là phải rồi).

Xem đây thì rõ biết rằng :

PHẬT LỰC VÔ BỜ, tiếp dẫn chúng sanh NIỆM PHẬT

không thể nghĩ bàn và :

KHÔNG BỎ SÓT MỘT AI (biết NIỆM PHẬT) HẾT CẢ.

3/- Lại cũng còn “trường hợp” đặc biệt khác nữa là có người :

Nhờ gặp nhằm (và) đúng “PHÁP MÔN XỨNG HỢP”, rồi phấn khởi và tích cực tu hành theo mà “TRỪ TÚC NGHIỆP” và được VÃNG SANH.

Cho nên (chúng ta):

Là những người TU (nói chung) và Kẻ “chuyên TU Tịnh Ðộ” (nói riêng),

Lúc bình thời phải nên :

TINH TẤN NIỆM PHẬT, tu hành, CHỚ NÊN lơ là biếng trễ,

Ðừng nên bao giờ nói lên lời sái quấy rằng :

Chờ khi nào già, bệnh (hoặc) gần chết rồi, lúc ấy sẽ cố gắng NIỆM PHẬT từ “MỘT NIỆM”, cho đến “MƯỜI NIỆM”, thì theo như lời PHẬT, TỔ dạy trong KINH, LUẬN…. cũng sẽ :
ÐƯỢC VÃNG SANH CỰC LẠC

Mà :

MANG TỘI XEM THƯỜNG PHÁP TU “Tịnh Ðộ”

Và :

TỰ LÀM HẠI LẤY MÌNH (trước “CẬN TỬ NGHIỆP PHÁT LỘ”)

Ðể đến nỗi phải bị lâm vào trong thảm cảnh chịu :

luân hồi VÔ TẬN về sau.

Mà uổng cho một phen :

LÊN NÚI BÁU ÐI VỀ TAY KHÔNG vậy.

Trong KINH “ÐẠI BÁT NIẾT BÀN”, PHẬT đã có lời dạy rằng :

  1. “Có (nhiều) người, “NGHIỆP” kiếp nầy đáng lẽ bị đọa vào ba “ác đạo”.

    Mà trái lại :

    ÐƯỢC VÃNG SANH, giải thoát.

  2. Có người “NGHIỆP” kiếp nầy đáng lẽ được “VÃNG SANH” mà trái lại :

    Bị “ÐỌA” vào trong “ÁC ÐẠO”.

Các ngươi có biết Tại sao không ?

Ðại chúng đồng thưa rằng :

Bạch, nhờ THẾ TÔN chỉ dạy.

PHẬT nói :
Người đáng lẽ được “VÃNG SANH” mà trái lại bị “ÐỌA”.
Ấy là vì :
  1. KHÔNG GẶP ÐƯỢC BẬC “Minh sư”, “thiện hữu” CHỈ DẠY, CHO ÐẠO PHÁP VÀ DẮT DẪN ÐƯỜNG TU.
    KHÔNG GẶP ÐƯỢC ÐÚNG GIÁO PHÁP tu hành “XỨNG HỢP”.

    (Lời “PHỤ” của BẢO ÐĂNG :

    Không gặp được đúng “GIÁO PHÁP XỨNG HỢP” ấy, có nghĩa là :

    KHÔNG GẶP ÐƯỢC “GIÁO MÔN Tịnh Ðộ”

    Và cũng :

    KHÔNG GẶP ÐƯỢC BẬC “CHƠN SƯ” DẪN DẠY KỸ VỀ GIÁO MÔN Tịnh Ðộ

    Cùng với :

    KHÔNG GẶP ÐƯỢC NGƯỜI “HỘ NIỆM” CHÂN CHÁNH, ÐÚNG PHÁP, TRONG

    LÚC lâm chung (Xem kỹ lại “Thư Học Phật số 56).
  2. Còn người “NGHIỆP” đáng bị “ÐỌA” mà lại được “VÃNG SANH”,

