- Vì sao cần thiết phải có sự trợ niệm khi sắp lâm chung…và những chướng duyên có thể xảy ra cho việc hộ niệm.
- Vì sao phải hộ niệm khi người bệnh vẫn còn đang nằm trong nhà thương?
- Là người con hiếu, cháu hiền phải nên y theo lời tổ sư dạy để báo đền ơn sanh dưỡng dục
- Chuyện kể về người con hiếu hạnh “Tuệ Khai”
“THƯ” của một số
Phật tử tại Arizona (Phoenix) và một vài nơi khác, ở HAWAII, CANADA, ÚC CHÂU, CALIFORNIA, SAN JOSE vv….. “gởi” và “gọi” đến hỏi cho rõ hơn về vấn đề :
HỘ NIỆM CHO NGƯỜI BỆNH NẶNG, SẮP LÂM CHUNG……
(Xin phụ một đoạn ngắn trong số những “thư” hỏi, như sau)….
Thưa Cô BẢO ÐĂNG,
……Năm nay Tôi đã ngoài 80 tuổi rồi, thân thể suy yếu và có nhiều bệnh tật, nhất là 2 chứng bệnh “đau tim” và “máu cao”, nên chẳng biết việc sống chết nay mai sẽ xảy đến cho Tôi ra sao và lúc nào
“Mọi người – (dù già hay trẻ gì) – trước sau rồi cũng chết !!
Do vậy, nên qua tờ thư nầy, Tôi xin mạn phép “NGỎ LỜI” cùng Cô và Thượng Tọa Viện Chủ THÍCH HẢI QUANG trước một điều quan trọng rằng :
“Có thể nào ngày Tôi lâm bệnh nặng, liệu không thể qua khỏi được….Cô vui lòng đến “HỘ NIỆM” cho Tôi trong những giờ phút hấp hối sau cùng để Tôi được hân hạnh nằm vào trong định cảnh : “ÐỚI NGHIỆP VÃNG SANH” như bà VIÊN ÐỨC TRẦN PHƯƠNG NỮ (trong thư Học Phật số 56 và 57) được không ?
Nếu như may mắn được “CÔ” chấp nhận…..Tôi sẽ : Mua vé phi cơ “Khứ hồi” gởi đến cho CÔ cùng ban “HỘ NIỆM” của Quý Tự và sẽ đài thọ tất cả tổn phí ăn ở, di chuyển…..
THƯ ÐÁP CHUNG CHO QUÝ VỊ đã có lời “MỜI THỈNH” trước :
Có nhiều Phật tử lớn tuổi, ở xa, sau khi xem kỹ qua những bức “THƯ GỞI NGƯỜI HỌC PHẬT” của bổn tự (từ trước đến nay) và đặc biệt nhất là 2 bức thư số 56, 57 gần đây…. đã gởi thư và điện thoại về BẢO ÐĂNG với những lời thưa thỉnh tương tợ như vậy……
BẢO ÐĂNG xin chân thành cảm tạ đến lòng ưu ái, sự thăm hỏi, cùng với những lời “thỉnh cầu” của quý đạo hữu đã thương nghĩ đến BẢO ÐĂNG, ngôi PHÁP HOA Tự nhỏ bé, nghèo nàn, nơi vùng sa mạc khô cằn, sỏi đá, nầy qua những phần “đề nghị” như vậy.
Muốn nói đến những sự “Trở ngại” bất ngờ có thể sẽ xảy ra – (qua kinh nghiệm của tự thân BẢO ÐĂNG và các bậc THẦY lớn đã gặp phải kể lại) và các phần “DỰ TRÙ” trước mà cả hai bên – (người “được HỘ NIỆM” và lẫn cả người “HỘ NIỆM” như BẢO ÐĂNG vậy) – cần phải tiên liệu trước, ngõ hầu khỏi bị :
LÂM VÀO (TRONG) MỘT HOẶC NHIỀU “CHƯỚNG DUYÊN” CÓ THỂ XẢY RA
trước hoặc ngay trong giờ phút “LÂM CHUNG” của người “ÐƯỢC HỘ NIỆM” (tức là bệnh nhân) và lẫn cả người “HỘ NIỆM”, ngoài sự “ước lượng” trước kia của mình…..
Ðầu tiên là phải nghĩ đến việc :
-
Trong hàng ngũ thân nhân như VỢ (hoặc) CHỒNG của mình – (tức là người bệnh nhân cần đến sự HỘ NIỆM) – vốn không phải là Phật tử đã từng có ít nhiều tu học theo PHẬT PHÁP [1] do vậy cho nên :
Các (Người) thân nhân đó đương nhiên là chưa từng được học hiểu chi về “PHẬT LÝ” cả.
Hoặc là HỌ : Chẳng có lòng tin tưởng chút (xíu) gì về việc “HỘ NIỆM” cho người bệnh trước phút LÂM CHUNG là một việc làm “cần kíp” lắm !
Nên:“HỌ” (những người “thân nhân” đó) không chịu chấp thuận để cho người “HỘ NIỆM” đến giúp đỡ “thần thức” của người bệnh, và tìm đủ mọi cách để ngăn cản, xua đuổi, v.v….
(Phần ‘PHỤ LỤC” của BẢO ÐĂNG) :
Trường hợp nầy đã có xảy ra nhiều lắm rồi, chẳng hạn như là :
Hồi còn thời ÐỆ NHỨT và ÐỆ NHỊ CỘNG HÒA, dưới triều NGÔ ÐÌNH DIỆM, [2]NGUYỄN VĂN THIỆU.Có một Ông Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao tên là TRẦN VĂN LẮM (Chủ tịch Thượng Nghị Viện – Bộ Trưởng Ngoại Giao thời Ông THIỆU.
ÔNG TRẦN VĂN LẮM trước kia nguyên là : Ðại biểu CHÁNH PHỦ tại NAM PHẦN – Chủ tịch Quốc hội thời Ông DIỆM. (chắc QUÝ VỊ cùng thời với BẢO ÐĂNG nhớ đến “nhân vật” nầy.Nguyên gia đình Ông LẮM nầy, từ đời Ông Bà, Cha Mẹ….xưa nay thảy đều là tín đồ tu theo Phật giáo. Nhưng đến đời của (cá nhân) Ông, thì Ông lại riêng một mình chịu “rửa tội” và theo CÔNG GIÁO, cho có vẻ văn minh, hơn nữa vì Ông DIỆM cùng Ông THIỆU (và gia đình của 2 Ông nầy cùng các anh em Ông Diệm, Ông THIỆU….) đều là CÔNG GIÁO cả, nên Ông LẮM phải đổi qua CÔNG GIÁO (cho dễ làm việc hơn).
Bà Cụ thân sinh (Mẹ) của Ông LẮM lại là Phật tử thuần thành (ở một ngôi chùa ngoài PHÚ LÂM) (Chùa GIÁC VIÊN). Nguyên lúc còn sanh tiền, BÀ từng có lời ước mong trăn trối lại là :
“Sau khi qua đời, thi thể của BÀ sẽ được chôn cất trong khuôn viên của CHÙA, để hương linh BÀ được gần Chùa, nghe Kinh kệ……”Ngày BÀ mất, con cháu làm y theo di chúc của BÀ, tất cả việc ma chay, Kinh kệ….đều do Ban nghi lễ của Chùa GIÁC VIÊN đảm nhiệm hết.Ngay lúc đó thì Ngoại trưởng TRẦN VĂN LẮM xuất hiện, đem theo một xe đòn (xe tang) đến CHÙA và đòi mang Quan tài của BÀ về nhà thờ, làm tang lễ theo nghi thức CÔNG GIÁO, rồi đem an táng ở nghĩa địa (hạng sang) MẠC ÐỈNH CHI, chớ không cho chôn trong khuôn viên Chùa.
Vì Ông là Bộ Trưởng nên người nhà, con cháu lẫn cả người trong CHÙA đều không dám ngăn cản, để cho Ông muốn làm gì thì làm !!TRẦN VĂN LẮM đích thân ra lịnh cho các phu nhà quàn khiêng Quan tài lên xe (do Ông đem đến).
Nhưng,Quan tài của CỤ cứ nằm ỳ ra tại chỗ, không cách gì di chuyển nổi. TRẦN VĂN LẮM đâu có chịu thua, Ông kêu xe “cần cẩu” hạng nặng tới trục Quan tài của Bà lên xe hòm.
