- Người có trí huệ phải biết sớm lo liệu việc Niệm Phật cho mình
- Các quán xét thân của mình chính là gốc của mọi điều “Khổ”
- Bài kệ khuyến tu của HT. Thích Thiền Tâm
Huống chi là ngay trong hiện kiếp của một đời nầy, nhờ duyên lành về TỊNH ÐỘ đã gieo trồng nơi đời quá khứ (mà TA may mắn) được biết đến thánh hiệu “A DI ÐÀ
PHẬT” và pháp môn “TU TỊNH ÐỘ” cùng với sự “Tiếp dẫn” vãng sanh về CỰC LẠC (TỊNH ÐỘ) thì đó là một đại sự vui mừng.
Tại sao vậy ? Bởi vì :
“Nhơn thân nan đắc,
Phật Pháp nan phùng.
Bá kiếp thiên sanh,
Vị tằng nhứt ngộ”.
Nghĩa là :
“Thân người khó được,
Phật Pháp khó gặp.
Trăm kiếp ngàn đời,
Chưa (chắc) được một lần”.
Vả lại :
“DI ÐÀ thậm dị niệm,
TỊNH ÐỘ thậm dị sanh”.
Nghĩa là :
“Danh hiệu PHẬT A DI ÐÀ rất dễ niệm,
CỰC LẠC TỊNH ÐỘ cũng rất dễ sanh về”.
Vì thế cho nên :
1/- (ÂM):
- Tiên mích an hạ xứ,
- Khước xuất cán sự.
Ðể :
- Mộ hôn hắc, tất hữu đầu túc chi địa.
- Tiên mích an hạ xứ : Tu “TỊNH ÐỘ” chi vị dã.
- Ðể mộ hôn hắc giả: Ðại hạn đáo lai chi vị dã.
- Hữu đầu túc chi địa giả : Sanh liên hoa trung, bất lạc ác thú chi vị dã”.
(NGHĨA) :
- Tìm chỗ ở an, rồi :
- Sau đó mới đi làm công việc.
Ðể cho :
-
“Kiếm trước chỗ ở an” ấy là nói đến :
Việc : lo tu “TỊNH ÐỘ” đó.
-
“Ðến buổi chiều hôm trời tối” là nói đến việc :
“Giờ chết tới nơi vậy.”
-
“Có chỗ để nghỉ ngơi” là nói đến việc :
“ Ðược vãng sanh về cõi CỰC LẠC TỊNH ÐỘ, ngồi trên toà sen báu, giải thoát khỏi vòng sanh tử, chớ chẳng bị lạc vào trong 3 nẻo xấu ác (là Ðịa ngục, Ngạ quỷ, súc sanh) vậy.”
(ÂM) :
- Tiên tu võ cụ dã : Tu “TỊNH ÐỘ” hốt chi vị dã.
- Sấn võ hốt chí dã : Ðại mạng tương tận chi vị dã.
- Vô lâm ly lang bối chi hoạn dã : Bất chí trầm luân ác thú, thọ chư khổ não vị dã”.
(NGHĨA):
Mưa bỗng ào đến, ắt khỏi bị cái cảnh “ướt loi ngoi”.
- “Lo liệu sắm đồ đi mưa trước” : Ðó là nói đến việc lo tu “TỊNH ÐỘ” vậy.
- “Mưa bỗng ào đến” : Ðó là nói đến việc cái mạng sống của mình sắp hết vậy.
- “Không khỏi cảnh bị “ướt loi ngoi” : Ðó là nói đến việc chẳng bị đoạ vào trong 3 nẻo ác, chịu các khổ não vậy.
Thế nào gọi là lo “TU TỊNH ÐỘ” ?
Biết được (việc NIỆM PHẬT) lúc nào là phải “thực hành” ngay trong lúc ấy.
Mạng sống của con người chỉ mong manh như hơi thở. Nếu hơi thở có ra (khỏi mũi rồi) mà không quay trở vào lại, thì “Thần thức” (tức là “HỒN” mình) đã bước sang qua kiếp khác (rồi vậy) ! Cho nên :
Trong “TỨ THẬP NHỊ CHƯƠNG KINH”, có đoạn PHẬT dạy về sự “vô thường của thân mệnh” như sau :
- “PHẬT” vấn nhất “Sa môn”: – Nhơn mạng tại kỷ gian
- Ðối viết : Sổ nhật gian.
- PHẬT ngôn : Tử vị tri “đạo”.
- Phục vấn nhất “Sa môn”: Nhơn mạng tại kỷ gian
- Ðối viết : Phạn thực gian.
- PHẬT ngôn : Tử vị tri “đạo”.
- Phục vấn nhất Sa môn : Nhơn mạng tại kỷ gian
- Ðối viết : Hô hấp gian.
- PHẬT viết : Thiện tai ! Tử tri “ÐẠO” hỷ.
(NGHĨA) :
Thưa rằng : Chỉ trong vòng vài ngày.
Lại hỏi một vị “Sa môn” khác rằng : Mạng người sống chừng bao lâu ?
PHẬT bảo : Ông cũng chưa hiểu được “ÐẠO”.
Thưa rằng : Trong một hơi thở mà thôi.
(Phụ chú :
Cho nên :
Ðiều nầy chứng tỏ rằng đời người, mạng người là vô thường, mong manh, ngắn ngủi, mà :
Ai “tin” được việc nầy Chỉ trừ người có “TRÍ” trong “PHẬT ÐẠO” mới “tin” được mà thôi. Tất cả chúng sanh chúng ta, hầu hết đều do nơi tham “THÂN” và tham cái “VUI” của cuộc đời, mà không chịu, không biết nghĩ tưởng cùng quán xét lại tấm “THÂN” nầy và những cái “VUI” kia thảy đều là “GỐC KHỔ”.
(Phụ giảng : Kinh dạy : (Xuất tạng “KINH”)
Sao gọi là “THÂN” ?
Bởi trong thân thể của Ta thì :
- Phần xương, thịt, tóc, lông, răng, móng vv… thì thuộc về “địa đại” (đất).
- Phần máu mủ, đờm, rải, nước mắt, nước mũi vv…. thì thuộc về “thủy đại” (nước).
- Hơi thở ra, vào và các sự co giãn tay chân, máu huyết, ruột…., cùng các sự vận chuyển khác ở trong thân mình….thì thuộc về “phong đại” (gió).
- Hơi nóng trong thân thì thuộc về “Hỏa đại” (lửa).
Bốn chất “Ðất, nước, gió, lửa” nầy sở dĩ gọi là “Ðại” bởi vì nó có đầy dẫy ở khắp cả các nơi, lớn thì đầy khắp cả trời đất, nhỏ cho chí đến hột bụi, mảy lông cũng đều có sự hiện diện của nó.
