- Giả sử có thể cùng một lúc, chúng hữu tình nhiều đến số “VÔ LƯỢNG” vãng sanh, thì : Ðức PHẬT A DI ÐÀ làm sao tiếp dẫn cho hết ?
- Bạch THẦY, mới đây có Thầy TH TR ở bên MỸ qua PHÁP (France) dạy Thiền bằng cách “Ðo bộ não” đồ, con thấy lạ nên ghi tên theo học… Thầy TH TR bảo con phải bỏ pháp tu TỊNH ÐỘ đi, con phân vân, thắc mắc, hỏi : Tại sao Con nghe nói “THIỀN TỊNH SONG TU” mà ?. Thầy TH TR nhấn mạnh : Phải bỏ hẳn TỊNH ÐỘ. Theo con được biết là “Trong THIỀN có TỊNH” và “Trong TỊNH có THIỀN”… Vậy là sao …..
“NGUYỆN” đem công đức hiện tiền,
………………..
Chúng sanh… pháp thân.”
“NGUYỆN” như thế nầy thì mới được gọi là : “CHƠN NGUYỆN” của người Tu TỊNH ÐỘ vậy.
Theo trong các Kinh “ÐẠI THỪA PHƯƠNG QUẢNG” [1] chẳng hạn như Kinh Ðại bổn A DI ÐÀ (tức là quyển Vô Lượng Thọ Kinh) quyển QUÁN VÔ LƯỢNG THỌ KINH, và quyển “TIỂU BỔN A DI ÐÀ KINH” (tức là quyển “
PHẬT THUYẾT A DI ÐÀ KINH”) dạy thì :
HỎI :
ÐÁP :
Như ở trên trời, chỉ có MỘT VẦNG TRĂNG, ấy vậy mà từ nhiều biển, sông, hồ to, nhỏ, cho đến mỗi một giọt sương nhỏ (ban mai), đều có bóng TRĂNG nhuần thắm cả. Lại nữa, tùy theo địa phương và ở chỗ mình cư ngụ, mỗi người, mỗi loài… đều trông thấy có một vầng TRĂNG theo mình, và thảy đều cảm nhận được ánh trăng mát dịu… hết đó sao ?.
Cổ nhơn có nói lời thơ rằng :
“Hoa nở không phân nhà đói khó,
Trăng soi đồng chiếu khắp non sông.
Và :
Trăng chiếu không chê nhà đói khó,
Nhựt quang đồng rạng khắp nơi nơi”.
Thế thì :
Nghĩa là : Ðức THẾ TÔN (nào cũng thế) A DI ÐÀ đây với “CHÂN TÂM” sáng lặng, bao hàm khắp tất cả 10 phương, thì NGÀI cũng có thể phóng ra vô lượng ánh hào quang, trên thì :
Dưới thì :
Và cũng đồng thời, tùy theo cơ cảm mà hiện ra thân nhiều như số vi trần của tất cả 10 phương Quốc độ, để tiếp dẫn chúng hữu tình khắp 10 phương sanh về cõi CỰC LẠC, theo như những lời “NGUYỆN” sau đây của NGÀI là :
Ðiều “NGUYỆN” thứ 12 :
“Lúc TÔI thành PHẬT, nếu Quang minh còn hữu hạn, ít nhứt là chẳng chiếu thấu đến trăm, ngàn, muôn, ức na do tha thế giới, thì TÔI KHÔNG Ở NGÔI CHÁNH GIÁC”.
Ðiều “NGUYỆN” thứ 17 :
“Lúc TÔI thành PHẬT, nếu vô lượng chư PHẬT trong thập phương thế giới chẳng đều khen ngợi, xưng danh hiệu của TÔI, thời TÔI KHÔNG Ở NGÔI CHÁNH GIÁC”.
Ðiều “NGUYỆN” thứ 18 :
“Lúc TÔI thành PHẬT, thập phương chúng sanh, chí tâm TÍN, MỘ muốn sanh về cõi nước tôi, xưng danh hiệu TÔI, cho đến 10 niệm, nếu như không được sanh, thời TÔI KHÔNG Ở NGÔI CHÁNH GIÁC”.
Ðiều “NGUYỆN” thứ 19 :
“Lúc TÔI thành PHẬT, thập phương chúng sanh phát BỒ ÐỀ TÂM, tu các công đức, nguyện sanh về cõi nước TÔI, kẻ đó đến lúc lâm chung, nếu Tôi chẳng cùng với Ðại chúng hiện thân ra trước người đó, thì TÔI KHÔNG Ở NGÔI CHÁNH GIÁC”.
Ðiều “NGUYỆN” thứ 20 :
“Lúc TÔI thành PHẬT, thập phương chúng sanh nghe đến danh hiệu TÔI, chuyên nhớ cõi nước TÔI và tu các công đức, chí tâm hồi hướng, muốn sanh về cõi nước TÔI, nếu chẳng được toại nguyện, thời TÔI KHÔNG Ở NGÔI CHÁNH GIÁC”.
Ðiều “NGUYỆN” thứ 22 :
“Lúc TÔI thành PHẬT, chúng BỒ TÁT ở các cõi khác sanh về nước TÔI, cứu cánh quyết định đều : Ðến bực “NHỨT SANH BỔ XỨ”.
“TÔI KHÔNG Ở NGÔI CHÁNH GIÁC”.
……….
Do nơi các “ÐIỀU NGUYỆN” đại lược… như thế, cho nên mãi đến hiện nay, NGÀI lúc nào cũng vận lòng BI TRÍ, mà phóng quang “NHIẾP THỌ” thập phương các loại chúng sanh nào phát tâm “quy hướng” và NGUYỆN muốn sanh về cõi “CỰC LẠC” của NGÀI :
Cho nên :
Nhưng, Xét chung về tâm “NGUYỆN” cầu sanh CỰC LẠC của các “BẬC” ấy, ta có thể tạm chia ra làm ba hạng sau đây :
-
Hạng thứ nhất :
Là những hàng “phàm phu” thấp kém, nhưng CHÂN THẬT “HỌ” tuy là không hiểu gì về sự trang nghiêm và công đức nơi cõi CỰC LẠC của đức PHẬT A DI ÐÀ cả, mà HỌ chỉ cảm nghĩ rằng :
- Cõi “TA BÀ” nầy dẫy đầy các sự chán nản, lo phiền…
- Ðời sống nhiều vất vả, khổ nạn…. Nên “HỌ” nguyện:
- Sanh về cõi nước “CỰC LẠC” là nơi an vui, thanh tịnh mà thôi.
-
Hạng thứ hai :
Tuy rằng “HỌ” cũng là phàm phu, nhưng có : “TRÍ HUỆ” và “CHÍ NGUYỆN” lớn. “Họ” phát nguyện muốn sanh về cõi “CỰC LẠC” để bảo đảm :
- Thoát hẳn các sự luân hồi, sanh tử trong 3 cõi, sáu đường….
- Mau tu chứng thành “Ðạo quả”.
- Hoàn thành chí nguyện TỰ ÐỘ, ÐỘ THA, và TỰ GIÁC, GIÁC THA.
-
Hạng thứ ba :
- Gồm có từ các hàng NHỊ THỪA THÁNH NHƠN (Thanh Văn, Duyên Giác) đã thoát ly ra khỏi vòng sanh tử (như A La Hán, Bích Chi PHẬT)… cho đến các bậc “ÐẲNG GIÁC BỒ TÁT”, vì muốn tiến mau lên quả vị THƯỢNG ÐỊA (tức là thành PHẬT).
- Muốn học hỏi thêm các “DIỆU PHÁP TỐI THƯỢNG”.
- Ðể được thành PHẬT THẾ TÔN đầy đủ 10 hiệu.
Nên : PHÁT NGUYỆN VÃNG SANH(Như Ðức VĂN THÙ SƯ LỢI BỒ TÁT, Ðức PHỔ HIỀN BỒ TÁT, Ðức MÃ MINH Ðại sĩ (Tổ Thiền tông thứ 12), Ðức LONG THỌ (Tổ Thiền tông thứ 14 đã chứng xong ngôi vị “HOAN HỶ ÐỊ” trong hàng Thập Ðịa Bồ tát), cũng đều NGUYỆN vãng sanh….
Như thế thì Ta nhận thấy gì về pháp môn “TỊNH ÐỘ” thắng diệu nầy Ta nhận thấy rằng :
- Cầu sanh về miền CỰC LẠC TỊNH ÐỘ của Ðức PHẬT A DI ÐÀ không phải chỉ thuần có những hạng người vì :
- Chán cảnh “khổ” nơi miền NGŨ TRƯỢC [3].
Mà cũng còn có thêm : – Những hạng “NGƯỜI” Ðại nhơn khác, vì có tâm thương xót muốn cứu độ chúng sanh nơi cõi “TA BÀ”.
Và dù rằng, tuy là “SỞ NGUYỆN” có hoặc THẤP, hoặc CAO… nhưng khi sanh được về cõi CỰC LẠC TỊNH ÐỘ, thì cũng đồng có một sự lợi ích giống như nhau. Ðó là :
- Tất cả đều được “BẤT THỐI CHUYỂN” nơi Ðạo Bồ Ðề.