Khi xe hòm bắt đầu chuyển bánh thì 2 trục bánh xe trước sau gì đều gãy hết !! (BÀ Cụ linh hiển quá chừng).Lúc đó thì người em (gái) của Ông LẮM mới khóc và nói lớn rằng :
“Anh muốn làm sao thì cứ làm đi, nhưng em cho anh biết là MÁ giận anh và hiển linh rồi đó, anh liệu hồn đi là vừa !Bấy giờ Ngoại trưởng TRẦN VĂN LẮM mới chịu bó tay, ra về……
(Người nói ra lời cảnh cáo TRẦN VĂN LẮM lúc đó, hiện nay đang định cư và sinh sống ở bên MỸ đã kể lại chuyện nầy). -
Lại cũng có Trường hợp “CHƯỚNG NGĂN” khác nữa, như là :
Cả hai “VỢ” và “CHỒNG” vì cùng đều là Phật tử thuần thành, từng có tu học theo pháp môn TỊNH ÐỘ, nên biết rõ lời PHẬT, TỔ dạy về việc HỘ NIỆM VÃNG SANH là điều cần yếu cho thân nhân của mình đang nằm trên giường bệnh trong giờ, phút cuối cùng.
Nhưng, những người : Con, Cháu của HỌ xưa nay chưa từng biết đạo, cho chí đến không hề có dù chỉ là 1 lần đi chùa, lại thêm trong TÂM của CHÚNG chẳng có đạo (tức là “Vô đạo”), vì đa phần các bậc Cha Mẹ đời nay chỉ chú trọng về việc khuyến khích hàng con cháu học “ÐỜI” không mà thôi, và phải học làm sao cho giỏi, để thi đổ, có bằng cấp cao hầu dễ dàng kiếm danh, lợi sau nầy, chớ không từng biết dạy cho Con, cháu hiểu biết nhất một chút chi về đạo PHẬT và PHẬT PHÁP cả, chí đến ngay từ lúc nhỏ “HỌ” (bậc Cha, mẹ) cũng không dám, không từng khuyến khích “chúng” đi Chùa, lạy Phật, hay xem đọc qua Kinh sách, hoặc đôi khi kể cho “chúng” nghe những mẩu chuyện về sự “HỘ NIỆM” được “VÃNG SANH” vv….chi cả.
Cho nên : Khi lớn lên các hàng con, cái ấy…. chỉ thuần theo đuổi việc “TÂN HỌC”, toàn là tiếp xúc với trào lưu văn minh, vật chất của ÂU, MỸ (hoặc có nhiều khi “CHÚNG” còn nghe theo lời bạn bè đi theo Ngoại Giáo nữa)….nên “HỌ” (các hàng con cháu đó) :
Không biết, không hiểu, không muốn, cho người trong ÐẠO PHẬT cùng với ban HỘ NIỆM đến “HỘ NIỆM” cho thân nhân (như CHA hoặc MẸ của HỌ) đang bị bệnh nặng trong nhà thương, hay đang nằm hấp hối và chờ chết trên giường bệnh trước giờ phút LÂM CHUNG, do vậy cho nên HỌ lấy tư cách là Người nhà mà:
ngăn cản (hoặc đôi khi tự thân “HỌ” thốt lên lời xua đuổi những người “HỘ NIỆM” đi), mặc dù ngay lúc đó có Cha, (hoặc) Mẹ của HỌ đang hiện diện và nói rằng việc mời thỉnh người HỘ NIỆM đó là do chính mình chớ không phải tự nhiên mà người ta tự tới vv…. nhưng các hàng con cháu Vô đạo ấy vẫn không nghe theo, cứ việc ngăn cản theo ngu ý của riêng chúng, chẳng hạn như là “HỌ” nói:
- Việc “HỘ NIỆM” bây giờ chưa cần đến.
- Trì chú, Niệm Phật làm ồn ào, gây khó chịu và làm MỆT cho người bệnh….
Hoặc là “HỌ” nói rằng :
- Bác Sĩ còn đang điều trị, người bệnh chưa chết mà “NIỆM PHẬT, HỘ NIỆM” cái (quái) gì ! khi nào Bác Sĩ chịu bó tay không trị được nữa, bệnh nhân “sắp chết” rồi sẽ cho QUÝ VỊ hay sau, (hoặc sẽ kêu QUÝ VỊ) đến !!
- Ở nhà thương đã có đầy đủ Bác Sĩ giỏi, chuyên môn, hết lòng tận giúp cho Cha Mẹ của chúng tôi rồi, chúng tôi không cần QUÝ VỊ ở đây nữa….
Hoặc (chính tự thân) của “HỌ” nói lên các lời (Vô đạo) như là :
Chúng tôi không cần đến sự trợ giúp của mấy “YOU”.
Hay :- Chúng tôi không cần đến sự có mặt của QUÝ VỊ !!!….
- Hoặc “HỌ” (vì lịch sự và xã giao) hay vì những người “HỘ NIỆM” ấy có quen với gia đình Cha, Mẹ của HỌ, nên không dám tự thân xua đuổi, nhưng HỌ âm thầm dặn trước những Bác Sĩ hay Y Tá điều trị đứng ra ngăn cản, không cho vào thăm, hay vào HỘ NIỆM chi cả, với lý do là “bệnh nhân” đang “MỆT” cần phải nghỉ ngơi, hay là bệnh nhân đang “NGỦ” nên không vào được vv…..
(Phụ chú :
BẢO ÐĂNG đã nhiều lần đến nhà thương HỘ NIỆM, qua những kinh nghiệm ra vào phòng cấp cứu (ICU). Nhà thương luôn cho thân nhân thăm viếng, nếu như thân nhân của người bệnh yêu cầu Bác Sĩ cho 1 hoặc 2 người vào để “Niệm PHẬT” cho bệnh nhân nghe (vì thuận theo nghi thức của Tôn giáo) thì Bác Sĩ không bao giờ dám ngăn cản hay từ chối cả, lại có khi trong nhà thương HỌ đòi hỏi phải ghi tên thân nhân (như Vợ, Chồng, con cháu) và những ai sẽ được ra vào thăm viếng. Ngoài những người có tên trong danh sách ra thì không cho phép được vào, khi thân nhân không có mặt.
Y Tá phải chờ sự chấp thuận của thân nhân cho phép, thì “HỌ” mới chịu cho vào thăm.
Mỗi khi bệnh nhân MỆT và Bác Sĩ đang điều trị thì có khi luôn cả thân nhân và người HỘ NIỆM cũng không được vào nữa, phải ngồi ở ngoài phòng đợi….Mỗi lần BẢO ÐĂNG được mời thỉnh đến nhà thương để “HỘ NIỆM”, thì trong danh sách thân nhân được ra vào phòng cấp cứu (ICU) đều có tên BẢO ÐĂNG cả, thân nhân bảo đảm BẢO ÐĂNG có thể ra vào tự tại để “HỘ NIỆM” (gần đây nhất là Trường hợp của Bà VIÊN ÐỨC TRẦN PHƯƠNG NỮ) vì có nhiều lúc thân nhân bận (đi làm) không có vào thăm được, thì BẢO ÐĂNG một mình và tự do vào để HỘ NIỆM cho bệnh nhân.
-
Lại cũng cần phải nên dự phòng trước những Trường hợp “CHƯỚNG NGĂN” khác nữa như là :
Người sắp sửa LÂM CHUNG ấy trước kia (khi còn sanh tiền) đã từng gây tạo nhiều “NGHIỆP CHƯỚNG” nặng nề, xấu ác [3],cho nên khi sắp LÂM CHUNG, những “ÁC NGHIỆP” ấy tạo thành ra các “CHƯỚNG DUYÊN” ngăn cản, không cho sự TRỢ NIỆM được diễn tiến một cách dễ dàng đúng theo như “Ý” đã định được.
Hoặc là :
- “NGHIỆP CHƯỚNG” ấy khiến cho người bệnh sắp LÂM CHUNG đó tự nhiên phát khởi ra “TÂM NIỆM” xấu ác bất ngờ, làm cho kẻ ấy :
- Chẳng còn có lòng TIN vào nơi TAM BẢO nữa (như là nghi ngờ, phỉ báng việc HỘ NIỆM).
- Tai không muốn nghe đến câu “NIỆM PHẬT” hoặc “Trì chú” nào cả !!!
Như trong thư GỞI NGƯỜI HỌC PHẬT số 57 BẢO ÐĂNG có kể lại Trường hợp của người Phật tử tên là HOÀNG HẬU GIÁC, bình sanh cũng đã từng làm “PHẬT SỰ” và có “NIỆM PHẬT” ít nhiều, nhưng ngược lại trước giờ phút LÂM CHUNG, Ông không muốn nghe câu NIỆM PHẬT, và cũng chẳng chịu nghe theo lời khuyên “NIỆM PHẬT” của các thân hữu, bạn đạo….đến trợ giúp (tức là “HỘ NIỆM”) và ẤN QUANG TỔ SƯ (là vị Tổ thứ 13 của TỊNH ÐỘ Tông) đã có lời phán định rằng :
Ðó là “ÐỊNH NGHIỆP” (bỏn sẻn, ích kỷ) mà Ông GIÁC đã từng gây tạo ra khi còn sống, nên sau khi chết, thần thức của Ông quyết định sẽ phải bị đọa xuống loài “NGẠ QUỶ” (xem THƯ HỌC PHẬT cũ cho nhớ lại).