Căn cứ trên “NGŨ UẨN”, tức là SẮC, THỌ, TƯỞNG, HÀNH, THỨC mà suy ra thì :
- Toàn thân từ đầu cho chí đến chân, tay….vì nó “có hình tướng”, nhìn thấy rõ ràng, cho nên nó thuộc về “SẮC”.
-
Ngoài ra trong thân nầy còn có thêm mấy thứ vô hình nữa – nhưng vẫn hiện diện và mình vẫn cảm nhận nói có một cách rõ ràng, ấy là :
- THỌ : “Nhận lấy các cảm giác buồn, vui, sướng, khổ vv…..
- TƯỞNG : Biết suy tưởng, nhớ, quên vv….
- HÀNH : Ý niệm đổi dời, nối luôn không dứt…..
- THỨC : Biết suy xét, phân biệt đây kia, đẹp, xấu, hay, dỡ vv….
Bốn “UẨN” nầy vì là “vô hình tướng”, chỉ có tên mà thôi chớ không thấy được nên gọi là “DANH”.
Hai phần DANH và SẮC nầy hợp lại thì thành ra toàn thân tứ đại của Ta : Gọi là thân “danh sắc” (tức là thân “NGŨ UẨN”). KINH DẠY :
- Thân nầy do các vi trần (tế bào nhỏ) tích tập lại mà thành, nó sanh diệt trong từng giây phút (sanh, trụ, dị, diệt), niệm niệm dời đổi không ngừng.
- Thân nầy có 9 cửa (2 mắt, 2 tai, 2 mũi, 1 miệng, đại tiện, tiểu tiện) hằng chảy ra chất dơ như hang rắn độc.
- Thân nầy chẳng biết ơn nghĩa – Tức là nó bất kể đến ơn mình nuôi nấng, săn sóc, hoạn dưỡng nó, vì nó mà mình vào sanh, ra tử, xuống biển, lên rừng, vào tù, ra khám vv….Ấy thế mà nó muốn già, muốn bịnh, muốn chết thì nó cứ tự động làm theo ý nó, chớ chẳng có chút nào thương tình mình cả, dù cho mình có năn nỉ cách mấy nó cũng vẫn cứ làm ngơ !!
Cho nên PHẬT dạy :
- Thân nầy nó không có từ tâm như người hàng thịt (đồ tể),
- Thân nầy khó hầu gần, khó chìu chuộng, như kề bên kẻ bạo ác.
- Thân nầy luôn tìm dịp hại mình như kẻ oán thù vv….
Và còn vô lượng thí dụ khác nữa.
Bấy giờ, PHẬT liền nói kệ rằng :
“Thân nầy là chậu dơ,
Dường như bình đựng phẩn.
Phàm phu không trí huệ,
Cậy “sắc” (đẹp) sanh kiêu mạn.
Trong mũi hằng chảy nước,
Hơi miệng luôn hôi hám.
Mắt ghèn, thân đầy trùng,
Kẻ ngu tưởng sạch, vui !
Như người cầm cục than,
Ðem mài muốn trắng, bóng.
Dầu mài đến mòn hết,
Thể sắc than không đổi.
Dầu muốn thân mình sạch,
Rửa hết nước biển, sông.
Thân trọn không sạch được,
Vì thể chất vốn dơ….”
Ðại khái thì “THÂN” của chúng ta là như vậy. Còn như nếu muốn nói ra cho đủ, thì dù cho có nói đến mãn đời cũng không sao hết được”.
Nói thế nghĩa là sao ?
(XUẤT TẠNG “LUẬN”)
Nay ta thử “QUÁN” (xem) lại thân mình của TA đây, từ “ÐẦU” cho chí đến “CHÂN” đi, thì Ta sẽ thấy rằng trong tấm thân đó có đến “36 vật”, chính là các thứ :
- Tóc;
- Lông;
- Răng;
- Móng;
- Ghèn;
- Nước mắt;
- Nước mũi;
- Nước miếng;
- Ðất;
- Mồ hôi;
- Nước tiểu;
- Phẩn;
- Da trong;
- Da ngoài;
- Máu;
- Thịt;
- Gân;
- Xương;
- Tuỷ não;
- Mỡ thịt;
- Mỡ da;
- Óc;
- Mỡ chài;
- Tỳ;
- Thận;
- Tim;
- Phổi;
- Gan;
- Mật;
- Ruột;
- Bao tử;
- Ðàm trắng;
- Ðàm đỏ;
- Ruột non;
- Ruột già;
- “Chín lỗ” tuôn chảy mãi ra ngoài những chất thúi hôi, bất tịnh.
(XUẤT TẠNG “KINH”)
“Bao nhiêu nỗi khổ đều nhóm lại ở thân nầy, 7 ngày sau khi sanh ra xong rồi, trong thân tự nhiên có “80.000” loại “vi trùng” hiện ra, dọc ngang ăn nuốt, phá hoại cho cơ thể “hư mòn”. Ðó chính là (xin kể ra đây, một ít phần đại lược) :
- Có một loại “vi trùng” tên là “THỰC PHÁT”, nương nơi tóc mà ăn nuốt tóc (khiến cho tóc từ xanh đen, dần dần đổi ra màu sương tuyết).
- Có hai loại “vi trùng” tên là “PHỤC TÀNG” và “THÔ ÐẦU” nương nơi ÐẦU mà ăn đầu khiến cho da đầu nổi lên “gàu”, (và dần dần khiến cho đầu bị hư mòn (tức là bị các bịnh đau nhức nơi đầu), xấu xí đi (so với thời thơ trẻ).
- Có một loại “vi trùng” tên là “NHIỄU NHÃN” nương nơi mắt mà ăn mắt (khiến cho mắt càng ngày càng mờ, yếu hoặc đui mù)... đi.
- Có bốn loại “vi trùng” tên là “KHU TRỤC”, BÔN TẨU, “ỐC TRẠCH”, và “VIÊN MÃN” nương nơi “Óc” ăn Óc (khiến cho “trí nhớ” và sự “suy nghĩ”) càng ngày càng thêm kém cỏi, hoặc là bị các chứng đau bịnh về óc và “thần kinh óc”.
- Có một loại “vi trùng” tên là “ÐẠO DIỆP” nương “TAI” ăn “tai” (khiến cho tai càng ngày càng nghễnh ngãng, lảng tai, nghe không rõ được như hồi còn trẻ (hoặc điếc tai luôn).
- Có một loại “vi trùng” tên là “TÀNG KHẨU” nương nơi “MŨI” ăn mũi (khiến cho mũi bị chảy nước, mũi hôi, mũi thúi, và các thứ bịnh khác thuộc về “MŨI”…)
- Có hai loại “vi trùng” tên là “DAO TRỊCH” và “BIẾN TRỊCH” nương “MÔI” ăn môi (khiến cho môi bị lỡ lói, môi (đẹp) càng ngày càng khô héo, cằn cỗi, nhăn nheo).