    Ấy là bởi vì :
    • GẶP ÐƯỢC ÐÚNG BẬC “Minh sư”, “thiện hữu”,
    • GẶP ÐÚNG ÐƯỢC PHÁP MÔN tu hành “XỨNG HỢP”.
    • GẶP ÐƯỢC BẬC CHƠN SƯ VỀ Tịnh Ðộ (DẮT DẪN cho tu niệm)

    (Lời “PHỤ” của BẢO ÐĂNG :

    • Gặp đúng được PHÁP MÔN tu hành “XỨNG HỢP” ấy, có nghĩa là :
    • GẶP ÐƯỢC GIÁO MÔN “Tịnh Ðộ”.
      (Rồi TINH TẤN và tích cực TU TẬP theo, không hề có lòng biếng trễ)
    Cùng với :
    • GẶP BẬC “CHÂN SƯ” VỀ Tịnh Ðộ KHUYẾN DẠY, NHẮC NHỠ, VÀ DẮT DÌU TRONG CON ÐƯỜNG TU TẬP.
    • GẶP ÐƯỢC BẬC THIỆN Tri Thức “HỘ NIỆM” CHÂN CHÁNH ÐÚNG PHÁP KHI sắp sửa lâm chung.
    • Ðại khái như chuyện của Người NGÔ MAO dưới dây, như sau :

NGÔ MAO

NGÔ MAO nguyên là đứa ở của một thế gia (nhà giàu có, quý hiển) cũng cùng một Họ “NGÔ” tại Huyện THANH DƯƠNG.

Vì thế nên Ông được người xung quanh gọi là “TIỂU NGÔ”.

Bình thời, TIỂU NGÔ ăn chay trường, NIỆM PHẬT, làm lành, và rất trung thành với chủ. Khi làm công việc, miệng lúc nào cũng lâm râm “NIỆM PHẬT” không dứt.

Khi binh của TẢ LƯƠNG NGỌC tràn vào đến THANH DƯƠNG, cả nhà HỌ “NGÔ” đều bỏ trốn đi lánh nạn, chỉ để một mình TIỂU NGÔ ở lại gìn giữ nhà cửa, tài sản. Binh giặc đến nơi cướp bóc lục soát, đoạn bắt TIỂU NGÔ tra hỏi, rồi đâm bảy thương giết chết. Giặc kéo đi hết, nhà chủ trở về thấy “TIỂU NGÔ” bị đâm chết, nên cho mời người anh lại để làm bằng chứng, khi người anh đến. NGÔ MAO bỗng tỉnh lại nói :

“Tôi vì ác nghiệp đời trước, đáng lẽ phải chuyển kiếp làm thân “heo” bảy lần. Nhưng nhờ đời nầy biết trai giới và NIỆM PHẬT, nên chỉ chịu bảy thương mà chết để trả xong bảy kiếp làm “heo”.

Hiện thời, PHẬT A DI ÐÀ đang đứng chờ ở giữa hư không để tiếp dẫn TÔI về TÂY PHƯƠNG”.

Nói xong chắp tay nhắm mắt NIỆM PHẬT lớn mà VÃNG SANH.

Việc nầy xảy ra ở vào năm đầu niên hiệu “THUẬN TRỊ” đời nhà THANH.

(Lời “PHỤ” của BẢO ÐĂNG :

Như trường hợp của người NGÔ MAO đây, kiếp nầy vì do DƯ NGHIỆP mà phải mang thân làm người đi ở mướn, lại “TÚC NGHIỆP” khiến cho phải bị :

Bảy lần mang lấy thân HEO.

Ta cũng đã biết có câu rằng :

Thiên niên khô mộc khai hoa dị,
Nhứt thiết nhân thân vạn kiếp nan” !

Nghĩa là :

Cây khô ngàn năm trổ sanh ra hoa (lại) cũng không khó,
Chớ còn một khi đã mất thân người rồi thì muôn kiếp khó phục hồi !