Các “NGHIỆP CHƯỚNG” ấy “thể hiện” ra dưới nhiều hình thức khác nhau, mà duy chỉ người có “TRÍ” ở trong ÐẠO PHẬT, hoặc người đã từng có sự “thâm hiểu nhiều về PHẬT PHÁP”, TIN và biết rõ lý “NHƠN QUẢ”, mới (có thể) nhận định được “Tướng mạo” của “NÓ” mà thôi.
Chẳng hạn như là :
“NÓ” khiến cho người thiện tri thức “HỘ NIỆM” bị trở ngại vì thời tiết, bão lụt, tai nạn lưu thông ngăn cản v.v….(Trường hợp di chuyển bằng đường bộ) nên không thể nào kịp thời đến nơi để HỘ NIỆM được.Hoặc “NÓ” khiến cho phi cơ bị “Hủy bỏ” (Cancel) vì thời tiết quá xấu, không thuận tiện cho chuyến bay vv….
Nhưng “CHƯỚNG NGHIỆP” nặng nhất vẫn do nơi “thân nhân” ruột thịt như VỢ (hoặc) CHỒNG, (hay) CON CÁI (Vô đạo hoặc ngoại đạo) ngăn cản….là điều lo ngại quan yếu.………………………
Do những phần CHƯỚNG DUYÊN ngăn cản vừa trình bày sơ qua trên đây, nên BẢO ÐĂNG xin Kính đề nghị trước đến những vị nào cảm thấy mình cần phải có được sự “HỘ NIỆM” – (vì biết mình bình thường Tu hành sơ bạc, có nhiều sự thiếu sót) khi đang nằm hấp hối trên giường bệnh (hoặc ở nhà, hay trong nhà thương) trước khi LÂM CHUNG, để có thể bảo đảm cho việc “VÃNG SANH” của mình được chắc chắn sau khi qua đời, quyết định phải nên “DỰ TRÙ” trước các “phần việc” cần thiết để dọn cho quang đãng và làm suông sẽ trước các “CHƯỚNG DUYÊN ngăn cản” có thể xảy ra nầy, trong những phút sau cùng của cuộc đời mình trên cõi thế, bằng những phương cách như là :
-
Phải chọn trước những người nào biết “ÐẠO” (tức là người nào mà đã từng có tu học theo Phật giáo), có đức “TIN” vững chắc về PHẬT PHÁP và đã từng có nhiều kinh nghiệm về việc “HỘ NIỆM” mà phú chúc, gởi gắm trước để người đó có toàn quyền lo cho việc “HẬU SỰ” của mình, như là các việc thỉnh mời, đưa rước, (người HỘ NIỆM)…..
Hoặc : Kẻ ấy có quyền tự do tạo thuận duyên cho (những) người “HỘ NIỆM” sau nầy, đến khi nào mình lâm bệnh nặng, bị nằm hôn mê, bất tỉnh vv….trên giường bệnh (hoặc trong nhà thương).
-
Phải nhớ đến những việc dặn dò, nhắn nhũ trước cho thật cẩn thận đối với VỢ, CHỒNG, CON, CHÁU trong gia đình về việc “HẬU SỰ” của mình cho thật chu đáo trước (khi mà mình vẫn còn minh mẫn)….
Nếu như cảm biết chắc rằng VỢ (hoặc) CHỒNG (hay) Con cháu….của mình là những người không biết đạo, có thể là “HỌ” sẽ không vâng theo lời mình “phú chúc”, mà ngược lại là tự động làm theo ý riêng của “HỌ”, hoặc là nghe theo lời bạn bè xấu (ác hữu) chỉ bảo, hoặc gièm pha v.v….thì phải viết thư, làm giấy tờ dặn là bắt buộc phải làm đúng theo như ý của mình muốn, rồi đồng ký tên và đem thị thực chữ ký (để làm tin), xong rồi mới theo cách “CHỌN MẶT GỞI VÀNG” giao di chúc ấy cho người nào mà mình tin tưởng nhất (được trọn quyền lo liệu việc “HẬU SỰ” của mình. Ngay cả khi đang nằm điều trị trong nhà thương, hấp hối, hoặc sắp LÂM CHUNG, và sau khi nhắm mắt, tắt hơi nữa), không một ai được quyền ngăn cản, dù cho đó chính là VỢ, CHỒNG, CON CÁI trong gia đình v.v…..đi nữa.
Gần đây, như Trường hợp của Bà VIÊN ÐỨC TRẦN PHƯƠNG NỮ, “NGHIỆP” đáng phải đọa vào “TAM ÁC ÐẠO” (Qua những triệu chứng về bệnh “NGHIỆP” mà Bà đã phải mang chịu suốt mấy năm dài), nhưng nhờ ở nơi hai người con gái biết ÐẠO và cũng là bậc “thiện tri thức” của Mẹ là hai Cô HUỲNH TÚ TRÂN, HUỲNH VĂN PHỤNG khéo biết điều khiển người nhà, sắp xếp tất cả việc “HỘ NIỆM” ngay trong ngày hôm sau – (tức là lúc Mẹ vừa vào trong nhà thương) liên tiếp mỗi ngày đều y như thế suốt thời gian dài (3 tuần lễ) lúc mà Bà Mẹ đang còn nằm trong phòng “cấp cứu” một cách cực kỳ chu đáo, đầy đủ….nên :
BẢO ÐĂNG được thuận duyên (có quyền tự do ra vào, không khác gì một người con gái trong gia đình vậy) HỘ NIỆM đúng theo như pháp cho Bà trong vòng 21 ngày không gián đoạn, nhờ thế mà BÀ mới chuyển được nghiệp “ÐỌA” mà thành ra cảnh “ÐỚI NGHIỆP VÃNG SANH”. Thiệt là :
Thưa Cô BẢO ÐĂNG,
Sau đó, cũng có người gọi đến nữa và “HỎI” thêm lời rằng :
Tại sao phải cần đến sự “HỘ NIỆM” khi bệnh nhân kia vẫn còn nằm trong nhà thương, (hoặc) còn đang điều trị, và chưa có chết ?!!
ÐÁP :
Phải biết rằng việc “HỘ NIỆM” là dành cho người bệnh nào CHƯA CHẾT (tức là kẻ ấy còn đang SỐNG, còn thở) chớ không phải là cho người bệnh đã chết rồi !
Trong “LUẬN” có lời dạy rằng :
GIAI ÐẮC AN LẠC CẬP VÃNG SANH, QUYẾT VÔ NGHI HỈ…..
Lễ tán phát nguyện, cầu sanh TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC.
Ðô bất thuyết trước VÃNG SANH giải thoát chi sự !!!
KHÍ TIÊU MẠNG TẬN, thần thức ÐẦU U MINH GIỚI, Phương thủy THẬP NIỆM MINH CHUNG
Hòa Thượng đáp rằng :
SỐNG THÌ SẼ BÌNH AN, VUI VẺ,
Việc nầy không có gì nghi ngờ hết.
Kịp đến khi BỆNH tới, thì lại (sanh tâm) sợ chết, thậm chí đến không còn dám nói đến việc cầu nguyện VÃNG SANH giải thoát NỮA!!!
Thì : Mới chịu, lo đóng cửa. Thử hỏi : CÓ ÍCH GÌ ÐÂU”
(ÂM) :
Nhược nhứt niệm sai khác, lịch kiếp thọ khổ, thùy nhơn tương đại.
Nhược vô thời sự, đương dĩ tinh tấn NIỆM PHẬT,
Khả vị : NHỨT ÐIỀU ÐẢNG ÐẢNG TÂY PHƯƠNG LỘ,
(Nghĩa) :
THƯỜNG XUYÊN SUY NGHĨ NHƯ VẬY.
VÌ VIỆC LỚN, SỐNG CHẾT CHO MÌNH MÀ LO CHUẨN BỊ TRƯỚC.
MỘT ÐƯỜNG THÔNG SUỐT ÐẾN TÂY PHƯƠNG, ÐI TẮT VỀ NHÀ CHẲNG HỎI ÐƯỜNG vậy.
Trên đây đều là lời dạy của TỔ SƯ mà BẢO ÐĂNG đã học được, nay xin y lời mà khuyến nhắc mọi người, chớ không phải là BẢO ÐĂNG dám tự ý nói quàng xiên ra, để tự chuốc cho mình phần tội nghiệp đâu.
Bởi “GIÁO BẤT NGHIÊM, SƯ CHI ÐỌA”.