- Có một loại “vi trùng” tên là “MẬT DIỆP” nương nơi răng ăn răng (khiến cho răng sanh ra những chứng bịnh về răng, đại khái như là răng xiếc, răng sâu, răng mòn, răng rụng, vv…)
- Có một loại “vi trùng” tên là “MỘC KHẨU” nương “chân răng” ăn chân răng (khiến cho răng bị khuyết chân, mủ chân răng, chân răng dần lung lay, lỏng lẻo, rụng răng, v.v…)
- Có một loại “vi trùng” tên là “CHÂM KHẨU” nương LƯỠI ăn lưỡi (khiến cho lưỡi bị hôi hám, bị nhiễm trùng, riết rồi mất dần đi khả năng “nếm vị”).
- Có một loại “vi trùng” tên là “LỢI KHẨU” nương cuống lưỡi ăn Cuống lưỡi (khiến cho sanh ra bịnh nói trệ trại, giọng nói dần dần chẳng còn trong sáng, rõ ràng hoặc sanh ra các chứng bịnh về đau cuống lưỡi) v.v…
- Có một loại “vi trùng” tên là “VIÊN THỦ” nương “NƯỚU” ăn mòn nướu răng khiến cho nướu răng bị lở, bị đau, bị chảy mủ, máu…
- Có hai loại “vi trùng” tên là “THỦ VÕNG” và “BÁN KHUẤT” nương “bàn tay” ăn bàn tay (khiến cho da tay bị già nua, khô héo… chẳng còn nõn nà mơn mởn như lúc còn thơ).
- Có hai loại “vi trùng” tên là “ÐOÃN HUYỀN” và “TRƯỜNG HUYỀN” nương “cánh tay” ăn cánh tay (khiến cho Cánh tay bị mỏi mòn, teo rút)….
-
Có hai loại “vi trùng” tên là “CẬN TÝ” và “VIỄN TÝ” nương “bắp tay” ăn bắp tay…
vv…. Như thế :
“THÂN” nầy rất là đáng chán, đáng sợ, bởi vì trong “NÓ” có đến tám chục ngàn loại “vi trùng” như vậy, ngày đêm ăn rút, khiến cho cơ thể theo thời gian ngày càng thêm héo úa, mỏi mòn, già xấu, đi đứng lom khom, tay chân đau nhức, thân thể sanh ra mọi thứ nóng, khổ, gầy, ốm, mỏi mệt, đói khát v.v…
(XUẤT TẠNG “LUẬN”)
Giữa loài người còn có người đui, người điếc, người què tay chân, người tay cán vá, lưng gù, kẻ vai gãy, miệng câm, lưỡi thụt, mũi sứt, miệng méo, môi khuyết (sứt môi), răng hô, đầu sói…., gò má mọc “bướu thịt” treo lủng lẳng, chân đi không được phải dùng tay chống chỏi, què lết, ngọng câm, ghẻ độc đeo thân, sanh ra máu mủ hôi thối, bịnh tê, bịnh bại, cùi hủi, ghẻ lở, thúi tha dơ dáy…
- Làm “Tôi trai, tớ gái” cho nhà người, bị “chủ” hành hạ, đánh đập, chưởi bới, đày đoạ …
- Sanh vào nhà bần cùng hạ tiện, sống ở chốn hoang dã, núi rừng (như mọi, mên, mường, mán…)
- Sống chui rúc trong các loại hang, động, ăn uống tanh hôi… không khác gì loài cầm thú v.v…
Tóm lại,
Lại còn có thêm “8 nỗi khổ chánh” nữa nung đốt lẫn nhau, không lúc nào tạm nghĩ, như là :
- KHỔ khi mới SANH ra.
- KHỔ vì GIÀ nua, lụm cụm.
- KHỔ vì BỊNH hoạn, ốm đau, da nhăn, má cóp, bịnh hoạn rề rề.
- KHỔ vì CHẾT chóc, tử biệt, bỏ lại những gì (mà) mình thương mến.
- KHỔ vì kẻ “OÁN THÙ” hằng luôn gặp gở.
- KHỔ vì “THƯƠNG YÊU” mà phải xa lìa.
- KHỔ vì “MONG CẦU KHÔNG TOẠI Ý”.
- KHỔ vì “NGŨ ẤM HỪNG THẠNH” (XÍ THẠNH) xoay vần.
(Phụ giảng:
- Bảy món “KHỔ” đầu là “QUẢ” của TẬP “NHƠN” quá khứ (mà TA đã từng gieo trồng trong các kiếp trước).
- Riêng món “NGŨ ẤM XÍ THẠNH KHỔ” thứ 8 sau chót nầy là “NHÂN” KHỔ cho các kiếp đời tương lai khác xa sau. (mà TA đã hoặc “vô tình”, hoặc “cố ý” gây ra trong hiện kiếp nầy).
Trong 8 món “KHỔ” Chánh nầy, lại còn có thêm (trong đó) vô lượng thứ “KHỔ” khác nhỏ hơn làm “quyến thuộc”. Chỉ người có “TRÍ” trong PHẬT ÐẠO mới nhận thấy rõ được 8 thứ “KHỔ” nầy mà thôi.)
Lại còn có thêm nhiều thứ “KHỔ” khác nữa, như là :
- Chết thình lình (trúng phong, trúng tên, đạn) không thể giữ mạng được. Hoặc chết đói, chết lạnh, chết vì đứt gân óc (đứt mạch máu đầu).
- Chết vì ăn uống quá độ, chết vì rượu, chết vì Sắc đẹp, chết vì của cải (do liều thân giữ của cải nên bị cướp giết chết – (gọi là lấy “THÂN” che “CỦA” ).
- Chết vì tức uất, nóng giận, chết vì phỏng lửa, chết chìm, chết trôi, chết vì núi lở, đá lăn đè, chết vì nhà sập, tường xiêu, chết vì trộm cướp giết hại…
- Ngựa voi đạp, xe cán chết, ra trận trúng tên đạn mà chết, bị pháp luật giết mà chết, chiêm bao kinh sợ quá mà chết, ma quỷ ám hại mà chết, ngây điên mà chết, cọp beo cắn xé mà chết, rắn độc cắn mà chết, sét đánh núi băng mà chết, uống nhằm độc dược (thuốc độc) mà chết, bị trù ếm mà chết, uất ức giận tức mà chết v.v…
-
Trúng gió, trúng phong mà chết, đau bịnh ruột gan mà chết, bị gạch đá ném lầm mà chết, trật chân té từ trên cao xuống mà chết, sợ hãi, lo rầu mà chết, cầu danh lợi không được (nên buồn tức) mà chết, treo cổ mà chết, nhảy xuống sông, sa vào trong lửa mà chết v.v…
Còn nhiều thứ “CHẾT” nữa mà không sao kể ra cho xiết được.