Giả sử như Ông NGÔ MAO không gặp được PHÁP MÔN “Tịnh Ðộ” nầy, và tích cực TU TẬP theo thì khi mãn kiếp người nầy rồi :

ÔNG sẽ chịu mang thân súc loại khổ biết dường bao !!

Và :

Biết bao giờ mới tái phục được lại thân NGƯỜI !

Nhưng nhờ phước duyên và căn lành TU TẬP trong quá khứ, cho nên kiếp nầy, qua PHÁP MÔN Tịnh Ðộ, Ông chăm lòng TU TẬP theo trong mọi thời và mọi hoàn cảnh, không dứt đoạn, dù rằng đang mang thân phận khổ nhọc của một kẻ tôi đòi. Trên đời nầy thiệt là ít có ai làm được.

Nhờ vậy mà Ông được : Thoát khỏi 7 kiếp làm thân súc sanh

Và lại còn được Ðức A DI ÐÀ PHẬT đích thân cầm tòa sen quang lâm đến tiếp dẫn VÃNG SANH về CỰC LẠC.

Xem đây thì cũng đủ để rõ biết rằng :

Lòng từ bi cứu khổ của chư PHẬT đối với chúng sanh rộng lớn biết là ngần nào !

BẢO ÐĂNG mong cho tất cả mọi người, mọi giới – (bất luận là ngoài đời hay trong ÐẠO) đều gặp được PHÁP MÔN Tịnh Ðộ thắng diệu nầy, và :

PHÁT LÒNG TÍN, NGUYỆN, TINH TẤN tu hành THEO.

Ðể gặt hái lấy quả mầu “VÔ SANH” nơi CỰC LẠC quốc độ của Ðức A DI ÐÀ PHẬT.

Mong lắm vậy thay.

LỜI KẾT :

Qua những lời tâm huyết mà BẢO ÐĂNG đã bày tỏ ra trong hai kỳ thư HỌC PHẬT số 5657, nay BẢO ÐĂNG một lần nữa xin được gởi lời nhắn nhủ đến cùng với các đồng nhơn tu Tịnh Ðộ rằng :

Ngay bây giờ, lúc còn đang trẻ trung và mạnh khỏe đây,

Hãy nên :

cố gắng HÀNH TRÌ câu NIỆM. “NAM MÔ A DI ÐÀ PHẬT”

của PHÁP MÔN Tịnh Ðộ cho thật chuyên cần, để trong ngày lâm chung về sau ít ra cũng được cảnh :

“Ðới nghiệp VÃNG SANH” về cõi “Liên Hoa” độ – (CỰC LẠC) như bà VIÊN ÐỨC TRẦN PHƯƠNG NỮ nầy vậy.

Chớ đừng nên bao giờ khởi lên ý nghĩ sai lầm rằng :

Chờ đến khi già, bệnh hay nằm trên giường đợi chết rồi sẽ : NIỆM PHẬT

Hoặc :

Thỉnh tìm bậc Minh sư thiện hữu đến “HỘ NIỆM” làm chi !!

Bởi vì ai biết được Ngày mai cuộc đời mình sẽ thế nào ‌

Như trước BẢO ÐĂNG đã có lượt qua “10 điều” Thình lình xảy đến cho TA, mà mình không thể nào kịp thời NIỆM PHẬT được.

A/-

Còn giả sử như Ta MAY MẮN không bị nhằm vào “MỘT” trong 10 “CHƯỚNG DUYÊN” ấy đi chăng nữa, chỉ :

THỌ BỊNH SƠ SÀI MÀ QUA ÐỜI đi, thì e cho :

KHI lâm chung BỊ CẢNH “TỨ ÐẠI” NƠI THÂN LY TÁN

Khi ấy thì chắc chắn là thân xác của TA sẽ chịu cảnh ; ÐAU ÐỚN VÔ HẠN

dường như :

CON CUA SỐNG BỊ RỚT VÀO TRONG NỒI NƯỚC SÔI.

Hay là :

CON ÐỒI MỒI sống bị đắp nước sôi để gở vảy.