Nói, dạy sai lời PHẬT, ý TỔ, thì người dạy đó (Thầy) sẽ bị đọa (trước) vậy.
Tóm lại :
Từ xưa tới nay thì “VIỆC HỘ NIỆM” thông thường đều tiến hành (bằng một phương cách không đúng PHÁP) như vậy hết, bởi vì hầu hết các bậc trưởng bối trong gia đình của Ta như Ông Bà Cha, Mẹ vv…. ít có ai biết tu học đúng theo PHẬT PHÁP cả (nhất là pháp môn “MẬT TỊNH”), mà chỉ thuần là làm theo Truyền thống Ông Bà để lại sao thì cứ làm y như vậy thôi. Chỉ trừ những người nào có học hiểu và rõ biết kỹ lưỡng về PHẬT PHÁP đại thừa (nhất là những người đã từng chuyên tu theo pháp môn TỊNH ÐỘ), thì mới biết đến sự ích lợi thiết yếu về việc “HỘ NIỆM” là rất ư cần thiết cho người bệnh, và Kẻ sắp LÂM CHUNG mà thôi.
Ngay chính cả những Tông Phái khác trong đạo PHẬT (như bên “THIỀN TÔNG” chẳng hạn, cũng không bao giờ biết đến sự “HỘ NIỆM”) là gì nữa !
(Phụ chú :
Trước đây, BẢO ÐĂNG từng nghe kể chuyện lại rằng :
Có một vị NI SƯ tu THIỀN (trước kia khi Sư Cô mới xuất gia cũng đã từng có ít nhiều Tu TỊNH ÐỘ rồi) sắp LÂM CHUNG (tức là đang nằm hấp hối trên giường bệnh ở tại CHÙA do chính NI SƯ xây cất và Trụ Trì), thì :
(vị PHÁP SƯ) – (là Thầy truyền PHÁP Tu THIỀN sau nầy) của vị NI SƯ ấy, cùng với các “đệ tử học chúng” của Thầy (tất cả đều là người xuất gia tu THIỀN cả), y hậu tề chỉnh đồng nhau tề tụ đến Chùa của vị NI Sư nầy, đứng hai bên giường bệnh để thăm viếng, đưa tiễn vv….
Nhưng có điều (mà các Phật tử đang có mặt nơi đó) ghi nhận và thắc mắc là :
Trong khi vị “NI Sư” đó đang trong giờ phút hấp hối, sắp LÂM CHUNG…..mà tất cả “THẦY” (là một vị “THIỀN SƯ” rất có tiếng tăm) LẪN “TRÒ”, ÐỀU ÐỨNG CHUNG QUANH NGÓ, LÀM THINH HẾT, một chặp gần 30 phút sau, thì vị NI SƯ tắt hơi mà tai vẫn không nghe được 1 câu PHẬT, 1 CÂU CHÚ nào ÐỂ “HỘ NIỆM” cho hết cả !
“HỌ” (mấy “Thầy” tu THIỀN đó) vẫn làm thinh, đứng ngó mãi cho đến khi vị NI SƯ ấy tắt hơi rồi, một lúc sau thì đồng kéo nhau ra về hết cả (!!!)
Phật tử, thân quyến và bổn đạo thấy vậy – (tuy là bất mãn) – nhưng vì trọng TĂNG nên vẫn đứng làm thinh, không dám nói lên một lời nào cả, chờ khi “HỌ” (mấy “Thầy”) ra về hết, tất cả đệ tử, bổn đạo mới đồng nhau xúm lại NIỆM PHẬT vang rền, TỤNG KINH DI ÐÀ và HỒI HƯỚNG cho hương linh NI SƯ..vv…. !!
Người kể lại chuyện nầy, sau đó có thưa hỏi lên Bổn sư THÍCH HẢI QUANG để nhờ THẦY Minh giải cho, thì THẦY đáp rằng :
Người tu THIỀN thì tuy là không có “NIỆM PHẬT, TỤNG KINH” như bên TỊNH ÐỘ (Bởi vì HỌ tự nghĩ Tông chỉ của THIỀN đương nhiên phải là như vậy), nhưng quý THẦY đó cũng có tụng KINH CÔNG PHU mỗi sáng, như là tụng LĂNG NGHIÊM, THẬP CHÚ, BÁT NHÃ, VÃNG SANH, HỒI HƯỚNG vv….
Thế thì tại sao quý THẦY ấy còn cố chấp, còn phân biệt, không chịu cùng nhau tụng lại một đôi lần KINH, CHÚ mà mình vẫn thường TỤNG NIỆM mỗi ngày ÐỂ HỘ NIỆM VÀ HỒI HƯỚNG cho vị NI SƯ sắp LÂM CHUNG kia vốn là bạn đồng tu của mình
Nên biết rằng :
tất cả pháp môn tu cũng đều từ nơi PHẬT mà lưu xuất ra cả (dù là PHẬT quá khứ, PHẬT hiện tại hay PHẬT ở tương lai). PHÁP của Quý NGÀI dạy ra đều đồng một vị giải thoát như nhau không khác.
Là Phật tử thì phải nương theo pháp của PHẬT dạy để tu, để chứng. Như bên TÍN ÐỒ CÔNG GIÁO người ta niệm CHÚA. Những ÐẠO khác cũng vậy, GIÁO CHỦ của HỌ tên gì, thì HỌ niệm tên GIÁO CHỦ đó. Còn Người trong ÐẠO PHẬT đã mang danh là Phật tử (có quy y, có pháp danh, pháp hiệu rồi) mà lại không chịu NIỆM PHẬT, LỄ PHẬT. Vậy thử hỏi xem HỌ TU NIỆM cái GÌ ? LỄ BÁI AI ? Những PHÁP mà HỌ đang TU TẬP hằng ngày đó là do từ nơi AI mà lưu xuất ra ? Ðến khi chết thì HỌ sẽ nương vào nơi AI, cầu AI cứu độ và sẽ lấy nơi ÐÂU hay cõi nào để mà quy HƯỚNG về chứ ! !
Phải biết,
Nếu là người trong ÐẠO PHẬT mà không chịu LỄ KÍNH PHẬT, NIỆM PHẬT, thì không được gọi là Phật tử mà phải gọi là NGOẠI ÐẠO, hoặc là MA TỬ vậy, (thì mới đúng hơn).
Như TỔ BÁ TRƯỢNG (ÐẠI TRÍ HẢI THIỀN SƯ) – Tức là Ngài HOÀI HẢI THIỀN SƯ – là đệ tử đích truyền của Ngài GIANG TÂY MÃ TỔ – (là Dòng dõi THIỀN TÔNG) đã từng chỉ dạy lại, thì ở trong :
Nhưng,
-
Ðã vì các nhà Sư đau ốm lập ra “qui tắc” TỤNG NIỆM như sau :
-
Nhóm chúng TĂNG lại, đồng nhau rập tiếng mà : Ðọc KỆ xưng tán Ðức PHẬT A DI ÐÀ rằng :
A DI ÐÀ PHẬT thân kim sắc….
………………………..
Cửu phẩm hàm linh đăng bỉ ngạn.Và rồi cùng nhau :
-
Rập tiếng NIỆM (nhiều) câu : “NAM MÔ A DI ÐÀ PHẬT” để “HỘ NIỆM” cho nữa.
Hoặc : Ðọc trăm câu, ngàn câu, rồi “HỒI HƯỚNG” rằng :“Chư DUYÊN vị tận, tảo toại khinh an,
Ðại mạng nan đào, kíp sanh AN DƯỠNG”.Nghĩa là, nếu như (THẦY ấy) :“Duyên đời chưa hết, sớm được an lành,
Ðại số tới rồi, mau sanh CỰC LẠC”.
Vậy, há chẳng phải là Kẻ Tu “THIỀN” cũng cần phải biết đến việc NIỆM PHẬT “cầu an” hay sao ?
-
Nhóm chúng TĂNG lại, đồng nhau rập tiếng mà : Ðọc KỆ xưng tán Ðức PHẬT A DI ÐÀ rằng :
-
Còn đối với người “xuất gia” nào đã qua đời rồi, thì “Ngài” cũng cho : Nhóm Chúng lại Tụng Kinh, Niệm PHẬT xong rồi mới “NGUYỆN” rằng :
“Thần siêu TỊNH VỨC, NGHIỆP TẠ TRẦN LAO,
Liên khai Thượng Phẩm chi Hoa,
PHẬT thọ nhứt sanh chi ký”Nghĩa là “NGUYỆN” cho Kẻ LÂM CHUNG kia được :
“thần thức” siêu về “CỰC LẠC”,
“NGHIỆP DUYÊN” bỏ lại cõi TRẦN AI.