Sau khi “QUÁN XÉT” về cái “THÂN” và cái “CHẾT” xong rồi.
Có không biết bao nhiêu là nổi “KHÁCH KHỔ” [5] khác nữa, nay xin nói lược qua về một vài thứ tiêu biểu mà thôi, đại lược như :
- Ðói khát cũng là “KHỔ”.
- Ðau, ngứa cũng là “KHỔ”.
- Nóng quá cũng khổ mà lạnh quá cũng “khổ”.
- Ruồi, lằn, rận, rệp, ong, bò cạp, rắn rết… cắn, chích cũng là “khổ”.
- Chó dữ cắn cũng là “khổ”.
- Nắng mưa trái thời, trái tiết cũng là “khổ”.
- Cào cào cắn lúa, phá hoại mùa màng cũng là “khổ”.
- Gặp nhằm năm mất mùa cũng là “khổ”.
- Gió, mưa, bão, lụt cũng là “khổ”.
- Sét đánh, điện chớp làm cho mình, người kinh hoàng cũng là “khổ”.
- Gia quyến không an lành cũng là “khổ”.
- Giặc cướp nhiễu nhương cũng là “khổ”……
Lại còn có biết bao thứ “khổ” trong cái “KHỔ” khác nữa, khó mà nói ra cho hết được. !!
“Nầy NAN ÐÀ [6], người “TRÍ” (HUỆ) đâu có ai ở trong biển sanh tử mà ưa thích tấm thân “RẤT Ư (là) khổ não” nầy…
….Dầu cho có được an lạc, không bị tật bịnh, lại còn thêm được áo cơm dư thừa, sống lâu trăm tuổi, thì trong đó :
Ban đầu làm trẻ thơ, kế làm đồng tử, khi đến trưởng thành thì bị :
Lại còn có thêm :
Nầy NAN ÐÀ,
Phải biết, sanh sống không đáng vui ưa, “tư lương” [8] đời sau phải siêng chứa họp, chớ có buông lung, chuyên tu phạm hạnh chớ nên lười nhác. Ðối với các việc “lợi hành”, “pháp hành”, “công đức hành”, “thuần thiện hành” phải thường thích tu tập.
Tất cả “sở hữu” mến ưa đều rời lìa, “Thần thức” – (tức là “HỒN” / thức thứ 8 A LẠI DA) – phải theo hai nghiệp “THIỆN”, “ÁC” mà đi vào đời sau.
- Tối sơ là : “anh nhi”. Vị nầy còn nằm trong nôi.
- Thứ hai là : “đồng tử”, làm trẻ nít vui đùa.
- Thứ ba là : “thiếu niên” thọ các thứ DỤC LẠC.
- Thứ tư là : “Thiếu tráng” dũng kiện, đa lực – (là Thiếu niên đầy đủ sức lực khoẻ mạnh).
- Thứ năm là : “Thanh niên” có trí đàm luận.
- Thứ sáu là : “Thành tựu”, hay khéo tư lương, giỏi làm kế sách (kế hoạch, sách lược).
- Thứ bảy là : “Lần suy”, giỏi biết pháp thức (tức là già dặn, đầu có “sạn”)
- Thứ tám là : “Hủ mại”, thân thể lần lần suy nhược.
- Thứ chín là : “Cực lão”, không còn làm gì được.
- Thứ mười là : “Trăm tuổi”, đúng vào vị “CHẾT”
Nầy NAN ÐÀ,
- Cứ tính theo “4 tháng” làm một mùa [9] thì trong một trăm năm (mỗi năm có 12 tháng) được 300 mùa, 100 mùa xuân, 100 mùa hạ và 100 mùa đông.
- Một năm có 12 tháng, tổng số đời người 100 năm, gồm có 1200 tháng.
- Lấy mỗi nửa tháng làm số thì có tất cả 2400 lần nửa tháng.
- Theo ba mùa Xuân, Hạ, Ðông thì mỗi mùa (hoặc Xuân, hoặc Hạ, hoặc Ðông) có riêng 800 lần nửa tháng.
- Ngày đêm thì có ba vạn sáu ngàn. (36.000 ngày đêm)
-
Một ngày ăn hai bửa cơm thì có 7 vạn hai ngàn bửa ăn (72.000).
(Dầu có duyên sự chi chẳng ăn được thì cũng ở trong số đó). Như là :
- Vì “sân hận” quá mà chẳng ăn.
- Vì gặp “khổ” quá mà chẳng ăn.
- Vì cầu không được (nên buồn bỏ ăn), vì ngủ, vì trì trai, vì chơi đùa mà chẳng ăn
-
Vì sự vụ, vì bịnh mà chẳng ăn.
“ĂN” cùng “CHẲNG ĂN” cộng lại có tổng số như trên là : 7 vạn 2000 bữa (gồm luôn cả lúc còn bú sữa của mẹ).
Mạng người trăm tuổi. Năm, tháng, ngày, đêm và số uống ăn, NHƯ LAI đã nói rõ ra như vậy rồi, các “ông” phải nên sanh tâm nhàm chán.
Thân ấy từ khi mới sanh thành, cho đến lúc trưởng đại, còn có nhiều thứ bịnh hoạn đau đớn, khổ sở khác nữa, như là : Bệnh đầu, mắt, tai, mũi, lưỡi, răng, cổ, họng, ngực, bụng, tay chân, cùi, hủi, điên cuồng, sưng thủng, ho suyễn, bịnh phong, bịnh hoàng nhiệt, đàm ấm, ngược bịnh, gân cốt đau nhức. “Thân người” có nhiều “bịnh khổ” như vậy. (!!!)
101 thứ bịnh phong, 101 thứ bịnh hoàng nhiệt, 101 thứ bịnh đàm ấm, 101 thứ bịnh tổng hợp, cộng là 404 thứ “bịnh” từ nội thân phát sanh ra. (!!!)
thân thể nầy tồi tệ, dơ bẩn như ung, nhọt, mà trên “THÂN” đó lại còn có thêm các thứ bịnh hợp thành, không tạm thời dừng, niệm niệm chẳng ở lại [10] , cho nên các ÔNG phải biết như thật điều rằng :
Nầy NAN ÐÀ,
Bị chặt tay, chặt chân, chặt đầu, móc mắt, thẻo tai, lắt mũi, ngục tù giam cầm, gông xiềng, khảo tra, đánh đập, đói khát, khổ sở, rét nóng, mưa tuyết lạnh lẽo, muỗi mòng, kiến rận, gió bụi, ác thú, độc trùng… nhiều thứ “bức não”, khổ sở vô lượng, vô biên khó mà kể ra cho hết được.