- Ðạt được đến mục đích cuối cùng là THÀNH PHẬT RỘNG ÐỘ các loại CHÚNG-SANH. Cho nên “Tổ sư” đã có dạy rằng :
- “Pháp môn TỊNH ÐỘ” rất là cao thâm, huyền diệu, nhiệm mầu, duy chỉ có PHẬT với PHẬT mới biết rõ hết được, bởi vì :
- Bậc Ðẳng giác Bồ tát (tức là ngôi vị THẬP ÐỊA “PHÁP VÂN” trở lên) còn nguyện vãng sanh.
- Ngôi vị “NHẤT SANH BỔ XỨ” (Ðại Bồ tát còn một đời nữa là thành PHẬT, như Ðức DI LẶC BỒ TÁT… còn phải trụ ở cõi CỰC LẠC để học hỏi thêm DIỆU PHÁP).
Cho chí đến các KINH ÐẠI THỪA PHƯƠNG QUẢNG như HOA NGHIÊM, PHÁP HOA, ÐẠI BẢO TÍCH… thảy đều có lời khen ngợi và đề cập, khuyến hóa đến các việc phát nguyện cầu được “VÃNG SANH”.
- “Pháp môn” đã có nhiều sự lợi ích như thế.
- Vô lượng, vô số chúng hữu tình ở khắp 10 phương sanh về cõi CỰC LẠC đông nhiều… như thế.
Nhưng, Ðức THÍCH TÔN NHƯ LAI Ta còn chưa vừa ý nữa, bởi vì NGÀI còn muốn cho số TÍN NGUYỆN vãng sanh còn được nhiều hơn, cho nên trong Quyển ÐẠI BỔN A DI ÐÀ KINH (tức là quyển “VÔ LƯỢNG THỌ KINH”), NGÀI có lời dạy thêm rằng :
Lại nơi cõi nước KIA,
Nhiệm mầu cực an vui,
Sự thanh tịnh như thế,
Sao chẳng gắng làm lành.
Mà niệm “ÐẠO TỰ NHIÊN”
(Tất cả các chúng sanh)
Ðều phải siêng tinh tấn
Gắng sức tự mong cầu
Vãng sanh cõi CỰC LẠC
Tất lên chỗ siêu tuyệt,
Vượt ngang năm đường ác [4]
Ác đạo tự nhiên đóng,
Thắng đạo không cùng tận,
DỄ SANH MÀ KHÔNG NGƯỜI
Cõi kia không cảnh nghịch.
Tự nhiên mà thuận tiến,
Sao không xả việc đời
Siêng tu cầu đạo đức,
Ðể được kiếp sống lâu,
Thọ vui không cùng cực…
Lại nữa, Cũng trong Kinh “VÔ LƯỢNG THỌ”, để tỏ sự trân trọng tuyệt vời của PHÁP-MÔN TỊNH ÐỘ, Ðức THÍCH TÔN đã có dạy nói rằng :
“Giả sử có cơn lửa cháy hừng hực đầy khắp cả TAM THIÊN ÐẠI THIÊN thế giới, vì muốn cầu nghe được Kinh pháp huyền diệu nầy mà phải vượt ngang qua nơi ấy, cũng nên vui vẻ, tin ưa mà cầu để được THỌ, TRÌ, ÐỌC, TỤNG, y như lời dạy mà tu hành.
Bởi vì có rất nhiều các vị BỒ TÁT muốn nghe được KINH nầy mà chẳng được nghe. Như nếu có chúng sanh nào được “NGHE” và “TÍN THỌ” nơi Kinh nầy, tất quyết định sẽ không còn thối chuyển nơi đạo Bồ Ðề Vô Thượng”.
KINH PHÁP (về Tịnh Ðộ) đã quý báu, có nhiều lợi ích như thế, nên đức THÍCH TÔN đã từng căn dặn rằng :
Các bậc Tiên hiền, cổ đức có để lại lời dạy “chắc thật” rằng :
- Hạng người tối dốt, nhưng tâm tánh chân thật, chỉ nghe theo lời dạy, liền một lòng Tin, Nhận mà hành trì theo.
- Hạng người có trí huệ sâu dày, đã nhiều kiếp từng trồng nhiều căn lành về TỊNH ÐỘ, thông suốt hết cả hai phần “TÁNH”, “TƯỚNG”, hiểu rõ về công đức nhiệm mầu của việc “NIỆM PHẬT”, nên quyết lòng “TÍN PHỤNG”, hành trì theo mà thôi.
Ngoài ra cũng còn có một hạng người “TRÍ THỨC” (khoa bảng) thông thường, tức là kẻ “THẾ TRÍ BIỆN THÔNG” [5], hiểu cho “thấu đáo” thì “HỌ” không hiểu thấu, mà hết lòng “TIN” như các kẻ tối dốt, thật thà… thì “HỌ” lại không thể “tin” theo được.
Vì thế mà hạng loại người nầy không thể nào (hoặc rất khó) thu được sự lợi ích. Nhưng thôi, các sự việc ở trên đời nầy xưa nay đều có “NHÂN, DUYÊN” hết cả.
BẢO ÐĂNG chỉ nhất tâm thành khẩn khấn nguyện và mong cầu rằng :
“NHỮNG AI ÐÃ ÐƯỢC
PHƯỚC PHẬN, GẶP “PHÁP MÔN TỊNH ÐỘ MẦU NHIỆM NẦY” sau khi đã xem đọc xong hết mấy bức thơ “GỞI NGƯỜI HỌC PHẬT, giảng nói về TỊNH ÐỘ ÐÂY”, càng thêm củng cố lòng “TÍN, NGUYỆN”trong đường tu Tịnh Ðộ mà thôi.
Khi BẢO ÐĂNG biên soạn phần bản thảo đến đây, chợt nhận được bức thư của một người Phật tử từ xa gởi đến tham vấn về “ÐẠO PHÁP”, có lời hỏi lên THẦY bổn sư THÍCH HẢI QUANG rằng :
“Bạch THẦY, mới đây có Thầy TH TR ở bên MỸ qua PHÁP (France) dạy Thiền bằng cách “Ðo bộ não” đồ, con thấy lạ nên ghi tên theo học… Thầy TH TR bảo con phải bỏ pháp tu TỊNH ÐỘ đi, con phân vân, thắc mắc, hỏi :
Tại sao Con nghe nói “THIỀN TỊNH SONG TU” mà ?.
Theo con được biết là “Trong THIỀN có TỊNH” và “Trong TỊNH có THIỀN”… Vậy là sao …..
BẢO ÐĂNG có đem bức thư nầy đến trình lên THẦY bổn sư, để nhờ Thầy “giải thích” và “minh huấn” cho người PHẬT TỬ nầy rõ, thì được Thầy bổn sư THÍCH HẢI QUANG dạy (cho PHẬT TỬ ấy nói riêng và chung cho tất cả các PHẬT TỬ học PHẬT PHÁP khác rằng) :
….. Trong hơn 32 năm trên đường TU theo PHẬT PHÁP (nhứt là pháp môn TỊNH ÐỘ) thì THẦY thường thấy rằng :
Môn tu “NIỆM PHẬT” là của – (tức là dành riêng) – cho các loại ông già, bà cả, hoặc là chỉ dành cho các hạng thông thường “căn cơ còn kém thấp”, không có đủ sức “TỰ LỰC” TU được, mà phải nhờ đến “PHẬT LỰC” (Tha lực) (chớ không cao siêu như các vị TU THIỀN). Nhưng “HỌ” đâu biết rằng :
- “Tịnh Ðộ là cửa mầu thẳng tắt, thâm diệu, đi sâu vào trong “PHẬT TÁNH”.
- Còn môn “NIỆM PHẬT” của TỊNH ÐỘ PHÁP MÔN là con đường “chí bảo” để mau chóng giải thoát khỏi luân hồi.”
Vì thế cho nên (qua các sách, luận xưa để lại) THẦY thấy rằng :
Và :
Nếu như TỊNH ÐỘ không có “TỰ” (Lực NIỆM PHẬT trước)….thì làm gì cảm ứng đạo giao với “THA LỰC” của (PHẬT) được chứ !! cho nên TỊNH ÐỘ là một pháp tu có đầy đủ cả hai phần “tự lực” và “THA LỰC”.
(chớ còn tu theo “THIỀN” mà chẳng tu “TỊNH” thì cũng) như câu chuyện của Ngài “GIÁM KHÔNG Thiền sư” (xin xem lại sự tích của Ngài THÍCH GIÁM KHÔNG trong thư Học Phật Số 61 nơi các trang từ 18 đến 20 sẽ nhớ biết lại).
Lại còn có chuyện của :
1/-
Ngài cũng lại là tác giả của quyển “CHỨNG ÐẠO CA”, một tuyệt tác phẩm của phái THIỀN “THIÊN THAI” (do tổ HUỆ VĂN lập ra vào đời nhà BẮC TỀ (thế kỷ thứ 6), chuyên ròng luyện về hai môn THIỀN “CHỈ” (tức là “ngưng lại”) và “QUÁN”).
Ngài HUYỀN GIÁC được lục tổ “HUỆ NĂNG” từng khen ngợi và cho lưu trụ lại với lục tổ một đêm (tức là : nhứt túc giác).
Tập “CHỨNG ÐẠO CA” nầy truyền bá về THIỀN LÝ rất thạnh hành ở khắp thế gian.