Thử hỏi :

Trong những lúc thống khổ, bức bách và bối rối, kinh hoàng ấy, thì tìm đâu ra thời giờ an vui, rỗi rảnh để mà NIỆM PHẬT ư ‌?

B/-

Còn nếu như :

Ta không bị đau bịnh chi cả mà qua đời, thì trong những ngày tháng sau cùng còn lại, e cho :

DUYÊN ÐỜI CHƯA DỨT ÐƯỢC,

Và việc :

NIỆM NHỚ ÐẾN VIỆC “THẾ TỤC” KHÓ QUÊN

Lại còn thêm vào những cảnh trạng như là :
  • THAM SỐNG, SỢ CHẾT,
  • Trong TÂM sanh ra nhiều sự rối loạn không yên.

Thêm vào đó là có các việc khác nữa xảy ra cho Ta, như là :

  • Việc nhà chưa giải quyết, phân minh :

    (Như là “di chúc” về nhà cửa, đất ruộng, tiền bạc, việc phải, trái, trước sau chưa giải quyết ổn thỏa…..)
  • Việc sau chưa sắp đặt :

    (Như là chưa gả chồng, cưới vợ cho con gái, con trai, chưa lập con đích tử, hoặc cháu đích tôn để thừa kế dòng Họ, chấp chưởng gia tài….)

Lại còn có thêm các cảnh “não lòng” khác nữa, như là :

Vợ con sụt sùi khóc than, kêu gọi.

(Anh ơi, anh hỡi ! nỡ lòng nào anh bỏ mẹ con em mà đi, Giời ơi !! vv….)

Trăm ngàn mối lo sợ, đau buồn, vướng vít….như thế, thử hỏi :

LÀM SAO ÐỂ AN TÂM MÀ “NIỆM PHẬT” CHO ÐƯỢC ‌‌‌

(Trong các giờ phút cuối cùng)

C/-

Lại còn có những “trường hợp” khác nữa như là :

Trước khi chưa chết, bởi (vì “TÚC NGHIỆP” chiêu cảm mà) phải mang lấy chút bịnh khổ ở nơi THÂN (TỨ ÐẠI), thì đã :
  • RÊN RỈ, ÐAU ÐỚN……
  • TÌM THẦY, CHẠY THUỐC KHẮP (NƠI) VẠN THỦY, THIÊN SƠN.
  • LO LẮNG KHẨN CẦU, CÚNG VÁI LUNG TUNG

Còn trong TÂM thì :

“TẠP NIỆM” RỐI REN NHƯ CUỘN TƠ VÒ,

Thử hỏi :

LÀM SAO YÊN ỔN MÀ “NIỆM PHẬT” (CHO) ÐƯỢC !!!

D/-

Lại còn có thêm “trường hợp” khác nữa, như là :

(Giả sử) trước khi chưa bị đau bệnh mà “mãn phần” đi, thì :

Bị sự khổ “GIÀ NUA, LỤM CỤM” của cảnh :

LẦN LẦN TÓC BẠC, DA MỒI, CHÂN ÐI RUN RẨY NHƯ LÀ CÒ MA…..

Và lại còn có thêm :

NHIỀU MỐI ÁO NÃO, BUỒN LO KHÁC NỮA.

Lúc ấy thì :

E CHO “AN BÀI” NHỮNG VIỆC RẮC RỐI trên cái THÂN TỨ ÐẠI suy lão còn chưa xong thay, chưa chắc chi :

ÐÃ AN LÒNG ÐỂ MÀ “NIỆM PHẬT” ÐƯỢC !!!

E/-

Lại giả sử như “TRƯỚC KHI CHƯA GIÀ (Tức là còn trong Thời kỳ trẻ trung, mạnh khỏe của lứa tuổi “TRUNG NIÊN”) đi nữa, thì :

Hoặc là :
  • TÂM “CAO VỌNG” CHƯA TIÊU DỨT.

    (Như có ý muốn làm Ông nầy, Bà nọ, để được cảnh PHÚ, QUÝ, VINH HOA).
  • Việc “thế tục” còn vương vấn, buộc ràng.