SEN khai thượng phẩm VÃNG SANH,
PHẬT thọ một đời (được) thành PHẬT.
(Tức là : Nhất sanh bổ xứ) -
Còn như nếu làm lễ thiêu (tức là “trà tỳ”) cho vị Tăng (hoặc tục), đã qua đời, NGÀI cũng dạy :
Nhóm “CHÚNG” lại, xong rồi :
Thầy “DUY NA” xướng trước câu :
NAM MÔ TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC THẾ GIỚI, ÐẠI TỪ ÐẠI BI, tiếp dẫn đạo sư A DI ÐÀ PHẬT.Rồi kế đó “Ðại chúng” đồng hòa theo, làm như vậy đủ 10 lần, 10 câu (tức là 100 câu NIỆM PHẬT).
Việc nầy gọi rằng :“Xưng thập niệm dã” (NIỆM PHẬT 10 niệm rồi).
Xong đọc lời “HỒI HƯỚNG” và “PHÁT NGUYỆN” rằng :“Thượng lai xưng dương THẬP NIỆM, TƯ TRỢ VÃNG SANH”.
Nghĩa là :“Nãy giờ xưng niệm 10 hơi “PHẬT HIỆU” để tiếp trợ VÃNG SANH”.
Vậy thì :Ðó không phải là bên THIỀN TÔNG, chư THIỀN TĂNG (hoặc NI) theo PHÁP TU THIỀN cũng phải biết đến việc NIỆM PHẬT để đưa tiễn người chết VÃNG SANH sao ?
Từ đời của TỔ BÁ TRƯỢNG THIỀN SƯ – (tức là Ngài HOÀI HẢI ÐẠI THIỀN SƯ) trở riết về sau, phàm như hễ có việc cầu an, CẦU SIÊU chi, tất cả chốn THIỀN LÂM trong thiên hạ đều tuân “PHÁP” dạy nầy mà chấp trì theo hết, không một ai dám trái.
Ấy vậy mà :
Ôi ! THẬT LÀ MỘT SỰ LẦM LẠC ÐÁNG BUỒN, ÐÁNG TIẾC LẮM THAY.
Cho nên, chúng ta là những người HỌC PHẬT và tu theo dòng TU “MẬT TỊNH” của Bổn môn bắt buộc phải biết cho thật rõ ràng rằng :
Như BẢO ÐĂNG đã từng thấy, ngay trong hiện đời đây, đâu phải là nhà nào, hay người Phật tử nào, hoặc Tôn giáo nào, hoặc người TU (tại gia, xuất gia) nào cũng biết đến phương cách “HỘ NIỆM” nầy đâu, thử hỏi có bao nhiêu người trên thế gian nầy khi nằm trên giường bệnh, hoặc sắp LÂM CHUNG mà có được người (thiện tri thức) đến “TRÌ NIỆM” (Trì chú, Niệm Phật) cho, để ÐƯỢC hân hạnh nghe câu Vạn đức HỒNG DANH “NAM MÔ A DI ÐÀ PHẬT” trong những thời gian chót còn lại của đời mình, hầu giúp cho NGHIỆP CHƯỚNG từ nhiều kiếp đến nay được tiêu trừ, thì họa may ra mới bảo đảm việc siêu thoát về cõi TRỜI, cõi PHẬT được.
Lại cũng còn có 2 Trường hợp đáng lưu ý khác nữa như sau :
- Những người khi sanh tiền (lúc còn khỏe mạnh, trẻ trung) không biết Tu hành chi cả, mà chỉ thuần gây tạo “NGHIỆP ÁC” thôi, thì không cần bàn tới làm chi, vì họ sẽ theo “ÐỊNH NGHIỆP” xấu ác mà đi vào 3 ác đạo.
-
Còn đối với những người có tu học PHẬT PHÁP (nhất là theo pháp môn TỊNH ÐỘ) thuần thành là Phật tử, nhưng đến khi “HỌ” bị đau bệnh nặng nề, nằm trên giường bệnh (tại nhà hoặc trong bệnh viện), cả tâm thần lẫn thể xác đều suy yếu, khi đó thì những oan gia, nợ nần, thù oán, ghét thương trong quá khứ hoặc hiện tại đến lôi kéo, vằn vật, khiến cho thân thể bị dầy vò đau đớn vv….Miệng thì gắn đầy ống giúp thở, làm cho cái lưỡi le ra khỏi miệng (giống như con MA LE LƯỠI), lại còn thêm cả mình mẩy, tay, chân thì cũng gắn đầy giây nhợ, kim chích…. phần thì Bác Sĩ điều trị luôn tiêm thuốc ngủ làm cho tâm thần, thể xác đều mê man. Các Hồn Ma (đã chết trước kia trong nhà thương) không được ai cúng kiếng cho, nên “CHÚNG” vất vưởng, bu quanh quấy phá khiến bệnh nhân ấy không sao tự chủ được và cũng không còn nhớ biết gì nữa hết, thì làm sao mà NIỆM PHẬT được !!….lâu ngày như thế khiến cho bệnh nầy chưa mạnh thì lại sanh ra bệnh khác, cứ tiếp diễn như vậy hoài…nằm hôn mê như chết ngày nầy qua tháng khác, sống không ra sống, chết không ra chết như vậy, sau cùng kiệt sức rồi qua đời trong mê muội!!!
Nếu như ngay trong những phút đó mà người bệnh được nghe 1 câu PHẬT, 1 câu Trì chú, hay chí đến một danh hiệu Bồ Tát hoặc những lời Kinh SÁM HỐI thì tâm thần của người Bệnh ấy sẽ cảm thấy mát mẻ, nhẹ nhàng, bao nhiêu đau bệnh, lo âu, sợ sệt sẽ lập tức biến mất. Nếu như có tắt hơi ngay trong lúc nầy, HỒN (thần thức) cũng được sanh về cõi TRÊN (cõi TRỜI hoặc cõi PHẬT), thoát khỏi 3 ác đạo vậy.
Còn như trong suốt thời gian hoặc ngắn ngủi, hoặc kéo dài hàng tháng, nằm lạnh lẽo một mình trong im lặng, bị thuốc ngủ và thể xác suy yếu làm cho mê mang, ngủ ngày ngủ đêm liên tục như vậy, các thân nhân không biết đạo thì cho là tốt, là giúp người bệnh nghỉ ngơi….
Nhưng HỌ đâu có hiểu điều rằng, trong nhà thương mỗi ngày đều có biết bao nhiêu người chết…Hồn oan, hồn bệnh vất vưởng đầy chật cả nhà thương (vì không có ai CẦU SIÊU, cúng kiếng cho hết), nên ngày đêm HỌ (hồn ma) đi quanh quẩn, phá quấy những người bệnh để làm vui, cho nên bệnh nhẹ thành ra nặng, còn bệnh nặng sẵn thì càng ngày thêm nặng sau cùng rồi chết…..bằng chứng là có những Phật tử trước kia có bệnh nằm trong nhà thương một thời gian, (ví dụ như Cô PHÁP LÂM ở HAWAII) có kể lại rằng :
Nè con, lấy cho con nhỏ nầy miếng khăn giấy để nó lau nước mắt, thấy tụi nó khóc vì đói lạnh và khổ sở quá… Vậy thì Con lấy cơm của Mẹ cho tụi nó ăn đi, Mẹ không ăn đâu” !
(Phần “PHỤ LỤC” của BẢO ÐĂNG) :
CÔ nầy nguyên trước kia còn bên VIỆT NAM là người xuất gia, sau vì bị bệnh đau mắt, đi nhà thương điều trị, gặp nhằm thứ Bác Sĩ “Lang Băm” (là loại Bác Sĩ dỡ, cà chớn) mổ mắt mấy lần, làm cho đứt nhiều giây thần kinh trong mắt, riết rồi đôi mắt CÔ bị MÙ luôn.
Sở dĩ mà CÔ thấy MA được là vì có mấy điều kiện sau đây :
- Một là CÔ thấy bằng “TÂM NHÃN” chớ không phải thấy bằng NHỤC NHÃN.