Ấy vậy mà : Khi gần lâm chung, sau khi “GIÁC THIỀN SƯ” cho hội hợp các hàng đệ tử lại, làm “KỆ” “phó chúc” đâu đó xong xuôi rồi, bổng “GIÁC THIỀN SƯ” ngửa mặt nhìn lên hư không, nói rằng :
“Ủa, lạ nầy, TA đã phát nguyện sanh về cõi “ÐÂU SUẤT NỘI VIỆN” để triều bái Ðức DI LẶC BỒ TÁT, cớ sao nay lại làm một vị THIÊN CHỦ (tức là THIÊN ÐẾ) ở cung trời “DẠ MA” thứ ba ?
Các đệ tử vội thưa hỏi, thì THIỀN SƯ nói :
Giây lát lại nói :
Nói xong liền tịch.
Còn về phần “CHÁNH BÁO” lại cũng kém hơn. Vì cõi Cực Lạc hiện có :
- “PHẬT A DI ÐÀ” đang thuyết pháp.
- Vô lượng bậc NHẤT SANH Bổ xứ Ðại Bồ tát (như Ðức DI LẶC BỒ TÁT…. phụ giúp thêm phần “khuyến tấn dắt dìu” chúng sanh NIỆM PHẬT).
- Ở cõi CỰC LẠC dân chúng đều có “thọ số” vô lượng, vô biên, dứt hẳn các sự sanh tử, luân hồi.
Cho nên : Cõi Cực Lạc chính là chỗ dựa nương tốt đẹp, an ổn bậc nhất.
Ðức DI LẶC Bồ tát không có bản nguyện tiếp dẫn chúng sanh như Ðức PHẬT A DI ÐÀ.
Sanh về ÐÂU SUẤT NỘI VIỆN hoàn toàn chỉ nhờ vào sức “tự lực” Tu của mình mà thôi, sợ e khi lâm chung bị “bệnh khổ” làm cho mê, không chắc lắm để được bảo đảm kết quả.)
Tu cao đến mức như Ngài “HUYỀN GIÁC THIỀN SƯ” mà còn phải bị đọa sanh làm THIÊN ÐẾ của cõi Trời thứ ba (tức là vẫn còn nằm trong vòng sanh tử, luân hồi). Giả sử nếu như Ngài HUYỀN GIÁC mà hồi tâm TÍN, NGUYỆN lại, tu theo TỊNH ÐỘ PHÁP MÔN, ắt ngôi vị vãng sanh của NGÀI tất lên đến mức độ : THƯỢNG PHẨM THƯỢNG SANH vậy.
THẬT LÀ UỔNG TIẾC XIẾT BAO !!!
2/-
VIÊN QUÁN THIỀN SƯ là vị Tăng Tu THIỀN trong chùa HUỆ LÂM, sư có kết bạn với cư sĩ LÝ NGUYÊN [6], hai người dẫn nhau đi dạo chơi núi “NGA MI” (Tức là nơi “Trụ xứ” của Ðức PHỔ HIỀN Bồ Tát).
Muốn đi từ ngã KINH CHÂU, rồi qua sông TỐ, kế đến là lên đường núi.
VIÊN QUÁN Thiền sư thì muốn đi theo ngã TÀ CỐC, TRƯỜNG AN.
“Tôi đã chán việc đời, không muốn thấy đường “hoạn lộ” (tức là làm QUAN) nữa, nay há đi trở lại con đường “KINH SƯ” (tức là Trường An) hay sao ?”
Việc đi đứng cố nhiên là chẳng do nơi ý người.
Sau đó (Ngài VIÊN QUÁN) thể theo lời bàn nói của LÝ NGUYÊN mà thuận đi thuyền theo ngã KINH CHÂU, khi thuyền đi ngang qua bến sông “NAM PHỔ”, bỗng thấy một người đàn bà có thai, mặc quần gấm, đang múc nước ở bến sông.
VIÊN QUÁN Thiền sư lấy tay chỉ nơi người đàn bà ấy, và khóc mà nói rằng:
LÝ NGUYÊN nghe nói cả kinh, sửng sốt hỏi lý do, thì :
Bà nầy họ VƯƠNG (tức là nàng VƯƠNG THỊ) đã có mang (thai) ba năm rồi mà không sanh được. Số Tôi sẽ bị đọa sanh làm con của bà, vì ba năm nay tôi không đến, nên Bà sanh nở không được.
Nay theo cư sĩ đến đây, đã thấy BÀ rồi thì không thể nào còn “trốn” đâu được nữa. Vậy Ông nên dùng phù chú, chú nguyện cho tôi được sanh ra mau. Ba ngày sau, lúc tắm đứa bé, mong ÔNG đến với tôi. Tôi sẽ cười để làm tin. Sau 13 năm nữa, dưới trăng thu, bên ngoài chùa THIÊN TRÚC ở HÀNG CHÂU, bên bờ sông CÁT HỒNG, Tôi sẽ cùng Ông “tương kiến” (gặp lại nhau). Nguyên Tôi đã ba đời làm TỲ KHEO TU THIỀN, ở sông TƯƠNG, phía TÂY chùa NHẠC LỘC, có hòn đá to, đầu bằng và trơn nhẵn, đó là chỗ mà Tôi (ngồi) tọa thiền vậy.
LÝ NGUYÊN nghe xong, lòng xót thương, hối hận, than thở không cùng !!!
Ðêm đó thần thức bị đọa vào trong bụng của nàng “VƯƠNG THỊ”, đến sáng thì sanh ra đời. Sau khi Nàng VƯƠNG THỊ sanh được ba ngày thì LÝ NGUYÊN tìm đến xem thăm, đứa bé quả nhiên nhìn NGUYÊN mà cười…
…………..
NGUYÊN đến chùa THIÊN TRÚC, ở tỉnh Hàng Châu, bên bờ sông CÁT HỒNG, thấy có đứa bé “mục đồng” ngồi trên lưng trâu, tay cầm cành trúc gõ nhịp vào sừng trâu, rồi ca lời rằng :
(ÂM)
“Tam sinh thạch thượng cựu tinh hồn,
Thưởng nguyệt, ngâm phong bất yếu luận,
Tàm quý tình nhân viễn tương phỏng.
Thử thân tuy dị tánh thường tồn.”
(NGHĨA) (tạm dịch, xuất ý)
“Ba năm trên đá “tinh hồn” cũ,
Ngắm trăng, vịnh gió chẳng cần bàn.
Hổ thẹn tình người xa đến viếng,
Thân nầy tuy khác, tánh linh còn.”
NGUYÊN bèn cả tiếng kêu gọi : – VIÊN công có được mạnh không ?
“Chân tín sĩ LÝ CÔNG, ông duyên tục, chuyện đời còn chưa hết, cẩn thận chớ có gần nhau, ông chỉ gắng chuyên cần NIỆM PHẬT, tu hành, thì không bị đọa. Sẽ có ngày gặp lại nhau nữa”.
(ÂM)
“Thân tiền, thân hậu sự mang mang,
Dục thoại nhân duyên khủng đoạn trường !
Ngô, Việt sơn xuyên tầm dĩ biến,
Khước hồi yên trạo thượng cù đường.”
(NGHĨA) (tạm dịch, xuất ý)
“Thân trước, thân sau sự mịt mùng,
Muốn nói “nhân duyên” sợ đoạn trường.
Ngô. Việt núi sông tìm đã khắp,
Khua chèo trở lại bến Tây Phương.”
Rồi ẩn mất, không còn thấy nữa.
Sau chết vào lúc 80 tuổi.
(Lời bàn : Như VIÊN QUÁN Thiền sư đây, tu “THIỀN” đã 3 kiếp rồi, mà vẫn không chứng được “giải thoát”, còn phải bị đầu thai trở lại làm con của nàng VƯƠNG THỊ, giả sử nếu như mà VIÊN Thiền sư chịu làm một vị “ÐẠI SƯ” chuyên tu về Hạnh “NIỆM PHẬT” của pháp môn TỊNH ÐỘ, thì đâu có cần chi phải chờ qua 3, 4 kiếp đời, mà :
Chỉ trong nội một kiếp thôi, cũng dư sức vãng sanh về cõi “CỰC LẠC” ở Tây Phương rồi.
Còn, sở dĩ mà vị THẦY TH. TR nầy, đôi ba phen nhấn mạnh, bảo đạo hữu phải bỏ hẳn môn “TỊNH ÐỘ” đi rồi mới học THIỀN (của THẦY dạy) như lời đạo hữu nói trong thư, là vì vị TĂNG nầy không học hiểu được PHẬT PHÁP cho đến nơi, đến chốn, ……
Ở chỗ nào ?
Bởi vì THẦY nầy, đứng về phương diện tu “THIỀN” chấp rằng :
Chỉ có “THIỀN TÔNG” là cao siêu nhất, “TỰ” mình Tu thì mới là hay, (chứ còn phải nương nhờ vào “THA” (lực của PHẬT) thì là hèn yếu)….!! có thể khiến cho người Tu THIỀN trong một đời nầy trở thành Tổ Sư như Ðức Lục Tổ HUỆ NĂNG hay là các vị “THIỀN TỔ” khác chăng !
Phải biết rõ lời PHẬT dạy rằng : “Thị chư PHÁP KHÔNG TƯỚNG, bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm….(Bát Nhã Tâm Kinh).
Vì chư “PHÁP KHÔNG CÓ TƯỚNG” như vậy, cho nên Ðức Bổn sư dạy rằng :
Câu dạy nầy chính “Vô thượng Thậm Thâm thiền” vậy, mà người Học PHẬT đời nay có mấy ai hiểu rõ được (câu dạy nầy) đâu !!