    (Tức là TÂM vẫn còn thấy yêu đời, yêu SẮC, TÀI, DANH, LỢI lắm), hoặc là :
  • Nay suy vầy, mai tính khác.
  • Trăm kế ngàn mưu.

    để làm sao cho Thỏa mãn được những sự mong muốn của mình.

Như vậy thì đương nhiên là bị lâm vào trong cảnh :

NGHIỆP THỨC MÊNH MÔNG, CHƠI VƠI CHÌM NỔI NƠI BIỂN KHỔ, SÔNG MÊ…..

Thì cũng :

KHÔNG THỂ NÀO AN TÂM MÀ “NIỆM PHẬT” CHO ÐƯỢC.

f/-

Lại còn có thêm các việc như vầy nữa :

Giả sử như lúc còn được cảnh “AN NHÀN, mạnh khỏe” (của lứa tuổi đôi mươi) đi, lại còn có được thêm “Ý CHÍ MUỐN tu hành” nữa (tốt quá)…

Nhưng mà :

Nếu như (ở vào trường hợp của những thanh niên, thanh nữ theo thời trang “TÂN HỌC, KHOA HỌC”) hiện đại bây giờ, thì :

SẼ XỬ SỰ NHƯ THẾ NÀO ‌?

Nếu không nhìn thấy rõ cảnh :

(DUYÊN) ÐỜI LÀ “HUYỄN MỘNG”, CHẲNG CÓ CHI LÀ ÐÁNG ÐƯỢC LUYẾN LƯU HẾT CẢ…..

Thì :

THÂN TUY LÀ ÐƯỢC YÊN,

Nhưng:

TÂM CÒN “bấn loạn” LUNG TUNG (Trước các cảnh DANH, LỢI, SẮC, TÀI)

Thử hỏi :

Trong cái cảnh :

  • NHÌN CHƯA THẤU (Duyên đời là ảo mộng, giả dối, không bền)
  • NẮM CHƯA CHẮC, ÐẠP CHƯA VỮNG…..

(Ở nơi bước đường TU, như là ly gia, xả ái, giã từ thân thuộc, gọt sạch đi mái tóc xanh để :

THÀNH TOÀN CHÍ NGUYỆN “XUẤT TRẦN” CỦA MÌNH TRÊN ÐƯỜNG giải thoát.

Thì :

GẶP NHỮNG VIỆC THẾ TỤC THUẬN DUYÊN (như Sắc, Tài, Danh, Lợi, Phú, Quý, vinh, Hoa) ÐƯA ÐẾN.

HỎI:

LÀM SAO MÀ CÓ THỂ BUÔNG BỎ CHO ÐƯỢC, CHO ÐÀNH !!!

Khi ấy thì:

TÂM CHẲNG THỂ NÀO “TỰ CHỦ” ÐƯỢC.

Chỉ toàn là :

THEO NGOẠI CẢNH CHUNG QUANH MÀ ÐIÊN ÐẢO Thân tâm.

Ắt sẽ :

LÀM SAO MÀ “NIỆM PHẬT” CHO ÐƯỢC ‌‌!

Qua các sự kiện mà BẢO ÐĂNG diện dẫn ra trên đây, xin hỏi tất cả chúng ta rằng :

TÂM MÌNH (CÓ) QUYẾT ÐỊNH ÐƯỢC ÐIỀU CHI CHĂNG ‌?

I/- Phải quyết định và xét kỹ “điều” rằng :

ÐỪNG NÓI CHI – (chờ cho) ÐẾN LÚC GIÀ, BỊNH, SẮP CHẾT LÀM GÌ.

Mà ngay trong lúc đang còn trẻ trung, mạnh khỏe, lại được cảnh ấm no, nhàn nhã, và có chí tu hành….đây .

Mà nếu;

  • TÂM CHƯA sáng suốt DỨT KHOÁT,
  • BỊ MỘT VIỆC CHI ÐÓ (Danh, Lợi, Sắc, Tài….) ÐEO ÐẲNG Ở TRONG LÒNG, mà mình còn : KHÔNG THỂ NÀO “NIỆM PHẬT” ÐƯỢC THAY.