Bao nhiêu “dục lạc” đều lấy “KHỔ” làm căn bản, mà HỮU TÌNH chúng sanh chẳng biết rời bỏ, lại mãi đi tìm cầu, ngày đêm bị nung nấu thân tâm, nhiễu não, bên trong (lòng của) chúng cháy nóng hừng hực (do nơi các thứ lửa tham, sân, si và lửa tham cầu “NGŨ DỤC’ cháy bừng) không lúc nào ngừng nghĩ.
Sanh khổ, bịnh khổ, lão khổ, tử khổ, ái biệt ly khổ, oán tắng hội khổ, cầu bất đắc khổ, “ngũ thủ uẩn” khổ, cho đến :
Ði mãi, ngồi mãi, nằm mãi, đứng mãi đều phát sanh ra đau khổ. Nếu tạm thời có thay đổi oai nghi – (như cũng có lúc đi, đứng, ngồi, nằm) thì cho rằng vui sướng, chớ kỳ thiệt chẳng phải là vui sướng.
Những “HỮU TÌNH” ấy thảy đều là :
- Bỏ “KHỔ” nầy mà đi tìm “KHỔ” khác.
- Chỉ là : “KHỔ sanh”, chỉ là “KHỔ diệt”.
-
Các “HÀNH” làm nhơn duyên nối nhau phát khởi, là vô thường, chớ chẳng phải là cứu cánh chơn thiệt, là pháp biến hoại, chẳng bảo thủ – (tức là “giữ gìn”) được, phải :
Cầu : tri túc, thiểu dục (tức là “ít muốn, biết đủ”).
Phải : Rất chán sợ.
Phải : Siêng năng tu hành cầu giải thoát.
Nầy NAN ÐÀ,
Than ôi ! Các nỗi “KHỔ” trên đây hãy còn là cái “KHỔ” nhỏ ở trong cõi Người, còn bằng như do ngu si mà làm ra các ác nghiệp, tội chướng, ắt phải bị :
So lại, thì các nỗi “KHỔ” nhỏ nơi cõi “Người” nào có ra chi.
Muốn khiến cho người trong thiên hạ thảy đều biết “sợ”, biết y theo lời PHẬT, THÁNH dạy mà TU, ăn chay, giữ giới, cùng niệm thánh hiệu “PHẬT A DI ÐÀ”, đồng phát nguyện sanh về “CỰC LẠC TỊNH ÐỘ” để thoát ra khỏi vòng “khổ”, về đến chỗ “vui”. Hỡi các bậc “nhơn giả” ơi !
Chỉ có một việc cần thiết phải biết, phải nhớ nằm lòng là :
Nương theo các lời vừa luận trên, Tổ sư có lời “KỆ” khuyên dạy rằng :
Sân lan trời ngã bóng chiều, [12]
Cảm “thân phù thế” ít nhiều ngẫn ngơ.
Cuộc đời là mấy giấc mơ,
Kẻ mong thanh sắc, người chờ lợi danh.
Cánh bèo sóng vỗ bập bềnh [13] ,
Tại ai hay cũng gây nên bởi mình.
Bể trần là mấy phù sinh
Thị phi thương ghét trong tình quẩn quanh !
Kìa trông chiếc lá lìa cành,
Vinh hư cõi tạm trong vành đó thôi.
Mà trong ngọn nước chảy trôi,
Mênh mang “sáu nẻo” biết rồi về đâu.
Kiếp người nào có bao lâu,
Nắng mưa thôi cũng dãi dầu cỏ hoa.
Lầu sương nhạt ánh trăng tà,
“Hoàng lương” một giấc tỉnh ra ngỡ ngàng.
Chi bằng về cõi “Liên Bang” (là cõi CỰC LẠC),
Hoa khoe sắc ngọc, gió đàn pháp âm.
Trời giải thoát, cảnh thậm thâm,
An vui muôn kiếp, tuyệt lầm lỗi xưa.
Chỉ câu “NIỆM PHẬT” đừng thưa [14] ,
Chỉ bền “TÍN”, “NGUYỆN” tam thừa [15] bước lên.
Ðài vàng đã sẵn ghi tên,
Cơ duyên sẵn đợi một nền “ÐẠO TÂM” !
Sao được gọi là bậc “ÐẠO TÂM” ?
quán xét thân nầy là “khổ” rồi lo sợ mà y theo lời PHẬT dạy, phát tâm niệm câu “NAM MÔ A DI ÐÀ PHẬT”, cầu sanh về CỰC LẠC TỊNH ÐỘ để dứt “khổ” vậy. Trong THẬP LỤC QUÁN KINH (tức là QUÁN VÔ LƯỢNG Thọ Kinh) có lời dạy rằng :
Trên giữ một lòng không loạn (nhứt tâm bất loạn)
Dưới đến chỉ cần 10 niệm – (mỗi niệm có 10 câu) thành công.
(Xem lại lời “LUẬN” về việc nầy trong bức THƯ HỌC PHẬT SỐ 57).
Kẻ phạm : 10 tội ÁC, 5 tội NGHỊCH, khi sắp chết niệm 10 câu NAM MÔ A DI ÐÀ PHẬT cũng được vãng sanh về CỰC LẠC TỊNH ÐỘ, huống chi kẻ có phát “ÐẠI TÂM” ăn chay, giữ giới, niệm PHẬT mà không được vãng sanh sao ?
HỎI :
Trong “Luận Kinh” đã nói nơi (trang 1) có dạy : “Thân người khó được, TỊNH ÐỘ dễ qua”. Là sao ?
ÐÁP :
-
Thân “người khó được” là bởi vì :
Nếu không khéo biết giữ gìn “ngũ giới” [16] thời dứt (đường sanh về các) nẻo Trời, Người, còn như giữ 5 giới ấy trong sạch thì mới được sanh ra làm “người” trở lại.
Huống chi ngày nay mấy ai chịu khó “THỌ” và “giữ gìn” kỹ lưỡng năm giới (ngũ giới) lại cũng không chịu tích cực tu hành chi để mà bảo đảm cho kiếp người về sau.