Bởi vì chư “PHÁP” vốn không có TƯỚNG, cũng lại không có “VĂN TỰ” thì có “Gì đâu ÐỂ MÀ NÓI RA” Nếu có “PHÁP” để nói ra thì liền bị lạc ngay vào trong “TÀ KIẾN” :
-
Như vậy té ra là PHẬT còn có “CHẤP PHÁP” hay sao ?
Còn nói : PHẬT có độ sanh cũng lại sai lầm và lạc vào “TÀ KIẾN” nữa, bởi vì :
Nói như vậy thì té ra PHẬT còn có “CHẤP TƯỚNG” rằng :
-
“TA có ÐỘ CHÚNG SANH” sao ?
Tất nhiên là sai lầm to lắm rồi vậy.
Bởi vì, từ chư Ðại BỒ TÁT cho đến quả vị BỒ ÐỀ VÔ THƯỢNG (là quả vị PHẬT) thì các NGÀI thảy đều đã đoạn trừ xong tất cả các thứ “CHẤP” kể luôn cả đến “CHẤP NGÔ, “CHẤP PHÁP”… nữa, (cho nên mới giải thoát được).
Không thấy PHẬT, không gặp Minh Sư, Thiện hữu, không gặp chánh pháp “Ðại Thừa”, cho nên không làm sao giải thoát cho được !
Sở dĩ mà có vô lượng pháp môn TU mà người HỌC PHẬT chúng ta đã thấy và Tu học hiện nay, là vì PHẬT dùng “phương tiện” tùy thuận theo vô lượng, vô số căn cơ sai biệt của “chúng sanh” mà chỉ dạy ra pháp môn Tu hành để cho xứng hợp với “sự hiểu biết và có thể chấp nhận được” của CHÚNG SANH mà dần dần dẫn dắt chúng “NÓ” vào trong đường giải thoát mà thôi.
Người thông thường học PHẬT, vì chẳng rõ thông giáo lý nên “LẦM CHẤP” thế nầy, thế kia….như vậy mà sanh ra TÂM tranh cãi (tranh đấu) lẫn nhau, nói là “PHÁP” nầy “cao”, “PHÁP” kia “THẤP” như vị THẦY mà đạo hữu nhắc đến tên ở trong thư, “CHẤP” rằng : PHÁP “THIỀN” mà THẦY ấy TU và dạy là “CAO”.
Còn :
Nên bảo “PHẢI BỎ HẲN TỊNH ÐỘ” là bởi vì Vị TĂNG ấy còn có niệm “CHẤP” sai lầm đó mà thôi, vị THẦY đó phải nên học KINH lại, và tìm cầu, tham phỏng nơi bậc Ðại THIỆN TRI THỨC (trong Ðại Thừa PHẬT PHÁP) cho TRÍ HUỆ mở thông ra trước, rồi sẽ tùy phần, tùy sức mình mà đứng ra diễn giảng PHẬT PHÁP sau, để khỏi mang lấy vào mình tội “BÁNG PHÁP”.
Trong đường “ÐẠO” người tu học PHẬT PHÁP ai mà chẳng biết rằng :
Ðức HUỆ NĂNG là Tổ THIỀN TÔNG thứ 37 (tính theo số bậc của chư TỔ SƯ bên THIÊN TRÚC) của dòng THIỀN chánh tông, và là vị TỔ thứ Sáu bên ÐÔNG ÐỘ, chuyên dạy về môn “TỐI THƯỢNG THƯỢNG THIỀN” là :
Khi “TÁNH” của mình động dụng, nói chuyện với NGƯỜI, thì :
- “NGOÀI” đối với“TƯỚNG” mà phải: “LÌA TƯỚNG”
- “TRONG” đối với “KHÔNG” mà : “PHẢI LÌA KHÔNG”
-
Nếu “TÁNH” mình mà TRONG, NGOÀI, TRƯỚC, SAU….đều toàn là : TRƯỚC TƯỚNG (tức là CHẤP TƯỚNG)
Thì tức là : THÊM LỚN CÁI “TÀ KIẾN” !
-
Bằng như “TÁNH” mình toàn là chấp “KHÔNG” (Mà bác bỏ “PHÁP NGHI” và “hình tướng tu niệm”, của các “GIÁO MÔN KHÁC) thì tức là làm cho : THÊM LỚN SỰ “VÔ MINH” mà thôi. Tại sao ?
Vì Người mà hoàn toàn chấp “KHÔNG” (như vị “THẦY” mà Ðạo hữu nêu tên ra đó) thì:
THƯỜNG THƯỜNG CÓ Ý CHÊ BAI KINH PHÁP.
(Tức là Kẻ ấy thường “NÓI” và có “Quan niệm” sai lầm rằng :“PHÁP” nầy là cao nên TU, PHÁP kia là thấp nên bỏ hẳn.
(như vị THẦY ấy bảo Ðạo hữu phải “bỏ HẲN” TỊNH ÐỘ đi vậy).Còn nếu như (Kẻ Tu “THIỀN” ấy quan niệm rằng :
TU “TỊNH ÐỘ” hoặc “MẬT TÔNG” là còn chấp theo “VĂN TỰ”.
Chẳng hay bằng tu theo THIỀN là “LÌA VĂN TỰ, tức là “CHẲNG DÙNG đến VĂN TỰ, mà chỉ dùng “TÂM KHÔNG” thôi, thì Người ấy chưa biết lời “DẠY” tiếp theo của Ðức Lục Tổ HUỆ NĂNG rằng :
Bởi vì (lời Tổ dạy) :
“HỌ” chẳng nên nói mới phải, bởi vì :
(Còn nếu như nói rằng) :
Mà hai chữ “CHẲNG LẬP” đó cũng là “DANH TỰ” vậy.
“Lời KINH, cùng với lời NIỆM PHẬT (của “GIÁO TÔNG”) và “TỊNH ÐỘ TÔNG” là “CHẤP TRƯỚC VĂN TỰ” (cho nên vị THẦY đó mới bảo Ðạo hữu là hãy bỏ hẳn TỊNH ÐỘ (tức là bỏ việc “NIỆM PHẬT” đi)
Cho nên Ðức Lục Tổ dạy rõ ràng như sau :
- “Những người Tu “THIỀN” phải biết rằng :
- Tự mình “MÊ” thì có thể dung (thứ) cho được. Sao dám chê bai Kinh PHẬT (cùng các GIÁO MÔN khác mà PHẬT đã dùng “phương tiện” thuyết dạy cho các căn cơ sai biệt khác nhau Tu hành).
TỔ SƯ dạy tiếp rằng :
Phải biết rằng :
Hoặc:
- Vào trong chốn “ÐẠO TRÀNG” (tức là CHÙA), miệng luôn nói ra những điều “CÓ” (TỊNH ÐỘ), “KHÔNG” (THIỀN), hoặc PHÁP nầy cao nên Tu, PHÁP kia thấp nên “BỎ” vv….(Người xuất gia Tu THIỀN nào mà Hành như thế đó) thì kẻ ấy :
- Dầu cho TU đến mấy muôn kiếp, cũng không thể nào thấy “TÁNH” được. Phải “NGHE” và y theo “CHÁNH PHÁP” của PHẬT đã lập mà tu hành, lại chẳng nên bao giờ nói ra các lời “cấm cản”, lấp ngăn con đường TỊNH ÐỘ của người ta (đang Tu hạnh NIỆM PHẬT) đi.
Còn như :
- Nếu nghe, học theo PHÁP PHẬT mà chẳng chịu hành trì, tu tập theo, trở lại còn nói lên các sai lầm như là :
- Ngăn trở việc tu tập của người (Tu TỊNH ÐỘ), thì (“TÂM” của) Kẻ đó nhứt định là sẽ : SANH RA VÀ THÊM LỚN CÁI “TÀ NIỆM”
Nói tóm lại là :
TỔ SƯ dạy rằng :
Còn như :
Chỉ có PHÁP MÔN “TỊNH ÐỘ” nầy là :
Cao siêu như Ðức QUÁN THẾ ÂM Bồ Tát, ÐẠI THẾ CHÍ Bồ tát, Ðức VĂN THÙ Bồ tát, PHỔ HIỀN Bồ Tát, MÃ MINH Bồ Tát, LONG THỌ Bồ Tát vv….
Thấp kém như : Các Kẻ Ngũ nghịch, Thập ác.
Ðạo hữu là đệ tử “quy y” của Cố Hòa Thượng THÍCH THIỀN TÂM là một bậc Tổ Sư về “TỊNH ÐỘ”, và “MẬT TÔNG”, vả lại đã tự mình từng tu theo TỊNH ÐỘ, giữ hạnh NIỆM PHẬT mấy chục năm nay, thì hãy gắng Tu theo cho trọn, chớ đừng có cái TÂM mong cầu, háo danh…cho là Ta hay, Ta giỏi… muốn TU học nhiều PHÁP MÔN, nay thì tu TỊNH, mai lại tu THIỀN, bữa khác tu MẬT, nay đọc Kinh PHẬT, mai thích đọc Kinh Công giáo, ngoại đạo, hoặc nay đi Chùa, Mai đi nhà Thờ học kinh thánh, đi thăm Ðền thánh Mẫu, hoặc đền Thần nầy, Thần Nọ vv…. chỗ nào cũng đi, nơi nào cũng tới tham dự vv….(như vậy thì đã bị mất hết cái “THỂ GIỚI” QUY Y tự bao giờ rồi).