- Hai là CÔ có phần “ÂM” dựa theo (có thể là HỒN của thân nhân đã chết theo ám trợ)– vì vậy cho nên :
Không bữa cơm nào mà Bà được ăn cả. Người con mới chợt nhớ ra lúc trước BẢO ÐĂNG có dặn kỹ là khi nào Mẹ có vào nhà thương là phải lập tức đắp mền Tỳ Lô, và luôn Trì chú, NIỆM PHẬT cho Mẹ nghe, những lúc vắng mặt thì nên thường xuyên mở băng NIỆM PHẬT của THẦY (THÍCH HẢI QUANG) thì Bà mới được yên lành và mau bình phục, nên Cô vội vã nhắc lại điều nầy và lật đật chạy về nhà lấy mền Tỳ Lô vào nhà thương đắp cho Mẹ, Cô còn mở băng NIỆM PHẬT, Trì chú cho MẸ nghe, và hằng ngày mỗi khi vào thăm, Cô luôn tự thân Trì chú, NIỆM PHẬT đọc Kinh SÁM HỐI cho Mẹ nghe….. Sau khi được đắp Mền Tỳ Lô rồi, thì BÀ nói với người con gái rằng :
Cái mền nầy đẹp đẽ và mầu nhiệm quá, hào quang tỏa ra sáng rực khắp cả phòng, Con vừa đắp cái Mền nầy cho Mẹ xong thì tụi “nó” (các hồn Ma đó) ùa nhau chạy ra đứng ở ngoài cửa hết, không còn đứa nào dám tới gần quấy phá nữa cả.
Từ đó (sau khi xuất viện, trở về nhà), thì mỗi khi Bà ở đâu, đi đâu là BÀ luôn luôn ôm cái Mền Tỳ Lô quý báu đó bên mình không rời, người con gái còn kể lại cho BẢO ÐĂNG nghe là :
“Lúc nầy MẸ tinh tấn NIỆM PHẬT hơn xưa nhiều lắm, mỗi lần NIỆM PHẬT là 2, 3 tiếng đồng hồ, tánh tình của MẸ lúc nào cũng hiền hòa, VUI VẺ, thích nghe Cô BẢO ÐĂNG và THẦY HẢI QUANG giảng “pháp” lắm, MẸ thương Cô BẢO ÐĂNG lắm đó, mỗi lần nhận được KINH SÁCH, hoặc băng giảng từ Chùa của BẢO ÐĂNG gởi qua là Mẹ bảo HUỆ TÂM (tên người con gái của Bà) đọc cho Mẹ nghe liền hà, MẸ còn hỏi HUỆ TÂM là Cô BẢO ÐĂNG dáng người ra sao, diễn tả ra cho Mẹ thấy đi, Mẹ nghe tiếng nói của Cô BẢO ÐĂNG dõng dạc, cứng rắn, và hào hùng lắm nên Mẹ đoán là Cổ chắc còn trẻ lắm hả con ..vv….
Và lại còn có thêm nhiều người khác kể chuyện rằng :
“Chúng” (Ma) trong nhà thương còn tới xé những “vết thương” ra, làm cho nặng thêm để bệnh nhân nằm hoài trong nhà thương mà làm bạn với “CHÚNG” chứ không cho về, có khi CHÚNG NÓ còn dắt người bệnh đi (trong mê mang) xuống nhà xác, rủ đi khắp hành lang nhà thương để chơi theo “CHÚNG”, hoặc có khi leo nằm trên mình bệnh nhân, hoặc nằm ngủ chung và còn ôm bệnh nhân nữa….(nghe sợ quá đi)…. May nhờ Cô BẢO ÐĂNG ban cho mền “Tỳ Lô” và chỉ dẫn cách (NIỆM PHẬT, Trì chú đúng pháp)…. nếu không chắc MA nó bắt cho chết luôn rồi….
(Phần “PHỤ LỤC” của BẢO ÐĂNG) :
PHƯỚC ÐỨC của mình hết, vì thế cho nên có Kẻ sang, quý, có người nghèo hèn, khốn khổ, bệnh tật vv….
- Người có thật TU, có Trì chú (chánh Tông của PHẬT GIA) lâu ngày chầy tháng, sẽ có một ánh sáng màu vàng xanh chói rực bao quanh thân.
- Người quý hiển, quyền cao, chức trọng, giàu có dư dả vv…. thì có ánh sáng màu HỒNG bao bọc quanh thân.
- Người nghèo khổ thì ánh sáng màu HỒNG ấy rất là nhạt nhòa, gần như không có màu sắc chi hết !
- Người mà số đã suy bại rồi thì quanh mình có một thứ ánh sáng màu “LAM” hiện ra bao phủ toàn thân !
- Người gần chết (tức là cận tử) thì những thứ ánh sáng nầy biến mất đi, thay thế vào đó là những vầng khói đen bao bọc chung quanh thân mình, đầu cổ…..
Những thứ loại “THÂN QUANG” nầy mắt thường (tức là NHỤC NHÃN không thấy được), nhưng mắt của các loài : MA QUỶ….. thì “NÓ” thấy rất là rõ ràng.
Cho nên những người nào (nhất là các bệnh nhân nằm trong nhà thương – (đa số đều là bệnh nặng, hoặc chờ chết) – thì quanh mình mẩy, đầu cổ….đều có “KHÓI ÐEN” hiện ra bao phủ (gọi là “TỬ KHÍ”).
(Mấy con MA chết vì đau bệnh, chết oan, chết tức, vì không có người CẦU SIÊU hay cúng kiếng cho, nên “HỒN” MA của “CHÚNG” đông đầy chật khắp nhà thương (mà mắt “NHỤC NHÃN” của người sống không sao nhìn ra được) – mỗi khi trông thấy quanh mình “bệnh nhân” nào có “khói đen” (tử khí) hiện ra, thì “CHÚNG” biết rằng : KẺ NẦY SẮP CHẾT.
Nên “CHÚNG” không còn “SỢ” nữa, các HỒN MA ấy liền đến gần người bệnh, hoặc kéo tay, kéo chân, bóp cổ, làm cho vết thương cho nặng thêm, hoặc leo lên mình mẩy, đầu, cổ của người bệnh mà phá quấy, hoặc dẫn người bệnh đi (out patient) (bệnh nhân được ra khỏi phòng cấp cứu (ICU) dạo chơi khắp nhà thương, đi xuống nhà xác vv….
Trường hợp nầy xảy ra thì người bệnh ấy :
Cho nên :
ÐẮP MỀN “Tỳ Lô” trên thân, và luôn mở băng NIỆM PHẬT, đồng thời nhờ người “HỘ NIỆM” tới hằng ngày “Trì chú, NIỆM PHẬT” đúng pháp, đọc Kinh SÁM HỐI DIỆT TỘI” cho bệnh nhân nghe, thì “CHÚNG NÓ” (các hồn ma đó) không dám tới quấy phá nữa, bệnh nhân sẽ được an ổn may lành là như vậy.
(Phụ chú :
Còn nếu như Kẻ bệnh nhân ấy duyên đời chưa dứt thì khiến cho hết bệnh, được khỏe mạnh trở lại. Nếu như số đã mãn rồi thì phải chết, khi chết rồi thì thần thức xuất ra khỏi xác mà không được nghe một 1 câu PHẬT, hay 1 câu KINH nào thì thử hỏi hồn (bệnh nhân đó) sẽ đi về đâu trong 6 nẻo Ai là người biết được chỉ đoán mò, đoán càn, đoán bậy bạ là được PHẬT rước, (vì HỌ nghĩ Kẻ đó khi sanh tiền là Phật tử) !
Cho nên, muốn bảo đảm sự an toàn cho thân nhân của mình, và sau nữa là có thể biết chắc chắn thần thức người chết được sanh về cõi nào trong 6 nẻo luân hồi, hoặc là có được “ÐỚI NGHIỆP VÃNG SANH” hay không, thì phải theo sự “HỘ NIỆM” đúng pháp của Tông môn TỊNH ÐỘ mới có thể biết rõ được thần thức thân nhân của mình sanh về cõi nào.
Vì thế khi thân nhân bị bệnh nặng phải đưa vào nằm trong nhà thương, việc quan trọng nhất phải luôn NIỆM PHẬT, đọc Kinh SÁM HỐI DIỆT TỘI cho người bệnh nghe, hoặc để máy NIỆM PHẬT chạy suốt ngày đêm, là như vậy….
Nhân theo những lời dạy dưới đây mà “noi gương, bắt chước”, để báo đền được trọn vẹn đại ân sanh thành, dưỡng dục của MẸ, CHA.
-
“Vị thế gian chi hiếu, nhứt thế nhi chi.
Vị xuất thế gian chi hiếu, vô thời nhi tận”.Nghĩa là :Dùng cái HIẾU theo phương cách của thế gian (tức là muốn ăn cho ăn, muốn mặc cho mặc, tiền bạc vật chất cung cấp đầy đủ) để báo đền ơn cho Cha Mẹ thì kết quả tốt đẹp ấy chỉ có một đời rồi thôi.
Còn nếu như biết :Dùng cái HIẾU ngoài thế gian – (tức là làm đúng theo như phương cách của Phật, Bồ Tát, TỔ SƯ chỉ dạy) – mà báo đền ơn cho Cha Mẹ, thì cái kết quả tốt đẹp ấy không có lúc nào cùng tận cả”.