Cho nên nói : “Thân người khó được” là như vậy. -
Còn “CỰC LẠC TỊNH ÐỘ” dễ qua là bởi vì :
Kẻ nào biết tu TỊNH ÐỘ, chuyên Tâm trì niệm câu “NAM MÔ A DI ÐÀ PHẬT” thì dù chưa có thể giữ gìn ngũ giới được sạch trong, nhưng nhờ có sức “nguyện lực” của PHẬT A DI ÐÀ cầm nắm, nếu như lỡ có gây tạo nhiều tội nghiệp – (dù lớn lao đến thế mấy) PHẬT cũng cho sám hối, đến khi kẻ đó mạng chung thì :
PHẬT A DI ÐÀ, BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM, BỒ TÁT ÐẠI THẾ CHÍ, cùng chư THANH TỊNH ÐẠI HẢI CHÚNG BỒ TÁT nơi cõi CỰC LẠC, mỗi mỗi đều dùng sức “NGUYỆN LỰC” của mình, đồng đến dìu dắt vãng sanh, cho nên nói :
“CỰC LẠC DỄ SANH VỀ” là như vậy.
Nương theo “Ý” trên, nên Tổ sư có bài kệ “KHUYẾN TU” như sau :
Xưa Nhan Bính, Như Như cư sĩ,
Dẫn luận kinh, ý ý khuyên cầu.
Bút nhàn khuyên giữa canh thâu,
Tỉnh ai trần lụy, đổi sầu làm tươi.
Thân bào ảnh lắm người yêu qúy,
Yêu qúy thân cho lụy vì thân,
Cuộc vui những ước vô ngần,
Nào hay vui vẫn là nhân chác sầu !
Kiếp phù thế bóng câu cửa sổ,
Vóc huyễn hư giọt lộ lòng hoa,
Ðôi mươi trẻ, tám mươi già,
Số người yểu thọ, khó qua vô thường.
Dép dưới giường, trên giường bỗng biệt, [17]
Sống ngày nay dễ biết ngày mai,
Mạng người Hô hấp cho hay,
Nghĩ cơn vĩnh biệt, tuyền đài mà đau !
Xót duyên kiếp vì sao ngắn ngủi, [18]
Chấp thân chi để tủi cho thân,
Da bao những thịt, xương, gân,
Xác người như thể đống phân sạch gì.
Tóc, răng, móng khác chi đất bợn,
Mũi, dãi, đờm ghê tởm xiết bao !
Bên ngoài rệp đút, muỗi đeo !
Bên trong sán, lãi lẫn vào nhớp chưa
Nỗi nóng bức, ngày trưa tiết hạ,
Cơn lạnh lùng đêm giá trời đông,
Xét thân nhơ khổ vô cùng,
Xả lòng tham luyến, khởi lòng thoát ly.
Trách người thế mê chi lắm nhẻ,
Sánh phong lưu phô vẻ y quan,
Kẻ khờ cũng học đài trang
Ðể lòng điên đảo, theo đàng sắc thanh.
Ðầu xương sọ cài trâm thắt lụa,
Ðảy da hôi ướp xạ, xông hương,
Khéo đòi nhung gấm phô trương,
Chỉ tuồng che lớp vô thường hôi tanh.
Những mãn tưởng ngày xanh muôn tuổi,
Lắm cơ mưu theo đuổi yên hoa.
Ngờ đâu tai điếc, mắt lòa,
“DIÊM VƯƠNG” sắp rước đến tòa “U Minh”.
Làn tóc bạc đưa tin quỉ sứ,
Góc răng long nhắn ý quy âm,
Càng tài, càng sắc, càng dâm,
Càng cho đọa lạc, càng lầm mà thôi.
Cuộc hành lạc một thời tham tiếc,
Nẻo luân hồi muôn kiếp đắng cay,
Ðến khi sắp xuống Diêm đài,
Gân xương đau nhức, chân tay rụng rời,
Vợ lưu luyến, đầy vơi giọt lệ,
Con tiếc thương, kể lễ khóc than.
Dầu cho quyến thuộc muôn ngàn,
Có ai thay thế cho chàng được đâu !
Kẻ sống ở nặng hoằng gánh tủi,
Người chết đi dong ruỗi phách hồn,
Ðường âm mờ tựa đêm hôm,
Trông ra quạnh quẻ bồn chồn chỉnh ghê.
“Nại hà” đến lạnh tê gió lốc,
“Quỉ MÔN quan” ghê gốc tiếng thương,
Bảy ngày lià quá cõi dương,
“Âm ty” đã trải trăm đường khảo tra.
Tào quan xử thét la chẳng vị,
Ngục TỐT hờn, xoa, chủy đâu tha. [19]
Ðài gương nghiệp cảnh chói lòa,
Soi tường thiện, ÁC chối qua được nào.
Người NHÂN ÐỨC đưa vào cõi
phước,
Kẻ hung hoang giải trước hình ty,
Ðọa đày thảm khổ xiết chi,
Mới hay nhân quả mấy khi sai lầm.
Rừng đao kiếm bao năm hết tội,
Kiếp lông, sừng nhiều nỗi đa mang,
Trả đền cho dứt nghiệp oan,
Mới mong thoát khỏi con đàng long đong.
Dù ai có to lòng, lớn mật,
Mặc chàng hay báng Phật, khinh Tăng,
Chẳng qua đối trước “Diêm quân”,
Cúi đầu, co gối chịu phần khảo tra.
Hồn phách đã xa chơi âm giới,
Thi hài còn nơi cõi dương gian,
Có tiền mua lớp áo quan,
Không tiền vùi chốn núi hoang lạnh lùng.
Chất da thịt sẽ cùng tan rã,
Tấm hình hài lần hóa tanh hôi,
Chỉ trong hôm sớm mà thôi,
Chầy năm bảy bửa, sớm thời ít hôm.
Nét kiều diễm chập chờn xuân mộng,
Kiếp tài hoa hình bóng bạch vân,
Khi xưa tài, sắc mười phân,
Mà nay một nấm cô phần lạnh tanh.
Thời oanh liệt, anh hùng đâu tá,
Nỗi ái ân hư, giả còn chi,
Phất phơ cành liễu xanh rì,
Giấy tiền treo đó, dường ghi mối sầu.
Bóng chiều rủ xuống mầu cỏ biếc,
Bia mồ trơ một chiếc vắng không,
Nghĩ thôi rơi lệ chạnh lòng,
Ðời người đến thế là xong cuộc đời.
Ví chăng biết tìm nơi “giải thoát”,
Nương về ngôi “chánh giác” quy y,
Luân hồi dứt hẳn có khi,
Bên trời “Bát nhã” còn chi lo phiền.
Lối ma quỉ đừng riêng sinh sống,
Ðất từ bi có giống hoa “đàm”, (tức là HOA “Vô ưu”)
Giữ lòng thiện, dứt lòng tham,
Gái, trai, Tăng, tục đều ham tu hành.
Rõ cảnh mộng chớ quanh đường mộng,
Biết miền chơn hãy chóng tu chơn,
Dần dà tính thiệt so hơn,
Tuổi xuân qua mất để hờn về sau.