Những người mà có cái TÂM (ham danh) như vậy….đa phần đều toàn là người có “TIỂU CĂN”, “TIỂU TÂM” (là “túc căn” tu hành rất kém ít) trong PHẬT GIÁO, nên không có lập trường vững chắc, không có trí huệ để có thể quyết định rõ ràng đâu là nên theo, nên tránh…. mới bị phải cảnh “đứng giữa ngã tư đường”….kẻ qua người lại chỉ dẫn lung tung, tầm bậy, tầm bạ….nếu như không gặp được bậc “MINH SƯ”, “THIỆN HỮU” chỉ dạy, dắt dẫn, thì trước sau gì những Phật tử hạng loại nầy cũng sẽ bị lạc vào “MA ÐẠO” hết cã, tự mình lấp bít con đường về cõi PHẬT của mình đi, và đôi khi còn trở lại làm “OAN GIA” trong PHẬT GIÁO nhà Ta nữa, chứ không phải chuyện đùa giỡn đâu (quý vị ạ).
Ðạo hữu phải nên biết rằng :
(Giả sử Ðức A DI ÐÀ NHƯ LAI không mở ra môn “TỊNH ÐỘ” nầy và PHẬT THÍCH CA không chỉ dạy, thì tất cả chúng sanh chúng ta nhất là trong thời buổi mạt pháp nầy), chẳng còn có chút hy vọng nào thoát ly ra khỏi vòng sanh tử được cả….và ngoài cõi “CỰC LẠC” quốc độ của Ðức PHẬT A DI ÐÀ ra, thì không còn có nhất một cõi PHẬT nào chịu DUNG CHỨA chúng ta hết. Vì thế mà phải bị “ÐỌA, LẠC” trong 6 nẻo luân hồi mãi mãi….không biết khi nào mới giải thoát được!
Ôi, thật đáng thương buồn biết mấy!!!
Tuy rằng pháp môn TỊNH ÐỘ rộng lớn như thế, mà cách Tu lại rất đơn sơ, dễ dàng, vì vậy cho nên chẳng những :
- Hàng phàm phu (trí thức khoa bảng, có “học vị” cao ở ngoài đời (bằng cấp nầy, nọ)…. Khó TIN nhận theo.
- Mà cho đến các vị “quyền thừa BỒ TÁT cũng vẫn còn “NGỜ” !
Chỉ trừ ra những “KẺ” nào trong nhiều kiếp xa xưa đã từng gieo trồng căn lành “sâu, thiết” về TỊNH ÐỘ, mới không bị lay chuyển và có lòng TIN sâu chắc nơi “PHÁP MÔN NIỆM PHẬT” nầy mà thôi.
Trước khi kết luận phần giải đáp nầy cho Ðạo hữu, TÔI xin lập lại lời khuyên nhắc chân thật của TỔ SƯ cho các người tu “TỊNH ÐỘ” là :
- “Người tu TỊNH ÐỘ và các Kẻ sơ cơ tu học PHẬT PHÁP…..
- Hoặc là các hàng học PHẬT nào mà lý “ÐẠO” chưa thông suốt, chưa rành.
- Không hiểu thế nào là “TÁNH” (thuộc về LÝ).
- Không hiểu thế nào là “TƯỚNG” (thuộc về SỰ).
- Chưa dung thông được hai phần TÁNH và TƯỚNG – (tức là LÝ và SỰ) nầy.
Chưa thấu hiểu được LÝ :
- Diệu hữu (SỰ) tức chơn không (LÝ)
- Chơn không (LÝ) tức diệu hữu (SỰ).
Chẳng biết thế nào là :
- SỰ vô ngại.
- LÝ vô ngại.
- SỰ SỰ vô ngại.
- LÝ, SỰ vô ngại. (Huyền lý trong Kinh HOA NGHIÊM)
Chưa hiểu thế nào LÝ :
- SẮC tức là KHÔNG (sắc tức thị không).
- KHÔNG tức là SẮC (không tức thị Sắc).
- SẮC chẳng khác KHÔNG (sắc bất dị không).
- KHÔNG chẳng khác SẮC (không bất dị sắc).
Chưa hiểu thế nào là “CHƠN NHƯ PHÁP TÁNH GIỚI.”
- Chưa hiểu thế nào là CÁC PHÁP KHÔNG CÓ TƯỚNG (thị chư PHÁP không tướng).
- Chưa hiểu thế nào là cái lý : KHÔNG SANH, KHÔNG DIỆT, KHÔNG DƠ, KHÔNG SẠCH, KHÔNG TĂNG, KHÔNG GIẢM (Bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm). (Bát nhã Tâm kinh)
- Chưa hiểu thế nào là CĂN, TRẦN, THỨC, GIỚI, (Tức là 6 CĂN, 5 ẤM, 6 NHẬP, 12 XỨ, 18 GIỚI vv….)
Thì : – KHÔNG NÊN TU THEO “KHÔNG MÔN” CỦA “THIỀN TÔNG.”
Cũng : KHÔNG NÊN LUẬN BÀN VỀ HỮU TÔNG, HỮU TƯỚNG, HỮU MÔN CỦA TỊNH ÐỘ MÀ MÌNH HIỆN ÐANG TU TẬP VỚI QUÝ NGÀI THIỀN SƯ BÊN KHÔNG MÔN CẢ.
Nhớ như vậy, Biết như vậy và Nằm lòng như vậy.
“TÂM” mới khỏi bị hoang mang, sầu muộn và đôi khi còn vô tình phạm thêm vào trong tội “ÐẠI NGà MẠN” nữa là khác (vì chẳng biết tại sao, hoặc đâu là đúng, đâu là sai cả, cho nên cứ “tưởng rằng” mình đã là PHẬT rồi, đã “chứng đắc” rồi, đã diệt được “TAM ÐỘC” (tham, sân, si) rồi, đã bỏ được “NGÔ CHẤP,” “PHÁP CHẤP” rồi vv….nên từ đó trở đi, “HỌ”….chẳng cần phải lạy PHẬT, NIỆM PHẬT, nghe giảng Kinh pháp vv….chi hết !!) – sau khi đã (lầm mà) đến tham phỏng về pháp môn TỊNH ÐỘ với quý NGÀI (TU THIỀN) ấy.
Không phải là TÔI có tâm bỉ ngã đối với các Tông phái trong đạo PHẬT của Ta, hoặc là có tâm phân biệt KHÔNG, HỮU, THIỀN, TỊNH… chi cả.
Mà chỉ xin được theo đúng lời PHẬT, ý TỔ đã dạy để diễn đạt lên các “kiến giải” của mình, với Tâm niệm duy nhất là để cho các hàng :
- Sơ cơ, hậu học về sau đang trên bước đường lập tâm tu tập…..
- Các hàng Trung và Hạ căn cần phải nương theo cửa “HỮU MÔN” của “TỊNH ÐỘ” tông mà vào trong cảnh giới giải thoát….
- Các hàng PHẬT TỬ chưa rõ thông lý đạo….được an lòng hơn khi tu tập theo tôn chỉ (Hữu tướng) của “Tông môn” và đang chập chững bước đi trên con đường về nơi CỰC LẠC của giáo môn “TỊNH ÐỘ” ….
Cho TÂM của “HỌ” khỏi bị hoang mang, nghi ngờ, và hiểu biết sai lầm rồi vấp ngã….mà uổng phí cho một đời tu học nhọc nhằn….
“Dù cho có các bậc “THÁNH” ở bốn quả (Thanh Văn là : Tu đà Hoàn, Tư Ðà-Hàm, A Na Hàm, A la Hán).
Nhẫn đến :
Thì : Người Phật tử chân thật Tu TỊNH ÐỘ cũng : TỪ TẠ, LỄ LẠY, MÀ “CHẲNG DÁM VÂNG THEO”.
TRƯỚC ÐÃ LẬP CHÍ CHUYÊN TU “TỊNH ÐỘ” RỒI, CHO NÊN KHÔNG THỂ NÀO TRÁI LẠI VỚI LỜI “NGUYỆN” xưa được.
“Người tu học trong đời MẠT PHÁP nầy, hay “ham DANH” và chấp “NGÔ, ưa “Ðứng núi nầy, trông qua núi nọ”, không có định kiến rõ ràng….cho nên TỔ SƯ mới dạy nói ra lời “VÀNG NGỌC’ đó”.
Lời “dạy” trên đây, chính các KẺ học PHẬT nào tôn NGÀI lên làm PHẬT, làm TỔ, làm THẦY….mà còn ít có người biết vâng theo thay, huống chi người chưa được hiểu rõ và thâm nhập vào trong PHÁP MÔN TỊNH ÐỘ huyền diệu nầy ư.
Thương ôi ! PHÁP MÔN TỊNH ÐỘ rất hợp lý, hợp cơ như thế (lại còn ở ngay trước mặt nửa), mà nở lòng nào đành bỏ qua, lại còn đi theo con đường “NGHIỆP THỨC” mơ màng, KHÔNG THIỀN, KHÔNG TỊNH….hoặc có THIỀN, không TỊNH ÐỘ….