Và cũng lại dạy tiếp nữa rằng : -
“Năng sử phụ mẫu sanh Tịnh độ,
Mạc đại chi hiếu dã”.Nghĩa là :“Nếu như biết khuyên Cha Mẹ Tu hành để (cho Cha Mẹ) được VÃNG SANH về nơi CỰC LẠC Tịnh độ (sau khi mãn phần).
Thì không còn có cái đạo HIẾU nào khác trên đời nầy sánh bằng được cả”. -
“HIẾU TỬ sát kỳ VÃNG SANH thời chí, dự dĩ phụ mẫu bình sanh chủng thiện, tụ vi nhứt sớ, thời thời đối phụ mẫu đọc chi, yếu linh phụ mẫu tâm sanh hoan hỷ.
Hựu thỉnh :
phụ mẫu tọa ngọa hướng Tây, nhi bất vong CỰC LẠC Tịnh độ.
Thuyết A DI ÐÀ tượng, cập nhiên hương, minh khánh, chúng nhơn TRỢ NIỆM bất tuyệt.Khí đoạn chi thời, du gia dụng ý, vô dĩ khấp thất kỳ chánh niệm.
phụ mẫu đắc sanh Tịnh độ, khởi bất gia tai”.Nghĩa là :
“Người con có HIẾU, nếu xét nghiệm kỹ – (bệnh trạng hoặc tuổi già) – thấy biết thời giờ sắp chết của Cha Mẹ gần tới rồi, thì người con ấy phải nên gom góp các việc lành của Cha Mẹ đã từng làm lúc còn mạnh khỏe, chép lại thành một tờ sớ, thường thường đọc ở trước mặt Cha Mẹ, để làm cho lòng Cha Mẹ được vui.Lại mời thỉnh :
Cha Mẹ nằm, ngồi, day mặt về phương TÂY để cho Tâm không quên miền CỰC LẠC Tịnh độ.Con lại treo tượng PHẬT A DI ÐÀ lên, đốt hương, đánh khánh, nhờ mọi người – (cao tiếng) NIỆM PHẬT HỘ NIỆM không ngừng.
Khi Cha Mẹ tắt hơi, con lại phải càng thêm để ý, không nên than khóc, kêu gào, làm cho mình và người chung quanh bị rối lòng, mà mất đi phần chánh niệm.Cha mẹ được sanh về CỰC LẠC Tịnh độ, đó há chẳng phải là một việc vui mừng lắm ư ?”
-
“Bình sanh hiếu dưỡng, chính tại thử thời.
Ký ngữ HIẾU TỬ, thuận tôn, vô niệm thử sự”.
Nghĩa là :
Hằng ngày, nếu như phần làm con biết giữ “đạo HIẾU” mà nuôi Cha Mẹ, thì chính lúc Cha Mẹ được VÃNG SANH đó người con mới TRÒN ÐẠO HIẾU vậy.Gởi lời cho đám con HIẾU, cháu HIỀN, chớ khá quên việc nầy”.
Lại nữa, trong Kinh “HIẾU TỬ”, PHẬT đã có lời dạy rằng :
-
Nầy A NAN [4], như có người con trai hoặc con gái nào, ngày đêm hầu hạ cha mẹ không rời, dưng món ăn ngon, áo tốt cho Cha Mẹ ăn, mặc, lại thêm lo lắng thuốc men đầy đủ cùng săn sóc… mỗi khi Cha Mẹ bịnh hoạn ốm đau… suốt cả một đời như vậy.
Nầy A NAN, người con đó có hiếu chăng ?
-
Ngài A NAN thưa rằng :
Bạch đức THẾ TÔN, như thế là đã hiếu thảo quá sức rồi, không còn gì để nói hơn được nữa.
-
Lúc đó PHẬT mới bảo cùng ngài A NAN và các vị Tỳ kheo rằng :
Tuy là lo được đến bực như thế, nhưng cũng vẫn chưa phải là “trọn hiếu”.
Là người con muốn cho được “trọn hiếu” thì cần phải thực hành (thêm) các điều sau đây nữa :
- Như Cha Mẹ là người ngu tối không biết kính trọng TAM BẢO, tánh tình hung ngược, tàn ác, hoặc trộm cắp, hoặc tham lam, hoặc làm nên các điều phi pháp, phi lý…
- Hoặc cha mẹ dâm dật theo ngoại sắc (tức là tà dâm, tà hạnh), nói dối, nói lời tà ác, nói thêu dệt, nói đôi chiều…
- Hoặc cha mẹ say sưa, hung hoang, vô độ…
- Nếu Cha Mẹ (hành “ÁC HẠNH”) như thế thì bổn phận làm con phải hết lòng can gián để “khai ngộ” cho cha mẹ.
-
Như Cha Mẹ vẫn còn ngoan cố, mê muội, chưa biết thức tỉnh… thì người con
phải:
Ðem những điều nhân nghĩa, đạo lý… mà dần dần khai hóa cho.
Hoặc là :- Dẫn Cha Mẹ đến xem chốn lao ngục (nhà tù) của vua để cho Cha Mẹ thấy được các thứ hình phạt khốn khổ của những kẻ tù nhân bị giam cầm, thọ tội ở nơi đó, rồi dẫn giải cho cha mẹ hiểu và nói rằng :
- Thưa cha mẹ, những tù nhân nầy nguyên trước kia là các người không chịu tuân theo pháp luật, làm điều phi pháp, trái đạo… nên thân của họ phải bị lãnh chịu mọi sự khổ độc trong chốn ngục tù nầy.
Như vậy đó là :
- Tự mình gây ra, tự mình cảm thọ lấy tội phạt.
- Sau khi chết rồi thần thức phải bị đọa vào trong địa ngục, chịu các thứ hình phạt thảm khổ gấp trăm, ngàn, vạn, ức… lần hơn (nơi đây nữa).
(Phụ chú :
Tuy là lúc còn sống thân xác đã bị trừng phạt theo luật vua, phép nước… rồi, nhưng “nghiệp tội” kia cũng vẫn chưa hết, cho nên sau khi chết, bỏ xác thân tứ đại rồi, thần thức (hồn) của kẻ đó cũng vẫn phải đi theo “nghiệp tội” ấy mà đọa ngay vào trong “địa ngục” để thọ lãnh lấy các thứ quả báo…nơi chốn U MINH) -
Giả sử như Cha Mẹ vì tánh tình hung ác đã kết tạo thâm sâu, làm thành “tánh dữ” rồi cho nên vẫn chưa thể nào chuyển đổi được, thì con phải (dùng phương tiện
khéo), hoặc là khóc lóc, kêu cầu (van xin), hoặc tuyệt thực không ăn uống, quyết liều chết cản ngăn (để cảnh giác cho Cha Mẹ thức tỉnh)…Trước hoàn cảnh như vậy, thì dù cho Cha Mẹ có hung ác đến thế mấy đi nữa, nhưng vì tình thương đối với con, sợ con mình phải bị chết đi… nên thành ra khuất phục, đành phải chịu vâng làm theo ý của con mình.
(Phụ chú :
- Trường hợp hai ông bà đó chỉ có một đứa “con cưng, con quý”, nó (con) học hành giỏi dắn, tài đức song toàn, lại thêm nó còn là rường cột trong gia đình.. hễ :
- Nó (con) còn thì còn tất cả.
- Nó (con) mất thì mất tất cả…
nên hai ông bà ấy thương yêu, quý trọng đứa con ấy còn hơn cả tánh mạng của chính mình nữa, nhứt định là phải cam lòng nhận chịu và chiều theo ý muốn của con ngay). - Từ đó, họ (cha mẹ ấy) mới chịu nghe theo lời khuyên nhắc tha thiết của con mà quy y TAM BẢO, thọ trì 5 giới, chân thật Tu hành, phụng sự PHẬT PHÁP…
- Như thế đến khi LÂM CHUNG (chết) đương nhiên là (hai ông bà ấy) sẽ được siêu thăng, xa lìa khỏi ba con đường khổ não là địa ngục, NGẠ QUỶ, và súc sanh.
-
PHẬT nói cùng với ngài A NAN và các vị Tỳ kheo rằng :
- Hiếu theo lối đời [5] như thế không thôi vẫn chưa được gọi là đại hiếu.
- Chỉ có như thế nầy mới được gọi là “ÐẠI HIẾU” mà thôi.