“Sáu chữ Phật” cùng nhau gắng niệm,
Chín phẩm đài sen, chiếm ngôi vinh,
Chớ nên mình phụ lấy mình,
Trách sao “Diêm Lão” vô tình chẳng dung.
Bỏ điều ác xin cùng tu thiện,
Chừa lỗi xưa, cải tiến đường sau,
Lại vì quyến thuộc bảo nhau,
Cùng khuyên già trẻ sớm mau tu trì.
Khiến mỗi kẻ đồng quy bến giác,
Cho mọi người đều thoát sông mê,
Dù cho lao khổ dám nề,
Ðài sen đốt mảnh hương thề nguyền xin…
Xin dốc tưởng tin theo lời Thánh,
Ðừng để cho rổi rảnh, ưu du,
Kiếp nầy nếu chẳng “chuyên tu”,
Chỉnh e kiếp khác công phu lỡ làng.
TRÍ HIỀN /VÔ NHẤT ÐẠI SƯ
(THÍCH THIỀN TÂM Hòa Thượng)
Nơi cuối bài “KỆ” đây, Ta thấy có hai chữ “CHUYÊN TU”.
Chính là ý của việc “niệm niệm TƯƠNG TỤC” (tức là phải “NIỆM PHẬT” không cho gián đoạn).
Bấy giờ người ấy chỉ còn có một “NIỆM DUY NHẤT” là làm sao cho qua sông được thì thôi chớ không còn có ý nghĩ chi khác”…..
- Chỉ chuyên tâm tha thiết mà NIỆM PHẬT.
- Ðừng nghĩ ngợi điều chi khác cả (tức là dứt hết mọi tạp tưởng).
- Câu “NIỆM PHẬT” nầy vừa “DỨT” thì câu “NIỆM PHẬT” khác “TIẾP NỐI” theo liền lập tức (đừng có để phí thời giờ).
-
“niệm niệm” nối nhau liên tục như vậy cho đến “MƯỜI NIỆM”.
Ðây gọi là “THẬP NIỆM TƯƠNG TỤC” (tức là 10 niệm nối nhau không dứt).
Cho nên Người có “TRÍ” sau khi quán xét, thấy rõ thân nầy là “NHƠ”, là “KHỔ” rồi, phải y theo lời PHẬT dạy mà “CHÍ TÂM NIỆM PHẬT”, cầu được vãng sanh “CỰC LẠC TỊNH ÐỘ” .
- Nghĩa là : “Ý” nghiệp làm lành….(ý đây tức là “TÂM”)
- MIỆNG luôn luôn xưng niệm Danh hiệu PHẬT. Ðó là “KHẨU NGHIỆP LÀM LÀNH”
- Chấp tay cúi mình lạy PHẬT – Ðó là THÂN NGHIỆP làm lành.
Nếu giữ THÂN, KHẨU, Ý làm lành như vậy trọn đời, thì một câu NIỆM :
Nhưng cũng cần phải hiểu thêm điều rằng :
- Khẩn thiết và chí thành, không xen lẫn tạp tưởng.
- Như người sắp sửa bị giết mà cầu được tha mạng.
- Như người bị giặc cướp đuổi mà muốn được thoát.
- Như thân bị lâm vào cảnh nước trôi, lửa cháy, một lòng mong được cứu nạn.
NIỆM PHẬT phải “KHẨN CẤP” và “CHÍ THÀNH” như thế thì mới mong thành tựu được “CÔNG PHU”.
- Nói một đường, làm một nẻo (Tức là MIỆNG thì nói NIỆM PHẬT (chỉ nói suông thôi) mà “TÂM” thì không chịu “NIỆM”).
- Lời “NÓI” và “HÀNH ÐỘNG” chẳng giống (y như) nhau !
- Lòng “TIN” nơi TỊNH ÐỘ pháp môn không vững chắc !
- Nay thì “NIỆM PHẬT”, mai mốt lại bỏ bê biếng trễ !
“NIỆM PHẬT” như thế khó được vãng sanh lắm”.
Người xưa khi nghe dạy “NIỆM PHẬT CHUYÊN TU” thì một lòng “Y GIÁO PHỤNG HÀNH” mà “Hạ thủ công phu”. Còn người đời nay, đa phần thì ngược lại, nghĩa là chỉ ham chuộng các điều huyền lý cao xa, chê “TỊNH ÐỘ” là Pháp TU thấp kém, nên chẳng chịu chuyên tâm, nhứt ý xét lại phận mình mà thực hành NIỆM PHẬT theo như lời dạy, rốt lại phải bị lâm vào trong cảnh:
MIỆNG thì nói đủ hết các phương “THUỐC” quý, hay,
Vì : Chẳng chịu “đầu toa bốc thuốc”,
Ngài LIÊN TRÌ ÐẠI SƯ là Liên Tông Bát Tổ (Tổ thứ 8 trong TỊNH ÐỘ TÔNG và cũng là ứng thân của PHẬT A DI ÐÀ) – có nói lời “tự thuật” rằng :
Thiền Sư bảo :
- “ Ngươi nên gắng giữ bổn phận, chớ nên tham cầu danh lợi.
- Cũng đừng chạy theo “DUYÊN” bên ngoài.
Chỉ cần :
TA liền lãnh giáo, lạy tạ mà lui ra.
“Ðó mới là chỗ TỐT của THIỀN SƯ. Ở chỗ nào ?
Từ đấy đến nay, TA vẫn còn tuân giữ và thực hành y theo các lời “DẠY” ấy, không dám lãng quên.
(Lời bình giảng của BẢO ÐĂNG) :
“GIỮ BỔN PHẬN, không tham danh lợi, không chạy theo duyên bên ngoài, rõ lý nhân quả, chuyên Tâm NIỆM PHẬT”.
Bởi vì : Tuy là giản dị, song trong lời DẠY ấy đã bao gồm hết cả Kinh nghĩa, gom góp lại thành tinh yếu của cả một đời tu tập.
Còn : Mấy “KẺ” tự cho mình là cao siêu, vô ngại, hoặc xưng TA là người thông đạt, xuất cách, ưa nói lý huyền của BÁT NHÃ, LÝ KHÔNG của Ðại Thừa, thì quyết định rằng :
(Vì “HỌ” cho là quá tầm thường, chẳng có gì là “cao diệu” cả, nên khinh dể không thèm làm theo, học đến) !!!.
Nơi đây TA thấy rằng :
-
Nếu chẳng phải là bậc “CHƠN CHẤT tu hành”, đã từng có nhiều kinh nghiệm trong đường tu tập như Ngài BIỆN DUNG THIỀN SƯ thì :
KHÔNG THỂ THỐT RA ÐƯỢC NHỮNG “LỜI NÓI” NẦY.