Ðể chứng minh cho lời dạy của PHẬT, của BỒ TÁT và chư vị TỔ SƯ dạy về PHÁP MÔN TỊNH ÐỘ và “HỘ NIỆM” ÐÚNG PHÁP ÐỂ ÐƯỢC “ÐỚI NGHIỆP VÃNG SANH” về cõi CỰC LẠC, chứng LÊN ngôi vị “BẤT THỐI CHUYỂN”, và được “GIẢI THOÁT” ra khỏi vòng luân hồi, sanh tử ngay trong kiếp ÐỜI hiện tại nầy.
BẢO ÐĂNG xin tự thuật lại một ít chuyện về cái NHƠN “TU TẬP” cùng công đức của việc “NIỆM PHẬT”, và cảm được cái QUẢ “VÃNH SANH, GIẢI THOÁT”…. như sau :
“BẢO ÐĂNG từ thuở bé, lúc vừa lên 6 tuổi, MẸ qua đời vì (bạo bệnh), được SƯ BÀ (Chị thứ 6 của Bà Nội) đem về Tịnh Thất (Am nhỏ đủ đất cho một người Tu ở) nuôi dưỡng….Có lẽ do vì căn tu trong nhiều kiếp đã gieo trồng nơi “PHÁP MÔN TỊNH ÐỘ” sâu dầy ….cho nên BẢO ÐĂNG đã được Sư Bà chỉ dạy “NIỆM PHẬT” và “TRÌ CHÚ” bắt đầu từ đó (6 tuổi)….chính tận mắt BẢO ÐĂNG (lúc lên 10 tuổi) đã chứng kiến cảnh “VÃNG SANH” của SƯ BÀ (Bà Nội 6) một cách rõ ràng….minh bạch.
Ðến khi lớn khôn, BẢO ÐĂNG vẫn siêng năng, Trì chí và tiếp tục Tu hành theo pháp môn “TỊNH ÐỘ”, đi Chùa làm công quả, cúng dường vv…..
Ðến năm 1975, BẢO ÐĂNG xuất giá theo CHỒNG về MỸ định cư tại tiểu bang COLORADO (vùng tuyết lạnh), mặc dù trong thời gian ấy, Tiểu bang đó không có CHÙA, không có người VIỆT và đương nhiên là không có ai biết tu hành gì cả…nhưng riêng BẢO ÐĂNG vẫn thường luôn nhớ tưởng đến PHẬT, đến BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM, mỗi giữa tháng… thấy trăng tròn là tự biết ngày “RẰM” phải ăn chay, và phải NIỆM PHẬT….nhưng trong nhà lại không có một Tượng PHẬT nào (để thờ) cả. BẢO ÐĂNG chỉ biết tưởng…đến PHẬT, đến BỒ TÁT mà thôi….nên lập đàn tràng nhỏ (gồm có bông, hoa, quả, và 50 cây đèn cầy nhỏ) để ở ngoài sân trước nhà…chờ đúng 12 giờ khuya mới ra lễ lạy, NIỆM PHẬT, NIỆM BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM cho đến khi nào 50 cây đèn cầy cháy hết thì mới chịu ngưng, vào đi ngủ.
Một năm sau, BẢO ÐĂNG dọn về định cư tại TUCSON, tiểu bang ARIZONA nầy (vì tránh tuyết lạnh)…BẢO ÐĂNG lại cũng vẫn tiếp tục và chí thành Lễ lạy PHẬT, TU NIỆM (y như trước)….
Một ngày nọ, Ông CHỒNG của BẢO ÐĂNG đem về cho BẢO ÐĂNG vài cuốn sách Orientation….trong đó, phần nhiều viết toàn là chữ Trung Hoa… BẢO ÐĂNG tò mò mở ra xem…. thì : …..Không gì vui sướng bằng khi BẢO ÐĂNG thấy bên trong một cuốn có hình Ðức QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT màu sắc tuyệt đẹp, gương mặt NGÀI thật từ bi… to cỡ khổ sách (8×10), và một tờ “SỚ” (viết bằng chữ Trung hoa) ý là : – “Cung thỉnh QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT GIÁNG LÂM” (lúc đó Bảo Ðăng vẫn còn nhớ rất rành tiếng Trung hoa… biết đọc, biết viết, và nói (tiếng Quan Thoại và Quảng Ðông) rất trôi chảy.
BẢO ÐĂNG cắt hình NGÀI ra lộng vào khung để thờ, và biên lại lá SỚ để mỗi lần TU- NIỆM, thì đem ra giữa sân…chí thành cung thỉnh NGÀI giáng lâm, chứng giám lòng thành.
Mãi đến năm 1985, BẢO ÐĂNG mới gặp được MINH SƯ, là TT. THÍCH HẢI QUANG Bổn sư, cũng lại được THẦY truyền cho PHÁP MÔN “TỊNH ÐỘ” và “MẬT TÔNG” ….cùng truyền giao PHẬT SỰ (chấp quyền chưởng môn Trụ Trì) PHẬT GIÁO tại CHÙA PHÁP HOA – MẬT TỊNH ÐẠO TRÀNG TUCSON, ARIZONA nầy cho đến nay….
……………………….
Trong suốt thời gian hơn 22 năm dài….làm PHẬT SỰ, dẫn dắt các PHẬT TỬ hữu duyên tu hành theo pháp môn “MẬT, TỊNH”. BẢO ÐĂNG đã chứng kiến tận mắt mình, không biết bao nhiêu người đã qua đời (chết).…có người chết hiền, có người chết dữ….đủ loại thành phần, đủ loại nghiệp quả…. dẫn đường đi trong 6 nẻo luân hồi…..
BẢO ÐĂNG cũng mắt thấy, tai nghe những vị xuất gia tu bên “THIỀN TÔNG”… nằm trên giường bệnh…trước giờ phút lâm chung tinh thần hôn mê (hoặc) không tỉnh táo cho lắm….
Rồi BẢO ÐĂNG thấy có nhiều THIỀN SƯ (nổi danh khắp mọi nơi, ai cũng biết tiếng) đến thăm người bệnh (đệâ tử của Họ) nhưng “HỌ” chỉ lấy mắt nhìn trong sự im lặng…..rồi “HỌ” đứng thật lâu….để nhìn (ngắm) vị SƯ CÔ, hoặc vị TĂNG sắp (chết) đó đang từ từ…trút hơi thở sau cùng…. trong im lặng….. một chữ “PHẬT” “NÓ” “nặng” đến nỗi không có đến một vị “THIỀN SƯ” nào có đủ khả năng, đủ đạo lực để mở miệng ra…NIỆM một tiếng “PHẬT” để “bố thí” cho người (sắp chết) được hết cả.
Sau vài lần BẢO ÐĂNG đã chứng kiến cảnh….đau lòng nầy. Trong TÂM hằng luôn ray rức….và thắc mắc…thật lớn…mà không có một THẦY nào có thể diễn giải rõ ràng cả !!
BẢO ÐĂNG xin nêu lên cho tất cả Quý PHẬT TỬ gần cũng như xa thấu hiểu :
Từ hơn 2552 năm (Phật lịch) cho đến nay, Nếu trước đó không nhờ PHẬT giáng thế, ra đời…thì chúng sanh chúng ta sẽ không có “PHÁP” để TU TẬP, và sẽ không bao giờ được giải thoát ra khỏi 6 nẻo luân hồi khổ đau nầy cả.
Cho nên, những chúng sanh nào có được “TÚC CĂN SÂU DẦY” trong PHẬT PHÁP (nghĩa là nhiều kiếp đã từng xuất gia tu tập theo PHẬT PHÁP rồi), thì kiếp nầy “HỌ” cũng cạo đầu, xuất gia vào CHÙA tu tập theo giáo pháp của PHẬT (đã dạy) nữa….để mong sao cho kiếp nầy được giải thoát mà thành PHẬT, thành TỔ….
PHẬT vì thương chúng sanh căn cơ bất đồng, nên đã dùng “thiện xảo phương tiện” thuyết dạy ra 84.000 pháp môn tu tập, hầu cứu độ chúng sanh trong 9 giới ra khỏi sông mê, biển khổ…vv….
Cho nên tùy theo căn tánh cao, thấp, tùy theo sở thích và túc căn tu tập của mình, mà người TU đó chọn một trong 84.000 pháp môn của PHẬT đã dạy…. để theo đó mà “HÀNH TRÌ”…
Trong PHẬT GIÁO nói chung, và tất cả pháp môn Tu tập của PHẬT để lại nói riêng, dành cho những người “CON của PHẬT” (PHẬT TỬ), gồm có Xuất gia (Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni), lẫn Cư sĩ Tại gia (có Quy y Tam Bảo) – thì gọi là Ưu bà Tắc (Phật tử Nam) – Ưu bà di (Phật tử Nữ). Tất cả đều quy hướng theo PHẬT, và TU TẬP, hành trì đúng theo lời PHẬT chỉ dạy.
Nhất là những người đã XUẤT GIA thì :
Ðang sống trong Ngôi CHÙA của PHẬT, hưởng “LỘC” của PHẬT, “TU HỌC” giáo pháp của PHẬT, MẶC ÁO (CÀ SA) của PHẬT, được NỔI DANH (được Phật tử bái xá…cung kính…cúng dường (thật nhiều tiền của) tất cả cũng đều nhờ vào nơi “OAI ÐỨC” của PHẬT….mới có được mà thôi….Ấy vậy :
Mà tại sao “HỌ” (những người tu THIỀN ấy) không chịu “NIỆM PHẬT”, không thèm lạy “PHẬT”, không “TÁN DƯƠNG PHẬT”, không chịu học “GIÁO LÝ ÐẠI THỪA” của PHẬT, lại còn “CẤM, CẢN PHẬT TỬ KHÔNG CHO “NIỆM PHẬT” nữa !!!
vậy nghĩa là SAO ?