Huống chi là :

ÐỢI ÐẾN LÚC (sắp sửa) lâm chung,

Mà phóng TÂM :

BUÔNG THẢ THEO DUYÊN ÐỜI !!!

Như vậy chính thật gọi là cảnh của :

NGƯỜI “MÊ” MÀ NÓI CHUYỆN “MỘNG”,

Thì chỗ dụng Tâm ấy còn rất là lầm lạc, và “nông nổi” vậy thay.

“TỔ SƯ” dạy rằng :

KIẾP NGƯỜI MONG MANH, ngắn ngủi.
  • Như lửa nhán nơi thân đá, hay chớp giật ở lưng trời,
  • Mới còn đó thì đã mất đi,

HỎI CÓ CHI LÀ VĨNH CỬU (còn hoài) ÐÂU.

Cho nên bây giờ chúng Ta phải :

NHẬN ÐỊNH CHO CHẮC THẬT, RÕ RÀNG ÐI.

Rồi:

Thừa lúc chưa già, chưa bệnh, mà gác qua việc thế sự, rũ sạch bớt Thân tâm.

Hễ sống được :
MỘT NGÀY “QUANG ÂM”

Thì :

LO MỘT NGÀY “NIỆM PHẬT”

Ðược:

MỘT GIỜ RỖI RẢNH.

Tu:

MỘT GIỜ CÔNG PHU

Như thế thì đến khi lâm chung, mọi việc (bận rộn trong TÂM, trong cuộc đời) cũng đã an bài, và :

CÕI CỰC LẠC NƠI TRỜI TÂY, CŨNG : MỞ CHO LỐI ÐƯỜNG QUANG ÐẢNG.

Bằng chẳng (chịu) như thế thì đến khi :

DUYÊN NGHIỆP ÐỐI ÐẦU, VÔ THƯỜNG DẪN LỘ.

Chừng ấy dầu cho có :

  • ĂN NĂN CŨNG ÐÃ MUỘN MÀNG RỒI VẬY. PHẢI NÊN SUY NGHĨ KỸ LẠI MÀ phát tâm tu hành ÐI :
  • ÐỪNG NÊN SỢ CHÚNG CƯỜI, CHÊ,
  • VÀ CŨNG ÐỪNG HẸN HÒ, CHỜ ÐỢI NỮA.

Cổ đức dạy :

Sáu chữ “PHẬT” cùng nhau gắng “NIỆM”,
Chín phẩm đài sẽ chiếm ngôi vinh.
Thảng như mình “PHỤ” lấy mình,
Trách sao “DIÊM LÃO” vô tình chẳng dung.

Và:

Mạc đãi lão lai phương NIỆM PHẬT,
Cô phần đa thị thiếu niên nhơn.

Tạm dịch :

Chớ hẹn tới già rồi NIỆM PHẬT,
Ðồng hoang mồ trẻ thiếu chi người.

BẢO ÐĂNG xin tạm chấm dứt phần “giải đáp, khuyên nhắc” ở nơi đây.

Trân trọng,

BỒ TÁT Giới BẢO ÐĂNG

(Cẩn bút)



[1]– Chẳng hạn như là bị trúng bom, đạn, pháo kích, bị “bắn sẻ”, bị ác thú cắn chết, hoặc tai nạn xe cộ mà chết.vv…..

[2]BÀ cụ tuy là có con Trai, con Gái, DâuRễ nhiều, nhưng đều không biềt đạo, chẳng có tu hành chi, lại cũng không có “ÐỨC TIN” về PHẬT PHÁP…..nên không giúp ích gì được cho Cụ trong những giờ phút lâm chung sau cùng…. Chỉ có 2 cô TRÂN và PHỤNG nầy, vừa là CON mà cũng vừa là “thiện hữu” của Cụ mà thôi.
Chia sẻ:

Bình luận