Mà nếu :
-
Chẳng phải là bậc “CHƠN TU” như NGÀI LIÊN TRÌ (Tổ sư) (ứng thân của PHẬT A DI ÐÀ) tất cũng : KHÔNG THỂ NÀO “LÃNH THỌ” lấy được lời “NÓI” nầy cả.
Vậy ai là người chân thật tu hành, nghĩ sao về chuyện nầy
Lại nữa, BẢO ÐĂNG cũng xin được kể thêm một chuyện khác như sau :
Chỗ ở của “HÒA THƯỢNG” sao mà nguy hiểm quá vậy
Chỗ ở của quan “Thái Thú” còn nguy hiểm hơn của bần tăng nhiều !
Ðệ tử địa vị trấn giang sơn, có gì đâu mà nguy hiểm
(ý nói “CĂN” và “TRẦN” tiếp giáp nhau (sanh ra mê chấp nơi “lạc TRẦN”).
- “Thức tánh” chẳng dừng, (ý nói “Tâm thức” vẫn còn chạy dong hoài theo các cảnh “ngũ dục, lục trần”).
- Hỏi không “nguy hiểm” sao được (nói “nguy hiểm” là bởi vì sẽ rất dễ bị đọa lạc vào trong vòng sanh tử, luân hồi).
BẠCH CƯ DỊ lại hỏi :
ÐẠO LÂM Hòa Thượng đáp :
Chúng “THIỆN” phụng hành”.
Nghĩa là :
Những điều “THIỆN” thì nên vâng làm”.
BẠCH CƯ DỊ nói :
ÐẠO LÂM Hòa Thượng nói :
Ấy vậy mà : Ông lão 80 tuổi (như Ông) làm không được !!!
“Ðắc nhập “KHÔNG” môn vấn KHỔ, KHÔNG,
Cảm tưởng “THIỀN SỰ” khẩu “THIỀN ÔNG”.
Vi đường “MỘNG” thị “PHÙ SANG” sự,
Vi phục “PHÙ SANH” thị “MỘNG” trung
Nghĩa là :
Vào chốn KHÔNG MÔN (chùa) hỏi KHỔ, KHÔNG,
Nay đem “THIỀN SỰ” hỏi “THIỀN ÔNG”.
Ngay khi “MỘNG” là “PHÙ SINH”,
Hay việc phù sinh trong “GIẤC MỘNG”
(Kỳ sau tiếp)
[1]– trí huệ : là cái TRÍ do công phu tu hành lâu năm, chầy tháng mà có được. Chớ không phải là “TRÍ THÔNG MINH” (tức là : Thế trí biện thông) của người Thế gian (như chúng ta) đang có đây đâu.
[2]– 5 căn : Nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân.
[3]– 9 khiếu : là 9 lỗ : 2 mũi, 2 mắt, 2 tai, miệng, đại, tiểu.
[4]– Sáu căn : Tai, mắt, mũi, miệng, tay, chân.
[5]– khách khổ : là các thứ khổ từ “bên ngoài” do mình “MỜI” (như là gánh vác việc nhà người) hoặc “NÓ” cứ ngang nhiên mà đến.
[6]– NAN ÐÀ : Tên của một vị A LA HÁN đệ tử (nguyên là em bà con của PHẬT trước kia) bị PHẬT cưỡng ép bắt buộc phải đi Tu, sau khi được PHẬT dạy cho biết thân là gốc “KHỔ”, Ổng liền giác ngộ, chứng được quả Vô sanh A LA HÁN.
[7]– Ðất trống : là chỗ “KHÔNG CÒN GÌ HẾT” (tức là Âm phủ)
[8]– TƯ LƯƠNG : phần công đức, tu hành ngay trong kiếp đời nầy.
[9]– Một mùa : Bên Ấn Ðộ ngày xưa chỉ có 3 mùa Xuân, Hạ và Ðông. Mỗi mùa như vậy gồm có 4 tháng.
[10]– Ý nói là “THÂN” ấy già, suy, chết chóc trong mỗi giây, phút. Cứ mỗi thời gian trôi qua – (ngay đến trong từng “sát na” ngắn ngủi (1 Ý niệm ngắn – (như một cái chớp mắt) có 96 “sát na”) Thân ấy càng đi gần hơn đến nẻo “vô thường” chết mất – (nên PHẬT nói THÂN ấy không có dừng lại (ở nơi vô thường).
[11]– Chỗ sanh BẤT TỊNH : Tức là sanh ở trong 4 loài : Noãn sanh, thai sanh, thấp sanh, hóa sanh.
[12]– Tức là nói tuổi đã về chiều (từ 65 trở lên)
[13]– Trong 6 nẻo luân hồi “THÂN” Ta bị lưu chuyển vô định, như “cánh bèo” bị sóng vỗ trôi theo dòng nước (chẳng biết lạc về đâu).
[15]– TAM THỪA : Thanh Văn, Duyên Giác thừa, BỒ TÁT thừa, PHẬT thừa.
[16]– NGŨ GIỚI : Là 5 giới căn bản của người PHẬT TỬ, đó là : Không SÁT SANH, không TRỘM CẮP, không TÀ DÂM, không NÓI DỐI, không UỐNG RƯỢU.
[18]– Ý nói : chết non, chết yểu.
[19]– Ngục tốt “hờn” : Cõi Âm phủ có một đại Quỷ vương tên là A BÀNG, có 8 cái đầu như đầu trâu, mỗi đầu ấy có 18 sừng (8×18 sừng), mỗi sừng đều phun ra lửa dữ, lửa ấy hóa thành gươm đao bay chém tội nhơn. Vị đại quỷ vương nấy nói với các chúng sanh mãn nghiệp ra khỏi địa ngục rằng :
Không bao lâu Kẻ ấy lại tạo tội nữa (100 năm thế gian chưa bằng 1/2 ngày nơi ầm phủ), phải vào địa ngục. gặp lại Quỷ vương A BÀNG nầy. Quỷ vương ấy NỔI GIẬN mắng chửi rằng :
[21]– Tông phong : danh tiếng của Tông môn.
[22]– ÐẠO LÂM Hòa Thượng : Mẹ nằm mộng thấy nuốt ánh sáng mặt Trời mà thọ thai và sanh ra Ngài, khi sanh NGÀI ra, mùi hương lạ tỏa ra bát ngát đầy khắp cả nhà. Lớn lên Ngài tu hành được đắc đạo. Nhơn khi đi ngang qua ngọn núi “TẦN VỌNG”, thấy rặng tùng xanh xoay tròn giống hình như cái “lọng” (bảo cái) bèn leo lên đó, ở trên cái “ổ chim” (Ô sào).
Bình luận