“Ăn trái phải nhớ Kẻ trồng cây, uống nước phải nhớ người đào giếng”
Ăn cây nào thì rào cây đó.
Phải biết “ƠN” và biết “BÁO ƠN” vv….
Bên Ðạo Công Giáo còn dạy : Ai mà không chịu niệm “CHÚA” thì sẽ bị tội !!
- Không lạy PHẬT thì phải lạy AI đây
- Không thờ PHẬT thì thờ Ai
- Không “tán dương” PHẬT, thì nên tán dương Ai
- Không “NIỆM PHẬT” thì NIỆM Ai
- Không học “giáo pháp ÐẠI THỪA” (hoặc Tiểu thừa) của PHẬT dạy, thì học giáo pháp của Ai
(Trên thế gian nầy có “Giáo pháp” nào giúp chúng ta giải thoát dễ dàng ra khỏi 6 nẻo luân hồi, sanh tử, và thành PHẬT, thành TỔ không )
Suốt ngày, từ sáng tới trưa, từ trưa đến chiều, từ chiều đến tối, từ tối đến khuya, từ khuya đến sáng….tất cả là 6 thời….chúng ta toàn là tạo nghiệp từ nơi “THÂN”, “KHẨU”, “Ý”, Thần thức luôn dơ bẩn, Tội nhiều, Phước ít, Ðức thì mõng manh….
Khi “SỐNG” không gieo Nhân “NIỆM PHẬT”…trong “TÂM” chưa hề có PHẬT ngự…đến khi sắp “CHẾT”, sẽ cảm cái “QUẢ” không gặp được “THIỆN TRI THỨC’ “HỘ NIỆM”, nên không có thể niệm hoặc nghe được một chữ “PHẬT” nào cả, thì “THẦN THỨC” của người (sắp chết) đó có được PHẬT (nào) đến rước hay không
Cho nên : “KÍNH THẦY” MỚI ÐƯỢC LÀM “THẦY”.
CÓ “NIỆM PHẬT” thì mới được “THÀNH PHẬT”.
Chữ “PHẬT” có gì “XẤU, DƠ, TÀ, ÁC, SÂN, SI, bị ÐỌA, hay TRANH CHẤP, THỦ ÐOẠN, hoặc thành MA, thành QUỶ” không mà “NIỆM” không được ư !
Dù có làm CHÙA cho TO, đúc tượng PHẬT cho LỚN…nhưng trong CHÙA đó không có AI (Sư, Thầy) nào NIỆM PHẬT cả, thì bảo đảm CHÙA của “HỌ” cũng sẽ không có “PHẬT” nào “NGỰ” hết. CHÙA mà không có PHẬT “ngự”, thì làm gì có Thiên Long Bát Bộ, Thiện Thần “HỘ PHÁP”
Ði đâu cũng la lối ùm lên (rần rần, rộ rộ) TA là PHẬT TỬ (con của PHẬT) mà lại “CHỐNG, PHÁ” Giáo pháp Ðại Thừa của PHẬT (như là TỊNH ÐỘ), CẤM CẢN và ngăn không muốn cho Phật tử NIỆM PHẬT chứ !!
Thì xin Quý PHẬT TỬ nên dùng TÂM chân chánh mà (nhận diện HỌ cùng) trả lời giùm cho BẢO ÐĂNG xem : Những người nầy chính thật là “AI” Có thật là “PHẬT TỬ” hay không ?
Hay là Ngoại đạo, Tà Ma trá hình làm TĂNG, NI…vào CHÙA để “HỦY PHÁ GIÁO PHÁP CỦA PHẬT”, “ÐỂ GIẾT PHẬT” của chúng ta….phải đề phòng bọn nầy, phải cẩn thận…!!
BẢO ÐĂNG chính thiệt là CON của PHẬT, nên bất cứ “AI” (dù xuất gia, hay tại gia) mà nói, giảng trật “giáo lý” của PHẬT dạy, Hủy báng PHẬT, và CẤM CẢN NGƯỜI “NIỆM PHẬT”… thì BẢO ÐĂNG sẽ không chấp nhận người nầy là người “CHÂN CHÁNH XUẤT GIA”, hay “CƯ SĨ TẠI GIA” chân chánh “QUY Y TAM BẢO”..vv….
Trong KINH PHẬT có dạy rằng :
“Trong thời MẠT PHÁP hiện nay, đa phần kẽ XUẤT GIA (99%) đều là các thứ Ngoại dạo, Tà giáo, MA, QUỶ “TRÁ HÌNH” trốn vào CHÙA sống, mua ÁO (cà sa) của TA (PHẬT) mặc để cầu lợi dưỡng” !.
Cho nên “HỌ” không thích học hiểu, nghiên cứu Kinh điển gì hết, không hiểu, không biết PHẬT đã dạy những gì nên mới cấm cản PHẬT TỬ NIỆM PHẬT…là như vậy.
Tại TUCSON nầy, có một Bà “SƠ” Nữ (bên Công giáo) tên là Juliet, SƠ thường đến thăm viếng, và giúp đỡ tất cả người VIỆT NAM mới tới định cư….Người nào đạo PHẬT thì SƠ đi tìm mua tượng PHẬT mang đến biếu tặng, khuyên nên thờ PHẬT, và niệm PHẬT…. SƠ còn tự thân dẫn HỌ đến CHÙA giới thiệu với BẢO ÐĂNG (để chỉ dẫn HỌ tu hành). Gặp những người nào đạo Công giáo thì SƠ mới dẫn đi nhà Thờ.
SƠ không bao giờ xúi, hoặc cấm cản người ta bỏ PHẬT, bỏ ÐẠO cả. Cho nên tất cả mọi người, mọi giới VIỆT NAM ở tại Tucson đều Quý kính SƠ hết cả. TẾT năm 2007…SƠ có đến CHÙA thăm BẢO ÐĂNG…thấy SƠ nay đã già yếu…mà vẫn còn nhớ đến CHÙA, BẢO ÐĂNG cảm động khi nghe SƠ khen :
“Cô BẢO ÐĂNG làm CHÙA đẹp quá, “Tâm PHẬT” của CÔ thật vững mạnh quá chừng…lại còn biết dẫn dắt người Tu hành nữa, giỏi quá xá vv….”
Lần nào cũng thế, BẢO ÐĂNG cảm thấy hổ thẹn….(vì thấy mình tài hèn, đức bạc) nên luôn cám ơn SƠ đã quá lời khen…. và không quên cúng dường…. chúc TẾT cho SƠ cả.
Ðó Quý vị thấy chưa, một chữ “PHẬT” tuy thấy dễ dàng, đơn giản như vậy đó, mà người không có duyên với “PHẬT”, trong TÂM không hề có PHẬT (ngự), thì dù cho một chữ “PHẬT” “HỌ” cũng không thể nào NIỆM (hoặc) thốt ra thành lời được cả. Vì thế, hễ thấy người xưng danh là PHẬT TỬ mà chưa hề thấy HỌ “NIỆM PHẬT”, lạy PHẬT…thì phải biết :
“HỌ” không phải là người của “TAM BẢO” vậy.
Nếu cúng dường cho những người “KHÔNG PHẢI LÀ CON CỦA PHẬT”, “KHÔNG PHẢI LÀ NGƯỜI CỦA TAM BẢO” thì sẽ không được “PHƯỚC” gì cả. “Tiền mất”, “tật mang” đấy Quý vị ạ ! khi chết lại còn bị “ÐỌA” vào trong 3 ÁC ÐẠO nữa đó !!!
Tại sao Bởi vì chỉ có “NGƯỜI CỦA TAM BẢO” mới có đầy đủ phạm hạnh, giới đức, tu hành đầy đủ “CỤ TÚC” mới có “PHƯỚC ÐIỀN”. Mới có thể ban “PHƯỚC” cho chúng sanh được.
Còn như “HỌ” không có “giới đức”, nên không có “PHƯỚC ÐIỀN” thì chúng ta sẽ trồng “HỘT GIỐNG” Bồ Ðề của mình vào chỗ ruộng “PHƯỚC” nào đây ?
HỎI tức là đã trả lời rồi vậy.
Nhân duyên hiện thực đã đến với BẢO ÐĂNG (bắt đầu) vào năm Tân Tỵ (2001), lần đầu tiên BẢO ÐĂNG áp dụng phương cách “HỘ NIỆM” của Pháp môn TỊNH ÐỘ đã hướng dẫn tất cả Huynh đệ học chúng của Bổn tự PHÁP HOA TUCSON, ARIZONA “HỘ NIỆM” tiếp dẫn thần thức của PHẬT TỬ DIỆU TƯỜNG LÊ THỊ NGƯU...đã an nhiên thoát hóa vãng sanh trong tiếng NIỆM PHẬT VANG RỀN….BẢO ÐĂNG vẫn tiếp tục hướng dẫn NIỆM PHẬT “HỘ NIỆM” thêm hơn 3 tiếng đồng hồ nữa…. sau đó mới lần lượt thăm dò “hơi nóng”, thì tất cả Huynh đệ của CÔ DIỆU TƯỜNG đồng quả quyết rằng :
“THẦN THỨC CỦA CÔ DIỆU TƯỜNG ÐÃ THOÁT RA NGAY “ÐỈNH ÐẦU” (vì tất cả toàn thân đều lạnh ngắt), tay chân đều mềm dịu, trái tai mọc dài ra thêm….gương mặt hiền hòa và trong sáng…ÐỈNH ÐẦU NÓNG HỰC bảo đảm là CÔ được “VÃNG SANH” về Tây phương dự vào một trong 9 phẩm Sen nơi cõi CỰC LẠC CỦA ÐỨC PHẬT A DI ÐÀ vậy.