-
Nếu được “ÐẠI HIẾU” như thế (tức là làm sao khiến cho Cha Mẹ biết quy y TAM BẢO, thọ trì 5 giới, chân thật Tu hành, phụng sự PHẬT PHÁP) thì dù rằng :
Buổi sáng cha mẹ có vâng giữ theo,
Mà :
Buổi chiều bị chết đi (vì đã hết tuổi thọ).(tức là chỉ giữ được có một buổi mà thôi)
thì các việc “ÐẠI HIẾU” của người con ấy được Phật gọi là “HIẾU vô lượng” vậy.Còn như :
Nếu không làm được như thế ấy, thì dù cho có hiếu dưỡng theo lối đời đến thế mấy đi chăng nữa cũng xem như là “bất hiếu” mà thôi.(Phụ chú :
Tại sao ?Vì người con ấy không thể khiến cho “thần thức” của Cha Mẹ siêu thoát hay sanh về các đường lành (thiện đạo) của các cõi Trời, Người – hoặc được VÃNG SANH về cõi CỰC LẠC của đức Phật A DI ÐÀ, để thoát khỏi vòng sanh tử – (mà cứ mãi bị luân hồi….hoài).
Nên người con ấy vẫn bị gọi là Bất hiếu (tức ý nói rằng cái “đạo Hiếu” kia không được trọn đủ vậy).Chớ không phải là Phật phủ nhận cái hiếu theo lối “thường tình nhân thế” đâu.
Người học Phật phải nên hiểu rõ như vậy để tránh khỏi các điều hoang mang, nghi hoặc).
Ðến đây BẢO ÐĂNG xin thuật lại một vài tấm gương “HIẾU HẠNH” và đức “TIN” của một người con đối với Mẹ, đó là bậc “thiện nam” Ưu bà tắc TUỆ KHAI biết báo đền tình thâm sanh dưỡng của Cha, Mẹ, nhất là làm cho hương linh Thân mẫu được “siêu thăng” như sau:
Sau khi bảo lãnh song thân từ bên VIỆT NAM qua để cho CHA, MẸ được an thân hơn so với hoàn cảnh khó khăn bên quê nhà thì TUỆ KHAI rất lấy làm vui mừng. Nhưng có điều làm cho Anh không tiên liệu trước được, đó là việc :
- Thân mẫu của TUỆ KHAI càng ngày càng thêm buồn tức, bực bội, chửi bới (con mình), có lẽ vì BÀ :
- Không nói tiếng Anh được (đây cũng giống như là bị “CÂM”).
- Không biết lái xe được (Ðây cũng giống như là bị cụt chân) !
- Suốt ngày tháng cứ ở trong nhà hoài (đây cũng giống như bị ở Tù)
Vả lại :
Hơn nữa :
Bà lại không làm gì được để có tiền, con cháu cho bao nhiêu thì biết bấy nhiêu, chớ không giống như lúc còn ở bên quê nhà, BÀ là một người buôn bán, một tay tạo ra tiền bạc cho gia đình vv…..Vì thế nên lâu ngày, BÀ sanh ra cau có, bực bội, tức giận lây đến cả chồng con, sự giận tức ấy ngày càng nhiều hơn, nên chứng bệnh “lên máu” cố hữu của BÀ càng ngày càng thêm nặng. Ðến một ngày đó BÀ bị té hôn mê bất tỉnh.
Ðược hàng xóm thông báo, anh từ trong sở làm vội vã về đưa MẸ vào nhà thương, từ đó trở đi BÀ luôn sống trong sự “hôn mê”, không còn biết gì cả. Bác Sĩ nói không cứu được vì những mạch máu trên đầu thiếu Oxygen, nên bộ óc và thần kinh không còn làm việc được nữa !!
Vì TUỆ KHAI tuy là một Phật tử tại gia (nhưng chỉ là theo Truyền thống gia đình), vả lại vì chưa từng đi chùa, tu học PHẬT PHÁP, nên Anh hoàn toàn không biết đạo, mặc dù vẫn có căn lành, làm một người “THIỆN NAM” đáng khen ở trong gia đình và xã hội.
Do đó mà lòng Anh nhiều bối rối và Kinh hoàng vì chưa bao giờ bị lâm vào hoàn cảnh tan tác, bế tắc như vậy.
Thời may, TUỆ KHAI có một bà Chị Vợ, bà nầy vốn là đệ tử quy y của Thượng Tọa Bổn sư THÍCH HẢI QUANG và cũng là Phật tử của Bổn tự PHÁP HOA từ lâu. Sau khi được em BÀ (tức là Vợ TUỆ KHAI) cho hay tự sự, thì Bà liền gọi điện thoại qua cho TUỆ KHAI mà nói rằng :
Vì Chị là một Phật tử thuần thành, từng có đi chùa, nghe PHÁP rất nhiều nên Chị biết rằng : Má Em bị bệnh vì giận hờn, tức uất như vậy, cho nên nếu BÀ mà chết đi thì chắc chắn là phải bị đọa vào trong ác đạo chớ không thể nào siêu thoát được.
Vậy thì bây giờ Em gọi điện thoại xuống Chùa Thầy của Chị, nhưng vì THẦY đã ẩn tu từ lâu rồi, cho nên bằng mọi giá, Em phải tìm gặp cho được Trưởng Tử của THẦY là Bồ Tát giới BẢO ÐĂNG, Cổ rất là giỏi về đường Tu và PHẬT PHÁP trên 20 năm rồi, lại thêm có tâm từ bi rất lớn, Cô BẢO ÐĂNG nầy hằng luôn giúp đỡ mọi người, nên nếu Em có gặp được Cổ, thì bằng mọi cách, thỉnh cầu cho được Cổ đến HỘ NIỆM cho Má Em.
Nếu như Em may mắn mà được Cổ nhận lời, thì Em có đại phước, bởi vì khi Cổ đến, Cổ chỉ cần đọc một câu “THẦN CHÚ” thôi, thì MÁ Em sẽ được siêu thoát ngay lập tức, chớ còn chị biết rõ rằng :
MÁ EM CHẾT NHƯ VẬY, QUYẾT CHẮC RẰNG BÀ SẼ BỊ ÐỌA ÐÓ.
Tin Chị đi, vì Chị đã là Phật tử suốt cả đời, gặp nhiều TĂNG, NI, CƯ-SĨ trong đạo rồi, nhưng Chị không tin tưởng ai bằng tin tưởng THẦY HẢI QUANG và CÔ BẢO ÐĂNG hết…. TUỆ KHAI liền điện thoại xuống Chùa, thoạt đầu BẢO ÐĂNG từ chối, và có chỉ nên mời Quý THẦY ở gần nhà của TUỆ KHAI hơn, vì BẢO ÐĂNG thì ở quá xa, ít có đi ra khỏi Tucson lắm. Nhưng sau khi nghe hết những lời bày tỏ chân thành, tha thiết và khẩn cầu của một người con chí hiếu, với lòng từ bi BẢO ÐĂNG nhận lời…..
(Kỳ sau tiếp)
[1]– Chẳng hạn như người bệnh đó có VỢ (hoặc) CHỒNG – (hoặc đôi khi là các người con, cháu trong nhà….nữa) tu theo ngoại giáo như CÔNG GIÁO, Tin Lành, Cao Ðài, Hòa Hảo, Hồi Giáo, Ấn độ Giáo ..vv…..
[2]– gia đình Ông DIỆM từ NGÔ ÐÌNH KHẢ trở xuống mới bắt đầu theo CÔNG GIÁO, chớ còn các bậc tiền nhân HỌ NGÔ đều là Phật tử, tu theo Phật giáo hết. Bài vị Tổ tiên của gia đình HỌ NGÔ đều thờ ở CHÙA ngoài HUẾ cho đến bây giờ cũng vẫn còn y nguyên.
[3]– Như là đã từng gây tạo các “NGHIỆP” :
- Tứ trọng tội (Dâm, Sát, Ðạo, Vọng) một cách gia trọng.
- Ngũ nghịch tội là giết Cha, giết Mẹ, làm thân PHẬT ra máu (như đập bể tượng Phật, dù là PHẬT cũ hay PHẬT xấu quá), cưỡng dâm Tỳ kheo Ni, phá hoại hòa hợp Tăng.
- Thất nghịch tội là (Ngũ nghịch tội công thêm vào 2 tội khác nữa là : Giết hại “Hòa Thượng”, và giết hại “A XÀ LÊ” (là Thầy dạy đạo cho mình)
- phỉ báng TAM BẢO (chửi bới, nói xấu PHẬT, PHÁP, TĂNG (tức là bậc THẦY TỔ của mình)
- Muốn ăn thời cho ăn, muốn mặc thời cho mặc…
- Cung phụng đủ hết mọi thứ mà cha mẹ cần dùng…mà thôi (chớ không có và chẳng biết, chẳng chịu, khuyến nhắc Cha Mẹ Tu hành, hay chỉ dẫn cho Cha Mẹ biết tu, tạo nên các điều phước đức khác như là : cúng dường, bố thí, đúc tượng, in kinh vv….chi cả).
(tức là chỉ biết HIẾU theo lối của đạo Nho (Khổng giáo) mà thôi).
Bình luận