Liên tiếp trong những năm sau đó cho đến nay, BẢO ÐĂNG cũng đã lần lượt “HỘ NIỆM” cho những Phật tử hữu duyên được “VÃNG SANH” về cõi CỰC LẠC của Ðức PHẬT A DI ÐÀ gồm có :
- Ưu bà di DIỆU TƯỜNG LÊ THỊ NGƯU (Tucson, Az năm 2001).
-
Thân phụ của BẢO ÐĂNG là Ưu bà tắc ÐẠO NGUYÊN NGUYỄN VĂN PHAN
(Vãng sanh tại quê nhà năm 2001)
- Ưu bà di Bồ Tát giới HUỆ TỊNH NGUYỄN THỊ THÚY (tại Canada năm 2004).
- Ưu bà di DIỆU HIỀN LÊ THỊ TƯỞNG (Phoenix, AZ năm 2005)
- Ưu bà di VIÊN ÐỨC TRẦN PHƯƠNG NỮ (Tucson, AZ năm 2005)
- Ưu bà di BẢO THIỆN ÐỖ BĂNG TRÂM (Tucson, AZ năm 2006)
- Ưu bà tắc ÐĂNG MINH TRỊNH ÐÌNH PHÚ (Tucson, AZ năm 2007)
- Ưu bà di HẠNH PHƯỚC PHAN THỊ PHẤN (Tucson AZ năm 2007)
Trên đây là những PHẬT TỬ hữu duyên đã được BẢO ÐĂNG dùng pháp môn “TỊNH ÐỘ” cùng “MẬT TÔNG”, NIỆM PHẬT và “TRÌ CHÚ”…. “HỘ NIỆM”…..đúng pháp, thì tất cả đều được “GIẢI THOÁT” ra khỏi vòng “LUÂN HỒI, SANH TỬ” đầy dẫy KHỔ ÐAU nầy.
BẢO ÐĂNG vì đã có trải qua nhiều kinh nghiệm…“HỘ NIỆM”, nên đã “nhận thấy” rõ, và “quyết định” rằng :
Pháp môn “TỊNH ÐỘ” là pháp môn cứu cánh, mầu nhiệm không thể nghĩ bàn.… mà những pháp môn khác không thể nào đem ra so sánh được cả. 10 người Tu “TỊNH ÐỘ” (NIỆM PHẬT), có “TÍN, NGUYỆN đầy đủ, thì 10 người đều được giải thoát…. 100 người Tu “TỊNH ÐỘ”, thì 100 người được VÃNG SANH….
BẢO ÐĂNG mong sao cho tất cả Ðạo hữu xa, gần hãy : Giữ vững “định kiến” và đường tu TỊNH ÐỘ của mình cho kiên cố.
Hãy nhớ lấy lời dạy của TỔ THIỆN ÐẠO, mà giữ lòng bền chắc nơi pháp môn NIỆM PHẬT (mà quý Ðạo hữu đang tu).
Như lời TỔ SƯ dạy trên là : Dầu cho các bậc THÁNH trong Tứ quả, TAM THỪA cùng 10 phương chư PHẬT….hiện thân ra nhiều như hằng sa, bảo hãy “BOÛ” hẳn pháp môn “TỊNH ÐỘ” đang TU ! mà TA còn đảnh lễ từ tạ…chẳng dám vâng theo thay.
Huống chi là lời nói của : Một “phàm” Tăng thiển cận trong thời “MẠT PHÁP” nầy, bảo hãy: “Bỏ hẵn môn TỊNH ÐỘ” để học THIỀN ! mà lại : VÂNG NGHE THEO một cách lầm lạc hay sao ?!!
Trước khi dứt lời, BẢO ÐĂNG xin đem bài Kệ “TỨ LIỆU GIẢNG” sau đây của Ngài DIÊN THỌ ÐẠI SƯ (là TỔ thứ 6 của Tông môn TỊNH ÐỘ) dạy để gởi đến Chư Ðạo hữu lời rằng :
(ÂM) : (Nghĩa) :
Hữu “THIỀN” vô “TỊNH ÐỘ”, Có “THIỀN” không “TỊNH ÐỘ”,
THẬP NHƠN cửu THÁC LỘ ! Mười người, chín lạc lộ !
Ấm cảnh nhược hiện tiền, “Ấm cảnh” lúc hiện ra,
Miết nhĩ tùy tha khứ ! Chớp mắt đi theo Nó !
Vô “THIỀN” hữu “TỊNH ÐỘ” Không “THIỀN” có “TỊNH ÐỘ”,
Vạn tu, vạn nhơn khứ. Muôn tu muôn thoát khổ.
Ðản đắc kiến DI ÐÀ, Vãng sanh thấy DI ÐÀ,
Hà sầu bất khai ngộ. Lo gì không “khai ngộ”.
Hữu “THIỀN” hữu “TỊNH ÐỘ”, Có “THIỀN” có “TỊNH ÐỘ”,
Do như đới giác Hổ. Như thêm sừng mãnh hổ.
Hiện thế vi nhân sư, Hiện đời làm THẦY người,
Lai sanh tác PHẬT, TỔ. Về sau thành PHẬT, TỔ.
Vô “THIỀN” vô “TỊNH ÐỘ”, Không “THIỀN” không “TỊNH ÐỘ”,
Thiết sàng tinh đồng trụ. Giường sắt, cột đồng chờ.
Vạn kiếp dữ Thiên sanh, Muôn kiếp với ngàn đời,
Một cá nhơn y hổ. Chẳng có nơi nương tựa.
Nguyện cho ÐẠO HỮU mãi mãi và luôn giữ cái sự “LẬP TÂM TU TẬP ban đầu” của mình, và bền vững NGUYỆN TÂM trong đường TU TỊNH ÐỘ, để khi lâm chung được hân hạnh nằm vào trong cảnh : “đới nghiệp vãng sanh về CỰC LẠC” quốc.
Ðược như vậy, chẳng là “QUÝ” hơn sao ?
Mong lắm vậy thay,
Quyền Trụ trì PHÁP HOA TỰ
Trân trọng.
Ưu bà di Bồ Tát Giới BẢO ÐĂNG
(Cẩn chí)
[1]– Ðại thừa “PHƯƠNG QUẢNG” KINH : là các Kinh điển ÐẠI THỪA liễu nghĩa.
Ðại khái như : Kinh KIM CANG, HOA NGHIÊM, PHÁP HOA, ÐẠI BẢO TÍCH, A DI ÐÀ Kinh v.v…
[2]– Tội NGŨ NGHỊCH : là 5 tội Ðại “NGHỊCH” sau đây :
- Giết cha,
- Giết mẹ,
- Giết hại bậc A LA HÁN,
- Làm cho thân PHẬT ra máu,
- Phá rối “hòa hiệp tăng”, (hoặc làm nhơ uế (hiếp dâm) bậc Tỳ kheo Ni tu “tịnh hạnh”.
Tại sao ?
-
Hủy báng TAM BẢO : là tội khinh chê, hủy nhục (chưởi rủa) TAM BẢO, hủy báng các Kinh Ðại thừa Phương Quảng…
Vì 5 hạng nầy là bậc “ÐẠI ƠN” của tất cả chúng sanh. Ấy vậy mà :
Còn sanh ra Tâm nghịch ác giết hại, thì ắt nhiên đó là một TỘI không thể nào dung tha cho được.
-
Còn chư TĂNG đang “hòa hiệp” cùng nhau để làm PHẬT SỰ đem lại lợi ích cho chúng sanh. Ấy vậy mà sanh ra tâm nghịch ác, chia rẻ, phá hoại khiến cho “PHẬT SỰ”và việc hòa hợp không thành.
Thì : Ðáng bị đọa vào địa ngục A Tỳ, không bậc thánh nhơn nào chịu “dung nạp” cho hết.
Còn “TAM BẢO” và các “KINH ÐIỂN” là chỗ “nương nhờ” vào của tất cả chúng sanh, ấy vậy mà còn sanh tâm “hủy báng” nữa thì :
Lấy chỗ nào mà (kẻ đó) dựa nương cho được !Cho đến : PHẬT A DI ÐÀ là Bậc Ðại từ, Ðại bi như thế mà NGÀI cũng không dung nạp cho về quốc độ của NGÀI nữa…
- Kiếp trược,
- Kiến trược,
- Phiền não trược,
- Chúng sanh trược,
- Mạng trược.
Trong 5 “đạo” nầy thì 3 “đạo” đầu là : ÐỊA NGỤC, NGẠ QUỶ, SÚC SANH thì “thuần ác”.)
[6]– LÝ NGUYÊN : Là con của Nguyên soái “LÝ ÐĂNG”. Xưa lúc AN LỘC SƠN (đời Vua Ðường Minh Hoàng) nghịch phản, vây hãm ÐÔNG THÀNH, LÝ ÐĂNG bị cầm giữ trong thành cho đến chết.
Bình luận